Trang

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

GĐPV : Linh mục không dâng lễ có thể cho rước lễ chăng?


Giải đáp phụng vụ: Linh mục không dâng lễ có thể cho rước lễ chăng?
Nguyễn Trọng Đa

 

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con được nghe nói rằng một linh mục không tham gia Thánh lễ (nghĩa là, không cử hành, không đồng tế hoặc không dự Thánh lễ) không được phép cho rước lễ trong Thánh lễ ấy, do ngài là không phù hợp để cho rước lễ. Điều này có nghĩa là một linh mục không thể chỉ đến, cho rước lễ, rồi lại đi ra về. Thưa cha, việc này là đúng không? Có luật phụng vụ nào nói về vấn đề này không? - L. P., Macau.


Đáp: Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), trong khi mô tả Thánh Lễ có giáo dân (mà không có một phó tế hoặc các linh mục đồng tế), nói như sau:

“162. Các linh mục hiện diện có thể giúp chủ tế cho rước lễ. Nếu không có linh mục và số người rước lễ quá đông, chủ tế có thể kêu giúp đỡ các thừa tác viên ngoại thường, nghĩa là thầy có chức giúp lễ và những tín hữu khác được đề cử vào việc này. Trong trường hợp cấp bách, chủ tế có thể cử những tín hữu xứng đáng.

“Các thừa tác viên này không đến bàn thờ trước khi vị tư tế rước lễ và luôn luôn nhận các bình đựng Mình Máu Thánh để cho tín hữu rước từ tay vị chủ tế”.

Sau đó, khi mô tả Thánh lễ có một phó tế phụ lễ, Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:

“182. Sau khi vị tư tế rước lễ, thầy phó tế rước lễ dưới hai hình từ tay ngài, rồi giúp ngài cho giáo dân rước lễ. Nếu giáo dân rước lễ dưới hai hình, chính thầy cầm chén cho rước Máu Thánh, rồi liền đó thầy kính cẩn rước hết tại bàn thờ Máu Thánh còn lại, nều cần có thể nhờ các phó tế khác và linh mục giúp đỡ” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) tuyên bố như sau:

“88. Các tín hữu thường được rước Thánh Thể trong Thánh Lễ hay vào thời gian được chính nghi lễ ấn định, nghĩa là liền sau khi linh mục chủ tế rước lễ. Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, và, nếu có dịp, các linh mục khác hay các phó tế giúp ngài ; Thánh Lễ không được tiếp tục khi các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các quy tắc của giáo luật, chỉ trong trường hợp cần thiết” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Tất cả các tài liệu trên nói trong một cách thức nào đó rằng các linh mục hiện diện nhưng không đồng tề, có thể giúp cho rước lễ. Các tài liệu đều im lặng về việc liệu sự hiện diện này là suốt trong Thánh Lễ, hay sự hiện diện chỉ để cho rước lễ mà thôi.

Bạn đọc của chúng ta nêu ra hai câu hỏi. Thứ nhất, có là bất hợp lệ không khi một linh mục chỉ đến cho rước lễ? Thứ hai, có là không thích hợp chăng?

Từ quan điểm luật pháp, tôi sẽ nói rằng các tài liệu trên, và sự thực hành lịch sử, ủng hộ tính hợp pháp của việc cho rước lễ.

Mặc dù là không hoàn toàn rõ ràng như điểm cần phải nắm rõ, sự ưu tiên rõ ràng của huấn thị Redemptionis Sacramentum, đối với các linh mục và phó tế hơn các thừa tác viên ngoại thường, dường như ủng hộ việc thực hành được bạn đọc này nêu ra.

Trước khi thiết lập chức năng của các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ, và phục hồi lễ đồng tế, không có sự tùy chọn khả thi để các linh mục đến giúp cho rước lễ, đặc biệt là vào các ngày lễ trọng khi có nhiều người rước lễ. Do đó, không chỉ không có luật chống lại một linh mục đến từ phòng thánh giúp cho rước lễ, nhưng đây là thói lệ bình thường và hoàn toàn phù hợp với luật phụng vụ. Thật vậy, chính một trong các nhiệm vụ thông thường của một linh mục là sẵn sàng giúp cho rước lễ trong nhiều Thánh Lễ, vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.

Không có sự thay đổi trong luật, vốn có thể gợi ý rằng sự thực hành này hiện nay là bị cấm. Tương tự như vậy, bất cứ khi nào một Thánh lễ lớn được cử hành trong hình thức ngoại thường, việc cho rước lễ như thế là sự thực hành đúng đắn.

Cũng phải nhắc lại rằng các linh mục và phó tế là các thừa tác viên bình thường để cho rước lễ, và có thể thực thi thừa tác này bất cứ lúc nào.

Đúng là hoàn cảnh đã thay đổi, và tình trạng này có lẽ là không phổ biến hiện nay. Ngay cả khi có nhiều hơn một linh mục trong giáo xứ, các ngài thường có các hoạt động mục vụ đồng thời, vốn làm cho việc giúp cho rước lễ là không thể được.

Tuy nhiên, trong khi thừa nhận tính hợp pháp của việc thực hành, chúng ta có thể hỏi xem liệu đó có phải là thủ tục tốt nhất và phù hợp nhất hay không.

Thí dụ, ngày nay có một nhận thức và kỳ vọng nhất định rằng các người thực thi một thừa tác trong buổi cử hành nên là thành phần của cộng đoàn và tham gia đầy đủ, và đó là lý tưởng. Trong ý nghĩa này, trong khi sự chỉ giúp vào lúc rước lễ vẫn là một lựa chọn hợp pháp như một sự thực thi thừa tác bình thường, tốt hơn linh mục nên đồng tề nếu có thể được.

Trong thời gian trước đây, khi các linh mục thường đến để cho rước lễ, việc thông thường nhất là lấy một Bình thánh lớn từ nhà tạm, cho rước lễ, cất Bình thánh, rửa tay và trở vào phòng thánh.

Nhưng ngày nay, thường có rước lễ dưới hai hình. Trong các trường hợp này, thật là hơi phức tạp cho một linh mục không tham gia Thánh lễ và chỉ đơn giản đi vào để cho rước lễ.

Thí dụ, mặc dù một linh mục không tham gia Thánh lễ có thể giúp cho rước lễ, ngài không nên tráng chén, đặc biệt nếu điều này đòi hỏi phải rước hết các mảnh bánh lớn, hoặc rước hết Máu thánh còn lại nơi chén thánh. Các việc này nên dành cho các thừa tác viên tham gia toàn bộ Thánh lễ.

Do đó, các hoàn cảnh này đã thay đổi, trong khi tránh xem việc một linh mục thực thi thửa tác bình thường của ngài như là một sự gì không thích hợp, linh mục nên giới thiệu một lưu ý thận trọng, chẳng hạn để tránh việc cho rước lễ ngoài Thánh Lễ.

Tóm lại, việc một linh mục đi vào buổi lễ để cho rước lễ là hợp pháp và đúng đắn. Tuy nhiên, trong hình thức bình thường, việc này không trình bày một mô hình lý tưởng xét từ quan điểm phụng vụ, vốn ưa thích thừa tác này được thực hiện bởi các vị đồng tế hơn, nếu có thể được. (Zenit.org 4-12-2018)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét