Số 11. Tại sao chúng ta truyền đức tin cho người khác?
Chúng ta truyền đức tin bởi vì Đức Giê-su trao cho chúng ta mệnh lệnh: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28, 19). [91]
Không một Ki-tô hữu chính hiệu nào để việc chuyển trao đức tin chỉ dành riêng cho những người đặc biệt (các thầy dạy, các cha sở, những nhà truyền giáo). Chúng ta là Đức Ki-tô cho người khác. Điều này có nghĩa là mọi Ki-tô hữu chính hiệu cũng mong ước mang Chúa đến cho người khác. Họ tự nhủ với mình rằng “Chúa cần tôi! Tôi đã được rửa tội và thêm sức, và tôi có bổn phận giúp những người xung quanh học biết về Chúa và ‘nhận biết chân lý’ (1Tm 2, 4b).” Mẹ Tê-rê-xa đã dùng một lối so sánh thật hay: “Bạn thường thấy những dây điện chạy dọc các đường phố. Nếu không có dòng điện chạy qua chúng, thì ánh sáng chẳng có. Dây điện là bạn và tôi! Dòng điện là Chúa! Chúng ta có quyền cho phép dòng điện chạy qua chúng ta và nhờ thế mang lại ánh sáng cho thế giới: Đức Giê-su, hoặc (có quyền) từ chối được sử dụng và bởi thế cho phép bóng tối lan tràn.
Số 12. Chúng ta có thể nói thế nào về điều thuộc về đức tin chân thật?
Chúng ta tìm thấy đức tin chân thật trong Thánh Kinh và trong Truyền Thống sống động của Giáo Hội. [76, 80-82, 85-87,97, 100]
Thánh Kinh phát triển từ đức tin của Giáo Hội. Thánh Kinh và Thánh Truyền (Truyền Thống) tùy thuộc vào nhau. Việc chuyển trao đức tin không phải chính yếu qua văn tự. Trong Giáo Hội tiên khởi người ta nói rằng “Kinh Thánh được viết trong tim của Giáo Hội hơn là trên những cuộn giấy da”. Các môn đệ và các Tông Đồ đã nghiệm thấy đời sống mới của họ, trên hết qua đời sống tình bạn với Đức Giê-su. Giáo Hội tiên khởi mời gọi người ta đi vào tình bạn, được tiếp tục diễn tả bằng một cách thức khác sau biến cố Phục Sinh. Những Ki-tô hữu đầu tiên “chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2, 42). Họ hiệp nhất với nhau, và cũng có chỗ cho những người khác. Đây là một phần trong đức tin của chúng ta cho đến ngày nay: các Ki-tô hữu mời gọi những người khác đến để nhận biết tình bạn với Thiên Chúa, vốn được gìn giữ nguyên vẹn từ thời các tông đồ trong Giáo Hội Công Giáo.
Hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm, hạnh phúc mà bạn có quyền được hưởng, có một tên gọi và một khuôn mặt: đó là Đức Giê-su thành Nazareth.
(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, 18/08/2005)
(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, 18/08/2005)
Rất cần phải có sự nẩy sinh một thế hệ tông đồ mới được bén rễ sâu trong Lời Đức Ki-tô, có khả năng đáp lại những thách đố của thời đại chúng ta, và chuẩn bị để loan truyền Tin Mừng đi xa và rộng khắp.
(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, 22/02/2006)
(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, 22/02/2006)
TRUYỀN GIÁO
(từ tiếng Latin missio = gởi). Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội, là sự ủy thác của Chúa Giê-su cho tất cả mọi Ki-tô hữu, công bố Tin Mừng trong lời nói và việc làm, để mọi người có thể tự do quyết định với Đức Ki-tô.
(từ tiếng Latin missio = gởi). Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội, là sự ủy thác của Chúa Giê-su cho tất cả mọi Ki-tô hữu, công bố Tin Mừng trong lời nói và việc làm, để mọi người có thể tự do quyết định với Đức Ki-tô.
TÔNG ĐỒ
(từ tiếng Latin apostolos = sứ giả, phái viên): bắt đầu trong Tân Ước, đây là hạng từ được dùng để chỉ mười hai người được Chúa Giê-su gọi để trở nên những chứng nhân và những cộng sự viên gần gũi của Ngài. Phao-lô cũng được đặc ân tự coi mình là một tông đồ được gọi bởi Đức Ki-tô.
(từ tiếng Latin apostolos = sứ giả, phái viên): bắt đầu trong Tân Ước, đây là hạng từ được dùng để chỉ mười hai người được Chúa Giê-su gọi để trở nên những chứng nhân và những cộng sự viên gần gũi của Ngài. Phao-lô cũng được đặc ân tự coi mình là một tông đồ được gọi bởi Đức Ki-tô.
Số 13. Giáo Hội có thể sai lầm trong các vấn đề đức tin không?
Toàn thể tín hữu (xét như một tổng thể) không thể sai lầm trong đức tin, bởi vì Đức Giê-su đã hứa với các môn đệ rằng Ngài sẽ sai đến với họ Thần Khí sự thật và gìn giữ họ trong sự thật (Ga 14, 17). [80-82, 85-87, 92, 100]
Như các môn đệ đã tin vào Đức Giê-su với tất cả con tim, một Ki-tô hữu có thể dựa hoàn toàn vào Giáo Hội khi đặt vấn đề về lối sống. Bởi vì Đức Giê-su Ki-tô trao cho các tông đồ của Ngài sứ mạng giáo huấn, nên Giáo Hội có thẩm quyền giáo huấn (Huấn Quyền), và không được phép thinh lặng. Mặc dù các thành viên của Giáo Hội với tư cách cá nhân có thể sai lầm và mắc những sai lầm nghiêm trọng, nhưng toàn thể Giáo Hội thì không bao giờ bị lạc xa chân lý của Thiên Chúa. Giáo Hội mang một sự thật sống động lớn hơn chính mình qua các thời đại. Chúng tôi muốn nói đếndepositum fidei – kho tàng đức tin đã được gìn giữ. Nếu một sự thật như thế bị tranh cãi hay bóp méo công khai, thì Giáo Hội được mời gọi làm sáng tỏ trở lại “những gì đã được tin bởi mọi người ở mọi nơi và mọi lúc”. (St. Vincent of Lerins, d. 450).
Điều tôi đã nhận lãnh từ Thiên Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em… (1Cr 11, 23)
Vậy Thánh Truyền và Thánh Kinh được nối kết và thông giao với nhau cách chặt chẽ. Thật thế, do cả hai đều phát xuất từ một nguồn mạch thần linh, có thể nói cả hai kết hợp thành một và cùng quy hướng về một mục đích.(CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Hiến chế Tín Lý Về Mặc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum)
HUẤN QUYỀN
(từ tiếng Latin magister = thầy dạy): từ dùng để chỉ nhiệm vụ của Giáo Hội Công Giáo trình bày đức tin, giải thích nó với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và bảo vệ nó khỏi những sai lầm.
(từ tiếng Latin magister = thầy dạy): từ dùng để chỉ nhiệm vụ của Giáo Hội Công Giáo trình bày đức tin, giải thích nó với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và bảo vệ nó khỏi những sai lầm.
Số 14. Kinh Thánh có đúng không?
Các Sách Thánh dạy chúng ta chân lý cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm… được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Các sách ấy có tác giả là chính Thiên Chúa. (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Tín Lý Về Mặc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 11). [103-107]
Kinh Thánh không phải là một cuốn sách đóng gói từ trên trời rơi xuống, cũng chẳng phải Thiên Chúa đã đọc chính tả để người ta chép lại một cách máy móc. Đúng hơn, “Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ trong tài năng và sức lực của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thật tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ những điều đó thôi.” (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Tín Lý Về Mặc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 11). Một trong nhiều yếu tố để xét xem những bản văn cụ thể có phải Kinh Thánh hay không đó là nó phải được thừa nhận phổ quát bởi Giáo Hội. Trong những cộng đoàn Ki-tô hữu, phải có một cảm thức là: “Vâng, qua bản văn này chính Thiên Chúa nói với chúng ta – đây là linh hứng bởi Thánh Thần!” Việc xác định những cuốn trong các bản gốc của Ki-tô hữu thực sự do linh hứng bởi Thánh Thần thì đã được thực hiện hồi thế kỷ thứ tư, gọi là “quy điển” Kinh Thánh.
LINH HỨNG
(từ Latin inspiratio = truyền/gợi hứng): ảnh hưởng của Thiên Chúa lên những người viết Kinh Thánh, vì thế chính Ngài được xem như tác giả của Kinh Thánh.
(từ Latin inspiratio = truyền/gợi hứng): ảnh hưởng của Thiên Chúa lên những người viết Kinh Thánh, vì thế chính Ngài được xem như tác giả của Kinh Thánh.
QUY ĐIỂN
(từ Hy lạp kanon = cây/thước cân đo, chuẩn mực) việc thu thập chính thức các Sách Thánh về Cựu và Tân Ước.
(từ Hy lạp kanon = cây/thước cân đo, chuẩn mực) việc thu thập chính thức các Sách Thánh về Cựu và Tân Ước.
Số 15. Kinh Thánh có thể là “chân lý” thế nào nếu không phải mọi sự trong đó đều đúng?
Kinh Thánh không có ý truyền tải những thông tin lịch sử chính xác hay những khám phá khoa học cho chúng ta. Hơn nữa, các tác giả là những con người nhỏ bé trong thời đại của họ. Họ chia sẻ những tư tưởng văn hóa của thế giới xung quanh họ và cũng thường bị thống trị bởi những điều sai lầm. Tuy nhiên, mọi điều mà con người biết về Thiên Chúa và đường lối cứu độ của Ngài thì được tìm thấy với sự chắc chắn không sai lầm trong Kinh Thánh [106-107, 109]
NGUỒN: YOUCAT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét