Thượng Hội Đồng ngày đầu tiên: di dân, lạm dụng tình dục, tính khả tín của Giáo Hội
Vũ Văn An
Theo ký giả Gerard O’Connell của tạp chí Dòng Tên America, ngày 4 tháng Mười, linh mục Thomas Rosica, giám đốc điều hành Chương Trình Truyền Hình Muối và Ánh Sáng, nói với các nhà báo rằng vào sáng đầu tiên của Thượng Hội Đồng về người trẻ, các diễn giả khắp năm châu đã trình bầy “một tầm nhìn thế giới” về hoàn cảnh và thực tại người trẻ, số phận di dân, nhu cầu lắng nghe, khả tín tính của Giáo Hội và việc lạm dụng tình dục đã xâm hại ra sao khả tín tính này.
Hai mươi lăm nghị phụ (hầu hết là các Hồng Y và giám mục) đã lên tiếng sáng nay. Cũng lên tiếng còn có một phụ nữ trẻ từ Texas, Nữ Tu Briana Santiago, 27 tuổi. Bà là người trẻ đầu tiên nói chuyện tại thượng hội đồng; trước đó, bà đã tham gia cuộc gặp gỡ Tiền Thượng Hội Đồng vào tháng 3 năm ngoái. Sinh trong một gia đình Công Giáo, bà cho biết bà đang trong diễn trình biện phân ơn gọi sống đời sống tu trì và học tập tại Đại học Giáo hoàng Lateran. Phát biểu bằng tiếng Ý, bà nói với phiên họp: “Người trẻ chúng con đang thực hiện cuộc tìm kiếm: tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, tìm kiếm việc làm, tìm kiếm con đường hay ơn gọi của chúng con trong cuộc sống, tìm kiếm căn tính của mình .... Chúng con mơ ước sự an toàn, sự ổn định và thể hiện bản thân ... và tìm được chỗ đứng để chúng con có thể có cảm thức thuộc về”.
Ông Paolo Ruffini, bộ trưởng mới của bộ truyền thông Vatican, đã liệt kê một số chủ đề chính được nêu lên trong phiên họp toàn thể sáng nay. Một là vấn đề về những người trẻ “bị vứt bỏ”: “Sự kiện có quá nhiều người bị vứt bỏ ngày nay là mô hình của các xã hội trong đó họ sống, và sự cần thiết phải thay đổi mô hình này.”
Tình huống bi đát của họ đã được nhấn mạnh trong cuộc họp báo của một giám mục từ Argentina, đó là Đức Cha Carlos Tissera, 67 tuổi, người đã nói về chủ đề này vào buổi sáng nay. Ngài trích dẫn tình hình ở Buenos Aires, nơi rất nhiều người trẻ sống trong “những tình huống trong đó, nghèo đói, bạo lực và ma túy hiện diện khắp nơi” và số phận của họ thường là “nhà tù hoặc nghĩa địa”. Cần phải nghe “tiếng than thầm lặng” của những người trẻ tuổi này, ngài nhấn mạnh như thế. Ngài nói rằng các mục tử nên theo gương giám mục Enrique Angelelli, của Giáo phận La Rioja, Argentina, người đã bị giết vào tháng 8 năm 1976 vì làm việc cho người nghèo và người bị áp bức thời độc tài quân phiệt. Ngài nói rằng vị giám mục này, mà án phong thánh đang được tiến hành, đã luôn luôn nhấn mạnh rằng ta nên thi hành thừa mục vụ “bằng một lỗ tai dành cho người dân và lỗ tai kia dành cho Tin Mừng”.
Đức cha Tissera nói thêm: "Ta không nên sợ người trẻ, họ là một chúc phúc cho nhân loại và cho giáo hội". Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác do các diễn giả nêu lên hôm nay bao gồm “sự khả tín của giáo hội” và việc giáo hội cần lắng nghe người trẻ, “không phải như một chiến lược nhưng vì các lý do thần học” và xin sự tha thứ cho các thời kỳ đã không đạt tiêu điểm trong việc đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc lạm dụng tình dục. Khoảng sáu vị trong số 25 nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nêu lên vấn đề lạm dụng, đôi khi bằng những hạn từ rất thẳng thừng. Tổng Giám mục người Úc Anthony Fisher của Sydney đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Thượng Hội đồng Giám mục để chính thức xin lỗi những người trẻ vì tất cả những cách mà Giáo Hội Công Giáo và các thành viên của nó đã làm hại họ hoặc làm cho họ thất vọng.
Trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài xin lỗi “vì những hành động đáng xấu hổ của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã vi phạm đối với các bạn hoặc những người trẻ khác giống như các bạn, và sự thiệt hại khủng khiếp đã thực hiện”.
Ngài đã xin lỗi “vì sự thất bại của quá nhiều giám mục và những người khác trong việc đáp ứng thích đáng khi việc lạm dụng đã được nhận diện, và phải làm mọi điều trong quyền hạn của họ để giữ cho các bạn được an toàn; và vì các thiệt hại nó đã gây cho sự khả tín của giáo hội và cho sự tín thác của các bạn. "
Ông Ruffini nói rằng những bài phát biểu mạnh mẽ nhất là của các nghị phụ Thượng Hội Đồng từ các quốc gia gốc của các di dân, ra đi do tình trạng chiến tranh hay nghèo đói. Bài gây cảm xúc mạnh mẽ nhất trong số này là của một giám mục từ châu Á. Cha Rosica cho biết ngài hy vọng các con số về di dân sẽ được công bố cho báo chí, cả một số bài phát biểu nữa.
Ngay lúc này, những bài phát biểu duy nhất có sẵn cho các nhà báo bởi phòng truyền thông của thượng hội đồng là những bài của các người trẻ góp ý và các bài phát biểu chính thức của tổng tường trình viên và thư ký của thượng hội đồng. Cả Ông Ruffini và Cha Antonio Spadaro, Dòng Tên, thư ký của ủy ban truyền thông, giải thích rằng lý do tại sao tên của các diễn giả và bản tóm tắt các đóng góp của họ không được công bố là để bảo đảm rằng mọi người có thể nói một cách tuyệt đối tự do tại thượng hội đồng. Ông Ruffini lưu ý rằng bất nghị phụ Thượng Hội Đồng nào cũng được tự do công bố bài phát biểu của mình cho các phương tiện truyền thông, nhưng đó là quyết định của ngài. Tuy nhiên, các nhà báo phản đối, cho rằng thông tin hạn chế được đưa ra trong cuộc họp báo, nơi chỉ có các chủ đề chính được trình bày, làm giảm đáng kể khả năng báo cáo đúng những gì đang xảy ra bên trong Thượng Hội Đồng.
Chiara Giaccardi, một nhà xã hội học và một trong các chuyên gia làm việc với văn phòng thư ký thượng hội đồng, là người phụ nữ duy nhất tại bàn chủ tọa buổi tường trình với báo chí hôm nay. Bà thừa nhận "hết sức ngạc nhiên" trước "sự thẳng thắn" - Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì gọi là "parrhesia" – được các nghị phụ Thượng Hội Đồng sử dụng trong các phát biểu sáng nay.
"Các vị không sử dụng ngôn từ hùng biện hay bọc đường", Tiến sĩ Giaccardis nói như thế, và một số "nói với cảm xúc". Bà nhận thấy "một bầu khí truyền thông rất thẳng thắn và chân chính" và cho rằng nhiều người trong số 34 người trẻ hiện diện, ngồi với nhau tại thượng hội đồng, đã bày tỏ việc họ đánh giá cao các bài phát biểu khác nhau bằng tiếng vỗ tay hoặc lời nói. Theo bà, đây là “một dấu hiệu tốt”. Bà mô tả những gì mình đã thấy sáng nay như "một cuộc cách mạng Copernic" bởi vì giáo hội đang ở trong thái độ lắng nghe, chứ không chỉ có nói, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu.
Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác bao gồm “cảm xúc tính và tình dục tính”, “ơn gọi”, “gia đình như nơi để thông truyền đức tin” và "người trẻ sống tính tôn giáo của họ thế nào, không theo nghĩa loại trừ mà theo nghĩa một tôn giáo cởi với đối thoại”. Họ cũng nói về" lời tiên tri của người trẻ hướng tới tương lai và khả năng của họ nhìn về tương lai và việc giáo hội cần biết cách lắng nghe".
Một người trẻ Việt Nam, Giuse Cao Hữu Minh Trí, trong tư cách dự thính viên của Thượng Hội Đồng, cũng đã nói chuyện tại cuộc họp báo và nhấn mạnh sự cần thiết phải có niềm đam mê trong cuộc sống. Nhưng ông nói một số người "không thể tìm thấy một niềm đam mê nào" - họ thậm chí không thể tìm được việc làm, trong khi nhiều người khác "tìm thấy niềm đam mê sai lầm". Ông nói rằng ông thấy Thượng Hội Đồng rất gợi hứng và cảm thấy nó "có thể gợi hứng cho người trẻ, đặc biệt nhờ giáo huấn xã hội của giáo hội với việc nó tập chú vào phẩm giá con người, ích chung, liên đới và phụ đới”.
Bộ trưởng bộ truyền thông của Vatican đã đưa tin nóng hổi cho hay thượng hội đồng, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, đã bầu năm thành viên vào ủy ban thông tin, một vị từ mỗi lục địa: Hồng Y Gérald Lacroix (Canada), Wilfrid Napier (Nam Phi), Christoph Schönborn (Áo), Luis Antonio Tagle (Châu Á) và John Fisher (Úc). Nhưng trong cuộc họp báo, cũng có tiết lộ cho rằng thượng hội đồng thực sự đã bầu Hồng Y Robert Sarah cho châu Phi, nhưng ngài từ chối cuộc bầu cử "vì lý do cá nhân", và vì vậy Hồng Y Napier, người đứng thứ hai trong cuộc bầu cử, đã thay thế vị trí của ngài.
Tại buổi họp báo, Đức Giám Mục Tissera của Buenos Aires nói rằng các tham dự viên của thượng hội đồng được “khích lệ rất nhiều” bởi sự kiện này “Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện diện tại các phiên họp toàn thể và tham gia với họ trong giờ nghỉ giải lao và nói chuyện với họ một cách tự do”. Ngài chứng minh rằng Thượng Hội Đồng thực sự là "một cuộc cùng đi với nhau", không chỉ của nghị phụ Thượng Hội Đồng mà còn của những người trẻ hiện diện nữa.
Ông Paolo Ruffini, bộ trưởng mới của bộ truyền thông Vatican, đã liệt kê một số chủ đề chính được nêu lên trong phiên họp toàn thể sáng nay. Một là vấn đề về những người trẻ “bị vứt bỏ”: “Sự kiện có quá nhiều người bị vứt bỏ ngày nay là mô hình của các xã hội trong đó họ sống, và sự cần thiết phải thay đổi mô hình này.”
Tình huống bi đát của họ đã được nhấn mạnh trong cuộc họp báo của một giám mục từ Argentina, đó là Đức Cha Carlos Tissera, 67 tuổi, người đã nói về chủ đề này vào buổi sáng nay. Ngài trích dẫn tình hình ở Buenos Aires, nơi rất nhiều người trẻ sống trong “những tình huống trong đó, nghèo đói, bạo lực và ma túy hiện diện khắp nơi” và số phận của họ thường là “nhà tù hoặc nghĩa địa”. Cần phải nghe “tiếng than thầm lặng” của những người trẻ tuổi này, ngài nhấn mạnh như thế. Ngài nói rằng các mục tử nên theo gương giám mục Enrique Angelelli, của Giáo phận La Rioja, Argentina, người đã bị giết vào tháng 8 năm 1976 vì làm việc cho người nghèo và người bị áp bức thời độc tài quân phiệt. Ngài nói rằng vị giám mục này, mà án phong thánh đang được tiến hành, đã luôn luôn nhấn mạnh rằng ta nên thi hành thừa mục vụ “bằng một lỗ tai dành cho người dân và lỗ tai kia dành cho Tin Mừng”.
Đức cha Tissera nói thêm: "Ta không nên sợ người trẻ, họ là một chúc phúc cho nhân loại và cho giáo hội". Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác do các diễn giả nêu lên hôm nay bao gồm “sự khả tín của giáo hội” và việc giáo hội cần lắng nghe người trẻ, “không phải như một chiến lược nhưng vì các lý do thần học” và xin sự tha thứ cho các thời kỳ đã không đạt tiêu điểm trong việc đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc lạm dụng tình dục. Khoảng sáu vị trong số 25 nghị phụ Thượng Hội Đồng đã nêu lên vấn đề lạm dụng, đôi khi bằng những hạn từ rất thẳng thừng. Tổng Giám mục người Úc Anthony Fisher của Sydney đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Thượng Hội đồng Giám mục để chính thức xin lỗi những người trẻ vì tất cả những cách mà Giáo Hội Công Giáo và các thành viên của nó đã làm hại họ hoặc làm cho họ thất vọng.
Trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài xin lỗi “vì những hành động đáng xấu hổ của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân, đã vi phạm đối với các bạn hoặc những người trẻ khác giống như các bạn, và sự thiệt hại khủng khiếp đã thực hiện”.
Ngài đã xin lỗi “vì sự thất bại của quá nhiều giám mục và những người khác trong việc đáp ứng thích đáng khi việc lạm dụng đã được nhận diện, và phải làm mọi điều trong quyền hạn của họ để giữ cho các bạn được an toàn; và vì các thiệt hại nó đã gây cho sự khả tín của giáo hội và cho sự tín thác của các bạn. "
Ông Ruffini nói rằng những bài phát biểu mạnh mẽ nhất là của các nghị phụ Thượng Hội Đồng từ các quốc gia gốc của các di dân, ra đi do tình trạng chiến tranh hay nghèo đói. Bài gây cảm xúc mạnh mẽ nhất trong số này là của một giám mục từ châu Á. Cha Rosica cho biết ngài hy vọng các con số về di dân sẽ được công bố cho báo chí, cả một số bài phát biểu nữa.
Ngay lúc này, những bài phát biểu duy nhất có sẵn cho các nhà báo bởi phòng truyền thông của thượng hội đồng là những bài của các người trẻ góp ý và các bài phát biểu chính thức của tổng tường trình viên và thư ký của thượng hội đồng. Cả Ông Ruffini và Cha Antonio Spadaro, Dòng Tên, thư ký của ủy ban truyền thông, giải thích rằng lý do tại sao tên của các diễn giả và bản tóm tắt các đóng góp của họ không được công bố là để bảo đảm rằng mọi người có thể nói một cách tuyệt đối tự do tại thượng hội đồng. Ông Ruffini lưu ý rằng bất nghị phụ Thượng Hội Đồng nào cũng được tự do công bố bài phát biểu của mình cho các phương tiện truyền thông, nhưng đó là quyết định của ngài. Tuy nhiên, các nhà báo phản đối, cho rằng thông tin hạn chế được đưa ra trong cuộc họp báo, nơi chỉ có các chủ đề chính được trình bày, làm giảm đáng kể khả năng báo cáo đúng những gì đang xảy ra bên trong Thượng Hội Đồng.
Chiara Giaccardi, một nhà xã hội học và một trong các chuyên gia làm việc với văn phòng thư ký thượng hội đồng, là người phụ nữ duy nhất tại bàn chủ tọa buổi tường trình với báo chí hôm nay. Bà thừa nhận "hết sức ngạc nhiên" trước "sự thẳng thắn" - Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì gọi là "parrhesia" – được các nghị phụ Thượng Hội Đồng sử dụng trong các phát biểu sáng nay.
"Các vị không sử dụng ngôn từ hùng biện hay bọc đường", Tiến sĩ Giaccardis nói như thế, và một số "nói với cảm xúc". Bà nhận thấy "một bầu khí truyền thông rất thẳng thắn và chân chính" và cho rằng nhiều người trong số 34 người trẻ hiện diện, ngồi với nhau tại thượng hội đồng, đã bày tỏ việc họ đánh giá cao các bài phát biểu khác nhau bằng tiếng vỗ tay hoặc lời nói. Theo bà, đây là “một dấu hiệu tốt”. Bà mô tả những gì mình đã thấy sáng nay như "một cuộc cách mạng Copernic" bởi vì giáo hội đang ở trong thái độ lắng nghe, chứ không chỉ có nói, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu.
Ông Ruffini cho biết các chủ đề khác bao gồm “cảm xúc tính và tình dục tính”, “ơn gọi”, “gia đình như nơi để thông truyền đức tin” và "người trẻ sống tính tôn giáo của họ thế nào, không theo nghĩa loại trừ mà theo nghĩa một tôn giáo cởi với đối thoại”. Họ cũng nói về" lời tiên tri của người trẻ hướng tới tương lai và khả năng của họ nhìn về tương lai và việc giáo hội cần biết cách lắng nghe".
Một người trẻ Việt Nam, Giuse Cao Hữu Minh Trí, trong tư cách dự thính viên của Thượng Hội Đồng, cũng đã nói chuyện tại cuộc họp báo và nhấn mạnh sự cần thiết phải có niềm đam mê trong cuộc sống. Nhưng ông nói một số người "không thể tìm thấy một niềm đam mê nào" - họ thậm chí không thể tìm được việc làm, trong khi nhiều người khác "tìm thấy niềm đam mê sai lầm". Ông nói rằng ông thấy Thượng Hội Đồng rất gợi hứng và cảm thấy nó "có thể gợi hứng cho người trẻ, đặc biệt nhờ giáo huấn xã hội của giáo hội với việc nó tập chú vào phẩm giá con người, ích chung, liên đới và phụ đới”.
Bộ trưởng bộ truyền thông của Vatican đã đưa tin nóng hổi cho hay thượng hội đồng, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, đã bầu năm thành viên vào ủy ban thông tin, một vị từ mỗi lục địa: Hồng Y Gérald Lacroix (Canada), Wilfrid Napier (Nam Phi), Christoph Schönborn (Áo), Luis Antonio Tagle (Châu Á) và John Fisher (Úc). Nhưng trong cuộc họp báo, cũng có tiết lộ cho rằng thượng hội đồng thực sự đã bầu Hồng Y Robert Sarah cho châu Phi, nhưng ngài từ chối cuộc bầu cử "vì lý do cá nhân", và vì vậy Hồng Y Napier, người đứng thứ hai trong cuộc bầu cử, đã thay thế vị trí của ngài.
Tại buổi họp báo, Đức Giám Mục Tissera của Buenos Aires nói rằng các tham dự viên của thượng hội đồng được “khích lệ rất nhiều” bởi sự kiện này “Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện diện tại các phiên họp toàn thể và tham gia với họ trong giờ nghỉ giải lao và nói chuyện với họ một cách tự do”. Ngài chứng minh rằng Thượng Hội Đồng thực sự là "một cuộc cùng đi với nhau", không chỉ của nghị phụ Thượng Hội Đồng mà còn của những người trẻ hiện diện nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét