SỨ ĐIỆP THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC lần thứ XIII
Gởi CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
Anh chị em thân mến,
”Nguyện chúc anh chị em ân sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô” (Rm 1,7). Là những GM từ toàn thế giới, nhóm họp theo lời mời của GM Roma là Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, để suy tư về ”việc tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”, trước khi trở về các Giáo Hội địa phương, chúng tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em, để nâng đỡ và hướng dẫn việc phục vụ Tin Mừng trong các bối cảnh khác nhau, nơi mà chúng ta đang sống để làm chứng tá.
”Nguyện chúc anh chị em ân sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô” (Rm 1,7). Là những GM từ toàn thế giới, nhóm họp theo lời mời của GM Roma là Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16, để suy tư về ”việc tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin”, trước khi trở về các Giáo Hội địa phương, chúng tôi muốn ngỏ lời với tất cả anh chị em, để nâng đỡ và hướng dẫn việc phục vụ Tin Mừng trong các bối cảnh khác nhau, nơi mà chúng ta đang sống để làm chứng tá.
1. Như người phụ nữ xứ Samaria nơi giếng nước
Chúng ta hãy để cho mình được một trang Phúc Âm soi sáng: đó là cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ xứ Samaria (Xc Ga 4,5-42). Không có người nào, trong cuộc sống, mà không ở cạnh một giếng nước với chiếc vò rỗng, như người phụ nữ xứ Samaria ấy, với hy vọng được thỏa mãn ước muốn sâu xa nhất trong tâm hồn, chỉ có ước muốn ấy mới có thể mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống. Ngày nay có nhiều giếng nước trước cơn khát của con người, nhưng cần phân định để tránh các thứ nước ô nhiễm. Cần định hướng rõ ràng việc tìm kiếm, để không rơi vào tình trạng thất vọng, có thể gây tai hại.
Như Chúa Giêsu bên giếng nước Sicar, Giáo Hội cũng cảm thấy phải ngồi cạnh những người nam nữ thời nay, để làm cho Chúa hiện diện trong cuộc sống của họ, nhờ đó họ có thể gặp Chúa, vì chỉ mình Ngài mới là nước ban sự sống vĩnh cửu đích thực. Chỉ có Chúa Giêsu có khả năng đọc nơi thẳm sâu tâm hồn chúng ta và mạc khải cho chúng ta sự thật về chúng ta. Người phụ nữ xứ Samaria đã thú nhận với những người đồng hương rằng: ”Người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Và lời loan báo này - có kèm theo câu hỏi dẫn vào đức tin: ”Phải chăng ông ấy là Đức Kitô?” - chứng tỏ ai đã nhận được sự sống mới từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, thì đến lượt mình, họ không thể không trở thành người loan báo sự thật và hy vọng cho tha nhân. Người phụ nữ tội lỗi hoán cải trở thành sứ giả của ơn cứu độ và dẫn cả dân thành về với Chúa Giêsu. Từ sự đón nhận chứng từ, dân chúng sẽ tiến đến kinh nghiệm bản thân về cuộc gặp gỡ: ”Không phải vì những lời của bà mà chúng tôi tin, nhưng vì chính chúng tôi đã được nghe và biết rằng ông này thực là Đấng Cứu Thế”.
2. Tái truyền giảng Tin Mừng
Dẫn đưa những người nam nữ ngày nay đến cùng Chúa Giêsu, gặp gỡ Ngài, đó là một điều cấp thiết liên hệ tới tất cả mọi miền trên thế giới. Thực vậy, khắp nơi đều cảm thấy nhu cầu hồi sinh đức tin, vì đức tin đang có nguy cơ bị lu mờ trong những bối cảnh văn hóa cản trở không cho đức tin trở nên sâu xa hơn nơi bản thân, cản trở sự hiện diện của đức tin trong xã hội, nội dung minh bạch và những thành quả đi kèm của đức tin.
Đây không phải là bắt đầu lại từ đầu, nhưng - với tâm hồn tông đồ của thánh Phaolô, Ngài đã từng nói: ”Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng!” (1 Cr 9,16) - vấn đề ở đây là tháp nhập vào hành trình dài công bố Tin Mừng - ngay từ những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo cho đến nay, qua dòng lịch sử và kiến tạo những cộng đồng tìn hữu ở mọi nơi trên thế giới. Dù lớn hay nhỏ, các cộng đồng ấy đều là thành quả sự tận tụy của các thừa sai và không thiếu những vị tử đạo, thành quả của bao thế hệ chứng nhân của Chúa Giêsu mà chúng ta nhớ đến họ với lòng biết ơn.
Bối cảnh văn hóa và xã hội thay đổi kêu gọi chúng ta phải làm cái gì mới: đó là sống một cách mới mẻ kinh nghiệm cộng đồng của chúng ta về đức tin, và việc loan báo, nhờ công trình rao giảng Tin Mừng ”mới mẻ về lòng nhiệt thành, trong các phương pháp và trong những lối diễn tả” (Gioan Phaolô II, Diễn văn trước Đại hội XIX của Celam, Port-au-Prince, 9-3-1983, n.3), như Đức Gioan Phaolô 2 đã nói; một công trình rao giảng Tin Mừng - như ĐGH Biển Đức 16 đã nhắc nhở, ”chủ yếu hướng tới những người, tuy đã được rửa tội, nhưng đang xa lìa Giáo Hội, và sống không hề tham chiếu luân lý Kitô giáo (...), để giúp họ tái gặp gỡ Chúa, là Đấng duy nhất làm cho cuộc sống chúng ta được ý nghĩa sâu xa và an bình; để giúp tái khám phá đức tin, là nguồn mạch ân sủng mang lại vui mừng và hy vọng trong đời sống bản thân, gia đình và xã hội” (Biển Đức XVI, bài giảng thánh lễ trọng thể khai mạc Thượng HĐGM XIII, Roma 7-10-2012).
3. Gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội
Trước khi đề cập đến những hình thức của công trình tái truyền giảng Tin Mừng ấy, chúng tôi thấy cần nói với anh chị em, trong niềm xác tín sâu xa rằng đức tin xác định mọi sự trong tương quan mà chúng ta thiết lập với Chúa Giêsu, Đấng đến gặp chúng ta trước. Công trình tái truyền giảng Tin Mừng hệ tại tái đề nghị với tâm trí, nhiều khi bị xao lãng và hoang mang, của con người ngày nay, nhất là với chính chúng ta, vẻ đẹp và sự mới mẻ ngàn đời của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúng tôi mời tất cả anh chị em hãy chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu Kitô, hãy đi vào mầu nhiệm cuộc sống của Ngài, Đấng đã hiến thân vì chúng ta cho đến tận thập giá, cuộc sống của Ngài được Chúa Cha tái khẳng định như một hồng ân trong cuộc phục sinh từ cõi chết, và được thông ban cho chúng ta nhờ Thánh Linh. Nơi Chúa Giêsu, mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa Cha đối với toàn thể gia đình nhân loại được tỏ lộ. Ngài không muốn để cho chúng ta ở trong quyền tự quyết giả tạo. Đúng hơn Ngài hòa giải chúng ta với Ngài trong một giao ước tình thương được đổi mới.
Giáo Hội là không gian mà Chúa Kitô trao tặng trong lịch sử nơi chúng ta có thể gặp gỡ Ngài, vì Ngài đã ủy thác cho Giáo Hội Lời Ngài, bí tích rửa tội làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Mình và Máu Ngài, ơn tha thứ tội lỗi, nhất là trong bí tích hòa giải, kinh nghiệm về tình hiệp thông phản ánh chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, và sức mạnh của Thánh Linh tạo nên tình bác ái đối với tất cả mọi người.
Chúng ta cần thành lập những cộng đoàn hiếu khách, trong đó tất cả những người ở ngoài lề tìm được nhà của họ, được những kinh nghiệm hiệp thông cụ thể, với sức mạnh nồng nhiệt của tình yêu - ”Hãy xem họ yêu thương nhau dường nào!” (Tertuliano, Hộ giáo, 39,7) -, tình yêu thu hút được cái nhìn ngưỡng mộ của con người thời nay. Vẻ đẹp của đức tin phải rạng ngời, đặc biệt trong các hoạt động phụng vụ thánh, nhất là trong thánh lễ Chúa nhật. Thực vậy chính trong các buổi cử hành phụng vụ, Giáo Hội biểu lộ khuôn mặt hoạt động của Thiên Chúa và làm cho ý nghĩa của Tin Mừng trở nên hữu hình, trong lời nói và cử chỉ.
Chính chúng ta là người có nghĩa vụ làm cho kinh nghiệm về Giáo Hội trở nên cụ thể, khả dĩ cảm nghiệm được, chúng ta có nghĩa vụ gia tăng các giếng nước để mời gọi con người ngày nay đang khát, đến gặp gỡ Chúa Giêsu; chúng ta phải cung cấp những ốc đảo trong các sa mạc của cuộc sống. Các cộng đoàn Kitô có nhiệm vụ như thế, và trong đó, mỗi môn đệ của Chúa đều được ủy thác việc làm chứng tá không thể thay thế được, để Tin Mừng có thể gặp gỡ cuộc sống của mọi người; để được vậy chúng ta phải có đời sống thánh thiện.
4. Những dịp gặp Chúa Giêsu và lắng nghe Kinh Thánh
Có người sẽ hỏi làm sao thi hành được tất cả điều đó. Đây không phải là phát minh những chiếm thuật mới, như thể Tin Mừng là một sản phẩm cần tung ra trên thị trường các tôn giáo, nhưng là tái khám phá những cách thức nhờ đó, qua biến cố của Chúa Giêsu, con người đến gần Ngài và được Ngài kêu gọi, để thực hành những thể thức ấy trong hoàn cảnh thời nay.
Ví dụ chúng ta hãy nhớ đến sự tích thánh Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan được Chúa Giêsu gọi hỏi khi họ làm việc, hoặc như ông Giakêu đã có thể tiến từ tình trạng tò mò đến sự chia sẻ nồng nhiệt bữa ăn với Thầy, như viên Quan Bách Quân La Mã đã xin sự can thiệp của Chúa khi một người thân của ông bị yếu đau, như người mù bẩm sinh đã kêu cầu Chúa như vị giải thoát ông khỏi tình trạng bị gạt ra ngoài lề, như bà Marta và Maria đã thấy lòng hiếu khách trong gia cư và trong tâm hồn của họ được tưởng thưởng nhờ sự hiện diện của Chúa. Chúng ta có thể tiếp tục giở lại những trang sách Tin Mừng cũngnhư những kinh nghiệm truyền giáo của các tông đồ trong Giáo Hội sơ khai, chúng ta có thể khám phá những phương thế khác nhau và những hoàn cảnh trong đó cuộc sống con người được cởi mở đối với sự hiện diện của Chúa Kitô.
Việc siêng năng đọc Kinh Thánh, - được soi sáng nhờ Truyền Thống của Giáo Hội là người trao cho chúng ta Kinh Thánh và là người giải thích chính thức, - không những là một hành trình cần thiết để biết nội dung Tin Mừng, nghĩa là biết con người của Chúa Giêsu trong bối cảnh lịch sử cứu độ, nhưng còn giúp khám phá những không gian gặp gỡ với Chúa, tìm ra thể thức thực sự phù hợp với Tin Mừng, được ăn rễ trong những chiều kích cơ bản của đời sống con người như: gia đình, công ăn việc làm, tình bạn, cảnh nghèo và những thử thách trong cuộc sống, v.v..
5. Rao giảng Tin Mừng cho chính chúng ta và sẵn sàng hoán cải
Nhưng chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng việc tái truyền giảng Tin Mừng không liên can trước tiên với chính chúng ta. Trong những ngày này, nơi các GM chúng tôi, nhiều lần có những tiếng nói được gióng lên nhắc nhở rằng để có thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới, thì trước tiên Giáo Hội cần đặt mình trong tư thế lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi rao giảng Tin Mừng được diễn tả qua lời kêu gọi hoán cải.
Chúng ta hãy tin chắc rằng chúng ta phải là những người trước hết cần phải hoán cải, cần phải trở về với quyền năng của Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể đổi mới mọi sự, nhất là đổi mới cuộc sống nghèo nàn của chúng ta. Với lòng khiêm tốn chúng ta phải nhìn nhận rằng sự nghèo nàn và yếu đuối của các môn đệ Chúa Giêsu, đặc biệt là nơi các thừa tác viên của Ngài, đè nặng trên uy tín của việc truyền giáo. Chắc chắn các GM chúng tôi là những người đầu tiên ý thức rằng chúng ta không bao giờ có thể xứng đáng với ơn gọi và mệnh lệnh của Chúa để loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Chúng ta phải biết khiêm tốn nhìn nhận sự dễ tổn thương của chúng ta đối với những vết thương của lịch sử và không do dự nhìn nhận những tội lỗi cá nhân của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng xác tín rằng sức mạnh của Thánh Thần Chúa có thể canh tân Giáo Hội của Ngài và làm cho chiếc áo của Giáo Hội được rạng người, nếu chúng ta để cho Chúa uốn nắn. Cuộc sống của bao nhiêu vị thánh chứng tỏ điều đó, việc tưởng niệm và kể lại cuộc sống của các vị là một phương thế ưu tiên trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng.
Giả sử sự đổi mới ấy được phó thác cho sức riêng của chúng ta, thì chúng ta có lý do nghiêm trọng để nghi ngờ, nhưng sự hoán cải, cũng như việc rao giảng Tin Mừng trong Giáo Hội chủ yếu không đến từ con người yếu đuối như chúng ta, nhưng đúng hơn từ chính Thánh Linh của Chúa. Sức mạnh và sự chắc chắn của chúng ta hệ tại điều này là sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng, trong Giáo Hội cũng như trong lịch sử: ”Tâm hồn các con đừng sao xuyến và đừng sợ hãi” Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài như thế (Ga 14,27).
Công trình tái truyền giảng Tin Mừng dựa trên niềm xác tín thanh thản ấy. Chúng ta tín thác nơi sự soi sáng và nơi sức mạnh của Thánh Linh, Đấng sẽ dạy chúng ta những gì chúng ta phải nói và điều chúng ta phải làm, cả trong những lúc khó khăn nhất. Vì thế, nghĩa vụ của chúng ta phải khắc phục sợ hãi bằng đức tin, chiến thắng sự hèn nhát bằng niềm hy vọng, và sự dửng dưng lãnh đạm bằng tình yêu.
6. Nắm bắt những cơ hội mới để truyền giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Lòng can đảm thanh thản ấy cũng ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng ta về thế giới ngày nay. Chúng ta không cảm thấy nhát sợ vì những hoàn cảnh chúng ta đang sống. Thế giới chúng ta đầy những mâu thuẫn và thách đố, nhưng vẫn là công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Thế giới này tuy bị tổn thương vì sự ác, nhưng vẫn luôn được Thiên Chúa yêu thương. Thế giới này là một cánh đồng trong đó có thể canh tân việc gieo vãi Lời Chúa để tái mang lại hoa trái.
Không có chỗ đứng cho sự bi quan trong tâm trí những người biết rằng Chúa đã chiến thắng sự chết và Thánh Linh của Chúa hoạt động mạnh mẽ trong lịch sử. Với lòng khiêm tốn và quyết tâm, một thái độ đến từ xác tín sự thật sau cùng sẽ chiến thắng, chúng ta đến với thế giới này và muốn thấy trong đó một lời mời gọi của Thiên Chúa trở thành chứng nhân về Danh Thánh của Ngài. Giáo Hội chúng ta sinh động và, với niềm can đảm của đức tin và chứng tá của bao nhiêu con cái mình, Giáo Hội đương đầu với những thách đố do lịch sử đề ra.
Chúng ta biết rằng trong trần thế, chúng ta phải chiến đấu cam go chống lại các ”Vương thần và quyền thần”, ”những ác thần” (Ep 6,12). Chúng ta không tránh né những vấn đề mà các thách đố ấy đề ra, nhưng chúng không làm cho chúng ta khiếp sợ. Điều này được áp dụng trước tiên cho những hiện tượng hoàn cầu hóa, chúng phải là những cơ may để chúng ta để mở rộng sự hiện diện của Tin Mừng. Cũng vậy đối với những cuộc di dân: mặc dù có những gánh nặng đau khổ trong biến cố này, và qua đó, chúng ta chân thành đón tiếp những người di dân như những anh chị em, các cuộc di dân ấy cũng là những cơ hội để mở rộng đức tin và kiến tạo tình hiệp thông trong các hình thái khác nhau, như đã xảy ra trong quá khứ. Sự tục hóa, - và cả cuộc khủng hoảng do sự bá quyền của chính trị và Nhà Nước gây ra,- cũng đòi Giáo Hội phải suy nghĩ lại sự hiện diện của mình trong xã hội, nhưng không từ bỏ sự hiện diện ấy. Nhiều hình thức mới của nạn nghèo đói đang mở ra những môi trường chưa từng đó cho việc phục vụ bác ái: việc loan báo Tin Mừng đòi Giáo Hội phải ở với người nghèo và đón nhận những đau khổ của họ như Chúa Giêsu. Cả trong những hình thức khắc nghiệt nhất của thuyết vô thần và bất khả tri, chúng ta cũng có thể nhận ra trong đó, tuy là dưới những hình thức mâu thuẫn, không phải một sự trống rỗng, nhưng như một sự nhung nhớ, một sự mong chờ câu trả lời thích hợp.
Đứng trước những vấn nạn mà nền văn hóa thịnh hành đang đề ra cho đức tin và Giáo Hội, chúng ta canh tân lòng tín thác nơi Chúa, với xác tín chắc chắn rằng trong những bối cảnh đó, Tin Mừng mang ánh sáng và có khả năng chữa lành mọi yếu đuối của con người. Không phải chúng ta là người thi hành việc tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng là chính Thiên Chúa, như ĐGH đã nhắc nhở chúng ta: ”Lời đầu tiên, sáng kiến đích thực, hoạt động thực sự đến từ thiên Chúa và chỉ khi nào chúng ta tháp nhập vào sáng kiến ấy của Chúa, chỉ khi nào chúng ta cầu khẩn sáng kiến ấy của Chúa, thì chúng ta mới có thể trở thành những người rao giảng Tin Mừng - với Chúa và trong Chúa” (ĐTC Biển Đức 16, suy niệm trước phiên khoáng đại đầu tiên của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, Roma 8-10-2012)
7. Rao giảng Tin Mừng, gia đình và đời sống thánh hiến
Ngay từ lần rao giảng Tin Mừng đầu tiên, việc thông truyền đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã tìm được môi trường tự nhiên là gia đình, trong đó phụ nữ có một vai trò rất đặc biệt, nhưng không vì thế mà hình ảnh và trách nhiệm của người cha bị giảm sút. Trong gia đình, các dấu hiệu đức tin, sự thông truyền những chân lý đầu tiên, việc dạy cách cầu nguyện, chứng tá thành quả của tình yêu đã được ghi đậm vào cuộc sống của các thiếu nhi và thiếu niên, trong bối cảnh sự chăm sóc mà mỗi gia đình dành cho việc tăng trưởng của con cái. Tuy có những khác biệt về hoàn cảnh địa lý, văn hóa và xã hội, tất cả các GM tại Thượng HĐGM đều tái khẳng định vai trò thiết yếu của gia đình trong việc thông truyền đức tin. Việc tái truyền giảng Tin Mừng là điều không thể có được nếu không nhìn nhận một trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng cho các gia đình và nếu không nâng đỡ các gia đình trong trách vụ giáo dục.
Chúng ta không thể làm ngơ sự kiện này là ngày nay gia đình, vốn được hình thành trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, làm cho họ trở nên ”một thân thể” (Mt 19,6), cởi mở đối với sự sống, đang gặp những yếu tố khủng hoảng ở khắp nơi, gia đình bị vây bủa bằng những kiểu sống làm cho gia đình bị thiệt thòi, bị các chính sách xã hội lơ là, và mặc dù gia đình là tế bào căn bản của xã hội, nhưng lại không luôn luôn được tôn trọng trong nhịp sống của mình và không được chính cộng đoàn Giáo Hội nâng đỡ trong những công tác của gia đình. Nhưng chính điều đó thúc đẩy chúng tôi nói rằng chúng ta phải đặc biệt chăm sóc gia đình và sứ mạng của Giáo Hội trong xã hội và trong Giáo Hội, phát triển những hành trình tháp tùng trước và sau hôn nhân. Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đói với bao nhiêu đôi vợ chồng và các gia đình Kitô, qua chứng tá đang tỏ cho thế giới thấy một kinh nghiệm hiệp thông và phục vụ, vốn là mầm mống của một xã hội huynh đệ và an bình hơn.
Chúng tôi cũng nghĩ đễn những hoàn cảnh gia đình và những cuộc sống chung trong đó không phản ánh hình ảnh hiệp nhất và yêu thương trọn đời mà Chúa đã dạy chúng ta. Có những cặp sống chung mà không có mối liên hệ bí tích hôn phối; càng ngày càng có nhiều gia đình bất hợp lệ được xây dựng sau khi các hôn phối trước bị thất bại; những hoàn cảnh đau thương trong đó việc giáo dục con cái về đức tin cũng bị tổn thương. Với tất cả những người ấy chúng tôi muốn nói rằng tình thương của Chúa không bỏ rơi một ai, và cả Giáo Hội cũng yêu thương họ và là nhà tiếp đón tất cả mọi người, họ vẫn là phần tử của Giáo Hội, cho dù họ không thể lãnh nhận bí tích giải tội và Thánh Thể. Các cộng đồng Công Giáo hãy đón tiếp những người sống trong tình cảnh ấy và nâng đỡ hành trình hoán cải và hòa giải của họ.
Đời sống gia đình là nơi đầu tiên trong đó Tin Mừng gặp gỡ cuộc sống thường nhật và chứng tỏ khả năng biến đổi những điều kiện cơ bản của cuộc sống trong chân trời yêu thương. Nhưng điều không kém phần quan trọng đối với chứng tá của Giáo Hội, đó là chứng tỏ cuộc sống trong thời gian này có một sự kết thúc vượt xa hơn lịch sử con người và tiến đến sự hiệp thông vĩnh cửi với Thiên Chúa. Với người phụ nữ xứ Samaria, Chúa Giêsu không chỉ tự giới thiệu Ngài là Đấng ban sự sống, nhưng còn là vị ban ”sự sống vĩnh cửu” (Ga 4,14). Hồng ân của Thiên Chúa mà đức tin làm cho hiện diện, không phải chỉ là một lời hứa hẹn các điều kiện tốt đẹp hơn ở trần thế này, nhưng còn là lời loan báo rằng ý nghĩa tối hậu của cuộc sống chúng ta đi xa hơn trần thế này, trong sự hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi chúng ta vào cuối thời gian.
Có những chứng nhân đặc biệt trong Giáo Hội và trong thế giới về chân trời đời sau của cuộc sống con người, họ là những người Chúa kêu gọi sống thời thánh hiến, một cuộc sống hoàn toàn dâng hiến cho Chúa trong việc thực thi đức thanh bần, khiết tịnh và vâng phục, họ là dấu chỉ một thế giới mai hậu tương đối hóa mọi thiện hảo đời này. Thượng HĐGM này cám ơn các anh chị em vì lòng trung thành với ơn gọi của Chúa và vì sự đóng góp đã và đang dành cho sứ mạng của Giáo Hội; Thượng HĐGM cũng nhắn nhủ các anh chị em ấy hãy hy vọng trong những hoàn cảnh không dễ dàng đối với họ trong thời đại biến chuyển ngày nay; chúng tôi cũng mời gọi anh chị em trở thành những chứng nhân và là những người cổ võ công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống mà đoàn sủng của mỗi hội dòng đặt họ vào.
8. Cộng đồng Giáo Hội và nhiều tác nhân truyền giảng Tin Mừng
Công cuộc rao giảng Tin Mừng không phải là nghĩa vụ độc quyền của một cá nhân hay nhóm nào trong Giáo Hội, nhưng là của cộng đồng Giáo Hội, trong đó có đầy đủ các phương thế để gặp gỡ Chúa Giêsu: Lời Chúa, các bí tích, tình hiệp thông huynh đệ, việc phục vụ bác ái, sứ mạng. Trong viễn tượng ấy nổi bật là vai trò của giáo xứ, như sự hiện diện của Giáo Hội tại nơi con người sinh sống, ”như giếng nước của làng” - thành ngữ mà Đức Gioan 23 thích sử dụng, từ giếng nước ấy mọi người có thể giải khát, tìm được sự tươi mát của Tin Mừng. Không thể từ bỏ giáo xứ, tuy rằng những hoàn cảnh đổi thay có thể đòi hỏi giáo xứ phải được phân thành những cộng đoàn Kitô nhỏ, hoặc thiết lập những quan hệ cộng tác trong những bối cảnh mục vụ rộng lớn hơn. Chúng tôi cảm thấy cần phải nhắn nhủ các giáo xứ hãy kèm theo việc chăm sóc mục vụ truyền thống cho Dân Chúa bằng những hình thức truyền giáo mới như công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng đòi hỏi. Các giáo xứ cũng phải được thấm đượm những hình thức khác nhau của lòng đạo đức bình dân.
Trong giáo xứ sứ vụ của LM như người cha và là mục tử của dân Chúa, vẫn có tính chất chủ yếu. Các GM tại Thượng HĐGM này bày tỏ với tất cả các LM lòng biết ơn và sự gần gũi huynh đệ vì công việc không dễ dàng của các vị và mời gọi các Linh Mục hãy cũng cố chặt chẽ hơn mối liên hệ trong hàng linh mục giáo phận, đào sâu đời sống thiêng liêng và thực hiện việc thường huấn để có thể đương đầu với những thay đổi.
Cạnh các linh mục, cũng cần phải nâng đỡ sự hiện diện của các phó tế, cũng như hoạt động mục vụ của các giáo lý viên và bao nhiêu thừa tác viên khác và những người linh hoạt thuộc lãnh vực loan báo và huấn giáo, đời sống phụng vụ, phục vụ bác ái. Những hình thức khác trong việc tham gia và đồng trách nhiệm của giáo dân nam nữ cũng phải được cổ võ. Chúng tôi không bao giờ cám ơn cho đủ lòng tận tụy của họ trong nhiều công tác của các cộng đoàn chúng tôi. Chúng tôi cũng xin tất cả hãy đặt sự hiện diện và phục vụ Giáo Hội của họ trong viễn tượng tái truyền giảng Tin Mừng, chăm lo sao cho mình được huấn luyện về mặt nhân bản và Kitô, đào sâu kiến thức đức tin và sự nhạy cảm đối với các hiện tượng văn hóa thời nay.
Về các giáo dân, cần phải đặc biệt nói đến những hình thức khác nhau của các hội đoàn cũ và mới, cùng với những phong trào Giáo Hội, và các cộng đoàn mới, tất cả đều diễn tả các hồng ân phong phú mà Chúa Thánh Linh ban cho Giáo Hội. Chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người sống và dấn thân dưới nhiều hình thức trong Giáo Hội, đồng thời nhắn nhủ họ hãy trung thành với đoàn sủng của mình và hiệp thông với Giáo Hội một cách đầy xác tín, đặc biệt trong bối cảnh các Giáo Hội địa phương.
Làm chứng cho Tin Mừng không phải là đặc ân của một ai. Chúng tôi vui mừng nhìn nhận sự hiện diện của bao nhiêu người nam nữ đang làm chứng cho Tin Mừng bằng cuộc sống giữa lòng thế giới. Chúng tôi cũng nhìn nhận họ nơi nhiều anh chị em tín hữu Kitô, những người tuy chưa được hiệp nhất trọn vẹn, nhưng cũng được ghi dấu bí tích rửa tội và là những người rao giảng Tin Mừng. Trong những ngày này chúng tôi đã có những kinh nghiệm cảm động khi được nghe những tiếng nói của bao vị trách nhiệm thế giá của các Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội Kitô về lòng khao khát của họ đối với Chúa Kitô và sự tận tụy của họ trong việc loan báo Tin Mừng. Họ cũng xác tín rằng thế giới đang cần một công trình tái truyền giảng Tin Mừng. Chúng tôi cảm tạ Chúa vì sự hiệp nhất này trong sự cần thiết của sứ vụ truyền giáo.
9. Để người trẻ có thể gặp Chúa Kitô
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến người trẻ, vì họ là thành phần quan trọng trong hiện tại cũng như trong tương lai của nhân loại và Giáo Hội. Các GM không hề bi quan về người trẻ. Tuy có lo âu về họ, nhưng chúng tôi không bi quan. Lo âu vì bao nhiêu cuộc tấn công mạnh mẽ của thời đại ngày nay đang chĩa vào người trẻ; nhưng chúng tôi không bi quan, nhất là vì tình yêu của Chúa Kitô là điều làm lịch sử chuyển động sâu xa, nhưng cũng vì chúng tôi nhận thấy nơi những người trẻ của chúng ta những khát vọng sâu xa về sự chân chính, về sự thật, tự do, lòng quảng đại, và chúng tôi xác tín rằng Chúa Kitô là câu trả lời thích hợp cho những khát vọng ấy.
Chúng tôi muốn nâng đỡ người trẻ trong cuộc tìm kiếm của họ và chúng tôi khuyến khích các cộng đoàn của chúng tôi hãy lắng nghe, đối thoại và can đảm không chút dè dặt đáp lại những hoàn cảnh khó khăn của người trẻ. Chúng tôi muốn các cộng đoàn của chúng tôi tận dụng chứ không phải loại bỏ sức mạnh lòng nhiệt huyết của người trẻ; chiến đấu cho họ chống lại những sai lầm và những mưu toan ích kỷ của các quyền lực thế gian, muốn phá tán nghị lực của người trẻ và phung phí lòng hăng say của người trẻ để thủ lợi riêng, tước bỏ khỏi người trẻ mọi ký ức tốt đẹp về quá khứ và mọi dự phóng sâu xa về tương lai.
Thế giới người trẻ là một lãnh vực tái truyền giảng Tin Mừng đòi nhiều cố gắng những cũng nhiều triển vọng, như nhiều kinh nghiệm vẫn chứng tỏ, từ những kinh nghiệm của nhiều người trẻ trong những Ngày Quốc Tế giới trẻ, cho tới những kinh nghiệm âm thầm hơn nhưng không kém phần thu hút, như những kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng, việc phục và truyền giáo. Cần nhìn nhận một vai trò tích cực của người trẻ trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng, nhất là trong thế giới của chính người trẻ.
10. Tin Mừng trong cuộc đối thoại với văn hóa và kinh nghiệm nhân bản và với các tôn giáo.
Việc tái truyền giảng Tin Mừng quy trọng tâm vào Chúa Kitô và vào sự quan tâm chăm sóc con người, để mang lại một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa. Nhưng chân trời của việc truyền giảng này bao la như thế giới và không đóng khung trong một kinh nghiệm nhân trần nào. Điều này có nghĩa là nó đặc biệt vun trồng cuộc đối thoại với các nền văn hóa, với niềm tín thác rằng có thể tìm được trong mỗi nền văn hóa ”những hạt giống của Lời” như các Giáo Phụ đã nói. Đặc biệt việc tái truyền giảng Tin Mừng cần có một liên minh được đổi mới giữa đức tin và lý trí, với xác tín rằng đức tin có khả năng đón nhận mọi thành quả của một lý trí lành mạnh, biết cởi mở đối với siêu việt và có sức sửa chữa những giới hạn và mâu thuẫn mà lý trí có thể rơi vào. Đức tin không khép kín cái nhìn cả khi đứng trước những vấn nạn đau thương trước sự hiện diện của điều ác trong cuộc sống và trong lịch sử con người, kín múc ánh sáng hy vọng từ cuộc Phục sinh của Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí cũng nuôi dưỡng sự dấn thân của cộng đoàn Kitô trong lãnh vực giáo dục và văn hóa. Các tổ chức giáo dục và nghiên cứu - như các trường học và đại học - chiếm một chỗ đặc biệt trong lãnh vực này. Hễ nơi nào trí tuệ con người được phát triển và được giáo dục, thì Giáo Hội đều vui mừng mang kinh nghiệm của mình và phần đóng góp của mình cho việc huấn luyện con người toàn diện. Trong bối cảnh này cần dành đặc biệt sự chăm sóc các trường và các đại học Công Giáo, trong đó sự cởi mở đối với siêu việt - là đặc tính của mỗi hành trình chân thực về văn hóa và giáo dục, - phải được viên mãn nhờ cuộc gặp gỡ với biến cố Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài. Các GM cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người dấn thân trong lãnh vực ấy, nhiều khi với những điều kiện khó khăn.
Việc rao giảng Tin Mừng đòi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến thế giới truyền thông xã hội, nhất là các phương tiện truyền thông mới, là nơi qui tụ nhiều cuộc sống, nhiều vấn nạn và mong đợi. Đó là nơi mà lương tâm con người thường được đào luyện và là nơi mà dân chúng trải qua nhiều thời giờ và sống cuộc sống của họ. Đó là một cơ hội mới để đến với tâm hồn con người.
Một lãnh vực đặc biệt cho cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí ngày nay là cuộc đối thoại với kiến thức khoa học. Kiến thức này không hề xa lạ với đức tin, vì nó biểu lộ nguyên lý tinh thần mà Thiên Chúa đã đặt trong các thụ tạo của Ngài. Nó cũng cho chúng ta thấy các cơ cấu hợp lý của của công trình tạo dựng. Khi khoa học và kỹ thuật không chủ trương khép kín nhân loại và thế giới trong một chủ thuyết duy vật khô cằn, thì chúng trở thành một đồng minh quí giá làm cho đời sống được nhân bản hơn. Chúng tôi cũng đặc biệt cám ơn những người dấn thân trong lãnh vực tế nhị này của tri thức. Chúng tôi muốn cám ơn những người nam nữ dấn thân trong một biểu thức khác của thiên tài con người, đó là nghệ thuật dưới những hình thức khác nhau, từ những hình thức cổ nhất cho đến những hình thức mới nhất. Chúng tôi nhìn nhận trong các tác phẩm nghệ thuật của họ có một con đường đầy ý nghĩa biểu lộ linh đạo trong lúc họ cố gắng thể hiện sự thu hút của con người đối với thẩm mỹ. Chúng tôi biết ơn, khi các nghệ sĩ, qua các tác phẩm mỹ thuật của họ, diễn tả vẻ đẹp của tôn nhan Chúa và của các thụ tạo của Chúa. Con đường mỹ thuật là một con đường đặc biệt hữu hiệu trong công trình tái truyền giảng Tin Mừng.
Ngoài các tác phẩm nghệ thuật, mọi hoạt động của con người cũng thu hút sự chú ý của chúng ta, như một cơ hội qua đó, con người cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng tôi muốn nhắc nhở cho giới kinh tế và lao động một vài điều nảy sinh từ ánh sáng Tin Mừng: để giải thoát lao công khỏi những điều kiện nhiều khi làm cho nó trở thành gánh nặng không thể chịu nổi, và một tương lai bấp bênh bị đe dọa vì nạn thất nghiệp của giới trẻ; tiếp đến cần đặt con người ở trung tâm sự phát triển kinh tế; nghĩ về sự phát triển này như một cơ hội để nhân loại được tăng trưởng trong công lý và sự hiệp nhất. Nhân loại biến đổi thế giới nhờ lao công và họ cũng được kêu gọi bảo tồn sự toàn vẹn của công trình sáng tạo do ý thức trách nhiệm đối với các thế hệ mai sau.
Tin Mừng cũng soi sáng đau khổ do bệnh tật gây ra. Các tín hữu Kitô phải giúp các bệnh nhân cảm thấy Giáo Hội gần gũi với những người bệnh tật. Các tín hữu Kitô phải cám ơn tất cả những người đang chăm sóc họ với khả năng nghề nghiệp và tình người.
Một lãnh vực trong đó ánh sáng Tin Mừng có thể và phải chiếu tỏa rạng ngời để soi sáng những bước chân của nhân loại, đó là chính trị. Chính trị đòi phải dấn thân vô vị lợi và chân thành chăm sóc công ích trong niềm tôn trọng hoàn toàn đối với phẩm giá con người, từ lúc mới được thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, tôn trọng gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, bảo vệ tự do nghiên cứu; thăng tiến tự do tôn giáo; loại bỏ những nguyên nhân gây ra bất công, bất bình đẳng, kỳ thị, kỳ thị chủng tộc, bạo lực, đói kém và chiến tranh. Các tín hữu Kitô hoạt động trong chính trị cũng được yêu cầu nêu chứng tá rõ ràng và sống giới răn bác ái.
Sau cùng, Giáo Hội coi những người thuộc các tôn giáo khác như những người đối tác tự nhiên. Chúng ta rao giảng Tin Mừng vì chúng ta xác tín về chân lý Chúa Kitô, chứ không phải để chống lại một ai. Tin Mừng của Chúa Giêsu là an bình và vui tươi, và các môn đệ của Chúa vui mừng nhìn nhận những gì là chân thực và tốt lành mà tinh thần tôn giáo của nhân loại có thể nhận thấy trong thế giới do Thiên Chúa tạo dựng và điều ấy được biểu lộ trong nhiều tôn giáo khác nhau.
Cuộc đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo nhắm đóng góp cho hòa bình, loại bỏ mọi thái độ cực đoan và tố giác mọi bạo lực chống lại các tín hữu, bạo lực ấy chính là vi phạm trầm trọng các quyền con người. Các Giáo Hội trên toàn thế giới, liên kết trong kinh nguyện và tình huynh đệ đối với những anh chị em đau khổ và yêu cầu những ai nắm giữ vận mệnh các dân tộc hãy bảo tồn quyền của mọi người được tự do chọn lựa và tuyên xưng và làm chứng tá về tín ngưỡng của mình.
11. Kỷ niệm Công đồng chung Vatican 2 và nhắc đến Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trong Năm Đức Tin
Trên con đường do công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mở ra, chúng ta cũng có thể cảm thấy như thể ở trong một sa mạc, giữa những nguy hiểm và thiếu những điểm tham chiếu. Trong bài giảng thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin, ĐTC Biển Đức 16 đã nói về một ”sự sa mạc hóa tinh thần” đang lan rộng trong những thập niên gần đây, nhưng ngài cũng khích lệ chúng ta và nói rằng ”chính từ kinh nghiệm về sa mạc, từ sự trống rỗng ấy, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui đức tin, tầm quan trọng sinh tử đối với chúng ta. Trong sa mạc chúng ta tái khám phá giá trị của những gì là thiết yếu cho cuộc sống” (Bài giảng thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin, Roma 11-10-2012). Trong sa mạc, như người phụ nữ xứ Samaria, chúng ta tìm nước và tìm một cái giếng để kín nước uống: phúc cho ai gặp được Chúa Kitô tại đó!
Chúng ta cám ơn ĐTC vì hồng ân Năm Đức Tin, là chiếc cổng quí giá dẫn vào hành trình tái truyền giảng Tin Mừng. Chúng ta cũng cám ơn ngài vì đã gắn liền Năm Đức Tin với sự nhắc nhớ trong niềm biết ơn 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican 2. Giáo huấn căn bản của Công Đồng cho thời đại chúng ta ngày nay đang chiếu tỏa rạng ngời trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Sách này, một lần nửa, được đề xướng như điểm tham chiếu chắc chắn về đức tin, 20 năm sau khi sách được công bố. Những kỷ niệm ấy thật quan trọng, giúp chúng ta tái khẳng định lòng gắn bó với giáo huấn của Công Đồng và quyết tâm của chúng ta tiếp tục thực thi trọn vẹn giáo huấn ấy.
12. Chiêm ngắm mầu nhiệm và đứng về phía người nghèo
Trong viễn tượng đó, chúng tôi muốn chỉ cho mọi các tín hữu hai biểu thức đức tin đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi để làm chứng cho đức tin trong việc tái truyền giảng Tin Mừng.
Biểu thức thứ I là hồng ân và kinh nghiệm về sự chiêm niệm. Một chứng tá mà thế giới coi là đáng tin cậy chỉ phát xuất từ một chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Linh, và chỉ phát xuất từ một sự thinh lặng sâu thẳm như một cung lòng đón nhận Lời cứu độ duy nhất. Chỉ có sự thinh lặng cầu nguyện như thế mới có thể tránh cho lời cứu độ khỏi bị mất hút giữa những tiếng ồn ào tràn ngập thế giới.
Giờ đây, chúng tôi cám ơn tất cả những người nam nữ đang tận hiến cuộc sống cho việc cầu nguyện và chiêm niệm trong các đan viện và các am ẩn sĩ. Những lúc chiêm niệm ấy cũng cần được xen lẫn với cuộc sống thường nhật của dân chúng: đó là những không gian trong tâm hồn, nhưng cũng là những không gian thể lý, nhắc nhớ chúng ta về Thiên Chúa; những cung thánh nội tâm và đền thờ bằng gạch đá, những những ngã tư đường, giúp chúng ta khỏi bị mất hút trong làn sóng các kinh nghiệm; những cơ hội trong đó mọi người có thể thể cảm thấy mình được đón nhận, kể cả những người chưa biết rõ mình tìm kiếm ai và điều gì
.
Một biểu tượng khác nói chứng tỏ tính chất đích thực của việc tái truyền giảng Tin Mừng là khuôn mặt của người nghèo. Đặt mình cạnh những người bị thương tổn vì cuộc sống không phải chỉ là một sự tập luyện xã hội, nhưng trước tiên là một hành vi tinh thần. Vì trong khuôn mặt của người nghèo có phản ánh chính tôn nhan của Chúa Kitô: ”Tất cả những gì anh em làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là anh em làm cho Thầy” (Mt 25,40).
Cần dành một chỗ ưu tiên trong các cộng đoàn chúng ta cho người nghèo, một nơi không loại trừ ai nhưng muốn là một phản ánh cách thức Chúa Giêsu gắn bó với họ. Sự hiện diện của người nghèo trong các cộng đoàn chúng ta thật là mạnh mẽ huyền nhiệm: sự hiện diện như thế thay đổi con người hơn cả những diễn văn, dạy lòng trung thành, giúp chúng ta hiểu cuộc đời mong manh, và xin cầu nguyện; tóm lại đó là sự hiện diện dẫn chúng ta đến cùng Chúa Kitô.
Đàng khác, cử chỉ bác ái cũng đòi phải có một sự dấn thân cho công lý đi kèm, với lời kêu gọi liên hệ tới mọi người, nghèo cũng như giàu. Vì thế giáo huấn xã hội của Hội Thánh cũng là thành phần của hành trình tái truyền giảng Tin Mừng, cũng như việc huấn luyện các tín hữu Kitô dấn thân phục vụ cộng đồng nhân loại trong đời sống xã hội và chính trị.
13. Ngỏ lời với các Giáo Hội tại các miền trên thế giới
Các GM tụ họp tại Thượng HĐGM này nhìn tất cả các cộng đồng Giáo Hội rải rác trên thế giới. Đây là một cái nhìn gồm tóm tất cả vì ơn gọi gặp gỡ Chúa Kitô là duy nhất, nhưng không quên những khác biệt.
Các GM tại Thượng HĐGM dành mối quan tâm đặc biệt đầy tình huynh đệ và biết ơn đối với anh chị em thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, là những người thừa kế công cuộc truyền bá Tin Mừng đầu tiên, - một kinh nghiệm được bảo tồn với lòng yêu mến và trung thành, - và các Giáo Hội Đông Phương hiện diện ở Đông Âu. Ngày nay Tin Mừng lại đến nơi anh chị em như một sự tái truyền giảng Tin Mừng qua đời sống phụng vụ, huấn giáo, kinh nguyện thường nhật trong gia đình, chay tịnh, tình liên đới giữa các gia đình, sự tham gia của giáo dân vào đời sống các cộng đoàn và đối thoại với xã hội. Tại nhiều nơi, các Giáo Hội của anh chị em bị thử thách và sầu muộn, qua đó Giáo Hội chứng tỏ sự tham phần vào thập giá của Chúa Kitô; một số tín hữu buộc lòng phải xuất cư. Nếu duy trì sinh động sự kết hiệp với các cộng đồng nguyên quán, họ có thể góp phần vào việc chăm sóc mục vụ và công cuộc rao giảng Tin Mừng tại các nước đón nhận họ. Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho lòng trung thành của anh chị em. Ước gì tương lai của anh chị em được ghi đậm nét bằng sự tự do tuyên xưng và thực hành đức tin trong an bình và tự do tôn giáo.
Và hỡi anh chị em là những tín hữu Kitô đang sống tại các nước Phi châu, chúng tôi nhìn về anh chị em và bày tỏ lòng biết ơn vì việc làm chứng tá Tin Mừng của anh chị em, nhiều khi trong những hoàn cảnh sống khó khăn. Chúng tôi khuyên nhủ anh chị em hãy tái đẩy mạnh công cuộc truyền giáo đã nhận lãnh trong thời kỳ cách đây không xa, hãy xây dựng Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa, củng cố căn tính của gia đình, hỗ trợ sự dấn thân của các LM và các giáo lý viên, đặc biệt trong những cộng đoàn Kitô nhỏ. Chúng tôi khẳng định sự cần thiết phải phát huy cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với các nền văn hóa cổ kính và mới mẻ. Chúng tôi cũng mong đợi và mạnh mẽ kêu gọi giới chính trị và các chính quyền tại nhiều nước Phi châu, trong sự cộng tác với tất cả những người thiện chí, hãy thăng tiến các quyền cơ bản của con người và giải thoát Phi châu khỏi bạo lực và những cuộc xung đột đang còn hoành hành tại đây.
Các GM thuộc Công nghị này cũng mời gọi anh chị em tín hữu Kitô Bắc Mỹ hãy vui mừng đáp lại lời mời gọi tái truyền giảng Tin Mừng, đồng thời, với lòng biết ơn, chúng tôi nhìn các cộng đoàn của anh chị em, tuy mới được thiết lập tương đối gần đây, nhưng đã mang lại những thành quả quảng đại về đức tin, đức mến và truyền giáo. Anh chị em cần nhìn nhận rằng nhiều biểu thức văn hóa hiện hành tại các nước thuộc đại lục của anh chị em ngày nay thật xa lạ với Tin Mừng. Cần hoán cải, từ đó nảy sinh một sự dấn thân không đưa anh chị em ra ngoài các nền văn hóa của mình, nhưng để anh em sống giữa các nền văn hóa ấy để cống hiến cho mọi người ánh sáng đức tin và sức mạnh của sự sống. Trong khi anh chị em đón nhận những người nhập cư và người tị nạn tại những đất nước quảng đại của anh chị em, anh chị em cũng hãy sẵn sàng mở cửa nhà mình cho đức tin. Trung thành với những cam kết được đề ra trong Thượng HĐGM Mỹ châu, anh chị em hãy liên đới với Mỹ châu la tinh trong công trình trường kỳ rao giảng Tin Mừng trên toàn Mỹ Châu.
Cũng với tâm tình biết ơn như thế, Thượng HĐGM ngỏ lời với các Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh và Caraibí. Điều gây ấn tượng mạnh là, qua dòng lịch sử, những hình thức đạo đức bình dân đã được phát triển tại các quốc gia của anh chị em, và vẫn còn ăn rễ sâu nơi tâm hồn của nhiều người, tiếp đến là những hình thức phục vụ bác ái và đối thoại với các nền văn hóa. Nay, đứng trước nhiều thách đố hiện tại, trước tiên là nạn nghèo đói và bạo lực, Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh và Caraibí được khích lệ sống trong tình trạng truyền giáo trường kỳ, loan báo Tin Mừng với niềm hy vọng và vui tươi, thành lập những cộng đoàn gồm các môn đệ thừa sai đích thực của Chúa Giêsu Kitô, chứng tỏ trong sự dấn thân của các con cái mình cách thức Tin Mừng có thể là nguồn mạch của một xã hội mới mẻ, công bằng và huynh đệ. Cả tình trạng có nhiều tôn giáo cũng đặt trắc nghiệm các Giáo Hội của anh chị em và đòi phải canh tân việc loan báo Tin Mừng.
Cả anh chị em là những tín hữu Kitô ở Á châu, chúng tôi cũng muốn gửi một lời khích lệ và nhắn nhủ. Là một thiểu số trong một đại lục qui tụ gần 2 phần 3 dân số thế giới, sự hiện diện của anh chị em là một hạt giống phong phú, được phó thác cho quyền năng của Chúa Thánh Linh, hạt giống ấy tăng trưởng trong việc đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, với các tôn giáo cổ kính, với vô số người nghèo. Mặc dù nhiều khi bị gạt ra ngoài lề xã hội, và bị bách hại tại nhiều nơi, Giáo Hội tại Á châu, với đức tin kiên vững, là một sự hiện diện quí giá của Tin Mừng Chúa Kitô, loan báo công lý, sự sống và sự hài hòa. Hỡi các tín hữu Kitô Á châu, xin anh chị em hãy cảm nhận sự gần gũi huynh đệ của các tín hữu Kitô thuộc các nước khác trên thế giới, họ không thể quên rằng, tại đại lục của anh chị em, tại Thánh Địa, Chúa Giêsu đã sinh và, đã sống, chịu chết và sống lại.
Các GM cũng gởi lời cám ơn và hy vọng tới các Giáo Hội tại Âu Châu, ngày nay đang chịu trào lưu tục hóa mạnh mẽ và nhiều khi có tính chất gây hấn, Giáo Hội tại đây phần nào vẫn còn bị thương tích vì những thập niên dài do các chế độ theo ý thức hệ thù nghịch với Thiên Chúa và con người. Chúng tôi nhìn quá khứ với lòng biết ơn, nhưng cả hiện tại trong đó trong đó Tin Mừng đã kiến tạo tại Âu châu những biểu thức và kinh nghiệm đặc thù về đức tin, - nhiều khi tràn đầy sự thánh thiện -, những biểu thức và kinh nghiệm ấy thật là quan trọng đối với việc rao giảng Tin Mừng trên toàn thế giới: đó là những tư tưởng thần học phong phú, những biểu thức khác nhau và đoàn sủng, những hình thức đa dạng phục vụ bác ái dành cho người nghèo, những kinh nghiệm sâu xa về chiêm niệm, sự sáng tạo một nền văn hóa nhân bản đã góp phần xác định phẩm giá con người và xây dựng công ích. Hỡi các tín hữu Kitô Âu Châu quí mến, ước gì những khó khăn hiện nay không làm cho anh chị em nản chí, trái lại anh chị em có thể coi chúng như một thách đố cần phải vượt qua và là một cơ hội để loan báo Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài một cách vui tươi và sinh động hơn.
Sau cùng, các GM tại Thượng Hội đồng chào thăm các dân tộc ở Châu Đại dương đang sống dưới sự bảo vệ của Thánh Giá miền nam, và cám ơn anh chị em vì chứng tá về Tin Mừng của Chúa Giêsu. Chúng tôi cầu nguyện cho anh chị em để, như người phụ nứ xứ Samaria nơi giếng nước, anh chị em cũng cảm thấy nồng nhiệt khao khát một đời sống mới và có thể lắng nghe Lời Chúa Giêsu nói: “Ước gì con nhận biết hồng ân của Thiên Chúa!” (Ga 4,10). Anh chị em cũng hãy cảm thấy mạnh mẽ quyết tâm rao giảng Tin Mừng và làm cho Chúa Giêsu được biết đến trong thế giới ngày nay. Chúng tôi nhắn nhủ anh chị em hãy gặp Chúa trong đời sống thường nhật của mình, lắng nghe Ngài và qua kinh nguyện và suy niệm, anh chị em được ơn để có thể nói: ”Chúng tôi biết Vị này thực là Đấng Cứu thế” (Ga 4,42).
14. Ngôi sao của Mẹ Maria soi sáng sa mạc
Khi kết thúc kinh nghiệm hiệp thông giữa các GM toàn thế giới và cộng tác với sứ vụ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, chúng tôi nghe thấy dư âm mệnh lệnh của Chúa Giêsu dành cho các tông đồ như một mệnh lệnh rất thời sự: ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân nước trở thành môn đệ (..). Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19.20). Sứ vụ này của Giáo Hội không chỉ dành cho một miền địa lý, nhưng đi sâu vào tận thẳm sâu của tâm hồn con người thời nay, đưa họ trở lại gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng Hằng sống hiện diện trong các cộng đoàn chúng ta.
Sự hiện diện này làm cho tâm hồn chúng ta tràn đầy niềm vui. Với lòng biết ơn vì những hồng ân đã nhận lãnh từ Chúa trong những ngày này, chúng tôi xướng lên bài ca chúc tụng: ”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa (..) Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1,46.49). Những lời này của Mẹ Maria cũng là những lời của chúng ta: qua dòng lịch sử, Chúa đã làm những điều trọng đại cho Giáo Hội của Ngài ở các nơi trên thế giới và chúng tôi chúc tụng Chúa, với xác tín rằng Ngài sẽ không quên nhìn đến sự nghèo hèn của chúng ta để dương cánh tay mạnh mẽ của Ngài trong thời đại ngày nay, nâng đỡ chúng ta trên con đường tái truyền giảng Tin Mừng.
Hình ảnh Mẹ Maria hướng dẫn chúng ta trên cuộc hành trình. Như ĐTC Biển đức 16 đã nói, hành trình này giống như một lộ trình trong sa mạc; chúng ta biết phải tiến qua đó mang theo mình những điều thiết yếu: đó là sự đồng hành của Chúa Kitô, sự thật của Lời Chúa, Bánh Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta, tình hiệp thông của cộng đoàn và sự thúc đẩy của đức bác ái. Đó là nước giếng làm cho sa mạc nở hoa. Và như các ngôi sao chiếu sáng hơn trong đêm đen của sa mạc, ánh sáng của Mẹ Maria, là Ngôi Sao của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, cũng chiếu sáng trong bầu trời hành trình của chúng ta. Chúng ta tin tưởng phó thác bản thân cho Mẹ.
2. Tái truyền giảng Tin Mừng
Dẫn đưa những người nam nữ ngày nay đến cùng Chúa Giêsu, gặp gỡ Ngài, đó là một điều cấp thiết liên hệ tới tất cả mọi miền trên thế giới. Thực vậy, khắp nơi đều cảm thấy nhu cầu hồi sinh đức tin, vì đức tin đang có nguy cơ bị lu mờ trong những bối cảnh văn hóa cản trở không cho đức tin trở nên sâu xa hơn nơi bản thân, cản trở sự hiện diện của đức tin trong xã hội, nội dung minh bạch và những thành quả đi kèm của đức tin.
Đây không phải là bắt đầu lại từ đầu, nhưng - với tâm hồn tông đồ của thánh Phaolô, Ngài đã từng nói: ”Khốn cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng!” (1 Cr 9,16) - vấn đề ở đây là tháp nhập vào hành trình dài công bố Tin Mừng - ngay từ những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo cho đến nay, qua dòng lịch sử và kiến tạo những cộng đồng tìn hữu ở mọi nơi trên thế giới. Dù lớn hay nhỏ, các cộng đồng ấy đều là thành quả sự tận tụy của các thừa sai và không thiếu những vị tử đạo, thành quả của bao thế hệ chứng nhân của Chúa Giêsu mà chúng ta nhớ đến họ với lòng biết ơn.
Bối cảnh văn hóa và xã hội thay đổi kêu gọi chúng ta phải làm cái gì mới: đó là sống một cách mới mẻ kinh nghiệm cộng đồng của chúng ta về đức tin, và việc loan báo, nhờ công trình rao giảng Tin Mừng ”mới mẻ về lòng nhiệt thành, trong các phương pháp và trong những lối diễn tả” (Gioan Phaolô II, Diễn văn trước Đại hội XIX của Celam, Port-au-Prince, 9-3-1983, n.3), như Đức Gioan Phaolô 2 đã nói; một công trình rao giảng Tin Mừng - như ĐGH Biển Đức 16 đã nhắc nhở, ”chủ yếu hướng tới những người, tuy đã được rửa tội, nhưng đang xa lìa Giáo Hội, và sống không hề tham chiếu luân lý Kitô giáo (...), để giúp họ tái gặp gỡ Chúa, là Đấng duy nhất làm cho cuộc sống chúng ta được ý nghĩa sâu xa và an bình; để giúp tái khám phá đức tin, là nguồn mạch ân sủng mang lại vui mừng và hy vọng trong đời sống bản thân, gia đình và xã hội” (Biển Đức XVI, bài giảng thánh lễ trọng thể khai mạc Thượng HĐGM XIII, Roma 7-10-2012).
3. Gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội
Trước khi đề cập đến những hình thức của công trình tái truyền giảng Tin Mừng ấy, chúng tôi thấy cần nói với anh chị em, trong niềm xác tín sâu xa rằng đức tin xác định mọi sự trong tương quan mà chúng ta thiết lập với Chúa Giêsu, Đấng đến gặp chúng ta trước. Công trình tái truyền giảng Tin Mừng hệ tại tái đề nghị với tâm trí, nhiều khi bị xao lãng và hoang mang, của con người ngày nay, nhất là với chính chúng ta, vẻ đẹp và sự mới mẻ ngàn đời của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúng tôi mời tất cả anh chị em hãy chiêm ngắm tôn nhan Chúa Giêsu Kitô, hãy đi vào mầu nhiệm cuộc sống của Ngài, Đấng đã hiến thân vì chúng ta cho đến tận thập giá, cuộc sống của Ngài được Chúa Cha tái khẳng định như một hồng ân trong cuộc phục sinh từ cõi chết, và được thông ban cho chúng ta nhờ Thánh Linh. Nơi Chúa Giêsu, mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa Cha đối với toàn thể gia đình nhân loại được tỏ lộ. Ngài không muốn để cho chúng ta ở trong quyền tự quyết giả tạo. Đúng hơn Ngài hòa giải chúng ta với Ngài trong một giao ước tình thương được đổi mới.
Giáo Hội là không gian mà Chúa Kitô trao tặng trong lịch sử nơi chúng ta có thể gặp gỡ Ngài, vì Ngài đã ủy thác cho Giáo Hội Lời Ngài, bí tích rửa tội làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Mình và Máu Ngài, ơn tha thứ tội lỗi, nhất là trong bí tích hòa giải, kinh nghiệm về tình hiệp thông phản ánh chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, và sức mạnh của Thánh Linh tạo nên tình bác ái đối với tất cả mọi người.
Chúng ta cần thành lập những cộng đoàn hiếu khách, trong đó tất cả những người ở ngoài lề tìm được nhà của họ, được những kinh nghiệm hiệp thông cụ thể, với sức mạnh nồng nhiệt của tình yêu - ”Hãy xem họ yêu thương nhau dường nào!” (Tertuliano, Hộ giáo, 39,7) -, tình yêu thu hút được cái nhìn ngưỡng mộ của con người thời nay. Vẻ đẹp của đức tin phải rạng ngời, đặc biệt trong các hoạt động phụng vụ thánh, nhất là trong thánh lễ Chúa nhật. Thực vậy chính trong các buổi cử hành phụng vụ, Giáo Hội biểu lộ khuôn mặt hoạt động của Thiên Chúa và làm cho ý nghĩa của Tin Mừng trở nên hữu hình, trong lời nói và cử chỉ.
Chính chúng ta là người có nghĩa vụ làm cho kinh nghiệm về Giáo Hội trở nên cụ thể, khả dĩ cảm nghiệm được, chúng ta có nghĩa vụ gia tăng các giếng nước để mời gọi con người ngày nay đang khát, đến gặp gỡ Chúa Giêsu; chúng ta phải cung cấp những ốc đảo trong các sa mạc của cuộc sống. Các cộng đoàn Kitô có nhiệm vụ như thế, và trong đó, mỗi môn đệ của Chúa đều được ủy thác việc làm chứng tá không thể thay thế được, để Tin Mừng có thể gặp gỡ cuộc sống của mọi người; để được vậy chúng ta phải có đời sống thánh thiện.
4. Những dịp gặp Chúa Giêsu và lắng nghe Kinh Thánh
Có người sẽ hỏi làm sao thi hành được tất cả điều đó. Đây không phải là phát minh những chiếm thuật mới, như thể Tin Mừng là một sản phẩm cần tung ra trên thị trường các tôn giáo, nhưng là tái khám phá những cách thức nhờ đó, qua biến cố của Chúa Giêsu, con người đến gần Ngài và được Ngài kêu gọi, để thực hành những thể thức ấy trong hoàn cảnh thời nay.
Ví dụ chúng ta hãy nhớ đến sự tích thánh Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan được Chúa Giêsu gọi hỏi khi họ làm việc, hoặc như ông Giakêu đã có thể tiến từ tình trạng tò mò đến sự chia sẻ nồng nhiệt bữa ăn với Thầy, như viên Quan Bách Quân La Mã đã xin sự can thiệp của Chúa khi một người thân của ông bị yếu đau, như người mù bẩm sinh đã kêu cầu Chúa như vị giải thoát ông khỏi tình trạng bị gạt ra ngoài lề, như bà Marta và Maria đã thấy lòng hiếu khách trong gia cư và trong tâm hồn của họ được tưởng thưởng nhờ sự hiện diện của Chúa. Chúng ta có thể tiếp tục giở lại những trang sách Tin Mừng cũngnhư những kinh nghiệm truyền giáo của các tông đồ trong Giáo Hội sơ khai, chúng ta có thể khám phá những phương thế khác nhau và những hoàn cảnh trong đó cuộc sống con người được cởi mở đối với sự hiện diện của Chúa Kitô.
Việc siêng năng đọc Kinh Thánh, - được soi sáng nhờ Truyền Thống của Giáo Hội là người trao cho chúng ta Kinh Thánh và là người giải thích chính thức, - không những là một hành trình cần thiết để biết nội dung Tin Mừng, nghĩa là biết con người của Chúa Giêsu trong bối cảnh lịch sử cứu độ, nhưng còn giúp khám phá những không gian gặp gỡ với Chúa, tìm ra thể thức thực sự phù hợp với Tin Mừng, được ăn rễ trong những chiều kích cơ bản của đời sống con người như: gia đình, công ăn việc làm, tình bạn, cảnh nghèo và những thử thách trong cuộc sống, v.v..
5. Rao giảng Tin Mừng cho chính chúng ta và sẵn sàng hoán cải
Nhưng chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng việc tái truyền giảng Tin Mừng không liên can trước tiên với chính chúng ta. Trong những ngày này, nơi các GM chúng tôi, nhiều lần có những tiếng nói được gióng lên nhắc nhở rằng để có thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới, thì trước tiên Giáo Hội cần đặt mình trong tư thế lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi rao giảng Tin Mừng được diễn tả qua lời kêu gọi hoán cải.
Chúng ta hãy tin chắc rằng chúng ta phải là những người trước hết cần phải hoán cải, cần phải trở về với quyền năng của Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể đổi mới mọi sự, nhất là đổi mới cuộc sống nghèo nàn của chúng ta. Với lòng khiêm tốn chúng ta phải nhìn nhận rằng sự nghèo nàn và yếu đuối của các môn đệ Chúa Giêsu, đặc biệt là nơi các thừa tác viên của Ngài, đè nặng trên uy tín của việc truyền giáo. Chắc chắn các GM chúng tôi là những người đầu tiên ý thức rằng chúng ta không bao giờ có thể xứng đáng với ơn gọi và mệnh lệnh của Chúa để loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Chúng ta phải biết khiêm tốn nhìn nhận sự dễ tổn thương của chúng ta đối với những vết thương của lịch sử và không do dự nhìn nhận những tội lỗi cá nhân của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng xác tín rằng sức mạnh của Thánh Thần Chúa có thể canh tân Giáo Hội của Ngài và làm cho chiếc áo của Giáo Hội được rạng người, nếu chúng ta để cho Chúa uốn nắn. Cuộc sống của bao nhiêu vị thánh chứng tỏ điều đó, việc tưởng niệm và kể lại cuộc sống của các vị là một phương thế ưu tiên trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng.
Giả sử sự đổi mới ấy được phó thác cho sức riêng của chúng ta, thì chúng ta có lý do nghiêm trọng để nghi ngờ, nhưng sự hoán cải, cũng như việc rao giảng Tin Mừng trong Giáo Hội chủ yếu không đến từ con người yếu đuối như chúng ta, nhưng đúng hơn từ chính Thánh Linh của Chúa. Sức mạnh và sự chắc chắn của chúng ta hệ tại điều này là sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng, trong Giáo Hội cũng như trong lịch sử: ”Tâm hồn các con đừng sao xuyến và đừng sợ hãi” Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài như thế (Ga 14,27).
Công trình tái truyền giảng Tin Mừng dựa trên niềm xác tín thanh thản ấy. Chúng ta tín thác nơi sự soi sáng và nơi sức mạnh của Thánh Linh, Đấng sẽ dạy chúng ta những gì chúng ta phải nói và điều chúng ta phải làm, cả trong những lúc khó khăn nhất. Vì thế, nghĩa vụ của chúng ta phải khắc phục sợ hãi bằng đức tin, chiến thắng sự hèn nhát bằng niềm hy vọng, và sự dửng dưng lãnh đạm bằng tình yêu.
6. Nắm bắt những cơ hội mới để truyền giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Lòng can đảm thanh thản ấy cũng ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng ta về thế giới ngày nay. Chúng ta không cảm thấy nhát sợ vì những hoàn cảnh chúng ta đang sống. Thế giới chúng ta đầy những mâu thuẫn và thách đố, nhưng vẫn là công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Thế giới này tuy bị tổn thương vì sự ác, nhưng vẫn luôn được Thiên Chúa yêu thương. Thế giới này là một cánh đồng trong đó có thể canh tân việc gieo vãi Lời Chúa để tái mang lại hoa trái.
Không có chỗ đứng cho sự bi quan trong tâm trí những người biết rằng Chúa đã chiến thắng sự chết và Thánh Linh của Chúa hoạt động mạnh mẽ trong lịch sử. Với lòng khiêm tốn và quyết tâm, một thái độ đến từ xác tín sự thật sau cùng sẽ chiến thắng, chúng ta đến với thế giới này và muốn thấy trong đó một lời mời gọi của Thiên Chúa trở thành chứng nhân về Danh Thánh của Ngài. Giáo Hội chúng ta sinh động và, với niềm can đảm của đức tin và chứng tá của bao nhiêu con cái mình, Giáo Hội đương đầu với những thách đố do lịch sử đề ra.
Chúng ta biết rằng trong trần thế, chúng ta phải chiến đấu cam go chống lại các ”Vương thần và quyền thần”, ”những ác thần” (Ep 6,12). Chúng ta không tránh né những vấn đề mà các thách đố ấy đề ra, nhưng chúng không làm cho chúng ta khiếp sợ. Điều này được áp dụng trước tiên cho những hiện tượng hoàn cầu hóa, chúng phải là những cơ may để chúng ta để mở rộng sự hiện diện của Tin Mừng. Cũng vậy đối với những cuộc di dân: mặc dù có những gánh nặng đau khổ trong biến cố này, và qua đó, chúng ta chân thành đón tiếp những người di dân như những anh chị em, các cuộc di dân ấy cũng là những cơ hội để mở rộng đức tin và kiến tạo tình hiệp thông trong các hình thái khác nhau, như đã xảy ra trong quá khứ. Sự tục hóa, - và cả cuộc khủng hoảng do sự bá quyền của chính trị và Nhà Nước gây ra,- cũng đòi Giáo Hội phải suy nghĩ lại sự hiện diện của mình trong xã hội, nhưng không từ bỏ sự hiện diện ấy. Nhiều hình thức mới của nạn nghèo đói đang mở ra những môi trường chưa từng đó cho việc phục vụ bác ái: việc loan báo Tin Mừng đòi Giáo Hội phải ở với người nghèo và đón nhận những đau khổ của họ như Chúa Giêsu. Cả trong những hình thức khắc nghiệt nhất của thuyết vô thần và bất khả tri, chúng ta cũng có thể nhận ra trong đó, tuy là dưới những hình thức mâu thuẫn, không phải một sự trống rỗng, nhưng như một sự nhung nhớ, một sự mong chờ câu trả lời thích hợp.
Đứng trước những vấn nạn mà nền văn hóa thịnh hành đang đề ra cho đức tin và Giáo Hội, chúng ta canh tân lòng tín thác nơi Chúa, với xác tín chắc chắn rằng trong những bối cảnh đó, Tin Mừng mang ánh sáng và có khả năng chữa lành mọi yếu đuối của con người. Không phải chúng ta là người thi hành việc tái truyền giảng Tin Mừng, nhưng là chính Thiên Chúa, như ĐGH đã nhắc nhở chúng ta: ”Lời đầu tiên, sáng kiến đích thực, hoạt động thực sự đến từ thiên Chúa và chỉ khi nào chúng ta tháp nhập vào sáng kiến ấy của Chúa, chỉ khi nào chúng ta cầu khẩn sáng kiến ấy của Chúa, thì chúng ta mới có thể trở thành những người rao giảng Tin Mừng - với Chúa và trong Chúa” (ĐTC Biển Đức 16, suy niệm trước phiên khoáng đại đầu tiên của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, Roma 8-10-2012)
7. Rao giảng Tin Mừng, gia đình và đời sống thánh hiến
Ngay từ lần rao giảng Tin Mừng đầu tiên, việc thông truyền đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã tìm được môi trường tự nhiên là gia đình, trong đó phụ nữ có một vai trò rất đặc biệt, nhưng không vì thế mà hình ảnh và trách nhiệm của người cha bị giảm sút. Trong gia đình, các dấu hiệu đức tin, sự thông truyền những chân lý đầu tiên, việc dạy cách cầu nguyện, chứng tá thành quả của tình yêu đã được ghi đậm vào cuộc sống của các thiếu nhi và thiếu niên, trong bối cảnh sự chăm sóc mà mỗi gia đình dành cho việc tăng trưởng của con cái. Tuy có những khác biệt về hoàn cảnh địa lý, văn hóa và xã hội, tất cả các GM tại Thượng HĐGM đều tái khẳng định vai trò thiết yếu của gia đình trong việc thông truyền đức tin. Việc tái truyền giảng Tin Mừng là điều không thể có được nếu không nhìn nhận một trách nhiệm trong việc loan báo Tin Mừng cho các gia đình và nếu không nâng đỡ các gia đình trong trách vụ giáo dục.
Chúng ta không thể làm ngơ sự kiện này là ngày nay gia đình, vốn được hình thành trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, làm cho họ trở nên ”một thân thể” (Mt 19,6), cởi mở đối với sự sống, đang gặp những yếu tố khủng hoảng ở khắp nơi, gia đình bị vây bủa bằng những kiểu sống làm cho gia đình bị thiệt thòi, bị các chính sách xã hội lơ là, và mặc dù gia đình là tế bào căn bản của xã hội, nhưng lại không luôn luôn được tôn trọng trong nhịp sống của mình và không được chính cộng đoàn Giáo Hội nâng đỡ trong những công tác của gia đình. Nhưng chính điều đó thúc đẩy chúng tôi nói rằng chúng ta phải đặc biệt chăm sóc gia đình và sứ mạng của Giáo Hội trong xã hội và trong Giáo Hội, phát triển những hành trình tháp tùng trước và sau hôn nhân. Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đói với bao nhiêu đôi vợ chồng và các gia đình Kitô, qua chứng tá đang tỏ cho thế giới thấy một kinh nghiệm hiệp thông và phục vụ, vốn là mầm mống của một xã hội huynh đệ và an bình hơn.
Chúng tôi cũng nghĩ đễn những hoàn cảnh gia đình và những cuộc sống chung trong đó không phản ánh hình ảnh hiệp nhất và yêu thương trọn đời mà Chúa đã dạy chúng ta. Có những cặp sống chung mà không có mối liên hệ bí tích hôn phối; càng ngày càng có nhiều gia đình bất hợp lệ được xây dựng sau khi các hôn phối trước bị thất bại; những hoàn cảnh đau thương trong đó việc giáo dục con cái về đức tin cũng bị tổn thương. Với tất cả những người ấy chúng tôi muốn nói rằng tình thương của Chúa không bỏ rơi một ai, và cả Giáo Hội cũng yêu thương họ và là nhà tiếp đón tất cả mọi người, họ vẫn là phần tử của Giáo Hội, cho dù họ không thể lãnh nhận bí tích giải tội và Thánh Thể. Các cộng đồng Công Giáo hãy đón tiếp những người sống trong tình cảnh ấy và nâng đỡ hành trình hoán cải và hòa giải của họ.
Đời sống gia đình là nơi đầu tiên trong đó Tin Mừng gặp gỡ cuộc sống thường nhật và chứng tỏ khả năng biến đổi những điều kiện cơ bản của cuộc sống trong chân trời yêu thương. Nhưng điều không kém phần quan trọng đối với chứng tá của Giáo Hội, đó là chứng tỏ cuộc sống trong thời gian này có một sự kết thúc vượt xa hơn lịch sử con người và tiến đến sự hiệp thông vĩnh cửi với Thiên Chúa. Với người phụ nữ xứ Samaria, Chúa Giêsu không chỉ tự giới thiệu Ngài là Đấng ban sự sống, nhưng còn là vị ban ”sự sống vĩnh cửu” (Ga 4,14). Hồng ân của Thiên Chúa mà đức tin làm cho hiện diện, không phải chỉ là một lời hứa hẹn các điều kiện tốt đẹp hơn ở trần thế này, nhưng còn là lời loan báo rằng ý nghĩa tối hậu của cuộc sống chúng ta đi xa hơn trần thế này, trong sự hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi chúng ta vào cuối thời gian.
Có những chứng nhân đặc biệt trong Giáo Hội và trong thế giới về chân trời đời sau của cuộc sống con người, họ là những người Chúa kêu gọi sống thời thánh hiến, một cuộc sống hoàn toàn dâng hiến cho Chúa trong việc thực thi đức thanh bần, khiết tịnh và vâng phục, họ là dấu chỉ một thế giới mai hậu tương đối hóa mọi thiện hảo đời này. Thượng HĐGM này cám ơn các anh chị em vì lòng trung thành với ơn gọi của Chúa và vì sự đóng góp đã và đang dành cho sứ mạng của Giáo Hội; Thượng HĐGM cũng nhắn nhủ các anh chị em ấy hãy hy vọng trong những hoàn cảnh không dễ dàng đối với họ trong thời đại biến chuyển ngày nay; chúng tôi cũng mời gọi anh chị em trở thành những chứng nhân và là những người cổ võ công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống mà đoàn sủng của mỗi hội dòng đặt họ vào.
8. Cộng đồng Giáo Hội và nhiều tác nhân truyền giảng Tin Mừng
Công cuộc rao giảng Tin Mừng không phải là nghĩa vụ độc quyền của một cá nhân hay nhóm nào trong Giáo Hội, nhưng là của cộng đồng Giáo Hội, trong đó có đầy đủ các phương thế để gặp gỡ Chúa Giêsu: Lời Chúa, các bí tích, tình hiệp thông huynh đệ, việc phục vụ bác ái, sứ mạng. Trong viễn tượng ấy nổi bật là vai trò của giáo xứ, như sự hiện diện của Giáo Hội tại nơi con người sinh sống, ”như giếng nước của làng” - thành ngữ mà Đức Gioan 23 thích sử dụng, từ giếng nước ấy mọi người có thể giải khát, tìm được sự tươi mát của Tin Mừng. Không thể từ bỏ giáo xứ, tuy rằng những hoàn cảnh đổi thay có thể đòi hỏi giáo xứ phải được phân thành những cộng đoàn Kitô nhỏ, hoặc thiết lập những quan hệ cộng tác trong những bối cảnh mục vụ rộng lớn hơn. Chúng tôi cảm thấy cần phải nhắn nhủ các giáo xứ hãy kèm theo việc chăm sóc mục vụ truyền thống cho Dân Chúa bằng những hình thức truyền giáo mới như công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng đòi hỏi. Các giáo xứ cũng phải được thấm đượm những hình thức khác nhau của lòng đạo đức bình dân.
Trong giáo xứ sứ vụ của LM như người cha và là mục tử của dân Chúa, vẫn có tính chất chủ yếu. Các GM tại Thượng HĐGM này bày tỏ với tất cả các LM lòng biết ơn và sự gần gũi huynh đệ vì công việc không dễ dàng của các vị và mời gọi các Linh Mục hãy cũng cố chặt chẽ hơn mối liên hệ trong hàng linh mục giáo phận, đào sâu đời sống thiêng liêng và thực hiện việc thường huấn để có thể đương đầu với những thay đổi.
Cạnh các linh mục, cũng cần phải nâng đỡ sự hiện diện của các phó tế, cũng như hoạt động mục vụ của các giáo lý viên và bao nhiêu thừa tác viên khác và những người linh hoạt thuộc lãnh vực loan báo và huấn giáo, đời sống phụng vụ, phục vụ bác ái. Những hình thức khác trong việc tham gia và đồng trách nhiệm của giáo dân nam nữ cũng phải được cổ võ. Chúng tôi không bao giờ cám ơn cho đủ lòng tận tụy của họ trong nhiều công tác của các cộng đoàn chúng tôi. Chúng tôi cũng xin tất cả hãy đặt sự hiện diện và phục vụ Giáo Hội của họ trong viễn tượng tái truyền giảng Tin Mừng, chăm lo sao cho mình được huấn luyện về mặt nhân bản và Kitô, đào sâu kiến thức đức tin và sự nhạy cảm đối với các hiện tượng văn hóa thời nay.
Về các giáo dân, cần phải đặc biệt nói đến những hình thức khác nhau của các hội đoàn cũ và mới, cùng với những phong trào Giáo Hội, và các cộng đoàn mới, tất cả đều diễn tả các hồng ân phong phú mà Chúa Thánh Linh ban cho Giáo Hội. Chúng tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người sống và dấn thân dưới nhiều hình thức trong Giáo Hội, đồng thời nhắn nhủ họ hãy trung thành với đoàn sủng của mình và hiệp thông với Giáo Hội một cách đầy xác tín, đặc biệt trong bối cảnh các Giáo Hội địa phương.
Làm chứng cho Tin Mừng không phải là đặc ân của một ai. Chúng tôi vui mừng nhìn nhận sự hiện diện của bao nhiêu người nam nữ đang làm chứng cho Tin Mừng bằng cuộc sống giữa lòng thế giới. Chúng tôi cũng nhìn nhận họ nơi nhiều anh chị em tín hữu Kitô, những người tuy chưa được hiệp nhất trọn vẹn, nhưng cũng được ghi dấu bí tích rửa tội và là những người rao giảng Tin Mừng. Trong những ngày này chúng tôi đã có những kinh nghiệm cảm động khi được nghe những tiếng nói của bao vị trách nhiệm thế giá của các Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội Kitô về lòng khao khát của họ đối với Chúa Kitô và sự tận tụy của họ trong việc loan báo Tin Mừng. Họ cũng xác tín rằng thế giới đang cần một công trình tái truyền giảng Tin Mừng. Chúng tôi cảm tạ Chúa vì sự hiệp nhất này trong sự cần thiết của sứ vụ truyền giáo.
9. Để người trẻ có thể gặp Chúa Kitô
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến người trẻ, vì họ là thành phần quan trọng trong hiện tại cũng như trong tương lai của nhân loại và Giáo Hội. Các GM không hề bi quan về người trẻ. Tuy có lo âu về họ, nhưng chúng tôi không bi quan. Lo âu vì bao nhiêu cuộc tấn công mạnh mẽ của thời đại ngày nay đang chĩa vào người trẻ; nhưng chúng tôi không bi quan, nhất là vì tình yêu của Chúa Kitô là điều làm lịch sử chuyển động sâu xa, nhưng cũng vì chúng tôi nhận thấy nơi những người trẻ của chúng ta những khát vọng sâu xa về sự chân chính, về sự thật, tự do, lòng quảng đại, và chúng tôi xác tín rằng Chúa Kitô là câu trả lời thích hợp cho những khát vọng ấy.
Chúng tôi muốn nâng đỡ người trẻ trong cuộc tìm kiếm của họ và chúng tôi khuyến khích các cộng đoàn của chúng tôi hãy lắng nghe, đối thoại và can đảm không chút dè dặt đáp lại những hoàn cảnh khó khăn của người trẻ. Chúng tôi muốn các cộng đoàn của chúng tôi tận dụng chứ không phải loại bỏ sức mạnh lòng nhiệt huyết của người trẻ; chiến đấu cho họ chống lại những sai lầm và những mưu toan ích kỷ của các quyền lực thế gian, muốn phá tán nghị lực của người trẻ và phung phí lòng hăng say của người trẻ để thủ lợi riêng, tước bỏ khỏi người trẻ mọi ký ức tốt đẹp về quá khứ và mọi dự phóng sâu xa về tương lai.
Thế giới người trẻ là một lãnh vực tái truyền giảng Tin Mừng đòi nhiều cố gắng những cũng nhiều triển vọng, như nhiều kinh nghiệm vẫn chứng tỏ, từ những kinh nghiệm của nhiều người trẻ trong những Ngày Quốc Tế giới trẻ, cho tới những kinh nghiệm âm thầm hơn nhưng không kém phần thu hút, như những kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng, việc phục và truyền giáo. Cần nhìn nhận một vai trò tích cực của người trẻ trong công cuộc truyền giảng Tin Mừng, nhất là trong thế giới của chính người trẻ.
10. Tin Mừng trong cuộc đối thoại với văn hóa và kinh nghiệm nhân bản và với các tôn giáo.
Việc tái truyền giảng Tin Mừng quy trọng tâm vào Chúa Kitô và vào sự quan tâm chăm sóc con người, để mang lại một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa. Nhưng chân trời của việc truyền giảng này bao la như thế giới và không đóng khung trong một kinh nghiệm nhân trần nào. Điều này có nghĩa là nó đặc biệt vun trồng cuộc đối thoại với các nền văn hóa, với niềm tín thác rằng có thể tìm được trong mỗi nền văn hóa ”những hạt giống của Lời” như các Giáo Phụ đã nói. Đặc biệt việc tái truyền giảng Tin Mừng cần có một liên minh được đổi mới giữa đức tin và lý trí, với xác tín rằng đức tin có khả năng đón nhận mọi thành quả của một lý trí lành mạnh, biết cởi mở đối với siêu việt và có sức sửa chữa những giới hạn và mâu thuẫn mà lý trí có thể rơi vào. Đức tin không khép kín cái nhìn cả khi đứng trước những vấn nạn đau thương trước sự hiện diện của điều ác trong cuộc sống và trong lịch sử con người, kín múc ánh sáng hy vọng từ cuộc Phục sinh của Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí cũng nuôi dưỡng sự dấn thân của cộng đoàn Kitô trong lãnh vực giáo dục và văn hóa. Các tổ chức giáo dục và nghiên cứu - như các trường học và đại học - chiếm một chỗ đặc biệt trong lãnh vực này. Hễ nơi nào trí tuệ con người được phát triển và được giáo dục, thì Giáo Hội đều vui mừng mang kinh nghiệm của mình và phần đóng góp của mình cho việc huấn luyện con người toàn diện. Trong bối cảnh này cần dành đặc biệt sự chăm sóc các trường và các đại học Công Giáo, trong đó sự cởi mở đối với siêu việt - là đặc tính của mỗi hành trình chân thực về văn hóa và giáo dục, - phải được viên mãn nhờ cuộc gặp gỡ với biến cố Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài. Các GM cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người dấn thân trong lãnh vực ấy, nhiều khi với những điều kiện khó khăn.
Việc rao giảng Tin Mừng đòi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến thế giới truyền thông xã hội, nhất là các phương tiện truyền thông mới, là nơi qui tụ nhiều cuộc sống, nhiều vấn nạn và mong đợi. Đó là nơi mà lương tâm con người thường được đào luyện và là nơi mà dân chúng trải qua nhiều thời giờ và sống cuộc sống của họ. Đó là một cơ hội mới để đến với tâm hồn con người.
Một lãnh vực đặc biệt cho cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí ngày nay là cuộc đối thoại với kiến thức khoa học. Kiến thức này không hề xa lạ với đức tin, vì nó biểu lộ nguyên lý tinh thần mà Thiên Chúa đã đặt trong các thụ tạo của Ngài. Nó cũng cho chúng ta thấy các cơ cấu hợp lý của của công trình tạo dựng. Khi khoa học và kỹ thuật không chủ trương khép kín nhân loại và thế giới trong một chủ thuyết duy vật khô cằn, thì chúng trở thành một đồng minh quí giá làm cho đời sống được nhân bản hơn. Chúng tôi cũng đặc biệt cám ơn những người dấn thân trong lãnh vực tế nhị này của tri thức. Chúng tôi muốn cám ơn những người nam nữ dấn thân trong một biểu thức khác của thiên tài con người, đó là nghệ thuật dưới những hình thức khác nhau, từ những hình thức cổ nhất cho đến những hình thức mới nhất. Chúng tôi nhìn nhận trong các tác phẩm nghệ thuật của họ có một con đường đầy ý nghĩa biểu lộ linh đạo trong lúc họ cố gắng thể hiện sự thu hút của con người đối với thẩm mỹ. Chúng tôi biết ơn, khi các nghệ sĩ, qua các tác phẩm mỹ thuật của họ, diễn tả vẻ đẹp của tôn nhan Chúa và của các thụ tạo của Chúa. Con đường mỹ thuật là một con đường đặc biệt hữu hiệu trong công trình tái truyền giảng Tin Mừng.
Ngoài các tác phẩm nghệ thuật, mọi hoạt động của con người cũng thu hút sự chú ý của chúng ta, như một cơ hội qua đó, con người cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúng tôi muốn nhắc nhở cho giới kinh tế và lao động một vài điều nảy sinh từ ánh sáng Tin Mừng: để giải thoát lao công khỏi những điều kiện nhiều khi làm cho nó trở thành gánh nặng không thể chịu nổi, và một tương lai bấp bênh bị đe dọa vì nạn thất nghiệp của giới trẻ; tiếp đến cần đặt con người ở trung tâm sự phát triển kinh tế; nghĩ về sự phát triển này như một cơ hội để nhân loại được tăng trưởng trong công lý và sự hiệp nhất. Nhân loại biến đổi thế giới nhờ lao công và họ cũng được kêu gọi bảo tồn sự toàn vẹn của công trình sáng tạo do ý thức trách nhiệm đối với các thế hệ mai sau.
Tin Mừng cũng soi sáng đau khổ do bệnh tật gây ra. Các tín hữu Kitô phải giúp các bệnh nhân cảm thấy Giáo Hội gần gũi với những người bệnh tật. Các tín hữu Kitô phải cám ơn tất cả những người đang chăm sóc họ với khả năng nghề nghiệp và tình người.
Một lãnh vực trong đó ánh sáng Tin Mừng có thể và phải chiếu tỏa rạng ngời để soi sáng những bước chân của nhân loại, đó là chính trị. Chính trị đòi phải dấn thân vô vị lợi và chân thành chăm sóc công ích trong niềm tôn trọng hoàn toàn đối với phẩm giá con người, từ lúc mới được thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, tôn trọng gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, bảo vệ tự do nghiên cứu; thăng tiến tự do tôn giáo; loại bỏ những nguyên nhân gây ra bất công, bất bình đẳng, kỳ thị, kỳ thị chủng tộc, bạo lực, đói kém và chiến tranh. Các tín hữu Kitô hoạt động trong chính trị cũng được yêu cầu nêu chứng tá rõ ràng và sống giới răn bác ái.
Sau cùng, Giáo Hội coi những người thuộc các tôn giáo khác như những người đối tác tự nhiên. Chúng ta rao giảng Tin Mừng vì chúng ta xác tín về chân lý Chúa Kitô, chứ không phải để chống lại một ai. Tin Mừng của Chúa Giêsu là an bình và vui tươi, và các môn đệ của Chúa vui mừng nhìn nhận những gì là chân thực và tốt lành mà tinh thần tôn giáo của nhân loại có thể nhận thấy trong thế giới do Thiên Chúa tạo dựng và điều ấy được biểu lộ trong nhiều tôn giáo khác nhau.
Cuộc đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo nhắm đóng góp cho hòa bình, loại bỏ mọi thái độ cực đoan và tố giác mọi bạo lực chống lại các tín hữu, bạo lực ấy chính là vi phạm trầm trọng các quyền con người. Các Giáo Hội trên toàn thế giới, liên kết trong kinh nguyện và tình huynh đệ đối với những anh chị em đau khổ và yêu cầu những ai nắm giữ vận mệnh các dân tộc hãy bảo tồn quyền của mọi người được tự do chọn lựa và tuyên xưng và làm chứng tá về tín ngưỡng của mình.
11. Kỷ niệm Công đồng chung Vatican 2 và nhắc đến Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trong Năm Đức Tin
Trên con đường do công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng mở ra, chúng ta cũng có thể cảm thấy như thể ở trong một sa mạc, giữa những nguy hiểm và thiếu những điểm tham chiếu. Trong bài giảng thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin, ĐTC Biển Đức 16 đã nói về một ”sự sa mạc hóa tinh thần” đang lan rộng trong những thập niên gần đây, nhưng ngài cũng khích lệ chúng ta và nói rằng ”chính từ kinh nghiệm về sa mạc, từ sự trống rỗng ấy, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui đức tin, tầm quan trọng sinh tử đối với chúng ta. Trong sa mạc chúng ta tái khám phá giá trị của những gì là thiết yếu cho cuộc sống” (Bài giảng thánh lễ khai mạc Năm Đức Tin, Roma 11-10-2012). Trong sa mạc, như người phụ nữ xứ Samaria, chúng ta tìm nước và tìm một cái giếng để kín nước uống: phúc cho ai gặp được Chúa Kitô tại đó!
Chúng ta cám ơn ĐTC vì hồng ân Năm Đức Tin, là chiếc cổng quí giá dẫn vào hành trình tái truyền giảng Tin Mừng. Chúng ta cũng cám ơn ngài vì đã gắn liền Năm Đức Tin với sự nhắc nhớ trong niềm biết ơn 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican 2. Giáo huấn căn bản của Công Đồng cho thời đại chúng ta ngày nay đang chiếu tỏa rạng ngời trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Sách này, một lần nửa, được đề xướng như điểm tham chiếu chắc chắn về đức tin, 20 năm sau khi sách được công bố. Những kỷ niệm ấy thật quan trọng, giúp chúng ta tái khẳng định lòng gắn bó với giáo huấn của Công Đồng và quyết tâm của chúng ta tiếp tục thực thi trọn vẹn giáo huấn ấy.
12. Chiêm ngắm mầu nhiệm và đứng về phía người nghèo
Trong viễn tượng đó, chúng tôi muốn chỉ cho mọi các tín hữu hai biểu thức đức tin đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi để làm chứng cho đức tin trong việc tái truyền giảng Tin Mừng.
Biểu thức thứ I là hồng ân và kinh nghiệm về sự chiêm niệm. Một chứng tá mà thế giới coi là đáng tin cậy chỉ phát xuất từ một chiêm ngắm mầu nhiệm Thiên Chúa, là Cha, Con và Thánh Linh, và chỉ phát xuất từ một sự thinh lặng sâu thẳm như một cung lòng đón nhận Lời cứu độ duy nhất. Chỉ có sự thinh lặng cầu nguyện như thế mới có thể tránh cho lời cứu độ khỏi bị mất hút giữa những tiếng ồn ào tràn ngập thế giới.
Giờ đây, chúng tôi cám ơn tất cả những người nam nữ đang tận hiến cuộc sống cho việc cầu nguyện và chiêm niệm trong các đan viện và các am ẩn sĩ. Những lúc chiêm niệm ấy cũng cần được xen lẫn với cuộc sống thường nhật của dân chúng: đó là những không gian trong tâm hồn, nhưng cũng là những không gian thể lý, nhắc nhớ chúng ta về Thiên Chúa; những cung thánh nội tâm và đền thờ bằng gạch đá, những những ngã tư đường, giúp chúng ta khỏi bị mất hút trong làn sóng các kinh nghiệm; những cơ hội trong đó mọi người có thể thể cảm thấy mình được đón nhận, kể cả những người chưa biết rõ mình tìm kiếm ai và điều gì
.
Một biểu tượng khác nói chứng tỏ tính chất đích thực của việc tái truyền giảng Tin Mừng là khuôn mặt của người nghèo. Đặt mình cạnh những người bị thương tổn vì cuộc sống không phải chỉ là một sự tập luyện xã hội, nhưng trước tiên là một hành vi tinh thần. Vì trong khuôn mặt của người nghèo có phản ánh chính tôn nhan của Chúa Kitô: ”Tất cả những gì anh em làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là anh em làm cho Thầy” (Mt 25,40).
Cần dành một chỗ ưu tiên trong các cộng đoàn chúng ta cho người nghèo, một nơi không loại trừ ai nhưng muốn là một phản ánh cách thức Chúa Giêsu gắn bó với họ. Sự hiện diện của người nghèo trong các cộng đoàn chúng ta thật là mạnh mẽ huyền nhiệm: sự hiện diện như thế thay đổi con người hơn cả những diễn văn, dạy lòng trung thành, giúp chúng ta hiểu cuộc đời mong manh, và xin cầu nguyện; tóm lại đó là sự hiện diện dẫn chúng ta đến cùng Chúa Kitô.
Đàng khác, cử chỉ bác ái cũng đòi phải có một sự dấn thân cho công lý đi kèm, với lời kêu gọi liên hệ tới mọi người, nghèo cũng như giàu. Vì thế giáo huấn xã hội của Hội Thánh cũng là thành phần của hành trình tái truyền giảng Tin Mừng, cũng như việc huấn luyện các tín hữu Kitô dấn thân phục vụ cộng đồng nhân loại trong đời sống xã hội và chính trị.
13. Ngỏ lời với các Giáo Hội tại các miền trên thế giới
Các GM tụ họp tại Thượng HĐGM này nhìn tất cả các cộng đồng Giáo Hội rải rác trên thế giới. Đây là một cái nhìn gồm tóm tất cả vì ơn gọi gặp gỡ Chúa Kitô là duy nhất, nhưng không quên những khác biệt.
Các GM tại Thượng HĐGM dành mối quan tâm đặc biệt đầy tình huynh đệ và biết ơn đối với anh chị em thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, là những người thừa kế công cuộc truyền bá Tin Mừng đầu tiên, - một kinh nghiệm được bảo tồn với lòng yêu mến và trung thành, - và các Giáo Hội Đông Phương hiện diện ở Đông Âu. Ngày nay Tin Mừng lại đến nơi anh chị em như một sự tái truyền giảng Tin Mừng qua đời sống phụng vụ, huấn giáo, kinh nguyện thường nhật trong gia đình, chay tịnh, tình liên đới giữa các gia đình, sự tham gia của giáo dân vào đời sống các cộng đoàn và đối thoại với xã hội. Tại nhiều nơi, các Giáo Hội của anh chị em bị thử thách và sầu muộn, qua đó Giáo Hội chứng tỏ sự tham phần vào thập giá của Chúa Kitô; một số tín hữu buộc lòng phải xuất cư. Nếu duy trì sinh động sự kết hiệp với các cộng đồng nguyên quán, họ có thể góp phần vào việc chăm sóc mục vụ và công cuộc rao giảng Tin Mừng tại các nước đón nhận họ. Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho lòng trung thành của anh chị em. Ước gì tương lai của anh chị em được ghi đậm nét bằng sự tự do tuyên xưng và thực hành đức tin trong an bình và tự do tôn giáo.
Và hỡi anh chị em là những tín hữu Kitô đang sống tại các nước Phi châu, chúng tôi nhìn về anh chị em và bày tỏ lòng biết ơn vì việc làm chứng tá Tin Mừng của anh chị em, nhiều khi trong những hoàn cảnh sống khó khăn. Chúng tôi khuyên nhủ anh chị em hãy tái đẩy mạnh công cuộc truyền giáo đã nhận lãnh trong thời kỳ cách đây không xa, hãy xây dựng Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa, củng cố căn tính của gia đình, hỗ trợ sự dấn thân của các LM và các giáo lý viên, đặc biệt trong những cộng đoàn Kitô nhỏ. Chúng tôi khẳng định sự cần thiết phải phát huy cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với các nền văn hóa cổ kính và mới mẻ. Chúng tôi cũng mong đợi và mạnh mẽ kêu gọi giới chính trị và các chính quyền tại nhiều nước Phi châu, trong sự cộng tác với tất cả những người thiện chí, hãy thăng tiến các quyền cơ bản của con người và giải thoát Phi châu khỏi bạo lực và những cuộc xung đột đang còn hoành hành tại đây.
Các GM thuộc Công nghị này cũng mời gọi anh chị em tín hữu Kitô Bắc Mỹ hãy vui mừng đáp lại lời mời gọi tái truyền giảng Tin Mừng, đồng thời, với lòng biết ơn, chúng tôi nhìn các cộng đoàn của anh chị em, tuy mới được thiết lập tương đối gần đây, nhưng đã mang lại những thành quả quảng đại về đức tin, đức mến và truyền giáo. Anh chị em cần nhìn nhận rằng nhiều biểu thức văn hóa hiện hành tại các nước thuộc đại lục của anh chị em ngày nay thật xa lạ với Tin Mừng. Cần hoán cải, từ đó nảy sinh một sự dấn thân không đưa anh chị em ra ngoài các nền văn hóa của mình, nhưng để anh em sống giữa các nền văn hóa ấy để cống hiến cho mọi người ánh sáng đức tin và sức mạnh của sự sống. Trong khi anh chị em đón nhận những người nhập cư và người tị nạn tại những đất nước quảng đại của anh chị em, anh chị em cũng hãy sẵn sàng mở cửa nhà mình cho đức tin. Trung thành với những cam kết được đề ra trong Thượng HĐGM Mỹ châu, anh chị em hãy liên đới với Mỹ châu la tinh trong công trình trường kỳ rao giảng Tin Mừng trên toàn Mỹ Châu.
Cũng với tâm tình biết ơn như thế, Thượng HĐGM ngỏ lời với các Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh và Caraibí. Điều gây ấn tượng mạnh là, qua dòng lịch sử, những hình thức đạo đức bình dân đã được phát triển tại các quốc gia của anh chị em, và vẫn còn ăn rễ sâu nơi tâm hồn của nhiều người, tiếp đến là những hình thức phục vụ bác ái và đối thoại với các nền văn hóa. Nay, đứng trước nhiều thách đố hiện tại, trước tiên là nạn nghèo đói và bạo lực, Giáo Hội tại Mỹ châu la tinh và Caraibí được khích lệ sống trong tình trạng truyền giáo trường kỳ, loan báo Tin Mừng với niềm hy vọng và vui tươi, thành lập những cộng đoàn gồm các môn đệ thừa sai đích thực của Chúa Giêsu Kitô, chứng tỏ trong sự dấn thân của các con cái mình cách thức Tin Mừng có thể là nguồn mạch của một xã hội mới mẻ, công bằng và huynh đệ. Cả tình trạng có nhiều tôn giáo cũng đặt trắc nghiệm các Giáo Hội của anh chị em và đòi phải canh tân việc loan báo Tin Mừng.
Cả anh chị em là những tín hữu Kitô ở Á châu, chúng tôi cũng muốn gửi một lời khích lệ và nhắn nhủ. Là một thiểu số trong một đại lục qui tụ gần 2 phần 3 dân số thế giới, sự hiện diện của anh chị em là một hạt giống phong phú, được phó thác cho quyền năng của Chúa Thánh Linh, hạt giống ấy tăng trưởng trong việc đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, với các tôn giáo cổ kính, với vô số người nghèo. Mặc dù nhiều khi bị gạt ra ngoài lề xã hội, và bị bách hại tại nhiều nơi, Giáo Hội tại Á châu, với đức tin kiên vững, là một sự hiện diện quí giá của Tin Mừng Chúa Kitô, loan báo công lý, sự sống và sự hài hòa. Hỡi các tín hữu Kitô Á châu, xin anh chị em hãy cảm nhận sự gần gũi huynh đệ của các tín hữu Kitô thuộc các nước khác trên thế giới, họ không thể quên rằng, tại đại lục của anh chị em, tại Thánh Địa, Chúa Giêsu đã sinh và, đã sống, chịu chết và sống lại.
Các GM cũng gởi lời cám ơn và hy vọng tới các Giáo Hội tại Âu Châu, ngày nay đang chịu trào lưu tục hóa mạnh mẽ và nhiều khi có tính chất gây hấn, Giáo Hội tại đây phần nào vẫn còn bị thương tích vì những thập niên dài do các chế độ theo ý thức hệ thù nghịch với Thiên Chúa và con người. Chúng tôi nhìn quá khứ với lòng biết ơn, nhưng cả hiện tại trong đó trong đó Tin Mừng đã kiến tạo tại Âu châu những biểu thức và kinh nghiệm đặc thù về đức tin, - nhiều khi tràn đầy sự thánh thiện -, những biểu thức và kinh nghiệm ấy thật là quan trọng đối với việc rao giảng Tin Mừng trên toàn thế giới: đó là những tư tưởng thần học phong phú, những biểu thức khác nhau và đoàn sủng, những hình thức đa dạng phục vụ bác ái dành cho người nghèo, những kinh nghiệm sâu xa về chiêm niệm, sự sáng tạo một nền văn hóa nhân bản đã góp phần xác định phẩm giá con người và xây dựng công ích. Hỡi các tín hữu Kitô Âu Châu quí mến, ước gì những khó khăn hiện nay không làm cho anh chị em nản chí, trái lại anh chị em có thể coi chúng như một thách đố cần phải vượt qua và là một cơ hội để loan báo Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài một cách vui tươi và sinh động hơn.
Sau cùng, các GM tại Thượng Hội đồng chào thăm các dân tộc ở Châu Đại dương đang sống dưới sự bảo vệ của Thánh Giá miền nam, và cám ơn anh chị em vì chứng tá về Tin Mừng của Chúa Giêsu. Chúng tôi cầu nguyện cho anh chị em để, như người phụ nứ xứ Samaria nơi giếng nước, anh chị em cũng cảm thấy nồng nhiệt khao khát một đời sống mới và có thể lắng nghe Lời Chúa Giêsu nói: “Ước gì con nhận biết hồng ân của Thiên Chúa!” (Ga 4,10). Anh chị em cũng hãy cảm thấy mạnh mẽ quyết tâm rao giảng Tin Mừng và làm cho Chúa Giêsu được biết đến trong thế giới ngày nay. Chúng tôi nhắn nhủ anh chị em hãy gặp Chúa trong đời sống thường nhật của mình, lắng nghe Ngài và qua kinh nguyện và suy niệm, anh chị em được ơn để có thể nói: ”Chúng tôi biết Vị này thực là Đấng Cứu thế” (Ga 4,42).
14. Ngôi sao của Mẹ Maria soi sáng sa mạc
Khi kết thúc kinh nghiệm hiệp thông giữa các GM toàn thế giới và cộng tác với sứ vụ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, chúng tôi nghe thấy dư âm mệnh lệnh của Chúa Giêsu dành cho các tông đồ như một mệnh lệnh rất thời sự: ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân nước trở thành môn đệ (..). Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19.20). Sứ vụ này của Giáo Hội không chỉ dành cho một miền địa lý, nhưng đi sâu vào tận thẳm sâu của tâm hồn con người thời nay, đưa họ trở lại gặp gỡ với Chúa Giêsu, Đấng Hằng sống hiện diện trong các cộng đoàn chúng ta.
Sự hiện diện này làm cho tâm hồn chúng ta tràn đầy niềm vui. Với lòng biết ơn vì những hồng ân đã nhận lãnh từ Chúa trong những ngày này, chúng tôi xướng lên bài ca chúc tụng: ”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa (..) Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại” (Lc 1,46.49). Những lời này của Mẹ Maria cũng là những lời của chúng ta: qua dòng lịch sử, Chúa đã làm những điều trọng đại cho Giáo Hội của Ngài ở các nơi trên thế giới và chúng tôi chúc tụng Chúa, với xác tín rằng Ngài sẽ không quên nhìn đến sự nghèo hèn của chúng ta để dương cánh tay mạnh mẽ của Ngài trong thời đại ngày nay, nâng đỡ chúng ta trên con đường tái truyền giảng Tin Mừng.
Hình ảnh Mẹ Maria hướng dẫn chúng ta trên cuộc hành trình. Như ĐTC Biển đức 16 đã nói, hành trình này giống như một lộ trình trong sa mạc; chúng ta biết phải tiến qua đó mang theo mình những điều thiết yếu: đó là sự đồng hành của Chúa Kitô, sự thật của Lời Chúa, Bánh Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta, tình hiệp thông của cộng đoàn và sự thúc đẩy của đức bác ái. Đó là nước giếng làm cho sa mạc nở hoa. Và như các ngôi sao chiếu sáng hơn trong đêm đen của sa mạc, ánh sáng của Mẹ Maria, là Ngôi Sao của công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng, cũng chiếu sáng trong bầu trời hành trình của chúng ta. Chúng ta tin tưởng phó thác bản thân cho Mẹ.
G. Trần Đức Anh OP chuyển dịch
Nguồn: vietvatican.ne
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét