Thử tìm một kiểu đọc hiểu sách Diễm Ca đúng đắn hơn
Như đã thấy lần trước, một phân tích các giải thích như có hiện nay đưa chúng ta tới chỗ quan sát với Patrizio Rota Scalabrini, chuyên viên kinh thánh giáo sư đại chủng viện Bergamo bắc Italia, rằng: “Các kiểu đọc hiểu hiện nay như tìm ý nghĩa tự nhiên của học giả K. Barth, kiểu mẫu của học giả Danielou, phúng dụ của học giả Feurier, biểu tượng của học giả Shoekel, Ravasi và Garonne đều có hai âu lo: thứ nhất, dùng văn bản như tiêu chuẩn tuyệt đối cuả ý nghĩa và trông thấy ý nghĩa cuả văn bản trong nguồn gốc của nó. Khi đó người ta kiếm tìm tác giả của sách Diễm Ca, các nguồn tài liệu, văn thể, việc tái dựng lại văn bản gốc đầu tiên của sách, các truyền thống chuyền miệng, việc sử dụng đầu tiên của văn bản vv… Các lý do nhiều đến độ chúng bắt buộc chúng ta lượng định các nghiên cứu tân thời với sự nghi ngờ rằng công việc khoa học không luôn luôn được thúc đẩy bởi các nguyên tắc khoa học, nhưng đôi khi cả bởi các giả thiết ý thức hệ và lịch sử nữa. Nhưng chúng ta có thể nhận ra rằng các kiểu tìm hiểu máy duy móc này dẫn tới các kết quả mâu thuẫn nhau, khiến cho các kết quả đó nghèo nàn đi, đến loại trừ các thực tại thần học và tất cả xem ra chỉ là một tàn phá, khiến chỉ còn trong tay một nắm ruồi và cả với hậu quả phải huỷ bỏ các tư tưởng, các kinh nghiệm, các nền văn hoá và các cơ cấu tư tưởng và nền văn minh quá khứ như thể là điều hư không. Như vậy cần phải xem chúng ta có thể đưa ra một kiểu đọc hiểu sách Diễm Ca một đúng đắn hơn như thế nào?
Ở đây vấn đề không phải là một tìm kiếm phê bình lịch sử, nhưng là hiểu rằng khoa chú giải đi trước chúng ta đã đặt ra các câu hỏi khác nhau, một ý tưởng khác về lịch sử tính và ít nhất ý tưởng về lịch sử tính có một quan niệm phức tạp hơn bao gồm nguồn gốc văn bản, nhưng chỉ là một yếu tố của nó, nhưng ý nghĩa của văn bản không chỉ là nguồn gốc của nó. Chẳng hạn nếu chúng ta giản lược một bài ca kháng chiến vào ý hướng của người viết lại nó, thì thật là tội nghiệp cho bài ca đó. Chính lịch sử của người hát nó và bối cảnh trong đó nó đã được đọc lên ý nghĩa. Khi đó cần phải táí chiếm một ý thức về lịch sử tính của văn bản, điều mà hiện nay người ta gọi là lịch sử sự hữu hiệu của nó, dựa trên đó một văn bản làm nảy sinh ra một truyền thống đọc hiểu, một loạt các kinh nghiệm trong đó người đọc ít nhiều bị lôi cuốn. Người đọc phải được định vị và tạo ra một cuộc đối thoại với văn bản, một sự hoà tan các chân trời. Kể từ khi trong các nghiên cứu mới đây người ta hướng sự chú ý trên ý nghĩa nguyên thuỷ như ý nghĩa đích thực của văn bản, thì cần phải có một di chuyển kép của sự chú ý. Sự di chuyển đầu tiên là ở chỗ coi xem đã hiện hữu một văn bản trong lịch sử như thế nào – chúng ta phải luôn nhớ rằng văn bản Thánh Kinh mà chúng ta có ở trên bàn và thường đọc nó tương đối đã chỉ có sau này – nếu văn bản hiện hữu dưói hình thức của một câu trích, của thánh thi hay lời giải thích, thì không phải như là nó đã hiện hữu như văn bản phụng vụ: ngay lập tức nó có một ý nghĩa khác.
Chúng ta đã có khoảng 1.500 năm chú giải. Nó không muốn giải thích văn bản- ít nhất là đối với sách Diễm Ca. Chúng ta thử duyệt xét qua điểm này. Trong sách Diễm Ca có các đặc tính trợ giúp các di chuyển chú ý này như đã nói. Trước hết xem ra toàn sách Diễm Ca được ghi dấu bởi tính cách chủ quan: có một cái tôi trong tương quan với anh- Tương quan tôi-anh này hướng tới chỗ là một điều duy nhất mà ta đang đề cập tới. Và nếu trong toàn mạc khải có dụ ngôn của tình yêu, ở đây dụ ngôn là lời loan báo tinh tuyền tương quan giữa người yêu và người được yêu, thì nó có ý nghĩa tinh tuyền, chứ không phải là điều đó cho phép rút ra việc chỉ cho thấy “điều này có nghĩa là… “ Trên bình diện giải thích, văn bản đuợc giới thiệu như một mời gọi chúng ta là các đọc giả bước vào trong một khung cảnh loan báo, chứ không phải là giải thích. Giải thích một văn bản là một chuyện, loan báo nó là một chuyện khác. Chẳng hạn nếu tôi giải thích sách ông Gióp, thì đó là một chuyện; nhưng nếu tôi muốn loan báo nó, thì tôi phải trình bầy nó như là một thảm kịch, bởi vì điều ấy nằm trong kiểu hành văn của sách ông Gióp. Như vậy, đây là một cảnh được loan báo. Không được loại bỏ cuộc đối thoại giữa tôi và anh bằng cách thay thế vào đó một đại danh từ ngôi thứ ba, theo kiểu “người nam được yêu nói rằng… “, “người nữ được yêu nói rằng… “.
Việc đối tượng hóa người nam được yêu người nữ được yêu có ý nghĩa gì? “ “Chàng hôn tôi với những cái hôn của miệng chàng” ai nói điều đó? Người nữ được yêu nói với người nam được yêu? Trong nghĩa này sách Diễm Ca là một trong các văn bản gây ra nhiều vấn nạn nhất, chính vì bản chất khó có thể định nghĩa của nó.
Chúng ta có thể tóm gọn như thế này. Đối với các Giáo Phụ sách Diễm Ca không được trình bầy như là một bí ẩn cần phải giải thích, nhưng như một văn bản cần loan báo, bởi vì nó giải thích cuộc sống. Tất cả những điều này dẫn chúng ta tới chỗ khám phá ra tầm quan trọng của đọc giả, mà cuộc sống bị lôi cuốn, bị liên lụy vào trong việc đọc hiểu, và vì thế văn bản cho phép họ loan báo sự hiện hữu của nó, nói lại nó, hiểu lại nó. Mối dây liên lạc này giữa người đọc và văn bản đã được các Giáo Phụ nêu bật. Yếu tố thứ hai được minh nhiên từ kiểu đọc hiểu của các Giáo Phụ đó là sách Diễm Ca không thể được đọc hiểu trong kiểu loại bỏ chủ thể.
Các kiểu đọc hiểu chủ quan hoá là các kiểu đọc hiểu trong đó người ta tiếp nhận sự năng động tôi-anh, và người đọc tự đồng hoá mình với anh, người nhận sứ điệp. Trái lại, các kiểu đọc hiểu loại trừ chủ thể là các kiểu đọc hiểu trong đó người ta nói tới chàng và nàng, người nam được yêu và người nữ được yêu, mà không cảm thấy bị liên lụy bị lôi cuốn vào trong câu chuyện và tương quan của hai người, và chúng tìm cách đưa ra một giải thích các câu của văn bản: ai nói? ai trả lời?. Các Giáo Phụ đã thích kiểu đọc hiểu chủ quan. Kiểu đọc hiểu này có cần phải là kiểu đọc hiểu không khoa học hay không? Chắc là không. Trước hết bởi vì cả một đọc hiểu khoa học cũng luôn luôn đi tới chỗ tìm kiếm một tổng hợp ý nghĩa, và vì thế không chỉ tìm một kiểu đọc hiểu khảo cổ học của văn bản, nhưng cả kiểu đọc hiểu thần học nữa: văn bản đi về đâu? Nó di chuyển theo hướng nào?
Khoa chú giải cổ không khinh thường việc phê bình, cả khi nó đã có ít dụng cụ, nhưng nó bao gồm vào một tổng hợp rộng rãi hơn, một loại cử chỉ đọc hiểu trong đó tính chủ quan không được đặt để trong thế cạnh tranh với tính khách quan, trí thông minh với tình yêu thương, nhưng được duy trì đồng hiện diện với nhau. Các Giáo Phụ mời gọi chúng ta đừng trở về với phương pháp của các ngài – vì như thế là phản lịch sử - nhưng phát triển khoa chú giải phê bình của chúng ta, trong đó văn bản không còn là tính chất quan trọng nền tảng đặc biệt, nhưng là sự kích thích tái hợp thời hoá trong hiện tại. Các Giáo Phụ nhìn văn bản như một cái gì sống và năng động, liên tục hoạt động. Đây chắc hẳn là con đường đúng đắn và khôn ngoan giúp tiếp cận với sách Diễm Ca. Khi đó tác phẩm không bị đóng khung trong quan điểm của một trình thuật, của một thảm kịch, cũng không phải của một sáng tạo văn chương hay thơ phú tầm thường. Nhưng trước hết nó nhạy cảm đối với các thay đổi cuộc sống, cũng như các tiến triển của nó. Nó ngưỡng vọng một chuyển đổi của tình yêu tuyệt đối tới độ có thể được sát nhập vào ngưỡng cửa của một sự cứu rỗi, của một ơn cứu độ. Vì thế nó đề ra một bắt buộc: hoàn toàn trung thành với tình yêu tuyệt đối, và trong việc chiêm niệm điên loạn ấy đi cho tới cùng.
Trong sách Diễm Ca người ta không đọc các biến cố cuộc sống của một cặp phu quân phu thê, nhưng tham dự vào tương quan tôi và anh, trong đó mỗi người tự đồng hoá, sống và để cho mình được dẫn đi bởi câu chuyện của sách Diễm Ca trong năng động riêng của nó. Khi bạn bước vào trong sách Diễm Ca là bạn bước vào trong cái tôi-anh đó. Đây là kiểu đọc nó đúng đắn, và chắc chắn đó cũng là ý tưởng của tác giả. Sách Diễm Ca là một hộp đựng đồ quý giá, một kho tàng dấu ẩn mà khi mở ra bạn có thể vốc đầy tay và trở thành giầu có. Khi đó nếu bạn sẵn sàng đến gần sách Diễm Ca với cái nhìn nội tâm, với sự thân tình nhất của bạn, chắc chắn bạn sẽ để cho mình bị cuốn hút vào trong tương quan tôi-anh của sách cho một đọc hiểu bản vị hoá. Điều kiện của bạn bạn tìm thấy trong sách Diễm Ca, hay bạn sẽ dự phóng trong bài ca điều kiện của bạn, đó là quyền lực của thơ văn trữ tình, của bài thánh thi tình yêu cao cả nhất. Khi đó ai bước vào trong cái tôi của phu thê trong sách Diễm Ca, thì bước vào trong sự chiêm niệm và ước mong của tình yêu, và hậu quả cần thiết là nhân vật anh của sách Diễm Ca trở thành Thiên Chúa, Chúa Giêsu là Dodi, là người yêu của tôi. Thiên Chúa là Tình Yêu chỉ có thể mua được bằng tình yêu chứ không với tiền bạc (Dc 8,7b)
DC 17
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét