NGUỒN GỐC TỘI LỖI
Vũ khí mạnh nhất để chống lại tội dâm dục là đức khiêm nhường. Các dạng tư tưởng hành vi tội lỗi có nguyên nhân sâu xa. Nếu chúng ta muốn chấm dứt hậu quả xấu xa, chúng ta phải tấn công vào nguồn gốc của nó: Nhổ cỏ phải nhổ tận rễ. Gốc rễ của tội xác thịt không là ước muốn nhục dục, mà là lòng kiêu ngạo.
Chúng ta sống trong thời đại bị ảnh hưởng thuyết Darwin về sinh học và tâm lý học, thế nên chúng ta dễ hấp thụ cách hiểu nào đó về chủ nghĩa tự nhiên. Một cách hiểu như vậy cho rằng sự ham muốn tình dục và sự thôi thúc của chúng ta là “tàn dư” của tổ tiên, do đó chúng ta phải xử lý bằng những cách kiềm chế mang tính cá nhân và xã hội.
Đây là viễn cảnh rất mâu thuẫn. Cách này coi chúng ta vừa là nạn nhân vừa là quái vật. Một mặt chúng ta là nạn nhân tình dục của quá khứ, một mặt chúng ta là những quái vật tình dục nếu chúng ta thể hiện xung động theo cách không được xã hội chấp nhận.
Đó cũng là cách giải thích theo quan điểm sử dụng vấn nạn tình dục. Các mức độ về sự đồi bại, sự bóp méo, và sự hủy hoại thuộc về bản chất như vậy mà hầu như mọi người cho rằng có những điều chúng ta không còn cách nói nào hơn là xấu xa.
TÍNH DỤC KHÔNG LÀ VẤN ĐỀ
Thật ngạc nhiên về sự xung động thú tính nội tại của chúng ta phải xử lý với ý muốn di truyền: sự sinh sản. Không có bản năng khác có nhiều hướng lệch lạc về cách thể hiện. Văn hóa của chúng ta không thể theo kịp cách định nghĩa mở rộng về tính dục. Danh từ đa dạng: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới tính, đa thê, người kỳ quặc,... Điều này có thể là tuyệt đối, nhưng cũng thật lố bịch.
Từ khi thuyết Darwin từ chối nền tảng quy định giá trị luân lý cho điều gì đó, chúng ta không thể nói cái gì đó là “trụy lạc” bởi vì từ ngữ này có ý nghĩa về luân lý. Thế nên chúng ta tìm cách giải quyết vấn đề trụy lạc giới tính bằng cách loại bỏ khái niệm về sự trụy lạc tính dục. Nhưng điều này không thể định tỷ lệ để chấp nhận những cách thể hiện tính dục mà không hủy hoại con người và xã hội.
Điều đó không tác dụng, bởi vì vấn đề gốc rễ thực sự không là vấn đề tính dục.
NGUỒN GỐC MỌI TỘI LỖI
Kinh Thánh chẩn đoán điều gì về sự trụy lạc giới tính? Chúng ta thường gọi sự thất thường tính dục là gì? Thánh Phaolô nói rõ: “Tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội. Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết. Vì thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục vọng mà làm những điều ô uế, khiến thân thể họ ra hư hèn. Thay vì Thiên Chúa thật, họ đã theo những thần giả; họ đã tôn thờ những loài thọ tạo, thay vì chính Đấng Tạo Hoá. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen. Bởi thế, Thiên Chúa đã để mặc họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên. Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình” (Rm 1:21-27).
“Sự lầm lạc” nói tới tội xác thịt liên quan cả khác giới và đồng giới, kể cả các cách thể hiện khác, là cách biểu hiện của nhân loại lạc hướng của Tạo Hóa. Nguồn gốc của sự trụy lạc là tính kiêu ngạo. Kiêu ngạo là “lỗ đen” của sự ích kỷ trong bản chất sa ngã của nhân loại. Bản chất của kiêu ngạo là phá hoại, chỉ biết mình, coi thường người khác, thậm chí coi Thiên Chúa là người đáp ứng nhu cầu do lòng kiêu ngạo đòi hỏi.
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tính kiêu ngạo. Chúng ta luôn cho mình là “số dzách”, ai hơn mình thì mình không ưa, muốn tìm dịp để hạ bệ họ, nói hành nói tỏi đủ thứ, thậm chí còn bịa chuyện để họ mang tiếng xấu. Chúng ta kiêu ngạo vì muốn chứng tỏ mình là người tốt. Thật là khốn nạn quá!
Thói tham lam là thói kiêu ngạo ảnh hưởng và tác động cách định hướng của chúng ta đối với thực phẩm hoặc tiền bạc, thói vô luân tính dục và sự trụy lạc là thói kiêu ngạo ảnh hưởng và tác động cách định hướng của chúng ta đối với tính dục. Tội xác thịt thúc giục tính kiêu ngạo loại bỏ Thiên Chúa để được tự do sử dụng người khác mà có lợi cho chính mình.
KIÊU NGẠO CÁ NHÂN, XÉT XỬ TẬP THỂ
Điều này không có nghĩa là có sự liên quan chính xác giữa bản chất thất thường riêng về tính dục và sự nổi loạn cá nhân chống lại Thiên Chúa. Chúng ta sinh ra đã có máu phản động chống lại Thiên Chúa. Nhưng bản năng giới tính được định hình bằng sự ảnh hưởng sinh học, cá nhân, gia đình, văn hóa và xã hội. Một số yếu tố chúng ta có bẩm sinh, một số yếu tố có thể do thụ động, và một số yếu tố khác do chúng ta ấp ủ và nuôi dưỡng. Kinh Thánh đề cập mọi yếu tố này.
Khi nói rằng Thiên Chúa để mặc cho một dân tộc “ở trong thói tham lam của tâm hồn họ đối với sự ô uế”, Thánh Phaolô đề cập sự phán xét tập thể. Một dân tộc càng tách mình ra khỏi luật pháp của Thiên Chúa, Thiên Chúa càng để mặc họ thể hiện thói kiêu ngạo, hậu quả là họ bị hủy hoại giới tính. Vì thế, chúng ta phải nhớ rằng dù định hướng giới tính thế nào, vấn đề chung hay riêng không là giới tính, mà là lòng kiêu ngạo.
BẠN KHÔNG SỞ HỮU CHÍNH MÌNH
Vũ khí mạnh nhất của chúng ta khi chống lại tội xác thịt không là nhốt nó vào lồng sắt, cũng không là chịu đựng sự lạc hướng tính dục, mà là đức khiêm nhường sâu xa. Đức khiêm nhường là cách nhận thức sâu sắc và chân nhận rằng chúng ta không sở hữu chính mình. Đó là lý do mà Thánh Phaolô đã khuyên giáo đoàn Côrintô về tội xác thịt: “Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1 Cr 6:18-20).
Vâng, đào vi thượng sách. Chạy trốn cơn cám dỗ là hành động cần thiết. Nhưng hãy chú ý rằng Thánh Phaolô không nhấn mạnh vào cách cư xử hoặc được thoát khỏi vòng vây của ma quỷ, cả hai đều là thực tế về kinh nghiệm phức tạp của nhân loại, và vì thế có nơi nào đó khi chúng ta chiến đấu chống lại tội xác thịt. Thánh Phaolô coi vấn đề đầu tiên trong cuộc chiến của chúng ta là tính kiêu ngạo còn lại trong chúng ta.
Lý do quan yếu đối với sự tự do của chúng ta là tâm niệm thực tế tâm linh này: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20).
Điều này có nghĩa là chúng ta không sở hữu chính mình. Đây là dạng khiêm nhường triệt tiêu tội lỗi, là cái chết của tính kiêu ngạo và sức mạnh của nó đối với chúng ta.
Tự do không có nghĩa là tự do thể hiện ước muốn giới tính đầy kiêu ngạo. Tự do là khiêm nhường nhận biết rằng chúng ta không sở hữu chính mình, do đó không được phép nô lệ cho tính kiêu ngạo, mà tự do là chính con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên: Nhân chi sơ tính bổn thiện.
Hãy nghe Thánh Phaolô khuyên: “Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là những người trong dân thánh. Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả: đó là những điều không nên; trái lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn. Anh em phải biết rõ điều này: không một kẻ gian dâm, ô uế hay tham lam nào – mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng – được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức Kitô và của Thiên Chúa” (Ep 5:3-5).
JON BLOOM (DesingGod.org)
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét