Trang

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Đức Giáo hoàng nghĩ gì về giới tính?

Đức Giáo hoàng nghĩ gì về giới tính?

famillechretienne.fr, Sophie Lutz, 2017-05-30
Có một công việc lý thú để cùng làm với gia đình về chủ đề tình yêu, đó là đọc Tông huấn Niềm vui Yêu thương: đọc một chủ đề đặc biệt và tìm xem Đức Giáo hoàng muốn nói gì. Chẳng hạn về giới tính. Khi đọc lướt nhanh lần đầu, tôi nghĩ: “Gần như ngài không nói tới vấn đề này, chỉ một hoặc hai trang”. Những người chung quanh tôi thì nói, “chẳng có gì lớn chuyện”. Nhưng khi tôi đọc kỹ hơn, theo như chính Đức Giáo hoàng đề nghị ngay từ đầu: đọc tông huấn không phải đọc toàn bộ, nhưng đọc một vấn đề chính xác mà mình quan tâm. Và thế là tôi tìm được một bài huấn giáo tuyệt vời về giới tính, trải dài trong suốt tông huấn, chỉ không phải ở một vài đoạn được trông thấy dễ dàng.
Một thực tế xuyên qua tất cả
Vì thế khi đọc kỹ sẽ thấy rõ ràng, giới tính không phải chỉ là một chủ đề riêng biệt nhưng là một thực tế đi xuyên qua tất cả các chủ đề khác, kể cả trong đoạn cuối nói về thiêng liêng tính trong đời sống vợ chồng. Sự xuyên qua này tự chính nó cũng đã là một chỉ dẫn rõ ràng. Không phải do ngẫu nhiên mà đức tin của chúng ta là đức tin của Ngôi Lời xuống thế làm người, Ngôi Lời nhập thể. Không có gì ghi trong cơ thể chúng ta mà xa lạ với Ngài. Và cơ thể có giới tính của chúng ta cũng không xa lạ gì với bất cứ sinh hoạt hàng ngày nào của chúng ta.
Điểm nổi bật là Đức Phanxicô ngừng lại nhiều ở chủ đề lạc thú, không phải trong những trang viết về nó, nhưng khi ngài giải thích cho chúng ta thế nào là niềm vui. Khi đó chúng ta hiểu được thế nào, cái nhìn trong tinh thần kitô về lạc thú được triển nở đến mức nào, lạc thú nhân gấp bội khi nó luôn liên kết với niềm vui của tình yêu. Trong thời buổi mà lạc thú bị hủy hoại vì thói tiêu thụ ngấu nghiến và vị kỷ, thì khi một lạc thú biết chấp nhận các giới hạn của nó, thì nó không chết nhưng lại mang đến niềm vui.
Cuộc cách mạng của sự dịu dàng
Đức Giáo hoàng cũng mang đến một cái nhìn đẹp về cơ thể hữu tính, cảm nghiệm sâu đậm của Đức Gioan-Phaolô II (được trích nhiều trong tông huấn) và của Đức Bênêđictô XVI, rõ ràng cho thấy thần học về cơ thể không bị dừng lại, nhưng luôn được khám phá và trao truyền. Chúng ta đừng để mình rụt rè: đây không phải chỉ dành cho người trí thức! Nó ở trong tầm tay của chúng ta.
Kế đó, sự phát triển lâu dài về đối thoại mang đến nhiều lời khuyên cụ thể, có thể áp dụng cho đối thoại mật thiết của cơ thể và của tâm hồn. Như Đức Phanxicô đã nói về sự dịu dàng ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình, bây giờ ngài vẫn còn tiếp tục giáo huấn về cách mạng của sự dịu dàng. Đây là chìa khóa cho niềm vui của tình yêu. Chìa khóa mà không có nó, giới tính bị biến chất.
Một lối đi chính xác mà cơ sở hôn nhân và sự đòi hỏi trung thành của nó, sẽ không giết chết tình yêu, cũng không giết chết tình dục, nhưng ngược lại, nó làm cho chúng ta đi ra khỏi tuổi vị thành niên để có thể có được sự trưởng thành đích thực, chấp nhận các biến đổi của thời gian, luôn nhiều tình thương hơn, chứ không phải ít hơn.
Nếu chúng ta muốn có một công thức để tóm tắt năng động mà Đức Giáo hoàng mong thổi vào trong sự mật thiết của vợ chồng, thì đó sẽ là câu: “Hãy để mình chuyển biến bằng tình thương mà đừng sợ, cũng đừng cứng ngắt”.
Marta An Nguyễn dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét