Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 13)
6/23/2017
6/23/2017
Đâu là điển hình của tính đa dạng Công Giáo trong hành động?
Ta hãy xem một điều khá căn bản, như thái độ đối với nền văn hóa chung quanh chẳng hạn. Đối với điều vốn được truyền thống Công Giáo gọi là “thế gian”, nghĩa là sinh hoạt ở bên ngoài Giáo Hội, ta thấy luôn có hai luồng tư tưởng nền tảng. Một là điều ta có thể gọi là chính sách cởi mở, nhấn mạnh tới việc đối thoại với thế giới, giả thiết thiện chí của nó và gặp gỡ nó “giữa đường” vì đây là ý nghĩa của việc làm một nhà truyền giáo. Điều kia là bản năng pháo đài, coi thế giới như lưỡng nghĩa nước đôi và đôi khi còn thù nghịch nữa, và do đó, cổ vũ một Giáo Hội chỉ biết nhìn vào bên trong, để trung thực với chính mình.
Ta có thể tìm thấy vết tích của hai luồng tư tưởng trên ngay từ thời các Giáo Phụ. Thế kỷ thứ hai, chẳng hạn, Thánh Giustinô Tử Đạo nồng nhiệt mô tả các triết gia tiền Kitô Giáo như Sôcrát, Platông, và Aristốt là “các hạt giống của Lời”, ám chỉ Chúa Kitô, vốn là “Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa”. Nhưng người đồng thời với ngài là Tertullianô thì không cởi mở như thế. Là bậc thầy nguyên thủy của khoa tu từ học Kitô Giáo, Tertullianô đặt câu hỏi nổi tiếng sau đây: “Nhã Điển (Athens) đâu có gì liên quan tới Giêrusalem?” Trọng điểm của ông là: lén đưa quá nhiều di sản triết lý và tôn giáo của Hy Lạp và La Mã vào Kitô Giáo có nguy cơ làm lu mờ tính khác biệt triệt để của Chúa Giêsu Kitô.
Sự tương phản trên vẫn còn rất sống động trong Giáo Hội ngày nay. Gần ở cuối thể liên tục Giustinô, ta thấy có những sáng kiến như dự án Sân Ngoại Giáo phát động năm 2010 bởi Đức Hồng Y người Ý, Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa. Kiểu nói này có ý nhắc đến khoảng sân trống của Đền Thờ Do Thái xưa, nơi người ngoại giáo có thể bước vào, và mục đích của dự án là tạo nên các liên hệ bằng hữu giữa người Công Giáo và người bất khả tri.
Tháng Ba năm 2011, dự án Sân Ngoại Giáo đã tổ chức một biến cố lớn ở Paris, đồng bảo trợ bởi Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Đại Học Sorbonne; biến cố này giúp các nhân vật nổi tiếng của Công Giáo đàm đạo với các nhà hoạt động chính trị như cựu thủ tướng Ý Giuliano Amato và lãnh tụ Tiệp Pavel Fischer. Tại Sorbonne, Đức Hồng Y Ravasi và các nhà trí thức Công Giáo đàm đạo với các nhà tư tưởng bất khả tri hàng đầu như Julia Kristeva, một nhà phân tâm học duy nữ, Axel Kahn, một chuyên viên về ký hiệu học (semiotics) và là nhà khoa học và di truyền học, và triết gia Bernard Bourgeois. Biến cố này kết thúc bằng một cuộc tụ tập của người trẻ trước Nhà Thờ Notre Dame đồ sộ ở Paris, với âm nhạc và trình diễn bi kịch bởi các nghệ sĩ hàng đầu của Pháp, nhằm vào cả người tin lẫn người không tin. Sau đó, cửa nhà thờ chính tòa đã mở tung, và đối với những người quan tâm, một buổi cầu nguyện cảm động đã được Cộng Đồng đại kết Taizé tổ chức.
Dịp ấy, Đức Hồng Y Ravasi phát biểu rằng “Cuộc gặp gỡ giữa các người tin và các người không tin diễn ra khi họ từ bỏ khoa hộ giáo dữ dằn và khoa mạo phạm phá hoại, biểu lộ nhiều động lực sâu sắc cho cả niềm hy vọng của người tin lẫn sự do dự của người bất khả tri”. Ngài cũng nhận diện một cách rõ ràng các loại nhân cách không thích đáng cho một cuộc trao đổi như thế: đó là “một ai đó xác tín mình đã sở hữu mọi câu trả lời, chỉ còn nhiệm vụ phải áp đặt các câu trả lời này mà thôi”.
Gần ở cuối thể liên tục Tertullianô, ta thấy có thị trấn Ave Maria ở Florida, được thành lập năm 2005 giữa một cánh đồng trước đây trồng cà chua, rộng 5,000 mẫu Anh (acres), tọa lạc gần Immokalee và Naples. Nó là con đẻ của một người đàn ông độc thân, nguyên sáng lập viên và chủ tịch điều hành của Domino’s Pizza, Tom Monaghan; ông vốn là một người Công Giáo sùng đạo, với mục tiêu có thề hứa sẽ chết không đồng xu sau khi dâng hết tiền bạc của mình cho các chính nghĩa Công Giáo. Tòa nhà chính của thị trấn là ngôi nhà thờ chính toà đồ sộ với bức tượng Truyền Tin cao 30 bộ Anh, diễn tả việc sứ thần Gabriel hiện ra với Trinh Nữ Maria để loan báo cho ngài hay ngài sẽ mang thai hài nhi Giêsu. Thị trấn này được xây dựng quanh Đại Học Ave Maria, mà theo mộng ước của Monaghan sẽ là “Đại Học Notre Dame ở phương Nam” nhưng khác biệt ở lòng trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng và huấn quyền Giáo Hội. Triết lý hành động Công Giáo của Ave Maria đã được dự kiến một cách bao trùm đến nỗi Monaghan yêu cầu các tiệm thuốc và các bệnh xá của thị trấn thỏa thuận không cung cấp phương tiện ngừa thai hoặc thực hiện các vụ phá thai, còn các tiệm địa phương được khuyến khích không bán các văn hóa phẩm khiêu dâm. Thoạt đầu đã có người đặt vấn đề: không biết Monaghan có thẩm quyền hợp pháp để yêu cầu các điều này không. Nhưng căn cứ vào các yếu tố dân số Công Giáo của thị trấn, chắc chắn chẳng có bao nhiêu sản phẩm thuộc các loại này bày bán ở đây.
Trong giai đoạn này, không thể nói thị trấn hay trường đại học trên sẽ phát triển ra sao. Đối với chúng ta ở đây, điều đáng để ý là coi Ave Maria như một ẩn dụ. Về một số phương diện, nó là điển hình hiển thị nhất và được tài trợ nhiều nhất của bản năng pháo đài trong Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ: rút khỏi nền văn hóa rộng lớn hơn bằng cách xây dựng một cộng đoàn với ý hướng bao trùm. Người ta có thể coi đây gần như là một dịch bản thế kỷ 21 của bản năng contemptus mundi (khinh chê thế gian) do phong trào đơn tu ngày xưa tạo ra.
Chắc chắn, các kiến trúc sư của cả Sân Ngoại Giáo lẫn Ave Maria đều nhấn mạnh rằng họ nhìn thấy các nguy cơ. Đức Hồng Y Ravasi luôn nhấn mạnh rằng bản sắc Công Giáo rõ ràng là điều kiện tiên quyết để đối thoại với những người không tin. Trong khi dó, các viên chức ở Ave Maria cho hay mục đích của họ không phải là bỏ xã hội, nhưng là giáo dục một thế hệ mới các người Công Giáo có khả năng biến cải xã hội này dưới ánh sáng Tin Mừng. Phần lớn người Công Giáo có lẽ sẽ nói thế này: cần có chỗ trong Giáo Hội cho cả những người, như Đức Hồng Y Ravasi, đứng trên các tuyến đầu văn hóa, lẫn những người, như Ave Maria, tạo nên những vùng để đào tạo cảm thức mạnh về căn tính Công Giáo. Nói cách khác, Đạo Công Giáo cần cả các cửa mở rộng lẫn các nơi đóng kín. Tuy nhiên, sự tương phản giữa hai dự án này cho thấy một loạt nhiều cách rất khác nhau trong đó người Công Giáo của đầu thế kỷ 21 có thể thương thảo mối liên hệ của họ với thế giới bên ngoài.
Còn tiếp
Ta hãy xem một điều khá căn bản, như thái độ đối với nền văn hóa chung quanh chẳng hạn. Đối với điều vốn được truyền thống Công Giáo gọi là “thế gian”, nghĩa là sinh hoạt ở bên ngoài Giáo Hội, ta thấy luôn có hai luồng tư tưởng nền tảng. Một là điều ta có thể gọi là chính sách cởi mở, nhấn mạnh tới việc đối thoại với thế giới, giả thiết thiện chí của nó và gặp gỡ nó “giữa đường” vì đây là ý nghĩa của việc làm một nhà truyền giáo. Điều kia là bản năng pháo đài, coi thế giới như lưỡng nghĩa nước đôi và đôi khi còn thù nghịch nữa, và do đó, cổ vũ một Giáo Hội chỉ biết nhìn vào bên trong, để trung thực với chính mình.
Ta có thể tìm thấy vết tích của hai luồng tư tưởng trên ngay từ thời các Giáo Phụ. Thế kỷ thứ hai, chẳng hạn, Thánh Giustinô Tử Đạo nồng nhiệt mô tả các triết gia tiền Kitô Giáo như Sôcrát, Platông, và Aristốt là “các hạt giống của Lời”, ám chỉ Chúa Kitô, vốn là “Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa”. Nhưng người đồng thời với ngài là Tertullianô thì không cởi mở như thế. Là bậc thầy nguyên thủy của khoa tu từ học Kitô Giáo, Tertullianô đặt câu hỏi nổi tiếng sau đây: “Nhã Điển (Athens) đâu có gì liên quan tới Giêrusalem?” Trọng điểm của ông là: lén đưa quá nhiều di sản triết lý và tôn giáo của Hy Lạp và La Mã vào Kitô Giáo có nguy cơ làm lu mờ tính khác biệt triệt để của Chúa Giêsu Kitô.
Sự tương phản trên vẫn còn rất sống động trong Giáo Hội ngày nay. Gần ở cuối thể liên tục Giustinô, ta thấy có những sáng kiến như dự án Sân Ngoại Giáo phát động năm 2010 bởi Đức Hồng Y người Ý, Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa. Kiểu nói này có ý nhắc đến khoảng sân trống của Đền Thờ Do Thái xưa, nơi người ngoại giáo có thể bước vào, và mục đích của dự án là tạo nên các liên hệ bằng hữu giữa người Công Giáo và người bất khả tri.
Tháng Ba năm 2011, dự án Sân Ngoại Giáo đã tổ chức một biến cố lớn ở Paris, đồng bảo trợ bởi Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Đại Học Sorbonne; biến cố này giúp các nhân vật nổi tiếng của Công Giáo đàm đạo với các nhà hoạt động chính trị như cựu thủ tướng Ý Giuliano Amato và lãnh tụ Tiệp Pavel Fischer. Tại Sorbonne, Đức Hồng Y Ravasi và các nhà trí thức Công Giáo đàm đạo với các nhà tư tưởng bất khả tri hàng đầu như Julia Kristeva, một nhà phân tâm học duy nữ, Axel Kahn, một chuyên viên về ký hiệu học (semiotics) và là nhà khoa học và di truyền học, và triết gia Bernard Bourgeois. Biến cố này kết thúc bằng một cuộc tụ tập của người trẻ trước Nhà Thờ Notre Dame đồ sộ ở Paris, với âm nhạc và trình diễn bi kịch bởi các nghệ sĩ hàng đầu của Pháp, nhằm vào cả người tin lẫn người không tin. Sau đó, cửa nhà thờ chính tòa đã mở tung, và đối với những người quan tâm, một buổi cầu nguyện cảm động đã được Cộng Đồng đại kết Taizé tổ chức.
Dịp ấy, Đức Hồng Y Ravasi phát biểu rằng “Cuộc gặp gỡ giữa các người tin và các người không tin diễn ra khi họ từ bỏ khoa hộ giáo dữ dằn và khoa mạo phạm phá hoại, biểu lộ nhiều động lực sâu sắc cho cả niềm hy vọng của người tin lẫn sự do dự của người bất khả tri”. Ngài cũng nhận diện một cách rõ ràng các loại nhân cách không thích đáng cho một cuộc trao đổi như thế: đó là “một ai đó xác tín mình đã sở hữu mọi câu trả lời, chỉ còn nhiệm vụ phải áp đặt các câu trả lời này mà thôi”.
Gần ở cuối thể liên tục Tertullianô, ta thấy có thị trấn Ave Maria ở Florida, được thành lập năm 2005 giữa một cánh đồng trước đây trồng cà chua, rộng 5,000 mẫu Anh (acres), tọa lạc gần Immokalee và Naples. Nó là con đẻ của một người đàn ông độc thân, nguyên sáng lập viên và chủ tịch điều hành của Domino’s Pizza, Tom Monaghan; ông vốn là một người Công Giáo sùng đạo, với mục tiêu có thề hứa sẽ chết không đồng xu sau khi dâng hết tiền bạc của mình cho các chính nghĩa Công Giáo. Tòa nhà chính của thị trấn là ngôi nhà thờ chính toà đồ sộ với bức tượng Truyền Tin cao 30 bộ Anh, diễn tả việc sứ thần Gabriel hiện ra với Trinh Nữ Maria để loan báo cho ngài hay ngài sẽ mang thai hài nhi Giêsu. Thị trấn này được xây dựng quanh Đại Học Ave Maria, mà theo mộng ước của Monaghan sẽ là “Đại Học Notre Dame ở phương Nam” nhưng khác biệt ở lòng trung thành tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng và huấn quyền Giáo Hội. Triết lý hành động Công Giáo của Ave Maria đã được dự kiến một cách bao trùm đến nỗi Monaghan yêu cầu các tiệm thuốc và các bệnh xá của thị trấn thỏa thuận không cung cấp phương tiện ngừa thai hoặc thực hiện các vụ phá thai, còn các tiệm địa phương được khuyến khích không bán các văn hóa phẩm khiêu dâm. Thoạt đầu đã có người đặt vấn đề: không biết Monaghan có thẩm quyền hợp pháp để yêu cầu các điều này không. Nhưng căn cứ vào các yếu tố dân số Công Giáo của thị trấn, chắc chắn chẳng có bao nhiêu sản phẩm thuộc các loại này bày bán ở đây.
Trong giai đoạn này, không thể nói thị trấn hay trường đại học trên sẽ phát triển ra sao. Đối với chúng ta ở đây, điều đáng để ý là coi Ave Maria như một ẩn dụ. Về một số phương diện, nó là điển hình hiển thị nhất và được tài trợ nhiều nhất của bản năng pháo đài trong Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ: rút khỏi nền văn hóa rộng lớn hơn bằng cách xây dựng một cộng đoàn với ý hướng bao trùm. Người ta có thể coi đây gần như là một dịch bản thế kỷ 21 của bản năng contemptus mundi (khinh chê thế gian) do phong trào đơn tu ngày xưa tạo ra.
Chắc chắn, các kiến trúc sư của cả Sân Ngoại Giáo lẫn Ave Maria đều nhấn mạnh rằng họ nhìn thấy các nguy cơ. Đức Hồng Y Ravasi luôn nhấn mạnh rằng bản sắc Công Giáo rõ ràng là điều kiện tiên quyết để đối thoại với những người không tin. Trong khi dó, các viên chức ở Ave Maria cho hay mục đích của họ không phải là bỏ xã hội, nhưng là giáo dục một thế hệ mới các người Công Giáo có khả năng biến cải xã hội này dưới ánh sáng Tin Mừng. Phần lớn người Công Giáo có lẽ sẽ nói thế này: cần có chỗ trong Giáo Hội cho cả những người, như Đức Hồng Y Ravasi, đứng trên các tuyến đầu văn hóa, lẫn những người, như Ave Maria, tạo nên những vùng để đào tạo cảm thức mạnh về căn tính Công Giáo. Nói cách khác, Đạo Công Giáo cần cả các cửa mở rộng lẫn các nơi đóng kín. Tuy nhiên, sự tương phản giữa hai dự án này cho thấy một loạt nhiều cách rất khác nhau trong đó người Công Giáo của đầu thế kỷ 21 có thể thương thảo mối liên hệ của họ với thế giới bên ngoài.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét