KHI LỜI BỪNG CHÁY Chương I
KHI LỜI BỪNG CHÁY
Chương I
SÁCH ĐƯỢC MỞ RA
Sách Kinh Thánh được mở ra trên bàn; sách phải được mở ra như thế cả ngày, để dù bạn học bất cứ môn gì, sau giờ Lectio divina, cuốn sách này vẫn còn mãi mãi là nguồn suối, là qui chiếu, là mẫu mực. Khi bước vào phòng riêng, ta phải lưu ý ngay đến sách này, vì trật tự mà ta luôn cố gắng duy trì chẳng có một mục đích nào khác là để cuốn sách kia được tôn vinh cách hiển nhiên hơn.
Chúng ta không có hạnh phúc được đặt Thánh Thể trong phòng riêng, nhưng lại có Kinh Thánh để ta được tự do sử dụng: đó là ‘Nhà Tạm’ riêng của chúng ta. Bạn có thể đặt Kinh Thánh trên một giá cao, có đèn thắp sáng suốt ngày đêm. Chẳng ai cấm bạn cung kính cúi đầu mỗi khi mở đọc Sách Thánh; thành kính hôn trang Sách bạn vừa đọc, như vị linh mục thường làm sau mỗi lần công bố Tin Mừng, hoặc quì gối đọc[1]… Hãy thận trọng để đừng xem cuốn Sách này cũng như mọi sách khác, như để dưới một chồng sách chẳng hạn, cũng đừng để bừa bãi[2]. Đây không phải là ngẫu tượng, tôn sùng vật thể: nhưng là sự tế nhị… vì việc nhập thể của Lời bao hàm cả việc hạ mình này nữa: Lời của Thiên Chúa hằng sống được ký gửi trong một cuốn sách, mà theo vật thể bề ngoài, hoàn toàn giống như mọi cuốn sách khác, thông dự vào lịch sử, vào mọi nỗi thăng trầm của con người.
Chính trên sách này mà mắt bạn phải hướng tới khi vừa thức giấc, cũng như trước khi ngủ đêm. Đó là cuốn sách trước bình minh, sau trời chiều, sách của sáng tinh sương[3], của hoàng hôn, của ngày và đêm, khởi thủy và tận cùng mỗi ngày sống của bạn. Cuốn sách luôn được mở ra trên bàn, như Bánh Thiên Chúa dọn sẵn trên bàn cho bạn (x. Tv 23, 5). Hãy xem cái bàn trong phòng bạn như ‘bàn thờ’, như một trong hai bàn được dọn ra trong kho báu của Giáo Hội[4]. Tới bàn này hay bàn kia, bạn đều phải tiến bước trong niềm vui (x. Tv 43, 4).
Hãy đặt tất cả niềm hoan lạc của chúng ta vào việc chiêm niệm luật của Chúa ngày-đêm, gõ vào cửa chưa được mở, nhận lãnh bánh của Ba Ngôi Thiên Chúa[5].
[1] “Hãy bái lạy Thánh Giá và cầm sách Tin Mừng trên tay. Đặt Sách trước mặt ngang ngực bạn. Hãy đứng trước Thánh Giá chứ không ngồi dưới đất, khi đọc xong mỗi chương, hãy cúi đầu, cả đến mười lần, hầu cảm tạ Đấng đã làm cho bạn nên xứng đáng chiêm ngưỡng và đọc sách ấy…” Joseph Hazzaya (Thế kỷ thứ VII), Thư nói về ba giai đoạn của đời đan tu, 74, PO 202, tr. 345.
[2] Và các tên cực thánh của Chúa, cũng như những mẩu giấy viết các lời của Người, mỗi lần tôi thấy vất bỏ ở nơi không xứng hợp, tôi đều muốn lượm lấy, và tôi cũng xin người ta nên lượm lấy, để đặt ở nơi xứng hợp hơn” (Phan-xi-cô Assisi, Lời trối, 12).
[3] ….Bạn hái những đoá hoa trong cánh đồng Lời Chúa, được thấm đượm sương mai tươi vui…, Paulin de Nole, Epist. XI”. “ad Severum”, 8, PL 61, 195C.
[4] x. Gương Chúa Giêsu, 1. IV, XI, 24.
[5] Jérôme, Epist. XXX. “ad Paulam”, 13, Belles Lettres, 1 t. II, p. 35.
Nguồn: kinhthanh.org
Chương I
SÁCH ĐƯỢC MỞ RA
Sách Kinh Thánh được mở ra trên bàn; sách phải được mở ra như thế cả ngày, để dù bạn học bất cứ môn gì, sau giờ Lectio divina, cuốn sách này vẫn còn mãi mãi là nguồn suối, là qui chiếu, là mẫu mực. Khi bước vào phòng riêng, ta phải lưu ý ngay đến sách này, vì trật tự mà ta luôn cố gắng duy trì chẳng có một mục đích nào khác là để cuốn sách kia được tôn vinh cách hiển nhiên hơn.
Chúng ta không có hạnh phúc được đặt Thánh Thể trong phòng riêng, nhưng lại có Kinh Thánh để ta được tự do sử dụng: đó là ‘Nhà Tạm’ riêng của chúng ta. Bạn có thể đặt Kinh Thánh trên một giá cao, có đèn thắp sáng suốt ngày đêm. Chẳng ai cấm bạn cung kính cúi đầu mỗi khi mở đọc Sách Thánh; thành kính hôn trang Sách bạn vừa đọc, như vị linh mục thường làm sau mỗi lần công bố Tin Mừng, hoặc quì gối đọc[1]… Hãy thận trọng để đừng xem cuốn Sách này cũng như mọi sách khác, như để dưới một chồng sách chẳng hạn, cũng đừng để bừa bãi[2]. Đây không phải là ngẫu tượng, tôn sùng vật thể: nhưng là sự tế nhị… vì việc nhập thể của Lời bao hàm cả việc hạ mình này nữa: Lời của Thiên Chúa hằng sống được ký gửi trong một cuốn sách, mà theo vật thể bề ngoài, hoàn toàn giống như mọi cuốn sách khác, thông dự vào lịch sử, vào mọi nỗi thăng trầm của con người.
Chính trên sách này mà mắt bạn phải hướng tới khi vừa thức giấc, cũng như trước khi ngủ đêm. Đó là cuốn sách trước bình minh, sau trời chiều, sách của sáng tinh sương[3], của hoàng hôn, của ngày và đêm, khởi thủy và tận cùng mỗi ngày sống của bạn. Cuốn sách luôn được mở ra trên bàn, như Bánh Thiên Chúa dọn sẵn trên bàn cho bạn (x. Tv 23, 5). Hãy xem cái bàn trong phòng bạn như ‘bàn thờ’, như một trong hai bàn được dọn ra trong kho báu của Giáo Hội[4]. Tới bàn này hay bàn kia, bạn đều phải tiến bước trong niềm vui (x. Tv 43, 4).
Hãy đặt tất cả niềm hoan lạc của chúng ta vào việc chiêm niệm luật của Chúa ngày-đêm, gõ vào cửa chưa được mở, nhận lãnh bánh của Ba Ngôi Thiên Chúa[5].
[1] “Hãy bái lạy Thánh Giá và cầm sách Tin Mừng trên tay. Đặt Sách trước mặt ngang ngực bạn. Hãy đứng trước Thánh Giá chứ không ngồi dưới đất, khi đọc xong mỗi chương, hãy cúi đầu, cả đến mười lần, hầu cảm tạ Đấng đã làm cho bạn nên xứng đáng chiêm ngưỡng và đọc sách ấy…” Joseph Hazzaya (Thế kỷ thứ VII), Thư nói về ba giai đoạn của đời đan tu, 74, PO 202, tr. 345.
[2] Và các tên cực thánh của Chúa, cũng như những mẩu giấy viết các lời của Người, mỗi lần tôi thấy vất bỏ ở nơi không xứng hợp, tôi đều muốn lượm lấy, và tôi cũng xin người ta nên lượm lấy, để đặt ở nơi xứng hợp hơn” (Phan-xi-cô Assisi, Lời trối, 12).
[3] ….Bạn hái những đoá hoa trong cánh đồng Lời Chúa, được thấm đượm sương mai tươi vui…, Paulin de Nole, Epist. XI”. “ad Severum”, 8, PL 61, 195C.
[4] x. Gương Chúa Giêsu, 1. IV, XI, 24.
[5] Jérôme, Epist. XXX. “ad Paulam”, 13, Belles Lettres, 1 t. II, p. 35.
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét