KHI LỜI BỪNG CHÁY
XI
BẢN VĂN TƯƠNG ĐỒNG
(CONCORDANCE)
BẢN VĂN TƯƠNG ĐỒNG
(CONCORDANCE)
Bạn sẽ nói tôi phải làm thế nào trước việc thu thập và đối chiếu không ngừng này? Tôi không có nhiều trí nhớ, tôi cũng không dễ dàng tìm thấy những quy chiếu cho các bản văn…
Một cách rất tự nhiên, - nhưng đừng vội khinh thường! – bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của một tác phẩm vĩ đại, rất ư là bác học, lại rất hữu ích, nó mang một cái tên tuyệt đẹp là “Bản Văn Tương Đồng”. Từ một chữ, bạn có thể kết nối một đoạn này với đoạn khác, và một đoạn khác nữa. Cứ như thế, nó sẽ lôi kéo bạn vào những cuộc dạo bước lý thú, không ngừng, qua công viên Kinh Thánh. “Bản Văn Tương Đồng” (Con-Cor -dance)… Chúng ta đã chẳng nhận ra trong đó có “con tim” sao? Sử dụng Bản Văn Tương Đồng, thực ra không có mục đích nào khác là giúp ta tiến bước đến con tim của Kinh Thánh. Nhưng một ngày nào đó, khi đã nắm vững được kỹ thuật này, bởi sự bền chí tập luyện trí nhớ, chắc chắn với mọi khả năng của mình, nhất là với Ơn Trên, bạn sẽ quen thuộc với mọi nẻo đường của công viên, một khả năng “hát rong” bạn có thể để tác phẩm Bản Văn Tương Đồng kia nằm yên trên kệ sách thư viện, hay ít ra chỉ thỉnh thoảng mới nên đánh thức nó, để chỉ lắng nghe sự Tương Đồng chính yếu, Người phổ nhạc cho mọi bản hòa âm, Đấng “thấu hiểu hết mọi lời mọi tiếng” như lời Sách Khôn Ngoan viết , Thần Khí mà truyền thống la-tinh gọi là Mutua Connexio, là Dây liên đới. Người sẽ đưa bạn vào mọi tương quan của Sách Thánh một cách thần tình, cho bạn thấy được những hòa âm nhẹ nhàng và tinh tế nhất. Đây chính là vai trò riêng của Người, sứ vụ đặc thù của Người cạnh chúng ta, cũng chính vì lý do đó mà Ngôi Con đã ban tặng Người cho chúng ta.
Ở đây ta chỉ cần nhắc đến vài câu quan trọng và tiêu biểu nhất, trích từ Tin Mừng Gio-an:
Ở đây ta chỉ cần nhắc đến vài câu quan trọng và tiêu biểu nhất, trích từ Tin Mừng Gio-an:
“Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng nghe gì, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ đến” (Ga 16, 13).
“Nhưng khi Ðấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Ðấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14, 26).
“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Ðấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1, 18).
Đến lượt Thần Khí, là “Đấng dẫn đường” đến Chúa Con, là người đưa dẫn. Người kiện toàn sứ vụ này bằng cách tác động trên trí nhớ của chúng ta cách rất đặc biệt. Công việc chú giải tùy theo nhịp sống hằng ngày của ta, chỉ có thể thực hiện được nhờ vai trò này của Thần Khí, vì đặc tính của Thần Khí là nhắc nhở chúng ta những lời của Đức Giê-su Ki-tô.
Vậy tiếng thở dài, thất bại của Lectio divina từ đâu đến, nếu không bởi thiếu ngoan ngoãn đối với bậc Thầy nội tâm là Thần Khí? Một thái độ sợ sệt, thiếu tin tưởng, thiếu tự do nội tâm? Chúng ta đã chẳng có sẵn trong tay tất cả để việc ‘đọc’ của mình mang lại hoa quả sao? Ơn thánh đã chẳng được ban tặng rồi sao? Trong sự tuân phục hoàn toàn, trong sự cởi mở hoàn toàn rộng rãi cho Thần Khí, chúng ta còn phải lôi kéo từ thẳm sâu lòng mình, mọi khả năng, mọi tài nguyên đang ngủ quên, cả đến kho tàng giấu ẩn. Hãy thử sử dụng Trí Nhớ sống động thường hay đến trợ giúp cho sự yếu kém của ta. Veni, Sancte Spiritus, “Lạy Thần Khí, xin hãy đến. ” Ta hãy quì gối nài xin Người trước khi bắt đầu Lectio divina. Có phải chỉ khi ra khỏi thói quen, ra khỏi đãng trí, chúng ta mới thực hiện được điều phải thực hiện! Không cần phải sợ khô khan hay nhàm chán trong khi làm Lectio divina, nếu thực sự ta có Ơn Thánh, có Đấng dẫn đường, có Đấng là mọi sự: Người vừa là Tác Giả Kinh Thánh, vừa là Đấng chú giải. Thực hành Lectio divina, chính là ở một mình với Thần Khí, trước cuốn Sách được mở ra, đôi khi trước cả một trang giấy trắng nữa, để ghi lại những gì sẽ được khơi gợi cho ta.
“Ở đâu có Thần Khí Chúa, ở đấy có tự do” (2 Cr 3, 17). Hãy để Thần Khí đưa bạn đi thật xa, từ đối tác này đến đối tác khác, cho đến vô cùng tận, qua cánh “rừng biểu tượng”, qua đền thờ của Kinh Thánh, cũng như đền thờ của vũ trụ thiên nhiên, mà thi nhân thường nói, chúng được dựng xây trên những “cột trụ sống động”…
Hãy lắng nghe vị Thầy thiêng liêng đang chỉ dạy bạn phải tiếp cận, phải đến gần không nghi ngờ do dự, không chỉ đối với bạn, mà với hết mọi người, ngay hôm nay. Thật ra, Thần Khí đã chẳng tự do mạc khải cho riêng cá nhân bạn hôm nay, một cách kín đáo, điều gì đó thật tuyệt vời, là cho bạn thoáng nhìn thấy trong Thành trì tương đồng của Kinh Thánh: “Nơi mà tất cả chỉ nên một” (Tv 122, 3), một phạm vi, một triển vọng chưa từng được biết đến; cho bạn khám phá ra một nét của vẻ đẹp nhiều hình dáng mà vị Kiến Trúc Sư đã dàn dựng đó sao?
Dùng tự do của Thần Khí mà Đức Ki-tô đã ban tặng, hãy vận dụng óc sáng tạo, hãy trở thành thi nhân, hãy thực hiện giấc mơ đẹp của Rimbaud: “Tôi đã chăng dây từ tháp chuông này sang tháp chuông kia và tôi nhảy mừng!” Lời ca luôn mới mẻ và điệu nhảy tươi vui trước Hòm Bia Thánh. Chính sự triển nở này phải đưa chúng ta đến với Lectio divina, để ta nhận ra một trong những niềm vui say sưa nhất, tinh tuyền nhất có thể dành cho đời đan tu. Ta không phải sợ rằng mình quá hạnh phúc khi đọc Kinh Thánh. Cuộc sống đan tu cũng đã chẳng được Thầy hứa sẽ cho gấp trăm như cho những ai theo Thầy đó sao?
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét