Bản học hỏi Thư mục vụ 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Kết thúc Hội nghị thường niên kỳ II/2014 (27–30/10/2014, các Giám mục Việt Nam đã gửi Cộng đồng Dân Chúa Việt Nam Thư mục vụ 2015 với chủ đề “Tân Phúc-âm-hoá đời sống các giáo xứ và các Cộng đoàn sống đời thánh hiến”. Nhằm giúp các thành phần Dân Chúa hiểu và thực hành Thư mục vụ này, Uỷ ban Loan báo Tin Mừng của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã biên soạn Bản học hỏi Thư mục vụ 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm 12 câu hỏi và trả lời sau đây. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.
***
DẪN NHẬP:
1. Năm 2014, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có Thư mục vụ kêu gọi tân Phúc-âm-hoá các gia đình. Vậy Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2015 có nội dung chính là gì?
Thư mục vụ năm 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam nói về chương trình mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong năm 2015 gồm 2 điểm chính: (1) tân Phúc-âm-hoá các giáo xứ và (1) tân Phúc-âm-hoá các cộng đoàn sống đời thánh hiến.
***
DẪN NHẬP:
1. Năm 2014, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có Thư mục vụ kêu gọi tân Phúc-âm-hoá các gia đình. Vậy Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2015 có nội dung chính là gì?
Thư mục vụ năm 2015 của Hội đồng Giám mục Việt Nam nói về chương trình mục vụ của Giáo hội Việt Nam trong năm 2015 gồm 2 điểm chính: (1) tân Phúc-âm-hoá các giáo xứ và (1) tân Phúc-âm-hoá các cộng đoàn sống đời thánh hiến.
2. Năm 2015 đánh dấu sự kiện gì của công cuộc truyền giáo trong Hội Thánh?
Năm 2015 kỷ niệm 50 sắc lệnh “Ad Gentes” (Đến với muôn dân) nói về sứ mạng Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc thường gọi là sắc lệnh về Truyền giáo (số 1).
Năm 2015 kỷ niệm 50 sắc lệnh “Ad Gentes” (Đến với muôn dân) nói về sứ mạng Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc thường gọi là sắc lệnh về Truyền giáo (số 1).
I. TÂN PHÚC-ÂM-HOÁ ĐỜI SỐNG CÁC GIÁO XỨ
A. Hướng dẫn của Giáo Hội
3. Phúc-âm-hoá gia đình giáo xứ nghĩa là gì ?
Phúc-âm-hoá gia đình giáo xứ nghĩa là làm cho giáo xứ được:
(1) thấm đẫm tinh thần Phúc Âm
và (2) chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân. (số 1).
3. Phúc-âm-hoá gia đình giáo xứ nghĩa là gì ?
Phúc-âm-hoá gia đình giáo xứ nghĩa là làm cho giáo xứ được:
(1) thấm đẫm tinh thần Phúc Âm
và (2) chiếu tỏa ánh sáng Phúc Âm ra chung quanh, đến với muôn dân. (số 1).
4. Kim chỉ nam cho sứ mạng Loan báo Tin Mừng của giáo xứ là gì?
Thư mục vụ mời gọi đọc lại Lời Chúa trong sách Công vụ Tông đồ 2,42 để khám phá ra 4 đặc tính của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên khi cố gắng chu toàn sứ mạng Loan báo Tin Mừng: “Các tín hữu (1) chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, (2) luôn luôn hiệp thông với nhau, (3) siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và (4) cầu nguyện không ngừng” (số 1).
Thư mục vụ mời gọi đọc lại Lời Chúa trong sách Công vụ Tông đồ 2,42 để khám phá ra 4 đặc tính của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên khi cố gắng chu toàn sứ mạng Loan báo Tin Mừng: “Các tín hữu (1) chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, (2) luôn luôn hiệp thông với nhau, (3) siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và (4) cầu nguyện không ngừng” (số 1).
4a) Thế nào là một cộng đoàn “siêng năng tham dự thánh lễ và cầu nguyện không ngừng”?
Để trở thành một “cộng đoàn siêng năng tham dự thánh lễ và cử hành phụng vụ”, giáo xứ cần lưu ý lưu ý 2 điều: (1) cần làm cách ý thức và sống động hơn, (2) cần làm không những để chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biến đổi đời sống của cộng đoàn.
Việc thực hiện như thế sẽ đem lại 2 hiệu quả: (1) Phụng vụ sẽ trở thành nguồn lực thánh hoá bản thân và (2) tinh thần Phúc Âm sẽ được đem vào môi trường sống trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội (số 2).
Để trở thành một “cộng đoàn siêng năng tham dự thánh lễ và cử hành phụng vụ”, giáo xứ cần lưu ý lưu ý 2 điều: (1) cần làm cách ý thức và sống động hơn, (2) cần làm không những để chu toàn lề luật mà còn để gặp gỡ Chúa và để Chúa biến đổi đời sống của cộng đoàn.
Việc thực hiện như thế sẽ đem lại 2 hiệu quả: (1) Phụng vụ sẽ trở thành nguồn lực thánh hoá bản thân và (2) tinh thần Phúc Âm sẽ được đem vào môi trường sống trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội (số 2).
4b) Thế nào là một cộng đoàn “rao giảng Lời Chúa”?
Nhiệm vụ của linh mục là gì?
Nhiệm vụ của giáo dân là gì?
Số 3 của Thư mục vụ nhắc tới sứ mạng “rao giảng Lời Chúa” của cộng đoàn với nhiệm vụ của linh mục qua bài giảng lễ và nhiệm vụ dạy giáo lý của cả linh mục và giáo dân.
Nhiệm vụ của linh mục là gì?
Nhiệm vụ của giáo dân là gì?
Số 3 của Thư mục vụ nhắc tới sứ mạng “rao giảng Lời Chúa” của cộng đoàn với nhiệm vụ của linh mục qua bài giảng lễ và nhiệm vụ dạy giáo lý của cả linh mục và giáo dân.
a) Để chu toàn việc giảng lễ cách tốt nhất, các linh mục trong các giáo xứ cần lưu ý 4 điểm: (1) lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, (2) chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng, (3) nội tâm hoá Lời Chúa, (4) lắng nghe tâm tư nỗi niềm của người dân trong đời sống thường ngày của họ.
Và nhờ đó “lời giảng của linh mục sẽ là lời phát xuất từ trái tim và có hy vọng chạm đến trái tim người nghe” (x. Niềm Vui Tin Mừng, số 142-154).
Và nhờ đó “lời giảng của linh mục sẽ là lời phát xuất từ trái tim và có hy vọng chạm đến trái tim người nghe” (x. Niềm Vui Tin Mừng, số 142-154).
b) Về việc dạy giáo lý, 3 điểm mà các giám mục ngỏ lời với cả linh mục và giáo dân là:
+ Việc dạy giáo lý cho mọi tín hữu cách riêng cho thiếu nhi và giới trẻ cần được quan tâm đặc biệt, vì 2 lý do: “người tín hữu ngày nay (1) cần có căn bản về giáo lý, để vững vàng và sâu sắc trong đức tin, hơn thế nữa, (2) còn để làm chứng cho đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo.”
+ Về sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân trong việc dạy giáo lý:
– giáo dân cần cộng tác tích cực hơn nữa với các linh mục;
– các linh mục nên tạo điều kiện học hỏi thêm cho giáo lý viên,
+ Việc dạy giáo lý cần được thực hiện cách mới mẻ, bằng (1) nhiệt tình mới, (2) năng lực mới và (3) phương pháp mới (số 3)
+ Việc dạy giáo lý cho mọi tín hữu cách riêng cho thiếu nhi và giới trẻ cần được quan tâm đặc biệt, vì 2 lý do: “người tín hữu ngày nay (1) cần có căn bản về giáo lý, để vững vàng và sâu sắc trong đức tin, hơn thế nữa, (2) còn để làm chứng cho đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo.”
+ Về sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân trong việc dạy giáo lý:
– giáo dân cần cộng tác tích cực hơn nữa với các linh mục;
– các linh mục nên tạo điều kiện học hỏi thêm cho giáo lý viên,
+ Việc dạy giáo lý cần được thực hiện cách mới mẻ, bằng (1) nhiệt tình mới, (2) năng lực mới và (3) phương pháp mới (số 3)
4c) Thế nào là một cộng đoàn “hiệp thông”?
Một cộng đoàn “hiệp thông” được thể hiện qua 2 khía cạnh:
(1) Hiệp thông trong cộng đoàn:
Sự hiệp thông trong cộng đoàn: (1) dựa trên nền tảng bí tích Thánh Tẩy, và được biểu hiện cách cụ thể qua (2a) sự tôn trọng, (2b) sự cộng tác và (2c) sự chia sẻ với nhau trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng.
Cách đặc biệt, các thành viên hội đồng giáo xứ cần được đào tạo để: (1) hiểu biết về trách nhiệm và quyền hạn của mình, và (2) cộng tác với các linh mục để mang lại kết quả tốt đẹp nhất cho giáo xứ.
Một cộng đoàn “hiệp thông” được thể hiện qua 2 khía cạnh:
(1) Hiệp thông trong cộng đoàn:
Sự hiệp thông trong cộng đoàn: (1) dựa trên nền tảng bí tích Thánh Tẩy, và được biểu hiện cách cụ thể qua (2a) sự tôn trọng, (2b) sự cộng tác và (2c) sự chia sẻ với nhau trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng.
Cách đặc biệt, các thành viên hội đồng giáo xứ cần được đào tạo để: (1) hiểu biết về trách nhiệm và quyền hạn của mình, và (2) cộng tác với các linh mục để mang lại kết quả tốt đẹp nhất cho giáo xứ.
(2) Sự hiệp thông lan tỏa ra bên ngoài qua sự cộng tác làm việc với những người thiện chí không công giáo, trong môi trường sống và làm việc, để đem lại phúc lợi chung.
Đó là cách làm việc tông đồ thực tế, như gieo những hạt giống âm thầm của Tin Mừng, qua việc: thăm viếng, đào giếng nước chung, dựng nhà tình thương... (số 4)
Đó là cách làm việc tông đồ thực tế, như gieo những hạt giống âm thầm của Tin Mừng, qua việc: thăm viếng, đào giếng nước chung, dựng nhà tình thương... (số 4)
B. Thực trạng mục vụ nổi bật
5. Thư mục vụ đề cập gì đến anh chị em di dân?
Trước hết (a) Thư mục vụ đề cập thực trạng của anh chị em di dân, để từ đó (b) mời gọi một hành động mục vụ đáp ứng lại thực trạng này.
5. Thư mục vụ đề cập gì đến anh chị em di dân?
Trước hết (a) Thư mục vụ đề cập thực trạng của anh chị em di dân, để từ đó (b) mời gọi một hành động mục vụ đáp ứng lại thực trạng này.
a) Thực trạng di dân hôm nay:
– Từ hai thập niên qua, rất đông anh chị em, cách riêng các bạn trẻ Công giáo phải rời xa gia đình và làng quê để đi học và đi làm tại các thành phố lớn.
– Thực tế di dân tác động trên đời sống kinh tế, xã hội, cả trên đời sống và sinh hoạt đức tin. Hệ quả về đời sống đức tin là:
+ Nhiều giáo xứ tại nông thôn không còn đủ nhân lực cho những sinh hoạt sống đạo của cộng đoàn.
+ Ngược lại, nhiều giáo xứ thành thị lại quá tải trong công tác mục vụ. Nhiều anh chị em di dân cảm thấy lạc lõng ngay trong đời sống đức tin.
– Từ hai thập niên qua, rất đông anh chị em, cách riêng các bạn trẻ Công giáo phải rời xa gia đình và làng quê để đi học và đi làm tại các thành phố lớn.
– Thực tế di dân tác động trên đời sống kinh tế, xã hội, cả trên đời sống và sinh hoạt đức tin. Hệ quả về đời sống đức tin là:
+ Nhiều giáo xứ tại nông thôn không còn đủ nhân lực cho những sinh hoạt sống đạo của cộng đoàn.
+ Ngược lại, nhiều giáo xứ thành thị lại quá tải trong công tác mục vụ. Nhiều anh chị em di dân cảm thấy lạc lõng ngay trong đời sống đức tin.
b) Mời gọi mục vụ: tất cả các kitô hữu, cách riêng các linh mục,
– mở rộng vòng tay đón tiếp anh chị em di dân;
– tạo điều kiện cho họ tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ.
– mở rộng vòng tay đón tiếp anh chị em di dân;
– tạo điều kiện cho họ tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ.
c) Kết quả mục vụ: các người di dân
– cảm nhận được mình là thành viên của gia đình giáo xứ mới,
– đời sống đức tin của họ được nâng đỡ,
– được trở nên những nhân tố tích cực trong việc Phúc-âm-hoá (s. 4).
– cảm nhận được mình là thành viên của gia đình giáo xứ mới,
– đời sống đức tin của họ được nâng đỡ,
– được trở nên những nhân tố tích cực trong việc Phúc-âm-hoá (s. 4).
6. Đâu là đặc tính nổi bật và quan trọng của cộng đoàn dân Chúa?
Hai tính chất quan trọng mà cộng đoàn dân Chúa cần thực hiện là hiệp nhất và yêu thương.
Khi giáo xứ sống và nêu gương về hai điều này, thì (a) vẻ đẹp và niềm vui của Phúc Âm sẽ được lan tỏa rộng rãi và (b) thu hút nhiều người đến với Chúa (s.5).
Hai tính chất quan trọng mà cộng đoàn dân Chúa cần thực hiện là hiệp nhất và yêu thương.
Khi giáo xứ sống và nêu gương về hai điều này, thì (a) vẻ đẹp và niềm vui của Phúc Âm sẽ được lan tỏa rộng rãi và (b) thu hút nhiều người đến với Chúa (s.5).
C. Đề nghị mục vụ
7. Tân Phúc-âm-hoá giáo xứ phải được bắt đầu từ đâu?
Phúc-âm-hoá giáo xứ phải được bắt đầu từ chính hàng linh mục.
7. Tân Phúc-âm-hoá giáo xứ phải được bắt đầu từ đâu?
Phúc-âm-hoá giáo xứ phải được bắt đầu từ chính hàng linh mục.
8. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô các linh mục phải thực hiện tân Phúc-âm-hoá giáo xứ thế nào?
Các linh mục phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, bằng 4 cách thế đối với giáo dân:
– Có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động.
– Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa dân bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ.
– Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau,
– Và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới. (s.6).
Các linh mục phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo trong giáo xứ của mình, theo lý tưởng của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, bằng 4 cách thế đối với giáo dân:
– Có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hy vọng của họ luôn sống động.
– Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa dân bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ.
– Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại ở đằng sau,
– Và trên hết, để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới. (s.6).
II. TÂN PHÚC-ÂM-HOÁ CÁC CỘNG ĐOÀN SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN
9. Trong Thư mục vụ, Hội đồng Giám mục nói gì về chủ đề do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra cho năm 2015?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn năm 2015 là Năm của Đời sống thánh hiến.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định chọn năm 2015 là Năm của Đời sống thánh hiến.
10. Lời mời gọi của Đức Thánh Cha cho các dòng tu là gì?
Những người sống đời thánh hiến được mời gọi:
– đào sâu căn tính của mình,
– sống “trải nghiệm không ngừng được đổi mới về sự nếm cảm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô” (Niềm Vui Tin Mừng, số 264).
Những người sống đời thánh hiến được mời gọi:
– đào sâu căn tính của mình,
– sống “trải nghiệm không ngừng được đổi mới về sự nếm cảm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô” (Niềm Vui Tin Mừng, số 264).
11. Việc trải nghiệm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô đưa đến kết quả nào?
Việc trải nghiệm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô đưa đến 2 kết quả:
– thúc giục chúng ta ngày càng yêu mến Đức Kitô nhiều hơn,
– và thúc giục chia sẻ tình yêu ấy cho người khác, nghĩa là:
(a) dấn thân cho sứ vụ Phúc-âm-hoá cách mạnh mẽ hơn,
(b) trong sự hợp tác chặt chẽ với Giáo hội địa phương (s.7).
Việc trải nghiệm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô đưa đến 2 kết quả:
– thúc giục chúng ta ngày càng yêu mến Đức Kitô nhiều hơn,
– và thúc giục chia sẻ tình yêu ấy cho người khác, nghĩa là:
(a) dấn thân cho sứ vụ Phúc-âm-hoá cách mạnh mẽ hơn,
(b) trong sự hợp tác chặt chẽ với Giáo hội địa phương (s.7).
KẾT THÚC
12. Kết thúc thư mục vụ, Hội đồng Giám mục khuyên chúng ta điều gì?
– Hội đồng Giám mục khuyên chúng ta hướng nhìn lên Đức Mẹ La Vang,
Người Mẹ gần gũi và nhân hậu của Giáo hội Việt Nam.
– Xin Mẹ giúp các giáo xứ và cộng đoàn chúng ta nên chứng nhân
cho tình hiệp thông và phục vụ,
cho đức tin nồng cháy và quảng đại,
cho công lý và hoà bình,
để niềm vui của Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn người (s.8).
––––––––––––––––––
12. Kết thúc thư mục vụ, Hội đồng Giám mục khuyên chúng ta điều gì?
– Hội đồng Giám mục khuyên chúng ta hướng nhìn lên Đức Mẹ La Vang,
Người Mẹ gần gũi và nhân hậu của Giáo hội Việt Nam.
– Xin Mẹ giúp các giáo xứ và cộng đoàn chúng ta nên chứng nhân
cho tình hiệp thông và phục vụ,
cho đức tin nồng cháy và quảng đại,
cho công lý và hoà bình,
để niềm vui của Tin Mừng chạm đến cõi lòng của muôn người (s.8).
––––––––––––––––––
Uỷ ban Loan báo Tin Mừng / HĐGMVN
Nguồn:
HĐGMVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét