Trang

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Thực tại tôn giáo, một lãng quên lớn ở các trường báo chí

Thực tại tôn giáo, một lãng quên lớn ở các trường báo chí

la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2017-06-07
Ngày thứ tư 7 tháng 6-2017, lần đầu tiên Hiệp hội Thông tin Ký giả về Tôn giáo  (Ajir) trao giải “Tôn giáo/Ký giả trẻ” cho các sinh viên trường báo chí.
Nếu giải thưởng nhằm để lôi cuốn các ký giả tương lai quan tâm đến các vấn đề tôn giáo, thì sáng kiến này trước hết muốn lưu ý các trường báo chí lưu ý đến các môn học tôn giáo, hiện nay đa số các trường báo chí lâm vào ngõ cụt của vấn đề này.
Dùng chữ sai, lời nói sáo rỗng về lịch sử, hiểu biết sai về các thể chế… Tín hữu nào mà không khó chịu khi đọc hoặc nghe trên truyền thông các chi tiết không đúng về tôn giáo của mình? Vì tin tức tôn giáo ngày càng ở trang đầu các bản tin thời sự, nên vấn đề này lại càng được đặt ra một cách khẩn thiết về sự thiếu hiểu biết về văn hóa tôn giáo nơi một số ký giả, hệ quả của nó và sự đào tạo ký giả trong các trường báo chí, đặc biệt ở các trường nổi tiếng trong nghề.
Trong tiến trình đào tạo nghiệp vụ, các sinh viên được dạy nhiều kỹ thuật khác nhau về ngành truyền thông – báo viết, trang web, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình – các lý thuyết trong nhiều lãnh vực khác nhau của kiến thức tổng quát: kinh tế, địa chính trị, thể thao, văn hóa, các thể chế Âu châu, lịch sử truyền thông, “cảnh sát-tòa án” để hiểu về hệ thống pháp lý… Nhưng ngược lại, môn học tôn giáo thì rất ít, hoặc không có gì.
Thiếu thành thạo nơi một số ký giả trẻ
Trên thực tế, trong đa số các trường, chương trình học không có một môn nào dành riêng cho tôn giáo. Các nhà giáo giải thích cho sinh viên, trong nghiệp vụ, phải xử lý các vấn đề tôn giáo cũng như mọi thông tin khác. Họ cho rằng, tôn giáo là chủ đề mặt bằng, tuy buộc phải đề cập đến trong các môn học, nhưng nó không phải là môn chính. Ông Stéphane Cabrolié, đồng trách nhiệm lớp cao học báo chí EJCAM, trường Marseille giải thích: “Chẳng hạn, chúng tôi có môn địa chính trị ở Trung Đông, trong môn này chúng tôi buộc phải đề cập đến hồi giáo”. Theo ông, vấn đề tôn giáo “được xử lý thông tin như mọi chủ đề khác, luôn trong sự quan tâm phải tôn trọng nghĩa vụ luận”.
Cũng một đường lối như vậy ở Viện thực tập báo chí (IPJ), trường ở Paris trong khuôn viên đại học Paris-Dauphine, bà Pascale Cherrier, người trách nhiệm trong việc đào tạo xen kẻ thẳng thắn nói: “Chúng tôi không có môn đặc biệt về vấn đề này. Ngược lại, từ vài năm nay, chúng tôi có các câu hỏi về tôn giáo trong các kỳ thi về kiến thức tổng quát khi thi tuyển, trước đây chúng tôi không có các câu hỏi này”.  Chính vì thế mà các ký giả trẻ không được thành thạo khi phải đối diện với các vấn đề tôn giáo.
“Mù về tôn giáo hoàn toàn”
Tuy nhiên có hai ngoại lệ đáng được nêu lên: “Trường Cao đẳng Báo chí ở Lille (ESJ), trong chương trình đào tạo, các sinh viên được dẫn đi xem các nơi thờ phượng khác nhau, gặp các nhà chức trách tôn giáo, và Trường Báo chí Toulouse (EJT), ở trường này, ngay năm đầu tiên đã có môn học “Tìm hiểu các tôn giáo”. Các sinh viên báo chí học về hồi giáo, kitô giáo và do thái giáo, cũng như học về giáo phái Coptic. Các bài về phật giáo và các tà phái đang được lên chương trình. Ông Bertrand Thomas, giám đốc trường cho biết: “Các sinh viên của chúng tôi rất cởi mở về chủ đề này, chính các em xin học, vì khi mới đến đây, các em không biết gì”. Ông nhấn mạnh: “Theo chúng tôi, đây là chuyện thiết yếu vì các em cần các điểm quy chiếu, dù cho các sinh viên không dự trù sau này sẽ dùng đến các chuyên môn này”. Chính vì các ngoại lệ này mà Hiệp hội Thông tin Ký giả về Tôn giáo  (Ajir) đã thành lập giải “Tôn giáo/Ký giả trẻ”. Ký giả Henri Tincq, chuyên gia về vấn đề tôn giáo của các báo Thập giá  Thế giới (La Croix và Le Monde) và của trang mạng Slate đã không giấu niềm vui cũng như nỗi lo của mình về vấn đề này: “Những gì đang diễn ra ở trong các trường báo chí là phản ảnh cho sự tiến hóa của xã hội Pháp: chúng ta đang sống trong thời buổi mà sự việc mù về tôn giáo đang hoàn toàn ngự trị. Ngày nay thông tin tôn giáo trên các phương tiện truyền thông lớn chỉ là loại thông tin chủ yếu gây ấn tượng nhất hoặc gây bạo lực nhất. Nhưng chính vì có những lệch lạc của tôn giáo, cao trào dâng lên của những người cực đoan mà chúng ta không thể trốn vấn đề này!”
“Các ban biên tập cần những người có khả năng cao”
Nữ ký giả Geneviève Delrue của trang thông tin RFI, thành viên Hiệp hội Thông tin Ký giả về Tôn giáo của giải “Tôn giáo/Ký giả trẻ”phát biểu: “Dù phải cần thời gian và nhiều tin tức thời sự bi thảm mới làm chúng ta quan tâm đến, nhưng từ nay các ban biên tập phải ý thức, họ cần các ký giả có khả năng cao về các vấn đề tôn giáo. Và có một sự cách biệt giữa nhu cầu này và việc giảng dạy trong nhà trường, trường chưa có các môn học về tôn giáo, vậy mà trường không thể nào bỏ qua các môn này. Đây cũng là vấn đề liên hệ đến văn hóa của các trường này, mà các nhà sáng lập hoàn toàn xa lạ với các vấn đề này. Bây giờ vấn đề tôn giáo trở lại với chúng ta như gậy ông đập lưng ông, vậy Giải này là lời thúc giục rõ ràng cho các trường. Đó là một cách để nói “đừng quên môn này”.
Marta An Nguyễn dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét