SUY TƯ THẦN HỌC
NẾU MARIA ĐÃ NGUYỀN HỨA GIỮ MÌNH ĐỒNG TRINH THÌ TẠI SAO LẠI ĐÍNH HÔN VỚI GIUSE?
NẾU MARIA ĐÃ NGUYỀN HỨA GIỮ MÌNH ĐỒNG TRINH THÌ TẠI SAO LẠI ĐÍNH HÔN VỚI GIUSE?
VẤN: Nếu Đức Maria đã luôn có ý muốn giữ mình đồng trinh trọn đời và tận hiến để phục vụ một mình Thiên Chúa mà thôi, thì làm sao cắt nghĩa sự kiện Mẹ đã đính hôn với Giuse, ngay cả trước khi xảy ra biến cố Truyền Tin (dù chưa về sống chung cùng nhau)?
ĐÁP: Để tôn trọng sự thật, trước hết tôi phải xác định rõ rằng giữa các nhà chú giải Công giáo, vấn đề lời thề giữ mình đồng trinh của Đức Maria vẫn còn trong vòng tranh luận.
Từ 20 năm nay, có một số nhà chú giải, (như Féret, Benoit, Audet) nghĩ rằng Đức Maria khi ấy cũng sắp đi lập gia đình như mọi thiếu nữ Do- thái khác, và chỉ từ lúc Truyền Tin Mẹ mới quyết định giữ mình đồng trinh. Ý kiến này không bị Giáo quyền trách cứ gì. Nó vẫn còn đang trong vòng bàn cãi.
Tuy nhiên, theo tôi, chỉ có ý kiến cho rằng Đức Maria đã thề hứa giữ mình đồng trinh từ trước khi Truyền Tin là có nền tảng mà thôi. Điều này tôi đã giải thích cặn kẽ trong quyển “cơ cấu và thần học của hai chương 1 và 2 trong Tin Mừng theo thánh Lu- ca. “Thật vậy, trước tiên, ý kiến này dựa vào một truyền thống rất vững có từ thời thánh Âu- tinh. Ngoài ra, nó còn ăn khớp với niềm tin của Giáo Hội vào sự đồng trinh trọn vẹn của đức Maria, người Trinh Nữ tuyệt hảo. Và nhất là những lối chú giải khác khó thích hợp với bản văn Tin Mừng. Những lối chú giải ấy là:
- Theo lối thứ nhất, bắt nguồn từ Đức Hồng Y Cajetan (tk XVI), Đức Ma- ri- a hiểu rằng sự thụ thai xảy ra tức thì ngay lúc ấy, nên mới trả lời cùng thiên sứ: “Làm sao điều đó xảy ra được, vì ngay lúc ngài đang phán đây, tôi không biết đến người nam!”. Chữ “biết” có nghĩa dục tính. Nói cách khác, Maria thắc mắc: trong lúc này, tôi không có thực hiện động tác cần thiết để sinh sản? Lối hiểu này hơi lạ đấy!
- Theo ý kiến thứ hai, Đức Maria hiểu là sự thụ thai đã xảy ra rồi. Các tác giả này giả thiết thiên sứ đã nói như sau: “Này bà đã thụ thai và sẽ sinh con”. Nhưng theo thánh luca, những lời của thiên sứ rõ ràng là: “Này, bà sẽ thụ thai”.
Theo giả thuyết thứ ba, do Audet đưa ra vào năm 1956, thì thắc mắc Đức Trinh Nữ nêu ra để hỏi thiên sứ không phải là quyết định giữ mình đồng trinh, mà trái lại là quyết định lập gia đình. Bởi biết rằng, theo lời sấm ngôn trong sách ngôn sứ I-sa-i-a đoạn 7 câu 14, thì Mẹ Đấng Mes-si-a phải là một trinh nữ. Nên Đức Maria ngạc nhiên khi nghe thiên sứ đề nghị mình đóng vai trò đó trong khi mẹ đã đính hôn, nghĩa là đã bước vào vòng ràng buộc của mối dây liên hệ hôn nhân. Vì thế Mẹ thưa lại: “Làm sao điều ấy (việc Mẹ được gọi trở nên mẹ đấng cứu thế) xảy ra được, vì nếu thế tôi không được biết người nam?” Lối dịch gượng gạo này đã đi xa hơn những giới hạn mềm dẻo của ngữ pháp. Hơn nữa, nó còn giả thiết là người Do-thái thời đó đã hiểu lời sấm của ngôn sứ I-sa-i-a về một cuộc sinh nở đồng trinh. Nhưng ta không thấy dấu vết gì chứng tỏ sự kiện ấy.
Trong quyển sách nói trên, tôi đã bàn cãi tỉ mỉ về các ý kiến này. Theo tôi, ta không thể tránh né cái ý nghĩa quá hiển nhiên của lời Đức Mẹ đáp lại thiên sứ trong Lc 1, 34: “Tôi không biết người nam”. Nói thế Đức Mẹ muốn nói rằng: “Tôi không biết và nguyện sẽ không biết người nam theo nghĩa Thánh Kinh của tiếng ấy”, hoặc là “Tôi định giữ mình đồng trinh”. Lối dùng thì hiện tại ở đây tương tự như lối ta quen dùng trong những câu chúc hiện nay. Hoặc cũng giống như khi một người được mời hút một điếu thuốc đáp lại: “Tôi không hút thuốc”. Nghe câu ấy, người ta hiểu ngay rằng anh ta muốn nói: “Tôi không có thói quen hút thuốc, tôi đã quyết định không bao giờ hút thuốc”. Ý nghĩa đó rất hiển nhiên đến nỗi cả Harnack cũng như nhóm phê bình duy lý đều hiểu như thế. Và vì không thể tìm ra một lối hiểu khác nên họ đã cố minh chứng (nhưng không có lý do nào vững cả) rằng câu ấy được thêm vào sau này.
Tại sao các tác giả nói trên, Công Giáo cũng như không công giáo, lại cố tìm cách tránh né cái ý nghĩa đượng nhiên của bản văn như thế? Thưa chính vì định kiến sau đây: theo họ, ở thời đó không thể có chuyện thề hứa giữ mình đồng trinh đối với một thiếu nữ Do-thái.
Có đúng thế không?
Chỉ đúng trên bình diện lịch sử thôi ta đã không được quên là vào thời đó có những người đã bắt đầu khám phá ra giá trị của sự độc thân rồi : đó là những người phái Esseniens mà ngày nay ta có thể biết khá nhiều về lối sống của họ nhờ vào các di tích ở Qumrân. Thật ra, chỉ về phía nam nhân thôi, sự kiện ấy mới được coi như hầu chắc. Tuy nhiên, sử gia Philon ghi nhận là trong số đó cũng có những trinh nữ đã già và đã giữ mình đồng trinh, không phải vì bó buộc như một số nữ tư tế Hy-lạp, nhưng do một quyết định tự do của họ. (De Vita Comtemplativa số 32).
Dầu sao Đức Maria cũng không đi trước thời cuộc nhiều lắm đâu. Vì chỉ 50 năm sau ngày xảy ra biến cố truyền tin, tức vào thời thánh Phao-lô, ta đã thấy có sự hiện diện của một số đông những nữ tín đồ Kitô giáo giữ mình đồng trinh.
Cuối cùng, nếu có người nữ nào là kẻ đầu tiên có khả năng khám phá ra việc giữ mình đồng trinh, thì người nữ ấy lại chẳng phải là Đức Maria sao? Một Maria “tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa” như lời đã chép trong sách Tin Mừng theo thánh Lu-ca đoạn 1 câu 28; và một Maria trinh khiết vẹn tuyền không vương chút bợn nhơ ngay từ thuở đầu thai, như tín điều do Đức Thánh Cha Piô IX định tín đã dạy?
Trong hoàn cảnh đó, tại sao Đức Maria lại “đính hôn” hay nói đúng hơn là “kết hôn” với Giuse? (nên nhớ là thánh Lu-ca dùng cùng một động từ Hy-lạp: Mennesteumene – kết hôn trong cả hai trường hợp, lúc truyền tin và khi giáng sinh). Sở dĩ có chuyện ấy là vì, vào thời đó một thiếu nữ không có quyền tự định đoạt đời mình. Cha mẹ nàng sẽ lo việc hôn nhân cho nàng. Nhưng, như vậy thì làm sao Đức Maria lại có ý định trung thành với lời hứa giữ mình đồng trinh do Thiên Chúa soi sáng thúc đẩy mẹ thề nguyền? Về điểm này, Tin Mừng không cho ta biết rõ.
Người ta có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Chẳng hạn như giả thuyết sau đây: chính Giuse, noi gương những người thuộc phái Esseniens, cũng đã thấu hiểu vẻ cao quý của sự đồng trinh, và Chúa Thánh Thần đã thiết lập trước một sự đồng tình giữa đôi vợ chồng sắp cưới ấy. Nhưng, tất cả những gì chúng ta tưởng tượng ra để điền vào những chỗ trống của lịch sử rồi ra cũng chỉ là những phỏng đoán mà thôi. Ở đây, cũng như ở nhiều chỗ khác, Tin Mừng không nhằm thỏa mãn tính tò mò của ta. Nó chỉ mạc khải cho ta những gì có quan hệ đến việc giúp ta nhận biết Thiên Chúa và nhận ra ơn cứu độ. Và điều cần phải biết là : Thiên Chúa đã muốn sinh ra bởi người nữ ấy, và là một người nữ đã tâm niệm giữ mình đồng trinh trọn đời. Như thế, lời hứa trong Thánh Kinh đã nên trọn. Miêu duệ của người đàn bà son sẻ (son sẻ vì đã tự hiến giữ mình đồng trinh) sẽ trở nên đông hơn miêu duệ của tất cả mọi người phụ nữ khác. Thật thế, Maria đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ loài người.
Nguyên tác : số mục (21) quyển II
R. Laurentin
Tuy nhiên, theo tôi, chỉ có ý kiến cho rằng Đức Maria đã thề hứa giữ mình đồng trinh từ trước khi Truyền Tin là có nền tảng mà thôi. Điều này tôi đã giải thích cặn kẽ trong quyển “cơ cấu và thần học của hai chương 1 và 2 trong Tin Mừng theo thánh Lu- ca. “Thật vậy, trước tiên, ý kiến này dựa vào một truyền thống rất vững có từ thời thánh Âu- tinh. Ngoài ra, nó còn ăn khớp với niềm tin của Giáo Hội vào sự đồng trinh trọn vẹn của đức Maria, người Trinh Nữ tuyệt hảo. Và nhất là những lối chú giải khác khó thích hợp với bản văn Tin Mừng. Những lối chú giải ấy là:
- Theo lối thứ nhất, bắt nguồn từ Đức Hồng Y Cajetan (tk XVI), Đức Ma- ri- a hiểu rằng sự thụ thai xảy ra tức thì ngay lúc ấy, nên mới trả lời cùng thiên sứ: “Làm sao điều đó xảy ra được, vì ngay lúc ngài đang phán đây, tôi không biết đến người nam!”. Chữ “biết” có nghĩa dục tính. Nói cách khác, Maria thắc mắc: trong lúc này, tôi không có thực hiện động tác cần thiết để sinh sản? Lối hiểu này hơi lạ đấy!
- Theo ý kiến thứ hai, Đức Maria hiểu là sự thụ thai đã xảy ra rồi. Các tác giả này giả thiết thiên sứ đã nói như sau: “Này bà đã thụ thai và sẽ sinh con”. Nhưng theo thánh luca, những lời của thiên sứ rõ ràng là: “Này, bà sẽ thụ thai”.
Theo giả thuyết thứ ba, do Audet đưa ra vào năm 1956, thì thắc mắc Đức Trinh Nữ nêu ra để hỏi thiên sứ không phải là quyết định giữ mình đồng trinh, mà trái lại là quyết định lập gia đình. Bởi biết rằng, theo lời sấm ngôn trong sách ngôn sứ I-sa-i-a đoạn 7 câu 14, thì Mẹ Đấng Mes-si-a phải là một trinh nữ. Nên Đức Maria ngạc nhiên khi nghe thiên sứ đề nghị mình đóng vai trò đó trong khi mẹ đã đính hôn, nghĩa là đã bước vào vòng ràng buộc của mối dây liên hệ hôn nhân. Vì thế Mẹ thưa lại: “Làm sao điều ấy (việc Mẹ được gọi trở nên mẹ đấng cứu thế) xảy ra được, vì nếu thế tôi không được biết người nam?” Lối dịch gượng gạo này đã đi xa hơn những giới hạn mềm dẻo của ngữ pháp. Hơn nữa, nó còn giả thiết là người Do-thái thời đó đã hiểu lời sấm của ngôn sứ I-sa-i-a về một cuộc sinh nở đồng trinh. Nhưng ta không thấy dấu vết gì chứng tỏ sự kiện ấy.
Trong quyển sách nói trên, tôi đã bàn cãi tỉ mỉ về các ý kiến này. Theo tôi, ta không thể tránh né cái ý nghĩa quá hiển nhiên của lời Đức Mẹ đáp lại thiên sứ trong Lc 1, 34: “Tôi không biết người nam”. Nói thế Đức Mẹ muốn nói rằng: “Tôi không biết và nguyện sẽ không biết người nam theo nghĩa Thánh Kinh của tiếng ấy”, hoặc là “Tôi định giữ mình đồng trinh”. Lối dùng thì hiện tại ở đây tương tự như lối ta quen dùng trong những câu chúc hiện nay. Hoặc cũng giống như khi một người được mời hút một điếu thuốc đáp lại: “Tôi không hút thuốc”. Nghe câu ấy, người ta hiểu ngay rằng anh ta muốn nói: “Tôi không có thói quen hút thuốc, tôi đã quyết định không bao giờ hút thuốc”. Ý nghĩa đó rất hiển nhiên đến nỗi cả Harnack cũng như nhóm phê bình duy lý đều hiểu như thế. Và vì không thể tìm ra một lối hiểu khác nên họ đã cố minh chứng (nhưng không có lý do nào vững cả) rằng câu ấy được thêm vào sau này.
Tại sao các tác giả nói trên, Công Giáo cũng như không công giáo, lại cố tìm cách tránh né cái ý nghĩa đượng nhiên của bản văn như thế? Thưa chính vì định kiến sau đây: theo họ, ở thời đó không thể có chuyện thề hứa giữ mình đồng trinh đối với một thiếu nữ Do-thái.
Có đúng thế không?
Chỉ đúng trên bình diện lịch sử thôi ta đã không được quên là vào thời đó có những người đã bắt đầu khám phá ra giá trị của sự độc thân rồi : đó là những người phái Esseniens mà ngày nay ta có thể biết khá nhiều về lối sống của họ nhờ vào các di tích ở Qumrân. Thật ra, chỉ về phía nam nhân thôi, sự kiện ấy mới được coi như hầu chắc. Tuy nhiên, sử gia Philon ghi nhận là trong số đó cũng có những trinh nữ đã già và đã giữ mình đồng trinh, không phải vì bó buộc như một số nữ tư tế Hy-lạp, nhưng do một quyết định tự do của họ. (De Vita Comtemplativa số 32).
Dầu sao Đức Maria cũng không đi trước thời cuộc nhiều lắm đâu. Vì chỉ 50 năm sau ngày xảy ra biến cố truyền tin, tức vào thời thánh Phao-lô, ta đã thấy có sự hiện diện của một số đông những nữ tín đồ Kitô giáo giữ mình đồng trinh.
Cuối cùng, nếu có người nữ nào là kẻ đầu tiên có khả năng khám phá ra việc giữ mình đồng trinh, thì người nữ ấy lại chẳng phải là Đức Maria sao? Một Maria “tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa” như lời đã chép trong sách Tin Mừng theo thánh Lu-ca đoạn 1 câu 28; và một Maria trinh khiết vẹn tuyền không vương chút bợn nhơ ngay từ thuở đầu thai, như tín điều do Đức Thánh Cha Piô IX định tín đã dạy?
Trong hoàn cảnh đó, tại sao Đức Maria lại “đính hôn” hay nói đúng hơn là “kết hôn” với Giuse? (nên nhớ là thánh Lu-ca dùng cùng một động từ Hy-lạp: Mennesteumene – kết hôn trong cả hai trường hợp, lúc truyền tin và khi giáng sinh). Sở dĩ có chuyện ấy là vì, vào thời đó một thiếu nữ không có quyền tự định đoạt đời mình. Cha mẹ nàng sẽ lo việc hôn nhân cho nàng. Nhưng, như vậy thì làm sao Đức Maria lại có ý định trung thành với lời hứa giữ mình đồng trinh do Thiên Chúa soi sáng thúc đẩy mẹ thề nguyền? Về điểm này, Tin Mừng không cho ta biết rõ.
Người ta có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Chẳng hạn như giả thuyết sau đây: chính Giuse, noi gương những người thuộc phái Esseniens, cũng đã thấu hiểu vẻ cao quý của sự đồng trinh, và Chúa Thánh Thần đã thiết lập trước một sự đồng tình giữa đôi vợ chồng sắp cưới ấy. Nhưng, tất cả những gì chúng ta tưởng tượng ra để điền vào những chỗ trống của lịch sử rồi ra cũng chỉ là những phỏng đoán mà thôi. Ở đây, cũng như ở nhiều chỗ khác, Tin Mừng không nhằm thỏa mãn tính tò mò của ta. Nó chỉ mạc khải cho ta những gì có quan hệ đến việc giúp ta nhận biết Thiên Chúa và nhận ra ơn cứu độ. Và điều cần phải biết là : Thiên Chúa đã muốn sinh ra bởi người nữ ấy, và là một người nữ đã tâm niệm giữ mình đồng trinh trọn đời. Như thế, lời hứa trong Thánh Kinh đã nên trọn. Miêu duệ của người đàn bà son sẻ (son sẻ vì đã tự hiến giữ mình đồng trinh) sẽ trở nên đông hơn miêu duệ của tất cả mọi người phụ nữ khác. Thật thế, Maria đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ loài người.
Nguyên tác : số mục (21) quyển II
R. Laurentin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét