Don Milani, từ sách cấm trở thành tiền đạo
Ngày 20 tháng Sáu vừa qua, nhân kỷ niệm 50 năm qua đời của Don Lorenzo Milani, Đức Phanxicô đã thân hành đến cầu nguyện ở mộ của ngài, một điều mà các vị giáo hoàng trước đây từ Đức Phaolô VI tới Đức Bênêđíctô XVI, không vị nào làm cả, vì Don Lorenzo Milani (1923-1967) vốn là người có sách bị Tòa Thánh chính thức liệt vào loại không nên đọc.
Thực vậy, năm 1958, lúc đang quản nhiệm một giáo xứ rất nhỏ ở vùng quê Tuscany, Ý, gọi là Barbiana, Cha Milani cho xuất bản cuốn “Pastoral Experiences” (Kinh Nghiệm Mục Vụ) trong đó, ngài phân tích Giáo Hội vào thời ấy. Ngài trình bầy một giải thích riêng về sự phân rẽ mỗi ngày một gia tăng giữa Giáo Hội và người dân Ý. Cuốn sách có “imprimatur” (được phép in) của Đức Hồng Y Elia Dalla Costa, Tổng Giám Mục Florence lúc ấy, với lời nói đầu của Đức Cha Giuseppe d’Avack của Giáo Phận Camerino. Tuy nhiên, Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, truyền thu hồi cuốn sách, vì cho rằng tuy nó không chứa một sai lầm tín lý nào, nhưng việc đọc nó bị coi là “không thích hợp”.
Cha Milani là ai?
Không thích hợp chắc chắn là vì một e ngại nào dó, như hậu ý phát sinh từ hậu cảnh của tác giả chẳng hạn. Vì Don Milani không những xuất thân từ một môi trường gia đình không mấy thân thiện với tôn giáo nói chung, nhất là Công Giáo nói riêng, mà còn có những ý nghĩ đi trước cả thời đại nữa.
Thực vậy, cha ngài, Albano Milani và mẹ ngài, nhũ danh Alice Weiss, vốn là những người duy tục triệt để. Mẹ ngài là người Do Thái và là chị em họ của Edoardo Weiss, một trong các học trò tiên khởi của Sigmund Freud và là người sáng lập ra Hiệp Hội Phân Tâm Học Ý.
Tuy nhiên, năm 1943, sau một thời gian học tập ở Brera Academy, ngài trở lại Đạo Công Giáo, nhân đọc một tác phẩm Công Giáo lúc đang trang trí cho một nhà thờ Công Giáo. Có người coi đây là một cuộc trở lại kép: từ bất khả tri bước sang niềm tin tôn giáo và từ tự mãn giầu có bước sang liên đới với người nghèo và người bị khinh miệt. Nhờ gặp Don Raffaele Bensi, người sau này trở thành linh hướng của ngài, ngay năm đó, Milani đi tu và năm 1947, được thụ phong linh mục.
Được cử làm phó cho Don Daniele Pugi ở Giáo Xứ San Donato thuộc vùng Calenzano, cha lập “trường bình dân” (scuola popolare) đầu tiên cho con em của cả các gia đình tín hữu lẫn các gia đình ngoại giáo. Việc này gây tai tiếng nơi các giới bảo thủ. Sau khi cha Pugi qua đời năm 1954, không những cha Milani không được lên thay thế, mà còn bị “đầy” tới Barbiana, một làng nhỏ xa xôi thuộc vùng Mugello.
Tại nơi khỉ ho cò gáy này, bất chấp sự chống đối của cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân, cha tiếp tục các hoạt động giáo dục triệt để của mình. Cha mở một trường toàn thời gian cho các trẻ em bị rớt hay bị bỏ rơi bởi hệ thống giáo dục truyền thống. Cuối cùng, hàng trăm học trò đủ mọi cỡ tuổi đã bị lôi cuốn bởi phương pháp giảng dạy của cha. Các nghệ sĩ, các nông dân, các khoa học gia, các tay thợ thủ công và các nhà chuyên nghiệp được mời tới trường để đích thân trình bầy các kinh nghiệm của họ cho học sinh. Học sinh còn được đọc và lượng định các tin tức quốc gia và quốc tế. Mục đích giáo dục các em biết phân tích các biến cố một cách có phê phán để có thể đương đầu với đời sống mà không sợ sệt cũng như giải quyết các vấn về một cách cương quyết và có ý thức.
Chính nhờ phương pháp học đầy tính phê phán ấy mà cha đã hướng dẫn thành công 8 học trò tuổi còn rất trẻ, khoảng từ 13 đến 15 tuổi, viết ra cuốn Thư Gửi Một Cô Giáo (Lettera a una professoressa), tố cáo các bất bình đẳng của hệ thống giáo dục trọng giai cấp, thiên về con em nhà giầu và làm ngơ con cái nhà nghèo.
Cuốn sách trên gây tiếng vang đến độ hiện đã được dịch sang 40 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được coi như cẩm nang giáo dục cổ điển, nắm rất vững các chủ đề nay đã thành trổi vượt trong Khoa Xã Hội Học Giáo Dục.
Cũng chính trong khung cảnh Barbiana, cha đã cho xuất bản cuốn Kinh Nghiệm Mục Vụ(Esperienze pastorali) vào mùa xuân năm 1958. Qua tháng 12 cùng năm, Văn Phòng Thánh ra lệnh thu hồi cuốn sách này như trên đã nói.
Một điều hết sức đáng khâm phục là Cha Milani không bao giờ công khai phê phán quyết định của Văn Phòng Thánh, hoàn toàn vâng phục như sau này chính Đức Phanxicô sẽ thừa nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà cha ngưng không hành động dựa vào lương tâm của mình.
Thực vậy, năm 1965, Cha còn bị đưa ra tòa vì đã cổ vũ việc phản đối lương tâm trong “Lá Thư Gửi Các Tuyên Úy Quân Đội”. Trong lá thư này, Cha Milani cực lực phê phán nhận định của vị tuyên úy quân đội khi cho rằng việc Kitô hữu phản đối theo lương tâm là điều “xa lạ đối với mệnh lệnh yêu thương của Kitô Giáo và là một biểu thức của sự hèn nhát”.
Việc cha Milani bênh vực quyền phản đối theo lương tâm và chống chiến tranh của Kitô hữu bị các nhà cầm quyền chính trị tuyên bố là “một tội ác chống lại nhà nước” và cha bị đưa ra tòa vì tội bênh vực một tội ác. Tại phiên xử đầu tiên, cha được tha bổng nhưng tòa thượng thẩm kết án cha. Tuy nhiên, cha qua đời về bệnh ung thư máu tại nhà mẫu thân, năm 1967, lúc mới 44 tuổi, trước khi bị kết án chính thức.
Một nhà văn
Cha chết đi, hệ thống giáo dục tân tiến mất một nhà chủ đạo. Nhưng nền văn chương Ý cũng mất đi một nhân tài. Ngài là một người viết rất nhiều, nhưng “Thư gửi Pipetta”, một thư đã được Đức Phanxicô trích dẫn trong thông điệp gửi những người tham dự buổi ra mắt Toàn Tập của Cha tại Milan hồi tháng Tư, biểu trưng cho cả văn phong lẫn lập trường xã hội của Cha.
Pipetta là một nghĩa quân Cộng Sản trẻ vừa từ Thế Chiến Hai trở lại cuộc sống dân sự. Cha viết:
Pipetta thân mến, mỗi lần mình gặp nhau, anh thường nói với tôi rằng nếu linh mục nào cũng giống như tôi, thì… Anh nói thế vì anh và tôi luôn luôn hiểu nhau, cho dù anh chẳng e ngại khi bị tuyệt thông, và cho dù, anh thích băm thịt các huynh đệ linh mục của tôi. Anh nói rằng chúng ta hiểu nhau vì tôi bảo anh đúng cả hàng ngàn lần, anh có hàng ngàn lý do để đúng. Nhưng, này Pipetta, cho tôi hay đi, anh có thực sự hiểu tôi không? Anh hiểu, đúng không, rằng chỉ là trùng hợp việc tôi ở đây tranh đấu chống người giầu với anh. Đó không phải là điều Thánh Phaolô đã làm. Và sự trùng hợp có đó vì biến cố ngày 18 tháng Tư [ghi chú của bản dịch tiếng Anh: năm 1948 khi Đảng Dân Chủ Kitô Giáo đánh bại Đảng Cộng Sản trong các cuộc bầu cử và thắng đa số tuyệt đối trong quốc hội] cũng là một thất bại cho các lý do khiến anh đúng và cho cả các lý do khiến anh sai. Và chỉ là vì tôi không may mắn đủ vì đã ở bên thắng, bên… Pipetta ạ, tôi đã cố gắng cảm thấy buồn vì sự bất công đối với anh. Nhưng giữa anh và tôi, anh tin tôi đi, nó làm tôi nôn mửa khi phải làm như thế. Tại sao tôi lại phải lo lắng đối với sự cam go của anh? Này Pipetta, nếu phía anh thắng, có lẽ tôi sẽ không ở lại với anh nữa. Anh không có bánh ăn ư? Tại sao tôi phải lo lắng bao lâu lương tâm tôi cho tôi rõ tôi không có nhiều hơn anh? Tại sao tôi phải lo lắng về việc chỉ muốn nói với anh về thứ Bánh khác mà anh không còn xin tôi nữa kể từ lúc anh lên lãnh nhận nó với mẹ anh sau khi anh ra khỏi tù. Pipetta ạ, mọi sự đều qua đi. Bánh của Thiên Chúa ở phía khác cho những người chết tại bậc cửa nhà người giầu có, mình đầy mụn nhọt. Đó là tất cả những gì Chúa của tôi yêu cầu tôi nói với anh. Vấn đề là lịch sử đã quay lưng chống lại tôi: ngày 18 tháng Tư đã phá hủy mọi sự, và chiến thắng ấy đã trở thành chiến bại lớn đối với tôi. Giờ đây, người giầu đã đánh anh với sự giúp đỡ của tôi, tôi từng nói anh đúng, tôi phải ra ngoài và đấu tranh chống người giầu với phía anh. Nhưng, Pipetta ạ, đó không phải là lý do để nói rằng tôi là linh mục duy nhất đúng đủ thứ. Anh nghĩ anh đang nói một điều khiến tôi cảm thấy sung sướng, nhưng thực ra anh đang sát muối vào vết thương của tôi. Và nếu lịch sử đã không quay lưng chống lại tôi… nếu vào ngày 18… anh không bao giờ thấy tôi xuống đó để đánh người giầu. Anh đúng; dĩ nhiên, anh đúng, giữa anh và người giầu, anh luôn là người nghèo, và ở phía đúng. Ngay lúc anh sai khi cầm vũ khí, tôi cũng sẽ nói anh đúng.
Nhưng điều anh khiến tôi nói với anh rất ít giá trị. Pipetta, người anh em của tôi ạ, chính điều anh khiến tôi nói này hết sức thiếu thỏa đáng để có thể mở cửa Thiên Đàng cho anh, khi, với mỗi gian khổ của anh, tôi phải chịu tới hai gian khổ, khi, với mỗi thất bại của anh, tôi phải chịu đến hai thất bại. Pipetta ạ, để tôi nói với anh ngay bây giờ rằng khi ngày ấy đến tôi sẽ không nói với anh “anh đúng” như tôi đang nói lúc này nữa. Ngày ấy, cuối cùng, tôi sẽ có thể mở miệng một lần nữa và phát ra tiếng hô chiến thắng duy nhất xứng đáng với một linh mục của Chúa Kitô: “Này Pipetta, anh sai rồi. Phúc cho ai khó nghèo vì Nước Trời là của họ”. Ngày mà cùng nhau chúng ta đạp đổ cổng các đại gia, và, cùng nhau, chúng ta làm nhà cho người nghèo trong lâu đài phú hộ, này Pipetta, anh hãy nhớ, đừng tin tôi nữa vì ngày ấy tôi sẽ phản bội anh. Ngày ấy tôi sẽ không ở với anh ở nơi anh ở nữa. Tôi sẽ trở lại căn nhà nhỏ ẩm thấp, hôi rình của anh để cầu nguyện cho anh trước Chúa chịu đóng đinh của tôi” (Don Lorenzo Milani, 1950).
Nhà tiền đạo
Trong cung cách cầu nguyện ấy, chắc chắn Cha Milani cũng đã tha thiết cầu nguyện cho các vị bề trên của ngài tại Vatican, nơi vẫn nhìn ngài bằng con mắt nghi ngờ, hại không hẳn cho bản thân ngài, mà hại cho truyền thống linh đạo và giáo dục muôn thuở của đồ đệ Chúa Kitô. Cho tới năm 2014, với lời yêu cầu của Đức Hồng Y Giuseppe Betori, Tổng Giám Mục Florence, giáo phận xưa của Cha Milani, Đức Phanxicô mới bãi bỏ lệnh cấm của Tòa Thánh đối với tác phẩm “Kinh Nghiệm Mục Vụ” của Cha.
Và đầu tháng Sáu này, Tòa Thánh xác nhận Đức Phanxicô sẽ thân hành tới Barbiana để hành hương kính viếng mộ của cha. Nghe tin này, Francesco Gesualdi, người học trò cũ của Cha cho rằng: chuyến viếng thăm của đức Phanxicô là một “thừa nhận chính thức những điều Cha Milani đã làm. Với cử chỉ này, ngài đã chữa lành hàng loạt các vết thương vốn đánh dấu các tương quan với giáo quyền, nhất là giáo quyền địa phương”. Theo anh, Cha “vừa cực kỳ cách mạng vừa hết sức vâng lời”.
Ngài vâng lời vì ngài nhất định không chịu đứng ở bên ngoài Giáo Hội: “đứng ở bên ngoài Giáo Hội sẽ khiến giáo dân tránh xa và điều này làm ngài rất đau khổ”.
Trên bình diện tương giao giữa người với người, giữa thầy với trò, “ngài cực kỳ âu yếm nhưng đồng thời rất nghiêm khắc, nghiêm khắc như một người cha”.
Thực ra, Đức Phanxicô còn đi xa hơn cả nhận định của người học trò cũ của Cha Milani. Đến Barbiana, Đức Phanxicô còn thừa nhận cả người mẹ thân yêu của Cha Milani nữa, người đã cho cha xương thịt, cho cha tình mẫu tử và từ ngày cha qua đời còn cho cha cả tâm huyết để vận động cho cha “được biết đến, sự thật được biết rõ, danh dự cũng được trả cho Giáo Hội vì những gì ngài đã hiện hữu cho trong Giáo Hội và Giáo Hội nên trả danh dự cho ngài… Việc Giáo Hội, người từng khiến ngài đau khổ rất nhiều nhưng đã ban cho ngài chức linh mục, và cái sức mạnh đức tin kia, theo tôi, mãi mãi là mầu nhiệm sâu kín nhất của con trai tôi… Nếu thực sự người ta không hiểu Cha Lorenzo đã là loại linh mục nào, thì thật khó mà hiểu được bất cứ điều gì khác về ngài. Thí dụ, sự quân bình sâu xa của ngài giữa sự cứng lòng và đức ái” (Xem Bài Diễn Văn của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Milani ở Barbiana, Vietcatholic News ngày 21 tháng Sáu).
Đấy không phải lần đầu tiên Đức Phanxicô chính thức lên tiếng về Don Milani. Ngày 23 tháng Tư năm nay, nhân dịp ra mắt bộ “Opera omnia” (Tác Phẩm Toàn Tập) của Cha tại Milan, Đức Phanxicô đã gửi thông điệp sau đây dưới hình thức Video:
"Tôi sẽ không bao giờ nổi loạn chống lại Giáo Hội, vì mỗi tuần tôi đều cần sự tha thứ các tội lỗi của tôi nhiều lần, và tôi không biết phải đi đâu để tìm sự tha thứ này nếu tôi rời bỏ Giáo Hội”. Don Lorenzo Milani, cha xứ Barbiana, đã viết như thế ngày 10 tháng Mười năm 1958. Tôi muốn đề xuất hành vi phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa và tình mẫu tử của Giáo Hội này như một viễn tượng để nhìn vào đời sống, việc làm và chức linh mục của Don Lorenzo Milani. Mọi người chúng ta đều đã đọc nhiều công trình của vị linh mục miền Tuscan đã qua đời lúc mới 44 tuổi này, và chúng ta tưởng nhớ với lòng âu yếm đặc biệt “Thư Gửi Một Cô Giáo” viết cùng các học trò của trường Barbiana, nơi ngài làm cha xứ. Là một nhà giáo dục và là một thầy giáo, chắc chắn ngài theo những nẻo đường độc đáo và có lẽ quá tiến bộ, do đó, khó mà hiểu và hoan nghinh ngay tức khắc được. Nền giáo dục gia đình của ngài lại phát xuất từ cha mẹ không có đức tin, phản giáo sĩ, khiến ngài trở thành quen thuộc với một thứ biện chứng trí thức và một lòng thành thực đôi lúc tỏ ra quá khó nghe, tuy không có dấu chi là nổi loạn. Ngài duy trì đặc điểm này, từng thu lượm được trong gia đình, ngay cả sau khi đã trở lại vào năm 1943 và trong lúc thi hành thừa tác vụ linh mục của ngài. Điều rõ ràng là việc này đã tạo nên một số đụng chạm và nẩy lửa, cũng như một số hiểu lầm với các cơ cấu Giáo Hội và dân sự, do các đề xuất giáo dục của ngài, lòng ưu ái của ngài đối với người nghèo và việc ngài bênh vực quyền phản đối theo lương tâm.
Lịch sử luôn tự lặp lại. Tôi muốn chúng ta tưởng niệm ngài trước nhất như một tín hữu, tín hữu quí yêu của Giáo Hội dù có thiếu sót, và như nhà giáo dục sây mê với viễn kiến về nhà trường mà theo tôi là một đáp án đối với các nhu cầu của trái tim và trí hiểu của con em và người trẻ chúng ta. Với những lời này, tôi xin ngỏ cùng thế giới nhà trường Ý, bằng cách trích dẫn chính Don Milani: “Tôi yêu nhà trường vì nó đồng nghĩa với việc cởi mở đối với thực tại. Ít nhất, nó nên là như thế! Nhưng nó không luôn thành công trong việc trở nên như thế, và do đó cũng có nghĩa cần phải thay đổi phương thức của nó. Tới trường có nghĩa là mở tâm trí cho thực tại, cho sự phong phú trong mọi khía cạnh, mọi chiều kích của nó. Và điều này đẹp đẽ xiết bao! Trong các năm đầu, người ta thực hiện phương thức 360 độ đối với việc học, rồi dần dần họ tập chú vào một hướng, và cuối cùng, họ chuyên môn hóa. Nhưng nếu người ta không học cách học, và đây là một bí quyết, học cách biết học!, rồi việc này kéo dài mãi mãi, học trò nam hay học trò nữ mãi mãi là một con người biết cởi mở đối với thực tại! Điều này đã được dạy dỗ bởi nhà giáo dục vĩ đại người Ý, đồng thời cũng là một linh mục: Don Lorenzo Milani”. Tôi đã ngỏ với nền giáo dục Ý, các trường học Ý, như thế ngày 10 tháng Năm, năm 2014.
Tuy nhiên, sự nôn nóng của ngài không do sự nổi loạn nhưng do tình yêu và tình âu yếm đối với con cái ngài, đối với đoàn chiên của ngài, đối với những gì ngài chịu đau khổ và chiến đấu cho, để mang lại cho họ phẩm giá mà có lúc đạ bị cướp mất khỏi họ. Sự nôn nóng của ngài là một sự nôn nóng thiêng liêng, được nuôi dưỡng bằng tình yêu đối với Chúa Kitô, đối với Tin Mừng, đối với Giáo Hội, đối với xã hội và đối với ngôi trường mà ngài luôn mơ ước như một “bệnh viện dã chiến” để săn sóc những người bị thương, để phục hồi những người bị hắt hủi và vứt bỏ. Học hành, hiểu biết, nói năng thành thực để bênh vực quyền lợi của người ta là các động từ mà Don Lorenzo luôn “chia” (conjugated) hàng ngày, bắt đầu từ việc đọc Lời Chúa và cử hành các bí tích, đến độ một linh mục quen biết ngài rất rõ quen nói về ngài rằng ngài bị chứng “khó tiêu hóa Chúa Kitô” (indigestion of Christ). Chúa là ánh sáng của cuộc đời Don Lorenzo, tôi cũng muốn chiếu rọi ký ức của chúng ta về ngài bằng cùng một thứ ánh sáng này. Bóng thập giá thường xuất hiện trên cuộc sống của ngài, nhưng ngài luôn cảm thấy ngài là người tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, và của Giáo Hội, đến nỗi, ngài ngỏ cùng cha linh hướng của ngài một ước muốn là: người thân của ngài được “thấy một linh mục Kitô Giáo chết ra sao” (Lc 10:29-37), không cần nhìn vào mầu da, ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin tôn giáo.
Cũng như phần mở đầu, tôi để phần kết luận cho Don Lorenzo, với những lời ngài viết cho Pipetta, một người cộng sản trẻ, người từng nói với Cha: “Nếu linh mục nào cũng như cha, thì…”. Don Lorenzo trả lời: “Ngày mà cùng nhau chúng ta đạp đổ cổng các đại gia, và, cùng nhau, chúng ta làm nhà cho người nghèo trong lâu đài phú hộ, này Pipetta, anh hãy nhớ, đừng tin tôi nữa vì ngày ấy tôi sẽ phản bội anh. Ngày ấy tôi sẽ không ở với anh ở nơi anh ở nữa. Tôi sẽ trở lại căn nhà nhỏ ẩm thấp, hôi rình của anh để cầu nguyện cho anh trước Chúa chịu đóng đinh của tôi” (Thư Gửi Pipetta, 1950).
Do đó, ta hãy tiếp cận các trước tác của Don Lorenzo Milani với tình âu yếm của một người coi ngài như một chứng nhân của Chúa Kitô và của Tin Mừng, ý thức mình là người có tội được tha thứ, nên luôn đi tìm ánh sáng và tình âu yếm, ơn thánh và sự an ủi mà chỉ có Chúa Kitô mới ban cho chúng ta và chúng ta chỉ có thể gặp được trong Giáo Hội, Mẹ chúng ta.
Thực vậy, năm 1958, lúc đang quản nhiệm một giáo xứ rất nhỏ ở vùng quê Tuscany, Ý, gọi là Barbiana, Cha Milani cho xuất bản cuốn “Pastoral Experiences” (Kinh Nghiệm Mục Vụ) trong đó, ngài phân tích Giáo Hội vào thời ấy. Ngài trình bầy một giải thích riêng về sự phân rẽ mỗi ngày một gia tăng giữa Giáo Hội và người dân Ý. Cuốn sách có “imprimatur” (được phép in) của Đức Hồng Y Elia Dalla Costa, Tổng Giám Mục Florence lúc ấy, với lời nói đầu của Đức Cha Giuseppe d’Avack của Giáo Phận Camerino. Tuy nhiên, Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, truyền thu hồi cuốn sách, vì cho rằng tuy nó không chứa một sai lầm tín lý nào, nhưng việc đọc nó bị coi là “không thích hợp”.
Cha Milani là ai?
Không thích hợp chắc chắn là vì một e ngại nào dó, như hậu ý phát sinh từ hậu cảnh của tác giả chẳng hạn. Vì Don Milani không những xuất thân từ một môi trường gia đình không mấy thân thiện với tôn giáo nói chung, nhất là Công Giáo nói riêng, mà còn có những ý nghĩ đi trước cả thời đại nữa.
Thực vậy, cha ngài, Albano Milani và mẹ ngài, nhũ danh Alice Weiss, vốn là những người duy tục triệt để. Mẹ ngài là người Do Thái và là chị em họ của Edoardo Weiss, một trong các học trò tiên khởi của Sigmund Freud và là người sáng lập ra Hiệp Hội Phân Tâm Học Ý.
Tuy nhiên, năm 1943, sau một thời gian học tập ở Brera Academy, ngài trở lại Đạo Công Giáo, nhân đọc một tác phẩm Công Giáo lúc đang trang trí cho một nhà thờ Công Giáo. Có người coi đây là một cuộc trở lại kép: từ bất khả tri bước sang niềm tin tôn giáo và từ tự mãn giầu có bước sang liên đới với người nghèo và người bị khinh miệt. Nhờ gặp Don Raffaele Bensi, người sau này trở thành linh hướng của ngài, ngay năm đó, Milani đi tu và năm 1947, được thụ phong linh mục.
Được cử làm phó cho Don Daniele Pugi ở Giáo Xứ San Donato thuộc vùng Calenzano, cha lập “trường bình dân” (scuola popolare) đầu tiên cho con em của cả các gia đình tín hữu lẫn các gia đình ngoại giáo. Việc này gây tai tiếng nơi các giới bảo thủ. Sau khi cha Pugi qua đời năm 1954, không những cha Milani không được lên thay thế, mà còn bị “đầy” tới Barbiana, một làng nhỏ xa xôi thuộc vùng Mugello.
Tại nơi khỉ ho cò gáy này, bất chấp sự chống đối của cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân, cha tiếp tục các hoạt động giáo dục triệt để của mình. Cha mở một trường toàn thời gian cho các trẻ em bị rớt hay bị bỏ rơi bởi hệ thống giáo dục truyền thống. Cuối cùng, hàng trăm học trò đủ mọi cỡ tuổi đã bị lôi cuốn bởi phương pháp giảng dạy của cha. Các nghệ sĩ, các nông dân, các khoa học gia, các tay thợ thủ công và các nhà chuyên nghiệp được mời tới trường để đích thân trình bầy các kinh nghiệm của họ cho học sinh. Học sinh còn được đọc và lượng định các tin tức quốc gia và quốc tế. Mục đích giáo dục các em biết phân tích các biến cố một cách có phê phán để có thể đương đầu với đời sống mà không sợ sệt cũng như giải quyết các vấn về một cách cương quyết và có ý thức.
Chính nhờ phương pháp học đầy tính phê phán ấy mà cha đã hướng dẫn thành công 8 học trò tuổi còn rất trẻ, khoảng từ 13 đến 15 tuổi, viết ra cuốn Thư Gửi Một Cô Giáo (Lettera a una professoressa), tố cáo các bất bình đẳng của hệ thống giáo dục trọng giai cấp, thiên về con em nhà giầu và làm ngơ con cái nhà nghèo.
Cuốn sách trên gây tiếng vang đến độ hiện đã được dịch sang 40 thứ tiếng khác nhau trên thế giới, được coi như cẩm nang giáo dục cổ điển, nắm rất vững các chủ đề nay đã thành trổi vượt trong Khoa Xã Hội Học Giáo Dục.
Cũng chính trong khung cảnh Barbiana, cha đã cho xuất bản cuốn Kinh Nghiệm Mục Vụ(Esperienze pastorali) vào mùa xuân năm 1958. Qua tháng 12 cùng năm, Văn Phòng Thánh ra lệnh thu hồi cuốn sách này như trên đã nói.
Một điều hết sức đáng khâm phục là Cha Milani không bao giờ công khai phê phán quyết định của Văn Phòng Thánh, hoàn toàn vâng phục như sau này chính Đức Phanxicô sẽ thừa nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà cha ngưng không hành động dựa vào lương tâm của mình.
Thực vậy, năm 1965, Cha còn bị đưa ra tòa vì đã cổ vũ việc phản đối lương tâm trong “Lá Thư Gửi Các Tuyên Úy Quân Đội”. Trong lá thư này, Cha Milani cực lực phê phán nhận định của vị tuyên úy quân đội khi cho rằng việc Kitô hữu phản đối theo lương tâm là điều “xa lạ đối với mệnh lệnh yêu thương của Kitô Giáo và là một biểu thức của sự hèn nhát”.
Việc cha Milani bênh vực quyền phản đối theo lương tâm và chống chiến tranh của Kitô hữu bị các nhà cầm quyền chính trị tuyên bố là “một tội ác chống lại nhà nước” và cha bị đưa ra tòa vì tội bênh vực một tội ác. Tại phiên xử đầu tiên, cha được tha bổng nhưng tòa thượng thẩm kết án cha. Tuy nhiên, cha qua đời về bệnh ung thư máu tại nhà mẫu thân, năm 1967, lúc mới 44 tuổi, trước khi bị kết án chính thức.
Một nhà văn
Cha chết đi, hệ thống giáo dục tân tiến mất một nhà chủ đạo. Nhưng nền văn chương Ý cũng mất đi một nhân tài. Ngài là một người viết rất nhiều, nhưng “Thư gửi Pipetta”, một thư đã được Đức Phanxicô trích dẫn trong thông điệp gửi những người tham dự buổi ra mắt Toàn Tập của Cha tại Milan hồi tháng Tư, biểu trưng cho cả văn phong lẫn lập trường xã hội của Cha.
Pipetta là một nghĩa quân Cộng Sản trẻ vừa từ Thế Chiến Hai trở lại cuộc sống dân sự. Cha viết:
Pipetta thân mến, mỗi lần mình gặp nhau, anh thường nói với tôi rằng nếu linh mục nào cũng giống như tôi, thì… Anh nói thế vì anh và tôi luôn luôn hiểu nhau, cho dù anh chẳng e ngại khi bị tuyệt thông, và cho dù, anh thích băm thịt các huynh đệ linh mục của tôi. Anh nói rằng chúng ta hiểu nhau vì tôi bảo anh đúng cả hàng ngàn lần, anh có hàng ngàn lý do để đúng. Nhưng, này Pipetta, cho tôi hay đi, anh có thực sự hiểu tôi không? Anh hiểu, đúng không, rằng chỉ là trùng hợp việc tôi ở đây tranh đấu chống người giầu với anh. Đó không phải là điều Thánh Phaolô đã làm. Và sự trùng hợp có đó vì biến cố ngày 18 tháng Tư [ghi chú của bản dịch tiếng Anh: năm 1948 khi Đảng Dân Chủ Kitô Giáo đánh bại Đảng Cộng Sản trong các cuộc bầu cử và thắng đa số tuyệt đối trong quốc hội] cũng là một thất bại cho các lý do khiến anh đúng và cho cả các lý do khiến anh sai. Và chỉ là vì tôi không may mắn đủ vì đã ở bên thắng, bên… Pipetta ạ, tôi đã cố gắng cảm thấy buồn vì sự bất công đối với anh. Nhưng giữa anh và tôi, anh tin tôi đi, nó làm tôi nôn mửa khi phải làm như thế. Tại sao tôi lại phải lo lắng đối với sự cam go của anh? Này Pipetta, nếu phía anh thắng, có lẽ tôi sẽ không ở lại với anh nữa. Anh không có bánh ăn ư? Tại sao tôi phải lo lắng bao lâu lương tâm tôi cho tôi rõ tôi không có nhiều hơn anh? Tại sao tôi phải lo lắng về việc chỉ muốn nói với anh về thứ Bánh khác mà anh không còn xin tôi nữa kể từ lúc anh lên lãnh nhận nó với mẹ anh sau khi anh ra khỏi tù. Pipetta ạ, mọi sự đều qua đi. Bánh của Thiên Chúa ở phía khác cho những người chết tại bậc cửa nhà người giầu có, mình đầy mụn nhọt. Đó là tất cả những gì Chúa của tôi yêu cầu tôi nói với anh. Vấn đề là lịch sử đã quay lưng chống lại tôi: ngày 18 tháng Tư đã phá hủy mọi sự, và chiến thắng ấy đã trở thành chiến bại lớn đối với tôi. Giờ đây, người giầu đã đánh anh với sự giúp đỡ của tôi, tôi từng nói anh đúng, tôi phải ra ngoài và đấu tranh chống người giầu với phía anh. Nhưng, Pipetta ạ, đó không phải là lý do để nói rằng tôi là linh mục duy nhất đúng đủ thứ. Anh nghĩ anh đang nói một điều khiến tôi cảm thấy sung sướng, nhưng thực ra anh đang sát muối vào vết thương của tôi. Và nếu lịch sử đã không quay lưng chống lại tôi… nếu vào ngày 18… anh không bao giờ thấy tôi xuống đó để đánh người giầu. Anh đúng; dĩ nhiên, anh đúng, giữa anh và người giầu, anh luôn là người nghèo, và ở phía đúng. Ngay lúc anh sai khi cầm vũ khí, tôi cũng sẽ nói anh đúng.
Nhưng điều anh khiến tôi nói với anh rất ít giá trị. Pipetta, người anh em của tôi ạ, chính điều anh khiến tôi nói này hết sức thiếu thỏa đáng để có thể mở cửa Thiên Đàng cho anh, khi, với mỗi gian khổ của anh, tôi phải chịu tới hai gian khổ, khi, với mỗi thất bại của anh, tôi phải chịu đến hai thất bại. Pipetta ạ, để tôi nói với anh ngay bây giờ rằng khi ngày ấy đến tôi sẽ không nói với anh “anh đúng” như tôi đang nói lúc này nữa. Ngày ấy, cuối cùng, tôi sẽ có thể mở miệng một lần nữa và phát ra tiếng hô chiến thắng duy nhất xứng đáng với một linh mục của Chúa Kitô: “Này Pipetta, anh sai rồi. Phúc cho ai khó nghèo vì Nước Trời là của họ”. Ngày mà cùng nhau chúng ta đạp đổ cổng các đại gia, và, cùng nhau, chúng ta làm nhà cho người nghèo trong lâu đài phú hộ, này Pipetta, anh hãy nhớ, đừng tin tôi nữa vì ngày ấy tôi sẽ phản bội anh. Ngày ấy tôi sẽ không ở với anh ở nơi anh ở nữa. Tôi sẽ trở lại căn nhà nhỏ ẩm thấp, hôi rình của anh để cầu nguyện cho anh trước Chúa chịu đóng đinh của tôi” (Don Lorenzo Milani, 1950).
Nhà tiền đạo
Trong cung cách cầu nguyện ấy, chắc chắn Cha Milani cũng đã tha thiết cầu nguyện cho các vị bề trên của ngài tại Vatican, nơi vẫn nhìn ngài bằng con mắt nghi ngờ, hại không hẳn cho bản thân ngài, mà hại cho truyền thống linh đạo và giáo dục muôn thuở của đồ đệ Chúa Kitô. Cho tới năm 2014, với lời yêu cầu của Đức Hồng Y Giuseppe Betori, Tổng Giám Mục Florence, giáo phận xưa của Cha Milani, Đức Phanxicô mới bãi bỏ lệnh cấm của Tòa Thánh đối với tác phẩm “Kinh Nghiệm Mục Vụ” của Cha.
Và đầu tháng Sáu này, Tòa Thánh xác nhận Đức Phanxicô sẽ thân hành tới Barbiana để hành hương kính viếng mộ của cha. Nghe tin này, Francesco Gesualdi, người học trò cũ của Cha cho rằng: chuyến viếng thăm của đức Phanxicô là một “thừa nhận chính thức những điều Cha Milani đã làm. Với cử chỉ này, ngài đã chữa lành hàng loạt các vết thương vốn đánh dấu các tương quan với giáo quyền, nhất là giáo quyền địa phương”. Theo anh, Cha “vừa cực kỳ cách mạng vừa hết sức vâng lời”.
Ngài vâng lời vì ngài nhất định không chịu đứng ở bên ngoài Giáo Hội: “đứng ở bên ngoài Giáo Hội sẽ khiến giáo dân tránh xa và điều này làm ngài rất đau khổ”.
Trên bình diện tương giao giữa người với người, giữa thầy với trò, “ngài cực kỳ âu yếm nhưng đồng thời rất nghiêm khắc, nghiêm khắc như một người cha”.
Thực ra, Đức Phanxicô còn đi xa hơn cả nhận định của người học trò cũ của Cha Milani. Đến Barbiana, Đức Phanxicô còn thừa nhận cả người mẹ thân yêu của Cha Milani nữa, người đã cho cha xương thịt, cho cha tình mẫu tử và từ ngày cha qua đời còn cho cha cả tâm huyết để vận động cho cha “được biết đến, sự thật được biết rõ, danh dự cũng được trả cho Giáo Hội vì những gì ngài đã hiện hữu cho trong Giáo Hội và Giáo Hội nên trả danh dự cho ngài… Việc Giáo Hội, người từng khiến ngài đau khổ rất nhiều nhưng đã ban cho ngài chức linh mục, và cái sức mạnh đức tin kia, theo tôi, mãi mãi là mầu nhiệm sâu kín nhất của con trai tôi… Nếu thực sự người ta không hiểu Cha Lorenzo đã là loại linh mục nào, thì thật khó mà hiểu được bất cứ điều gì khác về ngài. Thí dụ, sự quân bình sâu xa của ngài giữa sự cứng lòng và đức ái” (Xem Bài Diễn Văn của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Milani ở Barbiana, Vietcatholic News ngày 21 tháng Sáu).
Đấy không phải lần đầu tiên Đức Phanxicô chính thức lên tiếng về Don Milani. Ngày 23 tháng Tư năm nay, nhân dịp ra mắt bộ “Opera omnia” (Tác Phẩm Toàn Tập) của Cha tại Milan, Đức Phanxicô đã gửi thông điệp sau đây dưới hình thức Video:
"Tôi sẽ không bao giờ nổi loạn chống lại Giáo Hội, vì mỗi tuần tôi đều cần sự tha thứ các tội lỗi của tôi nhiều lần, và tôi không biết phải đi đâu để tìm sự tha thứ này nếu tôi rời bỏ Giáo Hội”. Don Lorenzo Milani, cha xứ Barbiana, đã viết như thế ngày 10 tháng Mười năm 1958. Tôi muốn đề xuất hành vi phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa và tình mẫu tử của Giáo Hội này như một viễn tượng để nhìn vào đời sống, việc làm và chức linh mục của Don Lorenzo Milani. Mọi người chúng ta đều đã đọc nhiều công trình của vị linh mục miền Tuscan đã qua đời lúc mới 44 tuổi này, và chúng ta tưởng nhớ với lòng âu yếm đặc biệt “Thư Gửi Một Cô Giáo” viết cùng các học trò của trường Barbiana, nơi ngài làm cha xứ. Là một nhà giáo dục và là một thầy giáo, chắc chắn ngài theo những nẻo đường độc đáo và có lẽ quá tiến bộ, do đó, khó mà hiểu và hoan nghinh ngay tức khắc được. Nền giáo dục gia đình của ngài lại phát xuất từ cha mẹ không có đức tin, phản giáo sĩ, khiến ngài trở thành quen thuộc với một thứ biện chứng trí thức và một lòng thành thực đôi lúc tỏ ra quá khó nghe, tuy không có dấu chi là nổi loạn. Ngài duy trì đặc điểm này, từng thu lượm được trong gia đình, ngay cả sau khi đã trở lại vào năm 1943 và trong lúc thi hành thừa tác vụ linh mục của ngài. Điều rõ ràng là việc này đã tạo nên một số đụng chạm và nẩy lửa, cũng như một số hiểu lầm với các cơ cấu Giáo Hội và dân sự, do các đề xuất giáo dục của ngài, lòng ưu ái của ngài đối với người nghèo và việc ngài bênh vực quyền phản đối theo lương tâm.
Lịch sử luôn tự lặp lại. Tôi muốn chúng ta tưởng niệm ngài trước nhất như một tín hữu, tín hữu quí yêu của Giáo Hội dù có thiếu sót, và như nhà giáo dục sây mê với viễn kiến về nhà trường mà theo tôi là một đáp án đối với các nhu cầu của trái tim và trí hiểu của con em và người trẻ chúng ta. Với những lời này, tôi xin ngỏ cùng thế giới nhà trường Ý, bằng cách trích dẫn chính Don Milani: “Tôi yêu nhà trường vì nó đồng nghĩa với việc cởi mở đối với thực tại. Ít nhất, nó nên là như thế! Nhưng nó không luôn thành công trong việc trở nên như thế, và do đó cũng có nghĩa cần phải thay đổi phương thức của nó. Tới trường có nghĩa là mở tâm trí cho thực tại, cho sự phong phú trong mọi khía cạnh, mọi chiều kích của nó. Và điều này đẹp đẽ xiết bao! Trong các năm đầu, người ta thực hiện phương thức 360 độ đối với việc học, rồi dần dần họ tập chú vào một hướng, và cuối cùng, họ chuyên môn hóa. Nhưng nếu người ta không học cách học, và đây là một bí quyết, học cách biết học!, rồi việc này kéo dài mãi mãi, học trò nam hay học trò nữ mãi mãi là một con người biết cởi mở đối với thực tại! Điều này đã được dạy dỗ bởi nhà giáo dục vĩ đại người Ý, đồng thời cũng là một linh mục: Don Lorenzo Milani”. Tôi đã ngỏ với nền giáo dục Ý, các trường học Ý, như thế ngày 10 tháng Năm, năm 2014.
Tuy nhiên, sự nôn nóng của ngài không do sự nổi loạn nhưng do tình yêu và tình âu yếm đối với con cái ngài, đối với đoàn chiên của ngài, đối với những gì ngài chịu đau khổ và chiến đấu cho, để mang lại cho họ phẩm giá mà có lúc đạ bị cướp mất khỏi họ. Sự nôn nóng của ngài là một sự nôn nóng thiêng liêng, được nuôi dưỡng bằng tình yêu đối với Chúa Kitô, đối với Tin Mừng, đối với Giáo Hội, đối với xã hội và đối với ngôi trường mà ngài luôn mơ ước như một “bệnh viện dã chiến” để săn sóc những người bị thương, để phục hồi những người bị hắt hủi và vứt bỏ. Học hành, hiểu biết, nói năng thành thực để bênh vực quyền lợi của người ta là các động từ mà Don Lorenzo luôn “chia” (conjugated) hàng ngày, bắt đầu từ việc đọc Lời Chúa và cử hành các bí tích, đến độ một linh mục quen biết ngài rất rõ quen nói về ngài rằng ngài bị chứng “khó tiêu hóa Chúa Kitô” (indigestion of Christ). Chúa là ánh sáng của cuộc đời Don Lorenzo, tôi cũng muốn chiếu rọi ký ức của chúng ta về ngài bằng cùng một thứ ánh sáng này. Bóng thập giá thường xuất hiện trên cuộc sống của ngài, nhưng ngài luôn cảm thấy ngài là người tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, và của Giáo Hội, đến nỗi, ngài ngỏ cùng cha linh hướng của ngài một ước muốn là: người thân của ngài được “thấy một linh mục Kitô Giáo chết ra sao” (Lc 10:29-37), không cần nhìn vào mầu da, ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin tôn giáo.
Cũng như phần mở đầu, tôi để phần kết luận cho Don Lorenzo, với những lời ngài viết cho Pipetta, một người cộng sản trẻ, người từng nói với Cha: “Nếu linh mục nào cũng như cha, thì…”. Don Lorenzo trả lời: “Ngày mà cùng nhau chúng ta đạp đổ cổng các đại gia, và, cùng nhau, chúng ta làm nhà cho người nghèo trong lâu đài phú hộ, này Pipetta, anh hãy nhớ, đừng tin tôi nữa vì ngày ấy tôi sẽ phản bội anh. Ngày ấy tôi sẽ không ở với anh ở nơi anh ở nữa. Tôi sẽ trở lại căn nhà nhỏ ẩm thấp, hôi rình của anh để cầu nguyện cho anh trước Chúa chịu đóng đinh của tôi” (Thư Gửi Pipetta, 1950).
Do đó, ta hãy tiếp cận các trước tác của Don Lorenzo Milani với tình âu yếm của một người coi ngài như một chứng nhân của Chúa Kitô và của Tin Mừng, ý thức mình là người có tội được tha thứ, nên luôn đi tìm ánh sáng và tình âu yếm, ơn thánh và sự an ủi mà chỉ có Chúa Kitô mới ban cho chúng ta và chúng ta chỉ có thể gặp được trong Giáo Hội, Mẹ chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét