Trang

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Câu hỏi 70. Liệu một người đã được rửa tội có thể được rửa tội lại?

Câu hỏi 70. Liệu một người đã được rửa tội có thể được rửa tội lại?

(Từ Internet)
Bí tích Rửa Tội ban cho linh hồn một ấn tín không thể xoá nhoà. Vì lẽ đó, bí tích này chỉ có thể lãnh nhận một lần trong đời. Thật thế, khi chúng ta chết, chúng ta nói một cách loại suy rằng linh hồn có ấn tín bí tích Rửa Tội. Bí tích Rửa Tội và Truyền Chức Thánh cũng để lại một ấn tín không thể xoá nhoà trên linh hồn và do đó chỉ có thể lãnh nhận một lần trong đời. Xưng tội, Thánh thể và xức dầu bệnh nhân có thể được lãnh nhận nhiều lần theo nhu cầu. Phải xưng tội ít nhất một năm một lần vào Mùa Phục Sinh (bắt đầu vào thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào Chúa Nhật Mình Máu Thánh Chúa Kitô) nếu người đó ở trong tình trạng tội trọng. Việc rước lễ mỗi ngày được khuyến khích. Xức dầu bệnh nhân phải được ban mỗi khi một bệnh nhân trong tình trạng nguy tử, ví dụ như khi họ đang đi vào hôn mê. Bí tích hôn phối đôi khi có thể lãnh nhận hơn một lần nhưng chỉ trong những trường hợp người phối ngẫu qua đời hay hôn nhân vô hiệu.
Một vài Kitô hữu sử dụng thuật ngữ ‘rửa tội lại’, nhưng nó không phải là một phép nghịch hợp (oxymoron), vì một phép rửa thành sự tự bản chất không thể lặp lại. Bạn chỉ có thể trở thành con cái Thiên Chúa một lần và điều đó không bao giờ cần phải lặp lại hay bị đánh mất. Ví dụ, một đứa trẻ không thể tái sinh trong bệnh viện và không kỳ vọng để sống. Giáo luật cho phép bất cứ ai cũng có thể rửa tội trong trường hợp khẩn cấp. Bao lâu nước đổ xuống trên da và tuyên xưng đúng công thức Ba Ngôi, người đó được rửa tội một cách thành sự. Đây được gọi là phép rửa ngoại thường. Nếu đứa trẻ sống sót, thì em sẽ được đưa đến nhà thờ để làm điều được gọi là “các nghi thức bổ sung.” Nói các khác, không cử hành phép rửa mới hay thứ hai, nhưng những nghi thức khác như xức dầu, tuyên xưng đức tin bởi cha mẹ và người đỡ đầu cần phải được thực hiện để bổ sung chiều kích phụng vụ của bí tích. Sổ Rửa Tội ghi nhận phép rửa xảy ra vào ngày ở bệnh viện và các nghi lễ được bổ khuyết vào một ngày khác trong nhà thờ.
Có một tiến trình tương tự được biết đến như là phép rửa với điều kiện. Công thức tương tự với công thức phép rửa thông thường ngoại trừ những từ: “Cha rửa con với điều kiện”. Phép rửa với điều kiện được thực hiện khi ứng viên của các bí tích không thể chứng minh là anh đã được rửa tội hay nếu có nghi ngờ chất thể hay tính thành sự của bí tích. Nếu không có tài liệu nào. Không có sự chắc chắn luân lý và vì sự cần thiết bí tích rửa tội, phép rửa với điều kiện được khuyến khích. Điều này có thể nảy sinh sau một tại nạn khi một người đang nguy tử. Cũng thế, một vài giáo phái có thể tuyên bố họ là Kitô giáo nhưng thực tế thì không phải thế vì họ không tin vào giáo lý Ba Ngôi và họ cũng không sử dụng công thức Ba Ngôi cho phép rửa. Trong những trường hợp này, một ứng viên có thể được nhận vào Giáo Hội Công Giáo để được rửa tội một cách thích hợp.
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D., The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, (Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 102-103.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét