Gb. Nguyễn Thái Hùng
LỊCH SỬ GIÁO HỘI VN
TRONG LÒNG DÂN TỘC
Bản Tóm Tắt
2018
Lưu hành nội bộ.
NĂM THÁNH
TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN 2018
TÒA GIÁM MỤC BAN MÊ THUỘT
Kính thưa độc giả,
Ông Gb. Nguyễn Thái Hùng, là một nhà nghiên cứu và thành viên của ban Soạn thảo của Ban Giáo lý Giáo phận, và thân quen với nhiều người trên trang Web.
Nay nhân dịp NĂM THÁNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM, ông đã hoàn thành tác phẩm nhỏ, có tính cách nghiên cứu lịch sử: “LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG LÒNG DÂN TỘC”.
Ông cho chúng ta một cái nhìn đối chiếu sự kiện trong dòng lịch sử Giáo hội Công Giáo và dân tộc Việt Nam, nhất là thời Các Thánh Tử Đạo.
Lịch sử là một “Ông Thầy” giúp chúng ta nghe tiếng Chúa, để phân định cho chính xác và khôn ngoan hơn cho việc Loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay - Nghìn Năm Thứ ba.
Xin chân thành cảm ơn tác giả; và mến chúc độc giả có được niềm vui khi đọc tác phẩm này.
Ban Mê Thuột, ngày 21/10/2018
Lm Steph. Nguyễn văn Đậu
Các thánh tử đạo Việt Nam là danh sách những tín hữu Công giáo người Việt hoặc thừa sai ngoại quốc được Giáo hội Công giáo Rôma tuyên thánh với
lý do tử đạo. Trong lịch sử Công giáo tại Việt Nam, ước tính có đến
hàng trăm ngàn người đã tử vì đạo để làm chứng cho đức tin Kitô giáo.
Trong số đó có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, và Anrê Phú Yên được tuyên Chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
Ngày lễ kính chung cho các thánh tử đạo Việt Nam là ngày 24 tháng 11 và ngày Chúa nhật thứ 33 Mùa Thường niên.
Theo quốc tịch, 117 Thánh Tử đạo Việt Nam được chia ra như sau:
- 11 vị gốc Tây Ban Nha: 6 giám mục và
5 linh mục dòng Đa Minh,
- 10 vị gốc Pháp: 2 giám mục và 8 linh
mục thuộc Hội Thừa sai Paris,
- 96 vị người Việt: 37 linh
mục và 59 giáo dân - trong đó có 14 thầy giảng, 1 chủng sinh và một phụ nữ là
bà Anê Lê Thị Thành.
Theo Việt sử, các vị này đã bị giết trong những đời vua chúa sau đây:
- 2 vị dưới thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767),
- 2 vị do sắc lệnh của vua Cảnh Thịnh (1782-1802),
Trong thế kỷ 18 và 19, có khoảng từ 130 ngàn đến 300 nghìn
người Công giáo đã chết vì
đạo; riêng trong thời gian từ 1857 đến 1862,
có khoảng 5 nghìn tín hữu bị giết, khoảng 40 nghìn tín hữu cùng 215 giáo sĩ, tu
sĩ nam nữ đã bị bắt, bỏ tù hay lưu đày vì đạo trong số đó có
117 vị, tử đạo từ 1745 đến 1862, được Giáo hội Công giáo
Rôma tôn vinh Chân phước qua bốn đợt:
- Ngày 27 tháng 5 năm 1900 (thời Đức Giáo hoàng Lêô XIII):
64 vị
- Ngày 20 tháng 5 năm 1906 (thời Đức Giáo hoàng Piô X):
8 vị
- Ngày 2 tháng 5 năm 1909 (thời Đức Giáo hoàng Piô X):
20 vị
- Ngày 29 tháng 4 năm 1951 (thời Đức Giáo hoàng Piô XII):
25 vị
Họ được tuyên Thánh vào
ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Những thời kỳ bị bách
hại và những sắc chỉ cấm đạo
Giáo Hội Việt
Nam: Những thời kỳ bị bách hại và những sắc chỉ cấm đạo.
Cánh đồng
truyền giáo trên đất Việt Nam đã được Thiên Chúa ban cho cách dồi dào ngay từ
khi mới nhận hạt giống đức Tin, và do đã được thấm nhuần bằng nhiều máu các vị
Tử Ðạo, xuất thân trong hàng giáo sĩ ngoại quốc cũng như trong hàng giáo sĩ bản
xứ và trong Cộng đoàn giáo dân Việt Nam. Lời nhận xét của Tertuliano xưa đã
thành như ngạn ngữ bất di bất dịch ngàn đời: “Sanguis Martyrum, semen
Christianorum: Máu các vị Tử Ðạo là hạt giống sinh nhiều giáo hữu”. Tất cả các
vị đã chung vai sát cánh trong lao khổ, trong hy sinh vun trồng thì cũng sát
cánh trong cái chết vô cùng anh dũng để làm chứng tá cho Chúa Kitô: “Không có
tình yêu nào lớn hơn sự hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Gioan 15,13).
Thời kỳ mới
khai nguyên một số nhà truyền giáo đã chiếm được cảm tình nơi nhiều vị cầm
quyền Việt Nam:
Thực tình mà
nói, trong thời kỳ mới khai nguyên một số nhà truyền giáo đã chiếm được cảm
tình nơi nhiều vị cầm quyền Việt Nam hồi xưa. Lịch sử còn ghi:
- Năm 1591 Giáo sĩ Ordeonez de Cevallos dạy giáo lý và làm phép Thánh Tẩy
cho Công Chúa Mai Hoa (Phiên âm từ Maria): Công Chúa Mai Hoa là chị cửa Hoàng
Tử Lê Thái Tông.
- Năm 1624, tại Thuận Hóa, Giáo sĩ De Pina dạy giáo lý và chuẩn bị cho bà
Minh Ðức Vương Thái Phi (1568-1648), vợ của chúa Nguyễn Hoàng, và cha Ðắc Lộ
làm phép Thánh Tẩy cho bà với thánh hiệu Maria Madalena.
- Linh mục Ðắc Lộ, năm 1627 tới thủ đô Kẻ Chợ (Hà Nội), đã được tiếp kiến
chúa Trịnh Tráng hồi đó xưng hiệu là Thanh Ðô Vương. Trong quãng thời gian ở
tại thủ đô, ngài đã khuyên được em gái chúa Trịnh Tráng trở lại đạo Công Giáo
mang thánh hiệu là Catarina còn chính chúa Thanh Ðô Vương cho phép ngài lập nhà
thờ bên cạnh đền vua.
- Thời Võ Vương (Nguyễn Phúc Khoát) 1725-1765: bên cạnh chúa vẫn có một
Linh Mục dòng Tên làm bác sĩ và dạy toán học.
Nhưng chính
những thành quả kể trên đồng thời cũng là cơ hội gây nên ghen tương, hiểu lầm,
vì sự kiện giáo dân càng ngày càng phát triển đông đúc, trước sự nhận xét vội
vàng và đa nghi của một số vua chúa, quan lại và cả giới Tăng Ni, có nghĩa là
sợ mất đi một phần thần dân, một phần ảnh hưởng, một phần tín đồ. Thêm vào đó
giáo lý của đạo Công Giáo đem tới có vẻ qúa nghiêm khắc và bị lên án là gây xáo
trộn trật tự xã hội, thí dụ trong gia đình, theo giáo lý Thiên Chúa, là chỉ có
nhất phu nhất phụ, chứ không thể dung thứ, hay cho phép bảo tồn chế độ đa thê,
tì thiếp, nàng hầu, là những sự kiện rất thịnh hành trong triều đình, trong
giới quan lại, trong giai cấp thượng lưu giầu sang của thời xa xưa.
Những cuộc bách hại khởi xướng bằng những lý do mang nặng thành kiến:
Lúc ban đầu một số những cuộc bách hại khởi xướng bằng những lý do lu mờ và
có thể nói là mang nặng thành kiến. Thí dụ:
Trong Nam, hai
lần lệnh cấm đạo được ban hành: năm 1617 dưới thời chúa Sãi (Nguyễn Phúc
Nguyên, 1615-1635) nhân vụ hạn hán, và năm 1663 dưới thời chúa Hiền Vương
(Nguyễn Phúc Tần, 1648-1667) nhân cơ hội một trận bão lụt, các Thầy Tăng Ni
giải thích rằng: sự có mặt của tây phương đạo trưởng và sự kiện nhiều người tin
theo đạo mới làm cho các vị Thần Phật bất mãn, do đó mà không cho mưa xuống,
hay đã khiến dòng nước dâng cao làm thiệt hại mùa màng!
Nhưng về sau,
trong những cuộc bách hại đẫm máu, mới dần dần hiện rõ lý do chính thức tôn
giáo: Sở dĩ là vì chính quyền thời đó ra mặt chống đối bài bác bắt bớ Thiên
Chúa Giáo, hành quyết những vị Thừa sai ngoại quốc hay linh mục, giáo dân bản
xứ và tìm cách tiêu diệt đạo Chúa, nói theo danh từ chuyên môn, là vì “hận thù
tín ngưỡng: odium fidei”. Tín ngưỡng nói đây là niềm xác tín sâu xa vào Thiên
Chúa, sự tôn thờ Ngài là đấng Tạo dựng muôn loài, là vị Cứu tinh nhân loại và
là Thẩm phán tối cao. Và chỉ khi nào chết vì tín ngưỡng, nghĩa là thà chết để
chứng minh lòng mình trung kiên với Thiên Chúa, lúc đó cái chết mới cao cả, mới
là lý tưởng bất diệt của con người: trước mặt Giáo hội hoàn vũ, cái chết này
mới đáng tuyên dương và được đề cao làm mô phạm cho toàn dân Thiên Chúa.
Những sắc
chỉ cấm đạo:
Lịch sử Giáo
Hội Việt Nam ghi nhớ tất cả 53 Sắc chỉ chính thức do các chúa (hai dòng họ
Trịnh, Nguyễn: trong Nam ngoài Bắc), do nhà Tây Sơn và do các vua: Minh Mạng,
Thiệu Trị, Tự Ðức ban hành nhằm khai trừ và tiêu diệt đạo Thiên Chúa.
1. Trong Nam: dưới thời các chúa Nguyễn (1615-1778): 8 Sắc chỉ:
- Chúa Sãi (Nguyễn Phước Nguyên, 1615) Sắc chỉ năm 1625.
- Chúa Thượng (Nguyễn Phước Lan, 1635-1648) Sắc chỉ năm 1639 và 1644.
- Chúa Hiền Vương (Nguyễn Phước Tần, 1648-1687) Sắc chỉ năm 1663 và 1665.
- Chúa Ngãi Vương (Nguyễn Phước Trân, 1687-1691) Sắc chỉ năm 1691.
- Chúa Minh Vương (Nguyễn Phước Chu, 1691-1725) Sắc chỉ năm 1700.
- Chúa Võ Vương (Nguyễn Phước Khoát, 1725-1765) Sắc chỉ năm 1725.
Cuộc bách hại dữ nhất vào năm 1665 là vì có người vu khống cho rằng: tượng
ảnh Thánh Giá là hình ảnh vua Bồ Ðào Nha, do đó người theo đạo tức khắc là con
dân của đế quốc Bồ. Chúa Hiền Vương nổi giận trục xuất hết mọi vị Thừa sai và
sát hại dân lành, nhất là vào hai tháng giêng và tháng hai năm 1665: lần đầu
tiên tung ba thiếu nữ (Gioana, Maria và Luxia) cho voi giầy chà!
2. Ngoài Bắc: dưới thời các chúa Trịnh (1627-1786): 17 Sắc chỉ:
- Chính Trịnh Tráng (1627-1658): 5 Sắc chỉ: năm 1629 lần đầu tiên tại Bắc
Việt và các năm 1632, 1635, 1638, 1643.
- Chúa Trịnh Tạc (1658-1682): 3 Sắc chỉ: năm 1658, 1663, 1669.
- Chúa Trịnh Căn (1682-1709): 1 Sắc chỉ: năm 1696.
- Chúa Trịnh Cương (1709-1729): 4 Sắc chỉ: năm 1709, 1712, 1721, 1722.
- Chúa Trịnh Giang (1729-1740): 1 Sắc chỉ: năm 1736.
- Chúa Trịnh Doanh (1740-1767): 2 Sắc chỉ: năm 1754, 1765.
- Chúa Trịnh Sâm (1767-1782): 1 Sắc chỉ: năm 1773.
Một đặc điểm: trong thời các chúa Trịnh Cương và Trịnh Giang, Dòng Tên đã
đóng góp xương máu vào dòng giống Tử Ðạo Việt Nam: Lm Messari chết rũ tù ngày
15/06/1723, và ngày 11 tháng 10 cùng năm đến lượt Lm Bucharelli bị hành quyết
tại Ðồng Mơ cùng với 9 Thầy giảng và Giáo dân. Năm 1736 bốn linh mục Dòng Tên
khác: Alvarez, Cratz, D' Abreu, Da Cumba bị trảm quyết; 2 Thầy Việt Nam bị đánh
giập đầu gối: 1 Thầy chết trong tù, còn Thầy kia bị đày chung thân biệt xứ.
3. Nhà Tây Sơn (1775-1800): Khởi nghĩa năm 1775, đóng đô tại Quy Nhơn:
Miền Nam: 3
Sắc chỉ: bắt đầu 1779.
- Vua Thái Ðức: năm 1785.
- Vua Cảnh Thịnh: năm 1798.
Miền Bắc:
năm 1786 Tây Sơn kéo quân ra chinh phục miền Bắc: 3 Sắc chỉ:
- Quan Thái Sư Bùi Ðắc Tuyên: 2 Sắc chỉ: năm 1795: ngày 7/01/1795 và
24/01/1795.
- Khâm Sai Bắc Việt Ngô Văn Sở: 1 Sắc chỉ: năm 1799.
Cuộc tàn sát
năm 1798 ghê gớm hơn cả, vì đã khai diễn những màn tra tấn dã man như tẩm dầu
vào các đầu ngón tay, hay đổ vào rốn, trước khi châm lửa, hoặc treo ngược đầu
“tội nhân” xuống. Các cơ sở Công Giáo tại Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hóa (nhà thờ,
nhà xứ, tu viện, trường học) đều bị cướp phá, dân chúng chạy trốn lên rừng.
4. Vua Minh Mạng (1820-1840): 7 Sắc chỉ:
Các sử gia Âu
Châu khi viết về những cuộc bách hại tôn giáo tại Việt Nam thường tặng vua Minh
Mạng danh xưng: “Néron của Việt Nam”, vì Hoàng đế Néron hồi xưa khét tiếng tàn
bạo hung dữ trong những cuộc lùng bắt đạo Công Giáo tại thủ đô Roma và trong đế
quốc La Mã. Thực ra trong tổng số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, một nửa (58 vị)
đã bị hành quyết trong vòng 20 năm nhà vua Minh Mạng cầm quyền, đặc biệt vào
hai năm 1838-1839.
Cấm đạo: vua
Minh Mạng cấm một cách khoa học:
- Một đàng cho lệnh tập trung về Huế tất cả các số Linh mục Thừa sai ngoại
quốc. Bề ngoài nói khéo là nhà vua cần đến các vị để dịch sách ngoại ngữ ra
tiếng Việt, nhưng thực ra là để cầm chân các nhà truyền đạo, không cho họ hoạt
động và liên lạc với giáo đoàn. Trong khi đó chờ có cơ hội có tàu ngoại quốc
cập bến là đẩy số Thừa sai này về nước, đồng thời không cho vị Thừa sai mới nào
được phép nhập cảnh Việt Nam
.
- Ðàng khác tiêu diệt các cơ sở, các tổ chức Công Giáo địa phương, nhất là
căng màn lưới kiểm soát gắt gao để lùng bắt các đạo trưởng người bản xứ.
Nhà vua đã ký 7
Sắc lệnh nghiêm cấm vào những năm 1825, 1826, 1830, 1833, 1834, 1836 và 1838.
Biết trong giáo lý đạo Công Giáo có “10 điều răn” và nhiều lễ cử hành trong
năm, ngày 15/07/1834, vua cho công bố một đạo luật trong đó gồm 10 khoản, lấy
từ triết học Khổng Tử đem áp dụng vào xã hội Việt Nam để dạy đạo làm người. Nội
dung: về cương vị con người, lương tâm ngay thẳng, tự trọng bản lĩnh, nền tảng
kinh tế, thuần phong mỹ tục, giáo dục giai cấp, vấn đề văn hóa, hãm dẹp tình
dục, tôn trọng pháp luật và quãng đại với tha nhân. Ðạo luật này được niêm yết
trên khắp mọi nẻo đường, bắt dân chúng phải học tập và tuân hành. Mộng của nhà
vua là để cho đầu óc người dân khỏi bị tiêm nhiễm các thứ giáo lý ngoại bang,
riêng với người Công Giáo là để thay thế cho 10 giới răn đạo Chúa
.
Ngoài ra các
Quan trong nước làm hai Kiến nghị (năm 1826 và 1830) yêu cầu nhà vua thẳng tay
tiêu diệt đạo trưởng Thiên Chúa Giáo bằng án tử hình, viện cớ rằng: các vị Thừa
sai tổ chức từng xứ đạo, có nghĩa là chia nước ra thành nhiều địa hạt chỉ huy
như một chính quyền và giáo dân triệt để tuân theo. Những vụ tàn sát ở Nghệ An,
ở làng Dương Sơn: Linh mục, giáo dân bị bắt, bị xử! Nhất là tại Nam Ðịnh do bàn
tay khát máu của Thống Ðốc Trịnh Quang Khanh. Cuối năm 1837 ông bị nhà vua
triệu về Kinh khiển trách nặng lời, vì chưa thẳng tay với Cộng đoàn Công Giáo miền
Trung Châu và Duyên Hải Bắc Việt là hai địa điểm từ xưa đến nay vẫn là trung
tâm Công Giáo phồn thịnh. Từ Huế trở về Nam Ðịnh, Trịnh Quang Khanh mang theo
món quà 40 ảnh Thánh Giá cỡ lớn, quà của vua trao tặng, và 6 ngàn quân binh.
Ảnh Thánh Giá được mang đặt khắp các cửa ngõ trong thành phố, hay là về sau di
chuyển trong các họ đạo mỗi khi có các cuộc hành quân bách hại, trong khi đó
từng ngàn quân mới được tiếp viện chạy đi bao vây khắp nơi, xua hết mọi gia
đình Công Giáo ra ngoài, ép buộc họ phải bước lên ảnh Thập Giá, và bước lên ảnh
Thập Giá có nghĩa là từ bỏ đạo thánh. Ba năm cuối đời Minh Mạng là những năm
đau khổ nhất cho Giáo Hội Bắc Việt thời đó. Ðức Giám Mục Retord, Hội Thừa Sai
Paris, diễn tả: “Không thể trốn thoát được nữa, vì không còn chỗ nào tối đủ để
tránh né trăm nghìn con mắt rình rập”!
5. Vua Thiệu Trị (1840-1847): 2 Sắc Lệnh:
Sang đời vua
Thiệu Trị cuộc bách hại vẫn tiếp tục, nghĩa là vua vẫn để cho thi hành những
sắc lệnh đã được công bố đời vua Minh Mạng, mặc dầu trong một vài địa phương đã
có phần giảm độ gắt gao. Tại Phúc Nhạc (Ninh Bình) Nữ Thánh Ine Lê thị Thành
(tức bà Thánh Ðê, vị nữ Thánh duy nhất trong 117 Thánh Tử Ðạo) bị bắt, vì can
tội chứa chấp “đạo trưởng”, tức hai linh mục Thừa sai Berneux và Galy. Bà đã
anh dũng xưng đạo và cam chịu mấy cuộc tra tấn dã man đến chết trong tù. Cũng
như Linh Mục Phêrô Khanh bị trảm quyết năm 1842 và Thánh Mattêô Lê Văn Gẫm bị
xử năm 1847. Mãi cho tới 1847, sau khi thất bại trong cuộc tranh chấp với đoàn
tầu Pháp tại Cửa Hàn, vua phản ứng bằng cách đổ hết tội lỗi trên đầu người Công
Giáo, và ngày 3/05/1847 vua ban hành sắc lệnh lùng bắt các linh mục Thừa Sai
ngoại quốc.
6. Vua Tự Ðức (1847-1883): 13 Sắc lệnh:
Nếu tính số Sắc
lệnh bắt đạo, dưới thời Tự Ðức lên tới 13 Sắc lệnh ký vào những năm 1848, 1851,
1855, riêng trong năm 1857: 4 Sắc lệnh; năm 1859: 3 Sắc lệnh; và năm 1860: 4
Sắc lệnh sau cùng. Nhiều lệnh như thế minh chứng ý chí nhà vua muốn tận diệt
đạo Thiên Chúa bằng mọi giá, và tận diệt suốt trong 30 năm chấp chính. Chúng ta
sẽ thấy nội dung những Sắc lệnh đó khủng khiếp tới mức nào!
- Ðạo Công Giáo được định nghĩa không những như một “Tả Ðạo” mà còn tệ hơn
nữa: như một tôn giáo xấu xa “một dịch tễ” (Sắc lệnh: 7/06/1857).
- Do đó lệnh vua là các cơ quan chính quyền phải ráo riết bài trừ:
- Lệnh cho các xã ủy, cai tổng (Sắc lệnh: Tháng 5 năm 1857): Ai không tuân
theo sẽ bị cách chức (Sắc lệnh 7/06/1857).
- Lệnh cho Triều đình và các quan địa phương (Sắc lệnh 24/08/1857).
- Phải bắt tất cả các tầng lớp Công Giáo:
- Hết mọi thanh niên trên 15 tuổi phải trình diện thường xuyên theo thời
gian nhất định (Lệnh 17/01/1860). Người Công Giáo, dù học giỏi, có khả năng,
cũng không được bổ nhiệm giữ chức vụ nào (Sắc lệnh 18/09/1855).
- Ðặc biệt giới ngư phủ: vì họ luôn luôn di chuyển và thường là chỗ ẩn náu
cho các đạo trưởng (Sắc lệnh 18/09/1855).
- Những người chứa chấp đạo trưởng sẽ bị phân thây và buông sông (Sắc
lệnh 30/03/1851).
- Giáo dân không chịu đạp lên Thánh Giá sẽ bị khắc hai chữ “Tả Ðạo” trên
mặt và đi đầy biệt xứ (Sắc lệnh 18/09/1855). Ai cố chấp xưng đạo: đàn ông sẽ bị
cưỡng bách tòng quân, đàn bà bị tuyển làm nội trợ cho các quan (Sắc lệnh
7/06/1857).
- Bắt các thành phần trong Hội đồng giáo xứ (Sắc lệnh tháng 10/1859).
- Binh sĩ Công Giáo không đạp ảnh Thánh Giá sẽ bị giải ngũ, bị khắc hai chữ
Tả Ðạo và bị đầy chung thân (Sắc lệnh Tháng 12/1859).
- Giới Quan lại Công Giáo: cả những ai đã chối đạo cũng bị cất chức. Những
ai trung kiên sẽ bị trảm quyết (Sắc lệnh 15/12/1859).
- Các Nữ tu: không được cấp giấy thông hành để di chuyển ngoài địa phương
mình đang ở, vì họ là những liên lạc viên đắc lực. Ai không tuân lệnh sẽ bị: tù
chung thân, hay làm nội trợ cho các quan (Sắc lệnh 17/01/1860 và Sắc lệnh tháng
7/1860).
- Các Linh mục Việt Nam: đạp Thánh Giá hay không đều bị phân thây để nêu
gương; Ngoại quốc: bị trảm quyết, đầu phải treo luôn trong 3 ngày, rồi buông
sông hay ném xuống biển (Sắc lệnh 15/09/1855).
- Các cơ sở Công Giáo (nhà thờ, nhà xứ, tu viện, nhà trường) bị đốt phá và
tiêu hủy (Sắc lệnh 18/09/1855 và Sắc lệnh 8/12/1857). Nhất là cơ sở tại Vĩnh
Trị: phải bình địa hóa triệt để (Sắc lệnh 1/12/1857).
- Những khổ hình dã man nhất: Phân sáp (1860): gồm 5
khoản:
+ Khoản 1: Hết mọi người theo đạo Thiên Chúa, bất cứ nam nữ, giầu nghèo,
già trẻ đều bị phân tán vào các làng bên lương.
+ Khoản 2: Tất cả các làng bên lương có trách nhiệm canh gác những tín hữu
Công Giáo: cứ năm người lương canh gác một người Công Giáo.
+ Khoản 3: Tất cả các làng Công Giáo sẽ bị phá bình địa và tiêu hủy. Ruộng
đất, vườn cây, nhà cửa sẽ bị chia cho các làng bên lương lân cận, và các làng
bên lương này có nhiệm vụ phải nộp thuế hằng năm cho Chính Phủ.
+ Khoản 4: Phân tán nam giới đi một tỉnh, nữ giới đi một tỉnh khác, để
không còn cơ hội gặp nhau, con cái thì chia cho những gia đình bên lương nào
muốn nhận nuôi.
+ Khoản 5: Trước khi phân tán, tất cả giáo dân nam nữ và trẻ con đều bị
khắc trên má trái hai chữ Tả Ðạo và trên má bên phải tên tổng, huyện, nơi bị
giam giữ, như thế không còn cách nào trốn thoát.
Pháp luật
nghiêm khắc như thế, thảo nào số người Công Giáo bị ngã gục đã lên cao: trong
tổng số 117 vị Thánh Tử Ðạo, 50 vị đã hy sinh mạng sống dưới đời Tự Ðức!
Ðọc lại trang
sử rùng rợn trên đây chúng tôi tự hỏi: con người với nhau, cùng là công dân một
nước, cùng nói một ngôn ngữ, cùng sống một giang sơn, cùng đóng góp nghĩa vụ
chung, tại sao lại có thể tàn bạo với nhau đến thế? Những Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo
Dân Việt Nam thời xưa là những công dân tốt lành, họ truyền bá những điều hợp
lý, họ sống đời sống gương mẫu, họ ăn ở lương thiện bác ái. Có những người bị
bắt bớ vì tín ngưỡng, bị đeo gông cùm, nhưng nhiều lần được cả lính canh gác
ngục tù cảm phục, tôn kính; nhiều lần trên pháp trường được cả những lý hình
xin lỗi, thanh minh trước khi giơ tay hành quyết, tại sao họ bị bao vây tầm nã,
bị đối xử dã man, tệ hơn những tội nhân phản loạn, bị coi rẻ hơn những thành
phần bất hảo? Theo lý luận trần gian, sự kiện lịch sử làm cho chúng ta điên đầu
không tìm ra câu giải đáp!
Nhưng rồi ngửa
mặt lên nhìn vào cây Thập Giá: từ đây một ánh sáng thiêng liêng sẽ cho chúng ta
nhận thấy: trong loài người ai đã thánh thiện bằng Chúa Kitô, ai đã thi ân cho
nhân loại bằng Ngài: qua giáo lý Ngài công bố, qua phép lạ Ngài làm, qua đời
sống trong sáng Ngài nêu cho cả thế giới? Nhưng rồi ai đã phải chết đau khổ
bằng Ngài và như Ngài? Chính Chúa Giêsu hồi xưa đã tiên báo: “Thầy phải đi
Giêrusalem, ở đó sẽ phải chịu nhiều đau khổ, sẽ phải tử nạn và ngày thứ ba sẽ
sống lại” (Matt. 16,21). Sở dĩ Chúa đi chịu chết (và sau có phục sinh) là để:
“Nhân danh Ngài sự ăn năn thống hối và ơn tha tội sẽ được lan truyền khắp nơi
bắt đầu từ Giêrusalem” và Ngài trao cho các Tông Ðồ sứ mệnh “làm chứng nhân về
tất cả những sự kiện đó” (Luc. 24,48-68).
Tự Ðức là vua
sau cùng đã bách hại đạo Công Giáo, ý muốn của nhà vua là tiêu diệt tận gốc,
nhưng nhà vua, cũng như các người bách hại đạo Công Giáo trên thế giới, đâu có
ý thức được rằng: đạo Thiên Chúa xây đắp không phải trong ranh giới thời gian,
trong lãnh vực địa dư quốc gia, nhưng là được củng cố trong lương tâm, trong
tâm hồn nhân loại, làm sao mà tiêu diệt nổi? Ðạo Thiên Chúa được mở rộng biên
cương, được phát triển không phải bằng những phương tiện kinh tế, vật chất,
binh đao, nhưng bằng một luật tiến triển siêu nhiên: “Hạt giống gieo xuống đất
mà không mục nát sẽ không sinh hoa trái, nhưng nếu mục nát đi nó sẽ sinh nhiều
hạt khác” (Gio. 12,24-25).
7. Cuộc Bách Hại do nhóm Văn Thân (1885-1886):
Chính lý ra những cuộc
bách hại chấm dứt dưới thời Tự Ðức, vì theo khoản 9 Hiệp Ước Giáp Tuất ký giữa
Việt Nam và nước Pháp, ngày 15/03/1874, vua Tự Ðức đã ký nhận “quyền tự do theo
đạo và hành đạo của người Công Giáo”. Tuy nhiên lịch sử còn ghi chép: sau vua
Tự Ðức sự bắt bớ Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam vẫn tiếp tục, không kém phần dữ
dội tàn bạo, và diễn tiến trong hoàn cảnh rối ren khác biệt. Các vua kế vị Tự
Ðức:
- Hiệp Hòa lên chấp chính được 4 tháng rồi sau đó ép buộc phải uống thuốc
độc quyên sinh.
- Kiến Phúc lên ngôi hồi mới 15 tuổi;
- Hàm Nghi lên kế vị lúc còn 12 tuổi:
Do đó mọi quyền
điều khiển quốc sự, giữa lúc đang phải đương đầu với ngoại bang, đều nằm trong
tay mấy vị đại thần: Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Kết quả đưa đến chỗ
không may mắn: do hai Hiệp ước 1883 và 1884 một phần lãnh thổ Việt Nam và quyền
hành cai trị quốc gia sang tay người ngoại quốc! Do đó năm 1885-1886 phong trào
Văn Thân nổi dậy, lộng quyền trên khắp ba miền Nam Bắc Trung, và con vật hy
sinh, một lần nữa, lại là nhân dân Công Giáo rải rác trên toàn quốc! Cuộc bách
hại tàn ác vì lợi dụng hoàn cảnh “đục nước béo cò”: chỉ trong mấy năm Văn Thân,
số người Công Giáo bị tàn sát vì Tín ngưỡng đã lên cao gần bằng tổng số tín hữu
đã hy sinh trong hơn hai thế kỷ bách hại, từ đời các chúa Trịnh, Nguyễn, cho
tới hết đời Tự Ðức.
Những cuộc tàn
sát thật ác liệt rùng rợn: từng lớp người, kể ra từng trăm từng ngàn, cứ mỗi
lần phải qua một cơn bách hại là cứ tiếp tục ngã xuống, như những trái sung
rụng trước cơn gió lộng! Người ta ước lượng: dưới thời các chúa Trịnh, Nguyễn,
và Tây Sơn, chừng 30,000 giáo dân bị giết; dưới thời ba vua Minh Mạng, Thiệu
Trị, Tự Ðức, chừng 40,000 tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù; nhưng dưới
thời Văn Thân có tới trên dưới 60,000 người dân Công Giáo bị sát hại, chỉ vì là
thành phần trong dân Thiên Chúa. Linh mục Ð. Trần Văn Phát, hồi xưa Tổng Quản
Giáo Phận Huế, còn đi xuống những chi tiết “độ 100,000 đấng Tử Ðạo: ước 58 vị
Giám Mục và Linh Mục ngoại quốc, 150 vị Linh Mục Việt Nam, 340 Thầy Giảng, 1
chủng sinh, 270 Chị Dòng Mến Thánh Giá và 99,182 giáo dân”.
Hồi đó vua Cảnh
Thịnh (1798) ra lệnh tàn sát các họ đạo: dân chúng, trên đường thoát nạn, bồng
bế con cái chạy và ẩn nấp trong rừng La Vang, và nơi đây, theo truyền thống,
được Ðức Mẹ hiện ra trấn an và bảo vệ. Hồi đó Phong Trào Cần Vương đang tung
hoành với khẩu hiệu “bình Tây sát Tả” (đuổi quân Tây diệt Tả Ðạo) đem từng ngàn
binh đội đên vây hãm tứ phía làng Trà Kiệu, nhất là từ hai ngọn đồi Bửu Châu và
Kim Sơn liên tục bắn phá. Họ đạo Trà Kiệu khác nào một hòn đảo bé nhỏ nằm dưới
thung lũng làm mồi cho những cuộc tấn công liên tiếp 21 ngày đêm, từ 1 tới 21
tháng 9 năm 1885. Nhưng Trà Kiệu đã được một “Bà mặc áo trắng” từ trên ngọn
tháp đền thờ bồng con đỡ đạn cho đám dân quân Công Giáo đang cầm cự bên trong.
(Trích tập sách Vụ Án Phong Thánh
của tác giả Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, xuất bản năm 1987, Hoa Kỳ)
Anh chị em thân mến,
Ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma, Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên phong 117 vị Tử đạo tại Việt Nam lên
hàng hiển thánh. Trong năm 2018, Hội Thánh Công Giáo Việt Nam hân hoan cử hành
kỷ niệm 30 năm sự kiện trọng đại này. Để mừng kính Các Thánh Tử Đạo và vì ích
lợi thiêng liêng của Dân Chúa, Hội đồng giám mục đã xin Tòa Ân Giải Tối Cao cho
phép mở Năm Thánh và đã được chấp thuận. Với thư này, chúng tôi chính
thức công bố Năm Thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bắt đầu
từ ngày 19 tháng 6 năm 2018 (kỷ niệm ngày phong thánh) đến ngày 24 tháng 11 năm
2018 (Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam).
Để Năm Thánh đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng cho mỗi người, mỗi gia đình,
mỗi cộng đoàn và giáo xứ cũng như cho toàn thể Hội Thánh Việt Nam, chúng tôi
muốn thông báo và đề nghị với anh chị em một số điều như sau:
1. Lễ khai mạc (19-6-2018) và bế mạc Năm Thánh (24-11-2018): Mỗi Giáo tỉnh sẽ
quyết định cử hành ở cấp Giáo tỉnh hoặc tại mỗi Giáo phận.
Trong mỗi Giáo tỉnh, Hội đồng giám mục ấn định một Trung tâm hành hương trong
Năm Thánh: Vương cung thánh đường Sở Kiện (Giáo tỉnh Hà Nội); Trung tâm hành
hương Thánh Mẫu La Vang (Giáo tỉnh Huế); Trung tâm hành hương Ba Giồng thuộc
Giáo phận Mỹ Tho (Giáo tỉnh Sài Gòn).
Ngoài ra, trong mỗi Giáo phận, Đấng Bản quyền sẽ chỉ định một
nhà thờ hoặc một trung tâm làm địa điểm hành hương trong Năm Thánh.
Trong Năm Thánh, các tín hữu được hưởng ơn toàn xá: (1)
khi tham dự Lễ Khai mạc và Bế mạc Năm Thánh; (2) khi hành hương đến các địa
điểm được chỉ định. Ngoài ra, Hội Thánh khuyến khích chúng ta làm các việc lành
trong Năm Thánh:
- Việc bác ái tông đồ: Thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng
nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật... là hành hương
về với Đức Kitô (x. Mt 25, 34-36).
- Việc sám hối hi sinh: Hạn chế sử dụng và giảm bớt chi tiêu đối với những
gì không cần thiết, để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã
hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng.
2. Năm Thánh 2018 mời gọi mọi tín hữu chiêm ngắm và học hỏi
gương sống đức tin của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Việc học hỏi này vừa
giúp chúng ta hiểu biết hơn về lịch sử Hội Thánh và Các Thánh Tử Đạo, vừa thúc
đẩy chúng ta noi theo gương sống của các ngài. Chúng tôi khuyến khích các giáo
xứ, dòng tu cũng như các đoàn thể, tổ chức những buổi thuyết trình và thảo luận
về Các Thánh Tử Đạo, để giúp mọi người hiểu biết, yêu mến và noi gương các
ngài.
Để đồng hành với anh chị em trong việc học hỏi này, Văn phòng Hội đồng giám
mục sẽ phổ biến tập sách Hạnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ghi lại vắn
tắt gương sống đức tin và cuộc tử đạo của các thánh. Ước mong tập sách nhỏ này
sẽ được mọi người nhiệt tình đón nhận.
3. Năm Thánh 2018 nhắc nhở và thúc đẩy tất cả chúng ta sống tinh thần tử
đạo trong môi trường hiện nay. Bằng cái chết của mình, Các Thánh Tử Đạo đã làm
chứng trước mặt vua chúa, quan quyền và mọi người rằng Nước Trời là “kho tàng
chôn giấu trong ruộng” và “ngọc quý vô giá” nên khi tìm được, các ngài sẵn sàng
bán tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống, để “mua thửa ruộng và ngọc quý đó”
(x. Mt 13,44-46). Ngày nay, các Kitô hữu cũng được kêu gọi sống tinh thần hi
sinh, từ bỏ theo bậc sống của mình để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời.
Các gia đình Công giáo hãy từ bỏ những ham muốn bất chính và tính toán
ích kỷ, để làm chứng rằng Tin Mừng về hôn nhân Công giáo là nẻo đường hạnh
phúc. Đức Piô XII đã dạy: “Trong một gia đình mà người chồng biết quên
mình đi để nghĩ đến vợ và các con, người mẹ quên mình đi để nghĩ đến chồng và
các con, các con quên mình đi để nghĩ đến cha mẹ và anh chị em, gia đình đó là
Thiên đàng”, vì gia đình đó là phản ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Các anh chị em sống đời thánh hiến hãy từ bỏ những ham muốn tự nhiên để
sống trọn vẹn theo các lời khuyên Phúc Âm, làm chứng cho Nước Trời là giá trị
tuyệt đối và kho tàng vô giá; qua đó, chúng ta có thể góp phần “thức tỉnh thế
giới” như Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi.
Các linh mục hãy trung thành với lời thề hứa khi chịu chức, tận tụy thi hành bổn
phận đã được trao phó trong khiêm tốn và cậy trông, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô
là Mục Tử nhân lành, “hiến mạng sống cho đoàn chiên” (Ga 10,15), và hăng say
rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh.
Kết thúc thư này, chúng tôi mời anh chị em hướng lòng lên Đức Trinh Nữ
Maria. Đức Mẹ được tôn vinh là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo vì hơn ai hết, chính
Mẹ đã hoàn toàn từ bỏ chính mình để quy phục Thánh ý Thiên Chúa trong suốt cuộc
đời. Bằng sự từ bỏ trọn vẹn đó, Mẹ đã cộng tác tích cực với Chúa Thánh Thần để
Lời Thiên Chúa không chỉ là ngôn từ nhưng đã trở thành “xác phàm và ở giữa
chúng ta” (Ga 1,14). Bước vào Năm Thánh 2018, chúng ta hãy noi gương Mẹ Maria,
kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, vâng phục Thánh ý Chúa Cha, theo ơn soi sáng
của Chúa Thánh Thần, để xứng đáng lãnh nhận những ơn lành Chúa muốn ban cho
chúng ta trong Năm Thánh này.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lời cầu nguyện và mọi việc lành của
chúng ta lên Thiên Chúa, giúp chúng ta sống Năm Thánh cách tốt đẹp nhất. Ước
mong anh chị em được hưởng trọn vẹn những ơn ích thiêng liêng mà Năm Thánh đem
lại, biết dùng ơn Chúa ban để hăng hái phụng sự Chúa, phục vụ đồng loại, và
tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước chúng
ta.
Làm tại Tòa TGM Huế, ngày 1 tháng 5 năm 2018
Chủ tịch
HĐGMVN
+ Giuse
Nguyễn Chí Linh
Tổng giám
mục TGP. Huế
|
Tổng Thư
ký HĐGMVN
+ Phêrô
Nguyễn Văn Khảm
Giám mục
GP. Mỹ Tho
|
Kính lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam,
là con thảo của Cha trên trời,
là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô,
là thành phần trung kiên của Hội thánh.
Nay chúng con xin hợp với các ngài
và với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a
là nữ vương các thánh Tử Đạo
mà ca tụng Chúa muôn trùng cao cả.
Xưa Chúa ban cho các ngài
được vững tin vào Lời Chúa
và đầy sức mạnh của Thánh Thần,
nên các ngài đã kiên tâm chịu gian lao đau khổ,
quyết một lòng theo Đức Kitô trên con đường thập giá
và hy sinh đến giọt máu cuối cùng.
Các ngài đã chấp nhận nên hạt lúa gieo vào lòng đất,
để Hội thánh Việt Nam
thu lượm được mùa lúa dồi dào.
Nay Hội thánh lại dâng các ngài lên Chúa
như hoa quả đầu mùa để cảm tạ tri ân.
Các ngài đã yêu mến quê hương,
xin cầu cho đất nước được an vui hạnh phúc
và góp phần xây dựng một thế giới hòa bình.
Các ngài đã cam lòng chịu chết mà không oán hận,
xin cầu cho đồng bào mọi giới
biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
Các ngài đã hy sinh tất cả vì đức tin,
xin cầu cho mọi kitô hữu
biết sống và chia sẻ niềm tin của mình.
Lạy các thánh Tử Đạo Việt Nam
là những bậc tiền nhân đã hoàn thành sứ mạng,
xin chuyển cầu cho chúng con là con cháu
được noi gương các ngài
biết đem lòng bác ái mà dấn thân phục vụ,
để một ngày kia trên thiên quốc
chúng con được hợp tiếng với các ngài
ca ngợi tạ ơn Chúa muôn đời vinh hiển. Amen.
Imprimatur: 10.8.1988,
Phaolô Nguyễn Văn Bình, TGM. Gp. TpHCM
STT
|
Giáo phận
|
Thành lập
|
Giám mục quản nhiệm
|
Nhà thờ chính tòa
|
1
|
Hà Nội
|
1659
1960 |
||
2
|
1883
|
|||
3
|
1848
|
|||
4
|
Hải Phòng
|
1679
|
||
5
|
Hưng Hóa
|
1895
|
||
6
|
1939
|
|||
7
|
Phát Diệm
|
1901
|
||
8
|
Thái Bình
|
1936
|
||
9
|
Thanh Hóa
|
1932
|
||
10
|
1846
|
|||
11
|
1850
1960 |
|||
12
|
Ban Mê
Thuột
|
1967
|
||
13
|
1963
|
|||
14
|
1932
|
|||
15
|
Nha Trang
|
1957
|
||
16
|
Qui Nhơn
|
1659
|
||
17
|
1844
1960 |
|||
18
|
2005
|
Nguyễn
Hồng Sơn
|
||
19
|
1955
|
|||
20
|
1960
|
Nguyễn Văn
Mạnh
|
||
21
|
Long Xuyên
|
1960
|
||
22
|
1960
|
Nguyễn Văn
Khảm
|
||
23
|
Phan Thiết
|
1975
|
Trống tòa
Giám quản Tông Tòa Tôma Nguyễn Văn Trâm |
|
24
|
Phú Cường
|
1965
|
||
25
|
Vĩnh Long
|
1938
|
||
26
|
Xuân Lộc
|
1965
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét