KHI LỜI BỪNG CHÁY
VIII
HÃY ĂN SÁCH NÀY ĐI !
Ở chương trước, chúng tôi hỏi bạn: “Có đói thật không ?” Đó là câu hỏi trước khi đọc sách. Nhưng khi đã kết thúc giờ dành riêng mỗi ngày cho Lectio divina, bạn cũng phải luôn trả lời cách khẳng định cho một câu hỏi khác nữa: “Hôm nay, tôi đã thực sự ăn sách đó chưa ?” Trong chương này, chúng tôi đề nghị cũng một câu hỏi như thế được gợi ý từ chính Kinh Thánh, trong một đoạn sách Ê-dê-ki-en và cũng được Gio-an lặp lại trong sách Khải Huyền:
“Ðức Chúa phán với tôi: "Hỡi con người, thấy gì, cứ việc ăn! Hãy ăn cuộn sách này rồi đi nói với nhà Ít-ra-en. "Tôi mở miệng ra, và Người cho tôi ăn cuộn sách ấy. Người lại phán với tôi: "Hỡi con người, hãy ăn cho no bụng và nuốt cho đầy dạ cuộn sách Ta ban cho ngươi đây. "Tôi đã ăn cuộn sách, và nó ngọt như mật trong miệng tôi” (Ed 3, 1-3); x. Kh 10, 8-11: “Rồi tiếng tôi đã nghe từ trời, lại nói với tôi và bảo: "Hãy đi lấy cuốn sách mở sẵn trong tay thiên thần đang đứng trên biển và đất". Tôi đến gặp thiên thần và xin người cho tôi cuốn sách nhỏ. Người bảo tôi: "Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng dạ ông phải cay đắng, nhưng trong miệng ông, nó sẽ ngọt ngào như mật ong". “Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng. Và có tiếng bảo tôi: "Một lần nữa, ông phải tuyên sấm về nhiều nước, nhiều dân, nhiều ngôn ngữ và vua chúa".
Lectio divina, một cách rất chính xác, cũng là ăn Lời Chúa. Khi nói “ăn” tất cũng ngầm chỉ một chu trình nuôi dưỡng mà động tác ăn chỉ là bước khởi đầu, nó còn được nối tiếp bởi nhiều giai đoạn khác, tạo thành cả một quá trình phức tạp. Công việc tự nhiên của nuôi dưỡng, để hoàn thành một cách lành mạnh, giả thiết một sự đều đặn, một chế độ ăn uống, một sự tiết độ. Tất cả những yếu tố so sánh này, đều nhận thấy được trong Lectio divina một cách trọn vẹn. Nó không là gì khác hơn là việc nuôi dưỡng con người tâm linh, con người siêu nhiên của chúng ta.
Lectio divina, một cách rất chính xác, cũng là ăn Lời Chúa. Khi nói “ăn” tất cũng ngầm chỉ một chu trình nuôi dưỡng mà động tác ăn chỉ là bước khởi đầu, nó còn được nối tiếp bởi nhiều giai đoạn khác, tạo thành cả một quá trình phức tạp. Công việc tự nhiên của nuôi dưỡng, để hoàn thành một cách lành mạnh, giả thiết một sự đều đặn, một chế độ ăn uống, một sự tiết độ. Tất cả những yếu tố so sánh này, đều nhận thấy được trong Lectio divina một cách trọn vẹn. Nó không là gì khác hơn là việc nuôi dưỡng con người tâm linh, con người siêu nhiên của chúng ta.
Lectio divina bởi đó, không giới hạn ở một sự nuôi dưỡng giản tiện: cuốn sách, sau khi được đưa vào miệng, phải đi theo lộ trình của nó cho tới con tim. Lectio divina chính là việc tiêu hóa Cuốn Sách, và như công việc tiêu hóa đòi hỏi, đó là một quá trình tiêu thụ hoàn toàn món ăn thành các thực thể của con người, hoàn toàn đồng hóa để tích lũy mọi tinh hoa, mọi đức tính cần thiết cho việc tăng trưởng và hoán cải của con người.
Mọi thực hành Lectio divina mà không có kết quả của việc đồng hóa cách sống động và cá nhân này với cuốn Sách cho đời sống của ta, ắt là có trục trặc ở một vài giai đoạn nào đó trong chu trình tiêu hóa. Những chú giải Kinh Thánh trợ giúp chúng ta thưởng thức đoạn văn, chúng không có vai trò nào khác ngoài việc giúp xúc tiến cho quá trình tiêu hóa này. Vì vậy, việc lựa chọn lời chú giải và sự quân bình của nó rất quan trọng. Có những loại chú giải kiểu ‘nhồi sọ’, chỉ làm cho đầu óc ta thêm nặng, khiến ta phải bù đắp bằng một lối chú giải có vẻ thiêng liêng hơn, đôi khi người ta bỏ luôn chú giải cách đơn giản. Chúng ta không bao giờ nhấn mạnh đủ về điểm này, “ân sủng” riêng của những lời chú giải của các Giáo Phụ luôn thích ứng cách đặc biệt cho mọi của ăn đối với Kinh Thánh, chỉ vì các ngài đã chiết trực tiếp từ chính tủy sống thiêng liêng (là Lời Chúa), thực hành và chiêm niệm.
Nhưng đến một lúc mà chính những chú giải kia, dù phong phú, sâu sắc đến mấy đi nữa, cũng phải nhường chỗ cho im lặng tuyệt đối, để trong đó, việc lắng nghe Lời được thể hiện cách trọn hảo. Hơn nữa, nếu thực sự là chú giải có tầm cỡ lớn, đương nhiên sẽ đảm nhiệm vai trò kín đáo của ‘sư phạm’ để hướng dẫn, đồng hành với chúng ta trong một thời gian nào đó, rồi mới để chúng ta một mình, trong sự thân mật với Chúa. Vì Lectio divina thường là phải hướng ta đến mối Phúc của Mô-sê, như trong Kinh Thánh diễn tả: Thiên Chúa nói với ông mặt giáp mặt như một người nói với bạn hữu mình (x. Xh 33, 11). Chúng ta phải luôn ngóng trông, khao khát được thấy “Đấng dạy dỗ ngươi” (Is 30, 20).
Hai câu Thánh Vịnh nói lên cách tuyệt vời, - rất đỗi bất ngờ và chính xác - lối diễn tả lý tưởng nhất của Lectio divina :
“Luật Thiên Chúa, họ ghi tạc vào lòng,
bước chân đi không hề lảo đảo” (Tv 37,31).
bước chân đi không hề lảo đảo” (Tv 37,31).
“. . . Con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng,
lạy Thiên Chúa của con” (Tv 40, 9).
và ấp ủ luật Chúa trong lòng,
lạy Thiên Chúa của con” (Tv 40, 9).
Đúng thế, “Hãy ăn Sách này đi”! Hãy ăn và tiêu hóa Sách đi, để Sách dần dần tiến vào tận con tim bạn, ở giữa bạn! Thành quả của việc ăn và tiêu hóa diễm phúc này, thành quả của Lectio divina, chính là một đường vòng chuyển vận từ tim con người đến Thorah của Chúa: Thoratb-Elobayw belibbô…
Chúng ta lại không thể rút tỉa một bài học nào đó qua vài câu đối thoại giữa hai thầy trò này sao :
“Ngày kia thầy hỏi một đồ đệ đến thăm mình rằng:
Chúng ta lại không thể rút tỉa một bài học nào đó qua vài câu đối thoại giữa hai thầy trò này sao :
“Ngày kia thầy hỏi một đồ đệ đến thăm mình rằng:
Con đã học được gì rồi?
Người môn đệ trả lời: Con đã đi xuyên qua Talmud ba lần.
Người môn đệ trả lời: Con đã đi xuyên qua Talmud ba lần.
Và thầy hỏi lại: ‘Nhưng Talmud có xuyên qua con không”?
Có thể chúng ta đã đi xuyên qua Kinh Thánh nhiều lần, nhưng liệu Kinh Thánh đã xuyên qua ta chưa?
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét