VUI HỌC THÁNH KINH
Thánh CUÉNOT THỂ, Giám Mục
Ngày 14 tháng 11
Tin mừng Gioan 17,11b-19
11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế
gian; phần con, con đến cùng Cha.
12 Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh.13 Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con.14 Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian.15 Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần.16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.
11 And now I will no longer be in the world, but they are in the world, while I am coming to you. Holy Father, keep them in your name that you have given me, so that they may be one just as we are.
12 When I was with them I protected them in your name that you gave me, and I guarded them, and none of them was lost except the son of destruction, in order that the scripture might be fulfilled.
13 But now I am coming to you. I speak this in the world so that they may share my joy completely.
14 I gave them your word, and the world hated them, because they do not belong to the world any more than I belong to the world.
15 I do not ask that you take them out of the world but that you keep them from the evil one.
16 They do not belong to the world any more than I belong to the world.
17 Consecrate them in the truth. Your word is truth.
18 As you sent me into the world, so I sent them into the world.
19 And I consecrate myself for them, so that they also may be consecrated in truth.
I.
HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì ?
………………………………………………….
* Bạn hãy viết câu Tin mừng thánh Gioan 17,18
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Khi Đức Giêsu còn ở với các môn đệ, Người đã làm gì họ trong Danh Cha
mà Cha đã ban cho Người ? (Ga 17,12)
a. Dạy dỗ
b. Hướng dẫn
c. Gìn giữ
d. Chúc phúc
a2. Ai đã ghét các môn đệ ? (Ga 17,14)
a. Thế gian
b. Vua chúa
c. Ma quỷ
d. Cả a, b và c đúng
a3. Đức Giêsu xin Cha làm gì cho các môn đệ khỏi ác thần ? (Ga 17, 15)
a. Gìn giữ
b. Đe dọa ma quỷ
c. Xua trừ ác thần
d. Cầu nguyện
a4. Đức Giêsu xin Cha lấy sự thật mà làm gì cho họ ? (Ga
17,17)
a. Nâng đỡ
b. Cầu bầu
c. Che chở
d. Thánh hiến
b5. 0c. Thế gian đã có thái độ gì với các môn
đệ ? (Ga 17,14)
a. Yêu thương
b. Ghét
c. Hy vọng
d. Che chở
B. Thánh CUÉNOT THỂ, Giám Mục
b1. Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot), Sinh năm 1802 tại Belieu,
Besancon, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Ðông Ðàng Trong, chịu tử
đạo dưới triều vua nào ?
a. Vua Tự Đức (1847-1883)
b. Vua Thiệu Trị (1841-1847)
c. Vua Minh Mạng (1820-1841)
d. Vua Cảnh Thịnh (1782-1802)
b2. Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot) chịu tử đạo thế nào ?
a. Bị xử giảo
b. Bị xử trảm
c. Chết rũ tù
d. Xử lăng trì
b3. Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot) chịu tử đạo tại Bình Định vào năm nào ?
a. Năm 1835
b. Năm 1839
c. Năm 1858
d. Năm 1861
b4. Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot) được Giáo hoàng nào tôn
phong lên bậc chân phước (1909) ?
a. Đức Giáo hoàng Piô X
b. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
c. Đức Giáo hoàng Piô XII
d. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII
b5. Thánh Etienne
Théodore Cuénot Thể được mừng kính vào ngày nào ?
a. Ngày 12 tháng 06
b. Ngày 21 tháng 12
c. Ngày 14 tháng 11
d. Ngày 11 tháng 03
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Điều gì là sự thật ? (Ga 17,18)
02. Đức Giêsu đã gìn giữ các môn đề trong sự gì của Cha ? (Ga 17,12)
03. Đức Giêsu : Con đã làm gì cho
họ lời của Cha ? (Ga 17,14)
04. Đức Giêsu xin Cha gìn giữ các môn đệ
khỏi ai ? (Ga 17,15)
05. Đức Giêsu xin Cha lấy sự thật mà làm
gì cho họ ? (Ga 17,17)
06. ... ... ... sai con đến thế
gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. (Ga 17,18)
08. Đức Giêsu nói : Con đã canh giữ, và
không 1 ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời gì ?
(Ga 17,12)
09. Đức Giêsu nói những điều này
khi còn ở thế gian, để các môn đệ được hưởng trọn vẹn điều gì của Người ? (Ga
17,13)
10. ...
... ... canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để
ứng nghiệm lời Kinh Thánh. (Ga 17,12)
11. Đức Giêsu cầu nguyện : Con
không xin Cha cất họ khỏi đâu nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần ? (Ga
17,15)
12. Đức Giêsu đã canh giữ và khoog
một ai trong họ phải hư hỏng, trừ đứa con thế nào ? (Ga
17,12)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
“Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con,
để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”.
Tin Mừng thánh Gioan 17,19
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
Thánh CUÉNOT THỂ, Giám Mục
I.
HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
Thánh Cuénot Thể,
giám mục
*
Tin Mừng thánh Gioan 17,18
“Như Cha đã sai con đến thế gian,
thì con cũng sai họ đến thế gian”.
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. c. Gìn giữ (Ga
17,12)
a2. a. Thế gian (Ga 17,14)
a3. a. Gìn giữ (Ga
17,15)
a4. d. Thánh hiến (Ga 17,17)
a5. b. Ghét (Ga 17,14)
B.
Giám mục Cuénot Thể (Etienne Théodore)
b1. a. Vua Tự Đức (1847-1883)
b2. c. Chết rũ tù
b3. d. Năm 1861
b4. a. Đức Giáo hoàng Piô X
b5. c. Ngày 14
tháng 11
III. Ô CHỮ
01. Lời Cha (Ga
17,18)
02. Danh (Ga
17,12)
03. Truyền lại (Ga
17,14)
04. Ác thần (Ga 17,15)
05. Thánh hiến (Ga 17,17)
06. Như Cha đã (Ga 17,18)
07. Gìn giữ (Ga 17,15)
08. Kinh Thánh (Ga
17,12)
09. Niềm vui (Ga
17,13)
10. Con đã (Ga 17,12)
11. Thế gian (Ga
17,15)
12. Hư hỏng (Ga
17,12)
Hàng dọc : Chủ chăn tử đạo
Gb. Nguyễn Thái Hùng
+++++++++++++++++++++++++++
Stêphanô Théodore Cuénot Thể
Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot), Sinh năm 1802
tại Belieu, Besancon, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Ðông Ðàng
Trong, chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong
Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kínhvào ngày 14/11.
Cuộc đời thánh Giám mục Cuénot Thể với 32 năm phục vụ
Giáo Hội Việt Nam, 26 năm trong chức vụ Giám mục, gắn liền với những trang sử đẹp
nhất, giữa một giai đoạn khó khăn nhất thời bách hại. Nhiệt tâm truyền giáo của
ngài như ngọn thủy triều dâng tràn đến mọi nơi. Với tài đức khéo léo, ngài đã
đào tạo một đội ngũ linh mục xuất sắc và hàng ngàn thày giảng, nữ tu hăng say.
Với châm ngôn "Để tín hữu vững tin, phải đào tạo những tông đồ truyền
giáo", nên dù cho bao linh mục, tu sĩ, giáo dân của ngài bị tàn sát, giáo
phận Đàng Trong của ngài vẫn phát triển mạnh mẽ, đủ sức tách làm bốn giáo phận.
Số linh mục, tu sĩ, tân tòng gia tăng nhanh mỗi năm, sẽ mãi mãi là bằng chứng của
nhiệt tâm và tài tổ chức của ngài.
Stêphanô Théodore Cuénot sinh ngày 08.02.1802 tại
Sous Réamont thuộc Bélieu nước Pháp. Lớn lên cậu vào chủng viện Besancon, trung
tâm huấn luyện của cha Réceveur, và thụ phong linh mục ngày 24.09.1825. Tuy thế,
hoài bão chính của tân linh mục là đi truyền giáo. Năm 1828, cha Cuénot xin gia
nhập hội Thừa Sai Paris, và năm sau được cử đến Việt Nam. Ngày 31.5.1829, cha đến
Kẻ Vĩnh, giáo phận Đàng Ngoài. Ngày 24.7, cha vào Miền Nam.
Mới đầu cha được gửi đến Lái Thiêu để học thêm tiếng
Việt, đồng thời dạy các chủng sinh ở đó. Bốn năm dạy ở chủng viện, tuy là thời
gian ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để cha hiểu nhiều về phong hóa địa phương, gắn bó
với các cộng tác viên trong tương lai. Năm 1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm
đạo trên toàn quốc, triệt hạ các nhà thờ, tập trung các thừa sai và bắt các tín
hữu phải bỏ đạo. Vì mới lần đầu va chạm với bách hại, các tín hữu khi đó chưa
giám chứa chấp các vị thừa sai. Đức cha Tabert Từ liền quyết định đưa các vị di
tản qua Thái Lan. Cha Thể phụ trách việc di tản 15 chủng sinh. Sau hơn một
tháng rưỡi hành trình vất vả, đoàn người đã đến Thái Lan và được vua Thái tiếp
đón lồng nhiệt.
Thời gian đó, Thái Lan và Việt Nam đang có chiến
tranh, nên vua Thái Lan muốn nhờ các vị thừa sai kêu gọi dân Công Giáo chống lại
vua Minh Mạng. Dĩ nhiên là Đức cha Tabert Từ không thể nào chấp nhận, nhài
cương quyết từ chối. Điều đó làm Thái Hoàng nổi giận và thay đổi cách cư xử.
Nhà vua ra lệnh bắt giam ba linh mục và các chủng sinh Việt Nam. May là nhờ tài
ăn nói thuyết phục của cha Thể, vua mới nương tay và cho họ đến ẩn náu tại chủng
viện Pénang (Mã Lai) năm 1834. Cha nói:
"Bằng mọi giá phải lo cho họ. Như tôi (một thừa
sai) chết, người ta có thể gửi người khác thay thế chậm lắm là một năm. Một
linh mục, chủng sinh Việt Nam nằm xuống, phải mất hai ba chục năm mới có người
thay thế được".
Cũng năm đó, vì không ủng hộ Thái Lan đánh Việt Nam,
Đức cha Tabert Từ lại phải chạy đến Singapour.
Tuy sống cách xa nghìn dặm, Đức cha, cha Thể và các
vị thừa sai vẫn hướng tâm hồn về Giáo Hội Việt Nam đang lâm cảnh máu chảy đầu
rơi, vừa thương xót vừa thán phục, các ngài tìm cách trở lại miền đất truyền
giáo này. Năm 1835, Đức cha Tabert có quyết định mới. Khi thấy trên mảnh đất Lạc
Hồng chỉ còn hai thừa sai và 10 linh mục Việt Nam, Đức cha liền đáp tàu sang
Pénang, truyền chức Giám mục cho cha Thể, chọn làm phụ tá mình, và cử vị tân
Giám mục cấp tốc trở về giáo phận.
Trở lại Việt Nam trong những ngày bách hại khốc liệt,
sự hiện diện của Đức cha Thể quả là niềm an ủi lớn lao cho các tín hữu. Đặt trụ
sở tại Gò Thị, tỉnh Bình Định, Đức cha thấy mình không thể đi thăm hết các họ đạo
được, ngài liền việt thư luân lưu gửi đến khắp nơi để cổ võ tinh thần đạo đức của
giáo hữu. Từ nay tất cả các biến cố trong giáo phận : Những cuộc càn quét của
quân lính, những chứng nhân bị bắt giam, những cuộc tử đạo, cho đến những thành
quả tông đồ, đều được người cha chung giáo phận cảm thông, viết thư khen ngợi, ủy
lao hay khích lệ. Nhờ đó, các linh mục và giáo hữu đều thấy thêm can đảm.
Việc Đức cha bận tâm nhất là số các linh mục phục vụ.
Ngoài hai linh mục đã theo ngài về từ Thái Lan, năm 1835, Đức cha truyền chức
cho 10 thày giảng. Năm sau, ngài xin Hội Thừa Sai thêm sáu linh mục. Là người
sáng suốt nhìn xa trông rộng, Đức cha cho tái lập hai chủng viện, một hở Huế
trao cho cha Candalh Kim và một ở miền Nam trao cho cha Lefèbvre Nghĩa. Đồng thời
Đức cha cũng gọi các nữ tu Mến Thánh Giá trước đây đã phải phân tán về gia đình
(250 dì) trở lại sống chung và hoạt động trong 18 nhà phước.
Ngày 31.7.1840, Đức cha Tabert Từ qua đời tại
Calcutta (Ấn Độ), Đức cha Thể chính thức làm đại diện Tông tòa. Năm sau ngài tổ
chức lễ tấn phong cho tân Giám mục Lefèbvre Nghĩa làm phụ tá. Lợi dụng tình
hình lắng dịu hơn, ngài tổ chức Công Đồng Gò Thị (1841) gồm ba thừa sai và 13
linh mục Việt trong giáo phận (1). Công Đồng dưới sự điều khiển của Đức cha Thể,
đã đưa ra những nguyên tắc sáng suốt để đào tạo một lớp linh mục bản xứ đông đảo
và nhiệt thành. Nếu việc mở chủng viện khó khăn, mỗi thừa sai có trách nhiệm dạy
sáu bảy em, rồi gửi qua Pénang học bảy năm. Họ sẽ về Việt Nam thụ phong linh mục
và làm việc. Cách tổ chức ấy trong thực tế đã cung cấp cho giáo phận Đàng Trong
một số khá đông linh mục thông thái và đạo đức.
Dù hoàn cảnh khó khăn, Đức cha vẫn quan tâm đến việc
nâng cao kiến thức và nhân đức cho hàng giáo sĩ, mỗi năm ngài gởi cho các linh
mục những bài học hỏi về tín lý, luân lý. Các cha sẽ việt bài nộp trong kỳ tĩnh
tâm hàng năm. Sau đó, chính Đức cha đọc, sửa bài và gửi thư nhắn nhủ cho từng
linh mục. Đối với giáo hữu, Đức cha chủ trương rằng "Phương pháp tốt nhất
để đức tin của các giáo hữu vững vàng là đào tạo họ thành những tông đồ truyền
giáo". Thực vậy, nhờ giải thích cho các khác về giáo lý, các giáo hữu ngày
càng xác tín hơn về niềm tin của mình. Hơn nữa, họ tự thấy nghĩa vụ làm gương
cho anh em tân tòng về đời sống đạo và tinh thần can đảm giữ vững đức tin.
Đối với những giáo hữu vì sợ hãi đã xuất giáo, đạp
lên Thánh Giá, Đức cha sẵn lòng thay mặt Chúa tha thứ. nhưng ngài xin họ nhận một
điều kiện là hứa giúp cho một lương dân theo đạo Công Giáo. Bên cạnh đó, hàng
năm Đức cha làm thống kê báo tin xứ đạo nào có nhiều tân tòng hơn, khiến các xứ
thi đua làm việc tông đồ. Đặc biệt phải nói đến lòng can đảm của các nữ tu Mến
Thánh Giá. Các chị chia nhau, cứ hai người một, đi hết các làng mạc, phát thuốc
men cho bệnh nhân, và khi có thể, rửa tội cho trẻ em sắp chết. Năm 1835, khi Đức
cha mới về Việt Nam, số trẻ em ngoại giáo được rửa tội là 133 em, thì năm 1841
là 1800 em và năm 1843 là 8273 em. Năm 1844, số trẻ em gia đình Công Giáo được
rửa tội là 5056 thì số người lớn trở lại và rửa tội là 1007, nghĩa là 20 phần
trăm.
Nhiều giáo hữu sẵn sàng bỏ tiền bạc, cong sức nuôi
dùm trẻ em những người quá nghèo, chỉ với điều kiện là cho em gia nhập đạo.
Lòng bác ái sâu xa ấy quả là bài giảng hùng hồn về sức sống của Giáo Hội. Nhiều
người thiện chí, và đôi khi cha mẹ các em cũng xin trở lại vì những bài giảng sống
này.
Một công trình lớn lao khác của Đức cha Thể là công
cuộc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số miền Thượng du, đặc biệt là dân tộc
Bahnar. Chính Đức cha cử nhiều đợt người theo dõi, khích lệ và đưa ra những chỉ
đạo thích hợp để anh em Thượng nhận Anh Sáng Tin Mừng.
Những thành công lớn lao của Đức cha đã được Tòa
Thánh công nhận năm 1844 khi phân chia giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận
Đông (Quy Nhơn) và Tây (Sài Gòn). Tiếp theo đến năm 1850, lại chia làm bốn là
Nam Vang, Sài Gòn, Bắc (Huế) và Quy Nhơn. Từ đây Đức cha Thể chỉ coi sóc giáo
phận Đông Đàng Trong, nhưng lại ở trong tình hình bách hại mới gay gắt hơn nhiều.
Trong 10 năm liền, nhờ sự che chở của các tín hữu và
các nữ tu Mến Thánh Giá, Đức cha và các linh mục thoát khỏi cuộc truy lùng. Thế
nhưng các ngài phải thay đổi chỗ ở liên tục, nhiều đêm ngủ ngoài trời "đêm
sao", có lúc phải vào rừng sâu hay đầm lầy, chịu đói chịu khát, chịu khí hậu
thất thường và nhiều lần suýt chết trong khi thăm viếng bệnh nhân hay giải tội
cho người hấp hối. Thế mà trong thời gian này, Đức cha duy trì thường xuyên mối
liên lạc với tòa Thánh. Đặc biệt khi được hỏi về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngài
đã trao đổi với các linh mục trong giáo phận, rồi gửi thư bày tỏ lòng kính mến
Đức Maria của dân Việt cho Tòa Thánh. Cuối thư Đức cha viết :
"Xin Đức Thánh Cha cho được hiệp thông trong lời
cầu nguyện cùng với tất cả các Giám mục khác trong ngày Đức Thánh Cha long trọng
công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội".
Năm 1861, chiếu chỉ "phân sáp" của vua Tự
Đức làm Giáo Hội Việt Nam một phen điêu đứng. Đức cha Thể đã khuyên các thừa
sai trong giáo phận đi tản vào Sài Gòn, nhưng chính ngài tình nguyện ở lại,
ngài đưa ra một phương châm bất hủ : "Dù chỉ còn một thừa sai chẳng làm được
gì ngoài việc đọc kinh thần vụ, thì nguyên việc hiện diện của vị đó đủ để nâng
đỡ niềm tin và sinh hoạt của tín hữu rồi".
Từ tháng 10, Đức cha phải bỏ Gò Thị trốn từ nhà này
sang nhà khác. Ngày 24.10.1861, ngài đang ẩn ở nhà bà Madalena Huỳnh Thị Lựu
thì quân lính bao vây nhà bà…
Đức cha và hai chú giúp lễ kịp trốn xuống hầm, nhưng
vì vừa dâng lễ xong chưa kịp cất giấu đồ lễ. Vì chứng cớ ấy mà quân lính thề
phá nhà, nếu không tìm thấy đạo trưởng Tây Dương. Mọi người trong nhà đều bị
tra tấn, bà Lựu bị đánh đòn 17 roi. Sau hai ngày và một đêm ở dưới hầm, Đức cha
và hai chú giúp lễ khát khô cả cổ. Vả lại vì quân lính chẳng bỏ đi, nếu chưa bắt
được Đức cha, nên ngài tự ra nộp mình. Vừa thấy ngài, quân lính chồm tới trói
tay chân ngài lại như một con thú. Nhưng viên chỉ huy nhân đạo hơn, cho cởi
trói và mời ngài ngồi chiếu nói truyện với ông ta.
Hôm sau, Đức cha bị nhốt trong cũi đưa về tỉnh. Hai
chú giúp lễ, bà Lựu và hai người lân cận cũng bị mang gông giải đi (sau này tất
cả cùng bị xử tử tháng 12). Bà Lựu vừa cho con bú vừa ra pháp trường, rồi hôn
con lần cuối trao lại cho bà ngoại. Tháng 10 năm đó, miền Trung bị lụt, nước
dâng lên đến lưng, nên ngồi trong cũi chật chội, Đức cha cũng bị ngập nước. Do
đó, khi đến nhà giam thì Đức cha lâm trọng bệnh. Chứng kiết lị làm sức khỏe
ngài càng đuối dần, vì thế ngài chỉ phải ra tòa một lần. Quan hỏi:
- Tại sao ông sang nước tôi?
- Thưa, để giảng đạo Thiên Chúa.
- Ông ở đây bao lâu rồi?
- Ba mươi bốn năm.
- Ông đã ở những đâu?
- Thưa, trước hết là Bình Định rồi Phú Yên, Bình Thuận
và lại trở về Bình Định.
- Ông biết gì về chiến tranh không?
- Thưa, không biết gì cả. Tôi đến đây chỉ để giảng đạo,
khi nơi này khi nơi khác thế thôi. Quan hành hạ thế nào tôi cũng đành chịu, chứ
tin tức chiến tranh tôi hoàn toàn không biết gì cả.
Trở về với chiếc cũi của mình, cơn bệnh khắc nghiệt
chỉ trong vòng ba tuần lễ đã làm Đức cha kiệt sức và thở hơi cuối cùng ngày
14.11.1861, kết thúc 32 năm truyền giáo không một ngày bình an.
Hôm sau, ngày Đức cha qua đời, bản án trảm quyết từ
Huế mới đến Bình Định. Thấy ngài đã từ trần, quan Trấn thủ Bình Định không cho
chém nữa, truyền đem đi chôn, những tín hữu đang bị tù xin phép mua cho Đức cha
một áo quan xứng đáng, nhưng Trấn thủ không chấp thuận. Nhưng sau đó, triều
đình lại gửi ra một bản án mới ghi thế này : "Tây dương đạo trưởng Thể đã
lấn lút trong nước ta 40 năm nay. Y đã giảng đạo và lừa dối dân chúng. Bị bắt
và tra hỏi, y đã thú nhận mọi tội lỗi. Lẽ ra phải đem chém đầu y bêu lên giữa
chợ, nhưng vì y đã chết trong tù, ta truyền phải quăng xác y xuống sông".
Chiếu theo bản án ấy, quan Trấn thủ cho đào mồ Đức
cha lên để liệng thi hài Đức cha xuống sông. Mặc dù Đức cha Cuénot Thể không đổ
máu vì đức tin, nhưng căn cứ vào bản án và muôn ngàn nỗi truân chuyên ngài đã
chịu vì đạo, Giáo Hội tôn kính Đức cha với tước hiệu tử đạo.
Ngày 02.05.1909, Đức Piô X nêu danh Đức cha Stêphanô
Théodore Cuénot Thể đứng đầu danh sách 20 vị tử đạo tại Việt Nam được suy tôn
lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng
Hiển thánh.
Nguồn từ tu viện Đa
Minh
Trường Thi Tử Đạo
Thánh Cuénot Thể sinh năm Nhâm Tuất (1802)
Tại Réamont đẹp nhất Paris
Nhà tu là hướng cậu đi
Xin vào Chủng viện danh ghi hàng đầu
Cha Récévent đỡ đầu thầy Thể
Học giỏi giang phải kể tên thầy
Tám năm Chủng viện đẹp thay
Lãnh chức linh mục năm thầy hăm ba (23 tuổi)
Linh mục mới xin qua truyền giáo
Hội thừa sai giảng đạo Paris
Việt Nam tình nguyện xin đi
Kỷ Sửu (1829) cha đến Bắc Kỳ êm xuôi
Ở đây tạm nghỉ ngơi học tiếng
Thỉnh thoảng ngài thăm viếng giáo dân
Làm quen tập quán dần dần
Miền Nam lúc đó đang cần cha đi
Ðến Lái Thiêu đang khi Chủng viện
Cần giáo sư thực hiện triết thần
Ðây là một điểm dừng chân
Ðể cha hiểu rõ nguyên căn xứ người
Ðược bốn năm tạm thời yên ổn
Bổng một ngày thương tổn tới mau
Vua Minh Mạng gieo thương đau
Cấm đạo toàn quốc đâu đâu thi hành
Các thừa sai nay đành tạm lánh
Sang Thái Lan ở tránh ít lâu
Vua Thái Trọng đãi ban đầu
Lợi dụng chẳng được về sau phủ phàng
Nhờ tài năng giỏi giang cha Thể
Về sau này họ để tạm yên
Cho về Chủng viện trong miền
Về sau lại chuyển láng giềng Gapo (Singapo)
Chức Giám mục ban cho cha Thể
Về Việt Nam cốt để tăng cường
Chỉ huy Giáo hội địa phương
Yên ủi giáo hữu đảm đương Chánh toà
Quả thật vậy khi cha nhận chức
Viết thư chung lập tức gởi đi
Các cha giáo hữu các dì
Thầy tu ngài dạy thực thi lúc này
Việc truyền giáo thế thay linh mục
Các giáo dân phải thực hiện ngay
Một người con Chúa hôm nay
Làm sao lôi cuốn trong tay hai người
Cũng năm ấy ngài thời truyền chức
Cho mười thầy linh mục tài ba
Chủ trương ngài rất sâu xa
Dòng tu giải tán nay là tập trung
Cả Giáo phận như bừng tỉnh lại
Bổ sung vào thiệt hại vừa qua
Cha Kim Chủng viện Huế mà
Cha Nghĩa coi sóc ruột rà miền Nam
Bao công việc đang làm dang dở
Ðức Cha Từ ngài nỡ chết đi
Ðức Cha Thể thế cấp kỳ
Năm sau Ðức (Cha) Phó cũng thì đăng quang
Cộng đồng ngài lo toan tổ chức
Tại Gò Thị mặc sức thi tài
Bổn phận của các thừa sai
Mỗi vị bảy cháu tương lại dạy kèm
Rồi sau đó ngài đem qua gởi
Tại Pénang học hỏi bảy năm
Về xứ linh mục tấn phong
Có đủ linh hướng trong vòng mười năm
Việc truyền giáo chú tâm dân tộc
Người thượng du đơn độc Cờ-me
Giúp đỡ giáo dục chở che
Mở mang nước Chúa khuyên nghe điều lành
Ðức Cha Thể nổi danh tài giỏi
Tại Rôma cũng gởi thư khen
Giáo hội ngày một đi lên
Dòng tu nam nữ ở bên giúp ngài
Vẫn cứ tưởng tương lai Giáo hội
Nào ai ngờ vận hội đau thương
Vua Tự Ðức chọn con đường
Tiêu diệt Công giáo thảm thương quá chừng
Lệnh phân sáp bỗng dưng ban xuống
Các thừa sai chạy hướng Sài Gòn
Miền Trung khi ấy chỉ còn
Mình Ðức Cha Thể sắt son đến cùng
Hễ thấy chúng đi lùng lại trốn
Thoát vòng vây cũng bốn năm lần
Không nơi nào ở yên thân
Ngày kia cha định cuối tuần nghỉ ngơi
Nhà bà Lựu là nơi kín đáo
Trong nhà còn cửa tháo hầm sâu
Ai ngờ một cảnh thương đau
Bủa quân vây kín đường đâu ra ngoài
Khám xét mãi tìm ngài không thấy
Bà chủ nhà chịu mấy chục roi
Ðức Cha cầu nguyện than ôi
Thà rằng ta chết họ thôi đánh bà
Trong hầm kín chui ra tự nạp
Chúng hò reo đàn áp trói ngay
Viên đội trưởng lại nương tay
Bắt quân cởi trói ngồi đây uống trà
Giải về tỉnh nhốt (Ðức) Cha trong củi
Lúc tuổi già gặp buổi gian nan
Ðau bệnh không có thuốc thang
Cho nên sức khoẻ ngày càng giảm suy
Ðức Cha Thể trong khi quan hỏi
Tại làm sao ông ở nước tôi
Tôi đi giảng đạo Chúa Trời
Là Ðấng tạo dựng mọi loài thế gian
Ông gan hỏi việc quan không biết
Sức khoẻ ngài cạn kiệt tắt hơi
Ðức Cha Thể chết than ôi
Vào năm Tân Dậu (1861) muôn đời tiếc cha
Lệnh chết chém ban ra đã muộn
Thấy chết rồi quan muốn cho chôn
Về sau ban tiếp lệnh luôn
Ðào lên đem xác quẳng liền giữa sông
Ðức Cha Thể ghi công hạng nhất
Lãnh đạo ngài thật rất tài ba
Kỷ Dậu (1909) Toà Thánh ban ra
Suy tôn Chân phước Ðức Cha tuyệt vời
Lời bất hủ: Ðối với Giáo phận Ðức
Cha chủ trương: "Phương pháp tốt nhất để đức tin của giáo hữu vững vàng là
đào tạo họ thành những tông đồ".. Chỗ khác Ngài lại nói: "Bằng mọi
giá phải lo cho họ. Như tôi (một thừa sai) chết, người ta có thể gửi người khác
thay thế chậm lắm là một năm. Một linh mục, chủng sinh Việt Nam nằm xuống, phải
mất hai ba chục năm mới có người thay thế được". Vì sức khoẻ ngài yếu nên
chỉ phải ra toà một lần để quan tra hỏi:
Quan: Tại sao ông sang nước tôi?
Ð.Cha: Ðể giảng đạo Thiên Chúa.
Hỏi: Ông ở đây bao lâu rồi?
Ðáp: Ba mươi tư năm
Hỏi: Ổng đã ở những đâu?
Ðáp: Trước hết là Bình Ðịnh rồi Phú Yên, Bình Thuận
và lại trở về Bình Ðịnh.
Hỏi: Ông biết gì về chiến tranh không?
Ðáp: Không biết gì cả, tôi đến đây chỉ để giảng đạo,
khi nơi này khi nơi khác thế thôi. Quan hành hạ tôi thế nào tôi cũng đành chịu,
chứ tin tức chiến tranh tôi hoàn toàn không biết gì cả .
Trở về cũi, mọi sự khắc nghiệt, ngài kiệt sức và
trút hơi thở cuối cùng ngày 14-11-1861.
http://tinmung.net/CACTHANH/118ThanhTDVN/INDEX.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét