Tác Giả Các Sách Tin Mừng: Biểu Tượng Và Ý Nghĩa
Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
Theo truyền thống, các hình ảnh sau đây biểu tượng cho 4 tác giả Tin Mừng: con người tượng trưng cho Thánh Matthêô; sư tử có cánh tượng trưng cho Thánh Marcô; con bò có cánh tượng trưng cho Thánh Luca và con đại bàng đang bay đại diện cho Thánh Gioan.
Những hình ảnh này được lấy từ sách ngôn sứ Êdêkien 1, 1-12:
Ngày mồng năm tháng tư năm thứ ba mươi, lúc tôi đang ở giữa những người lưu đày, bên bờ sông Cơva, thì trời mở ra và tôi nhìn thấy thị kiến Thiên Chúa cho xem. Ngày mồng năm trong tháng - vào năm thứ năm kể từ khi vua Giôgiakhin bị đi đày -, có lời Đức Chúa phán với tư tế Êdêkien, con ông Budi, trong xứ Canđê, bên bờ sông Cơva. Ở đó, tay Đức Chúa đặt trên ông. Tôi nhìn, thì kìa một cơn gió bão từ phương Bắc thổi đến; có đám mây lớn, có lửa loé ra và ánh sáng chiếu toả chung quanh; ở chính giữa như có một kim loại lấp lánh, ở chính giữa lửa. Ở chính giữa, có cái gì tựa như bốn sinh vật. Đây là dáng vẻ của chúng: chúng trông giống như người ta. Mỗi sinh vật có bốn mặt và bốn cánh. Còn chân của chúng thì thẳng; bàn chân tựa bàn chân con bê, lấp lánh như đồng sáng loáng. Bên dưới cánh, có những bàn tay giống tay người quay về bốn phía; mặt và cánh của bốn sinh vật cũng đều như thế. Cánh của chúng giáp vào nhau. Lúc đi, chúng không quay mặt vào nhau, nhưng cứ thẳng phía trước mặt mà tiến. Còn bộ mặt của chúng, thì chúng đều có mặt người, cả bốn đều có mặt sư tử bên phải, cả bốn đều có mặt bò rừng bên trái, cả bốn đều có mặt phượng hoàng. Đó là mặt của chúng. Còn cánh của chúng thì giương lên cao. Mỗi sinh vật có hai cánh giáp vào nhau và hai cánh khác phủ thân mình. Chúng cứ thẳng phía trước mặt mà đi, thần khí đẩy phía nào, chúng đi phía đó; lúc đi chúng không quay mặt vào nhau.
Sách Khải Huyền 4, 6-8 cũng có đoạn viết tương tự:
Trước ngai có cái gì như biển trong vắt tựa pha lê. Ở giữa ngai và chung quanh ngai có bốn Con Vật, đằng trước và đằng sau đầy những mắt. Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai giống như bò tơ, Con Vật thứ ba có mặt như mặt người, Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang bay. Bốn Con Vật ấy, mỗi con có sáu cánh, chung quanh và bên trong đầy những mắt. Ngày đêm chúng không ngừng hô lên rằng: Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa, Thiên Chúa toàn năng, Đấng đã có, hiện có và đang đến!
Những hình ảnh này trong Cựu Ước lẫn Tân Ước đã khiến Thánh Irênê (140-202) liên kết chúng với các tác giả Tin Mừng, hình ảnh nào tượng trưng cho ai thì tùy theo nội dung của mỗi Tin Mừng và điểm nhấn mạnh của từng tác giả về Đức Kitô. Trong khảo luận Adversus Haereses (Chống lạc giáo, XI), Thánh Irênê viết:
“Con Vật thứ nhất giống như sư tử” tượng trưng cho công việc rất hiệu quả của Đức Kitô, quyền lãnh đạo và vương quyền của Ngài; “Con Vật thứ hai giống như bò tơ” nói lên đặc tính tư tế và hy tế của Ngài; Con Vật thứ ba có mặt như mặt người là cách diễn tả rõ ràng về việc Đức Kitô xuống thế như một phàm nhân; Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang baytượng trưng cho ân huệ Chúa Thánh Thần bay lượn với đôi cánh trên Giáo Hội. Và các Tin Mừng đều có điểm phù hợp với các hình ảnh này khi nói về Đức Kitô.
Cụ thể hơn, Thánh Irênê giải thích các biểu tượng như sau: Thánh Matthêô được tượng trưng bằng hình ảnh con người bởi vì Tin Mừng Matthêô nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu xuống thế gian này, trước hết qua phả hệ của Ngài - “Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham” (Mt 1, 1) – cũng như qua sự nhập thể và hạ sinh của Ngài: “Đức Giêsu Kitô được hạ sinh như thế này” (Mt 1, 18). Theo Thánh Irênê: “Như vậy, Tin Mừng Matthêô nói về nhân tính của Ngài, vì thế, tính cách một con người hiền lành và khiêm nhượng đã được nhắc đến xuyên suốt toàn bộ Tin Mừng này.”
Con sư tử có cánh tượng trưng cho Thánh Marcô, vì ngay từ đầu Tin Mừng ngài đã dẫn lời ngôn sứ Isaia: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Đức Chúa Cha: Như đã ghi trong sách ngôn sứ Isaia: Đây là vị sứ thần Ta sai đi trước mặt con, để vì con sửa lối dọn đường. Nơi hoang địa có tiếng kêu vang: Hãy lo dọn đường Chúa sẵn sàng, lối Ngài đi sửa cho ngay thẳng” (Bản dịch của cha An Sơn Vị). Câu “Nơi hoang địa có tiếng kêu vang” nhắc nhớ đến tiếng rống của con sư tử, và việc sai sứ thần xuống trên mặt đất nhắc về một “thiên sứ có cánh” nào đó. Con sư tử cũng tượng trưng cho sự trung thành, một biểu tượng thích hợp dành cho Con Thiên Chúa.
Con bò có cánh tượng trưng cho Thánh Luca. Bò là con vật dùng làm hy lễ trong đền thờ. Chẳng hạn, khi Hòm bia Giao ước được mang về Giêrusalem, cứ mỗi sáu bước chân thì sát tế một con bò và một con bê béo (2 Sm 6, 13). Thánh Luca bắt đầu Tin Mừng của mình với lời loan báo về sự chào đời của Thánh Gioan Tẩy Giả cho Giacaria là tư tế đang dâng lễ trong Đền Thờ (Lc 1). Tin Mừng Luca cũng kể lại dụ ngôn Người con hoang đàng, nhắc đến con bê béo bị giết để đãi tiệc, không chỉ để mừng người con thứ trở về mà còn tiên báo niềm vui được lãnh nhận ơn hòa giải nhờ Đấng Cứu Thế của chúng ta với tư cách là vị Tư Tế tự hiến mình làm của lễ để tội lỗi chúng ta được tẩy xóa. Vì thế, con bò có cánh nhắc về đặc tính tư tế và hy lễ của Đức Kitô để cứu chuộc chúng ta.
Cuối cùng, con đại bàng bay vút lên tượng trưng cho Thánh Gioan. Tin Mừng Gioan bắt đầu với lời tựa “bay bổng” và “phóng lên cao” để đâm toạc vào mầu nhiệm thâm sâu nhất của Thiên Chúa, mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con cũng như sự nhập thể: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” (Ga 1, 1-3). Và “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1, 14). Không giống như các Tin Mừng khác, Tin Mừng Thánh Gioan đưa độc giả đi vào các giáo huấn sâu xa nhất của Chúa, ví dụ như bài diễn từ dài của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô và với người phụ nữ Samaritanô, hoặc những giáo huấn hoa mỹ về Bánh Hằng Sống và Người Mục Tử Nhân Lành. Chính Đức Giêsu cũng tự ví mình là “đường, sự thật và sự sống”, và bất cứ ai ôm ấp lấy Đức Kitô thì cũng sẽ được bay vút lên tới sự sống vĩnh cửu cùng với Ngài.
Mỗi biểu tượng đều nhắm đến chủ đề đặc biệt trong mỗi Tin Mừng và chỉ khi nào đi sâu vào tất cả bốn Tin Mừng này thì chúng ta mới gặp gỡ được Chúa chúng ta cách trọn vẹn.
Ngày mồng năm tháng tư năm thứ ba mươi, lúc tôi đang ở giữa những người lưu đày, bên bờ sông Cơva, thì trời mở ra và tôi nhìn thấy thị kiến Thiên Chúa cho xem. Ngày mồng năm trong tháng - vào năm thứ năm kể từ khi vua Giôgiakhin bị đi đày -, có lời Đức Chúa phán với tư tế Êdêkien, con ông Budi, trong xứ Canđê, bên bờ sông Cơva. Ở đó, tay Đức Chúa đặt trên ông. Tôi nhìn, thì kìa một cơn gió bão từ phương Bắc thổi đến; có đám mây lớn, có lửa loé ra và ánh sáng chiếu toả chung quanh; ở chính giữa như có một kim loại lấp lánh, ở chính giữa lửa. Ở chính giữa, có cái gì tựa như bốn sinh vật. Đây là dáng vẻ của chúng: chúng trông giống như người ta. Mỗi sinh vật có bốn mặt và bốn cánh. Còn chân của chúng thì thẳng; bàn chân tựa bàn chân con bê, lấp lánh như đồng sáng loáng. Bên dưới cánh, có những bàn tay giống tay người quay về bốn phía; mặt và cánh của bốn sinh vật cũng đều như thế. Cánh của chúng giáp vào nhau. Lúc đi, chúng không quay mặt vào nhau, nhưng cứ thẳng phía trước mặt mà tiến. Còn bộ mặt của chúng, thì chúng đều có mặt người, cả bốn đều có mặt sư tử bên phải, cả bốn đều có mặt bò rừng bên trái, cả bốn đều có mặt phượng hoàng. Đó là mặt của chúng. Còn cánh của chúng thì giương lên cao. Mỗi sinh vật có hai cánh giáp vào nhau và hai cánh khác phủ thân mình. Chúng cứ thẳng phía trước mặt mà đi, thần khí đẩy phía nào, chúng đi phía đó; lúc đi chúng không quay mặt vào nhau.
Sách Khải Huyền 4, 6-8 cũng có đoạn viết tương tự:
Trước ngai có cái gì như biển trong vắt tựa pha lê. Ở giữa ngai và chung quanh ngai có bốn Con Vật, đằng trước và đằng sau đầy những mắt. Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai giống như bò tơ, Con Vật thứ ba có mặt như mặt người, Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang bay. Bốn Con Vật ấy, mỗi con có sáu cánh, chung quanh và bên trong đầy những mắt. Ngày đêm chúng không ngừng hô lên rằng: Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa, Thiên Chúa toàn năng, Đấng đã có, hiện có và đang đến!
Những hình ảnh này trong Cựu Ước lẫn Tân Ước đã khiến Thánh Irênê (140-202) liên kết chúng với các tác giả Tin Mừng, hình ảnh nào tượng trưng cho ai thì tùy theo nội dung của mỗi Tin Mừng và điểm nhấn mạnh của từng tác giả về Đức Kitô. Trong khảo luận Adversus Haereses (Chống lạc giáo, XI), Thánh Irênê viết:
“Con Vật thứ nhất giống như sư tử” tượng trưng cho công việc rất hiệu quả của Đức Kitô, quyền lãnh đạo và vương quyền của Ngài; “Con Vật thứ hai giống như bò tơ” nói lên đặc tính tư tế và hy tế của Ngài; Con Vật thứ ba có mặt như mặt người là cách diễn tả rõ ràng về việc Đức Kitô xuống thế như một phàm nhân; Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang baytượng trưng cho ân huệ Chúa Thánh Thần bay lượn với đôi cánh trên Giáo Hội. Và các Tin Mừng đều có điểm phù hợp với các hình ảnh này khi nói về Đức Kitô.
Cụ thể hơn, Thánh Irênê giải thích các biểu tượng như sau: Thánh Matthêô được tượng trưng bằng hình ảnh con người bởi vì Tin Mừng Matthêô nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu xuống thế gian này, trước hết qua phả hệ của Ngài - “Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham” (Mt 1, 1) – cũng như qua sự nhập thể và hạ sinh của Ngài: “Đức Giêsu Kitô được hạ sinh như thế này” (Mt 1, 18). Theo Thánh Irênê: “Như vậy, Tin Mừng Matthêô nói về nhân tính của Ngài, vì thế, tính cách một con người hiền lành và khiêm nhượng đã được nhắc đến xuyên suốt toàn bộ Tin Mừng này.”
Con sư tử có cánh tượng trưng cho Thánh Marcô, vì ngay từ đầu Tin Mừng ngài đã dẫn lời ngôn sứ Isaia: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Đức Chúa Cha: Như đã ghi trong sách ngôn sứ Isaia: Đây là vị sứ thần Ta sai đi trước mặt con, để vì con sửa lối dọn đường. Nơi hoang địa có tiếng kêu vang: Hãy lo dọn đường Chúa sẵn sàng, lối Ngài đi sửa cho ngay thẳng” (Bản dịch của cha An Sơn Vị). Câu “Nơi hoang địa có tiếng kêu vang” nhắc nhớ đến tiếng rống của con sư tử, và việc sai sứ thần xuống trên mặt đất nhắc về một “thiên sứ có cánh” nào đó. Con sư tử cũng tượng trưng cho sự trung thành, một biểu tượng thích hợp dành cho Con Thiên Chúa.
Con bò có cánh tượng trưng cho Thánh Luca. Bò là con vật dùng làm hy lễ trong đền thờ. Chẳng hạn, khi Hòm bia Giao ước được mang về Giêrusalem, cứ mỗi sáu bước chân thì sát tế một con bò và một con bê béo (2 Sm 6, 13). Thánh Luca bắt đầu Tin Mừng của mình với lời loan báo về sự chào đời của Thánh Gioan Tẩy Giả cho Giacaria là tư tế đang dâng lễ trong Đền Thờ (Lc 1). Tin Mừng Luca cũng kể lại dụ ngôn Người con hoang đàng, nhắc đến con bê béo bị giết để đãi tiệc, không chỉ để mừng người con thứ trở về mà còn tiên báo niềm vui được lãnh nhận ơn hòa giải nhờ Đấng Cứu Thế của chúng ta với tư cách là vị Tư Tế tự hiến mình làm của lễ để tội lỗi chúng ta được tẩy xóa. Vì thế, con bò có cánh nhắc về đặc tính tư tế và hy lễ của Đức Kitô để cứu chuộc chúng ta.
Cuối cùng, con đại bàng bay vút lên tượng trưng cho Thánh Gioan. Tin Mừng Gioan bắt đầu với lời tựa “bay bổng” và “phóng lên cao” để đâm toạc vào mầu nhiệm thâm sâu nhất của Thiên Chúa, mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con cũng như sự nhập thể: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” (Ga 1, 1-3). Và “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Ga 1, 14). Không giống như các Tin Mừng khác, Tin Mừng Thánh Gioan đưa độc giả đi vào các giáo huấn sâu xa nhất của Chúa, ví dụ như bài diễn từ dài của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô và với người phụ nữ Samaritanô, hoặc những giáo huấn hoa mỹ về Bánh Hằng Sống và Người Mục Tử Nhân Lành. Chính Đức Giêsu cũng tự ví mình là “đường, sự thật và sự sống”, và bất cứ ai ôm ấp lấy Đức Kitô thì cũng sẽ được bay vút lên tới sự sống vĩnh cửu cùng với Ngài.
Mỗi biểu tượng đều nhắm đến chủ đề đặc biệt trong mỗi Tin Mừng và chỉ khi nào đi sâu vào tất cả bốn Tin Mừng này thì chúng ta mới gặp gỡ được Chúa chúng ta cách trọn vẹn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét