VUI HỌC GIÁO LÝ
LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM
Hỏi – Thưa
Gb. Nguyễn Thái Hùng
Dân ta phải biết sử ta.
Giáo dân Công giáo Việt
Nam phải biết Giáo sử Việt Nam.
Trên bốn trăm năm hiện
diện,
một bề dày lịch sử phong
phú.
Từ việc khai móng thế kỷ
16,
đến giai đoạn bước vào
tuổi trưởng thành yêu thương
và phục vụ quê
hương hôm nay,
có ánh sáng chen lẫn bóng
tối, khi vinh quang lúc tủi nhục.
Biết để yêu,
biết để tránh sai lầm,
biết để vững bước
trên đường chân lý.
I. KHAI SINH (1-34)
II. HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN (35-85)
III. THỬ THÁCH (86-158)
IV. TRƯỞNG THÀNH (159 - 263)
* Tòa Khâm sứ (264 - 272)
* Các Hồng Y ( 273 - 287)
* Công đồng
*Vương cung thánh đường
* Chủng viện
* Dòng tu, tu hội
- Đến từ nước ngoài
- Thành lập trong nước
* Đoàn thể
* Hành Hương
- Giáo tỉnh Hà Nội
- Giáo tỉnh Huế
- Giáo tỉnh Sài Gòn
***************************************************
IV. TRƯỞNG THÀNH
159. Hỏi : Đức Giáo hoàng nào đã thiết lập Hàng Giáo
Phẩm Việt nam ?
- Thưa :
ĐGH Gioan XXIII.
160. Hỏi : Hàng Giáo Phẩm Việt nam
được thành lập năm nào ?
- Thưa :
Năm 1960.
161. Hỏi : Hàng
Giáo Phẩm Giáo Hội Việt nam được Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập với Tông
Hiến gì ? (24/11/1960)
- Thưa : Venerabilium Nostrorum.
162. Hỏi : Hàng Giáo
Phẩm Giáo Hội Việt nam được Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập với Tông Hiến Venerabilium
Nostrorum được ban hành vào ngày nào ?
- Thưa :
Ngày 24/11/
1960.
163. Hỏi : Tông hiến
Venerabilium Nostrorum thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được công bố trong ngày lễ gì ?
- Thưa : Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
164. Hỏi : Ðức Thánh Cha Gioan XXIII
đã ra Tông Hiến Venerabilium Nostrorum
thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam với những Giáo Tỉnh nào ?
- Thưa :
Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sàigòn.
165. Hỏi : Hiện nay (2016) Giáo tỉnh
Hà Nội bao gồm các giáo phận nào ?
- Thưa : Có 10 giáo phận. Giáo Tỉnh Hà Nội bao gồm các giáo phận Hà Nội
(1679) Lạng Sơn (1913), Hải Phòng (1678), Hưng Hóa (1895), Bắc Ninh (1883),
Phát Diệm (1901), Bùi Chu (1848), Thái Bình (1936), Thanh Hóa (1932) và Vinh
(1846).
166. Hỏi : Hiện nay (2016), Đức Tổng Giám mục Giáo Tỉnh
Hà Nội tên là gì ?
- Thưa : Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.
167. Hỏi : Hiện nay (2016) Giáo tỉnh
Huế bao gồm các giáo phận nào ?
- Thưa : Có 6 giáo phận. Giáo Tỉnh Huế bao gồm các giáo phận Huế (1850) Qui
Nhơn (1844), Nha Trang (1957), Kontum (1932), Ðà Nẵng (1963), và Ban Mê Thuột
(1967).
168. Hỏi : Hiện nay (2016), Đức Tổng Giám
mục Giáo Tỉnh Huế tên là gì ?
- Thưa : Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
169. Hỏi : Hiện nay
(2016) Giáo tỉnh Sàigòn bao gồm các giáo phận
nào ?
- Thưa : Có 10
giáo phận. Giáo Tỉnh Sàigòn bao gồm các giáo phận Sài Gòn
(1844) Vĩnh Long (1938), Cần Thơ (1955)
Ðà Lạt (1960), Mỹ Tho (1960), và Long Xuyên (1960). Phú Cường và Xuân Lộc
(1966), Phan Thiết (1975) và Bà Rịa
(2005)
170. Hỏi : Hiện nay (2016), Đức Tổng Giám mục Giáo Tỉnh Sài Gòn tên
là gì ?
- Thưa :
Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi
Văn Đọc.
171. Hỏi : Năm 1960 khi thiết lập
Hàng Giáo Phẩm Việt nam, Đức Thánh Cha thiết lập thêm những giáo phận nào ?
- Thưa : Ðà Lạt (1960), Mỹ Tho (1960) và Long Xuyên (1960).
172. Hỏi : Trong Tông Hiến
Venerabilium Nostrorum, Tòa Thánh thiết lập Giáo Phận Ðà Lạt : Gồm các tỉnh Tuyên Ðức, Lâm Ðồng, Quảng Ðức, Phước Long.
Tân giáo phận Ðà Lạt trao cho ai cai quản ?
- Thưa : Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền.
173. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Đà Lạt được mừng kính với thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla
Bari.
174. Hỏi : Trong Tông Hiến
Venerabilium Nostrorum, Tòa Thánh thiết lập Giáo Phận Mỹ Tho : Gồm các tỉnh Ðịnh Tường, Kiến Phong. Tân giáo phận Mỹ Tho
đặt dưới sự chăm sóc của ai ?
- Thưa : Ðức Cha Giuse Trần Văn Thiện.
175. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Mỹ Tho được mừng kính với
thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm
Nguyên Tội.
176. Hỏi : Trong Tông Hiến
Venerabilium Nostrorum, Tòa Thánh thiết lập Giáo Phận Long Xuyên : Gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Chương Thiện. Tân
giáo phận Long Xuyên được đặt dưới sự chăm sóc của ai ?
- Thưa :
Ðức Cha Michael Nguyễn Khắc Ngữ.
177. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Long Xuyên được mừng kính
với thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Nữ Vương Hòa
Bình.
178. Hỏi : Giáo phận Ðà Nẵng được thiết lập năm nào ?
- Thưa : Năm 1963.
179. Hỏi : Giáo Phận Ðà Nẵng, gồm hai tỉnh Quảng Nam và Quảng
Tín được thành lập. Tân Giáo Phận được trao cho ai chăm sóc ?
- Thưa : Ðức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi.
180. Hỏi : Nhà thờ chính tòa Giáo phận Đà Nẵng được mừng kính với
thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm
Chúa Giêsu.
181. Hỏi : Giáo phận Ban Mê Thuột được thiết lập năm nào ?
- Thưa : Năm 1967.
182. Hỏi : Giáo Phận Ban Mê Thuột được thành lập, bao gồm
các tỉnh Ðắc Lắc, Quảng Ðức, Phước Long, tân giáo phận được trao cho ai chăm
sóc ?
- Thưa : Ðức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai.
183. Hỏi : Nhà thờ chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột được mừng kính với thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm
Chúa Giêsu.
184. Hỏi : Giáo phận Phú Cường được thiết lập năm nào ?
- Thưa : Năm 1966.
185. Hỏi : Tân Giáo Phận Phú Cường được thành lập, gồm các tỉnh
Bình Dương, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Giáo Phận Phú Cường được trao cho
ai chăm sóc ?
- Thưa : Ðức Giám Mục Giuse Phạm Văn Thiên.
186. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Phú Cường được mừng kính với
thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm
Chúa Giêsu.
187. Hỏi : Giáo phận Xuân Lộc được thiết lập năm nào ?
- Thưa : Năm 1966.
188. Hỏi : Tòa Thánh cắt các tỉnh
Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy và thị xã Vũng Tàu từ giáo phận Sàigòn, để
thành lập Giáo Phận Xuân Lộc, tân
giáo phận này được trao cho ai chăm sóc ?
- Thưa : Đức Giám mục Giuse Lê Văn Ấn.
189. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Xuân Lộc được mừng kính với
thánh hiệu gì ?
-
Thưa : Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua.
190. Hỏi : Giáo phận Phan Thiết được thiết lập năm nào ?
- Thưa : Năm 1975.
191. Hỏi : Đức Giám mục tiên khởi của
giáo phận Phan Thiết tên là gì ?
- Thưa : Đức Giám mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi.
192. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Phan Thiết được mừng kính
với thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm
Chúa Giêsu.
193. Hỏi : Giáo phận Bà Rịa được thiết lập năm nào ?
- Thưa : Năm 2005.
194. Hỏi : Đức Giám mục tiên khởi của
giáo phận Bà Rịa tên là gì ?
- Thưa : Đức Giám mục Tôma Nguyễn Văn Trâm.
195. Hỏi : Giáo phận trẻ nhất của Giáo Hội Vn là
giáo phận nào ?(2016)
- Thưa : Giáo phận Bà Rịa.
196. Hỏi : Nhà thờ chính tòa
Giáo phận Bà Rịa được mừng kính với thánh hiệu gì ?
- Thưa : Nhà thờ chính tòa Thánh Giacôbê
và Thánh Philípphê.
197. Hỏi : Năm 1975, Đức giám mục nào được Tòa Thánh chọn làm Tổng Giám Mục phó với
quyền kế vị Tổng Giáo Phận Sàigòn ?
- Thưa : Ðức giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn
Văn Thuận.
198. Hỏi : Hiện nay (2016), Giáo Hội
vn có bao nhiêu giáo phận ?
- Thưa : 26 giáo phận.
Lễ nghi tôn kính Ông
Bà Tổ Tiên
199. Hỏi : Quyết nghị về Lễ
nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên được các Giám mục Việt Nam đồng chấp thuận cho phổ
biến việc thi hành trong toàn quốc vào năm nào ?
- Thưa : Năm 1974.
200. Hỏi : Quyết nghị về Lễ
nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên được các Giám mục Việt Nam đồng chấp thuận gồm những điều gì ?
- Thưa : Được lập bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên, được đốt nhang hương, đèn nến
trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, ngày giỗ
cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương
… .
Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ
Tiên
Chúng tôi,
các Giám mục chủ tọa khóa hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha
Trang ngày 12-14 tháng 11 năm 1974, đồng chấp thuận cho phổ biến việc thi hành
trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày
14.6.1965, về các lễ nghi tôn kính Ông Bà Tổ Tiên, như sau:
“Để đồng bào
lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, hội nghị nhận định: Những cử chỉ thái độ,
lễ nghi (sau này) có tính cách thế tục lịch sự xã giao để tỏ lòng hiếu thảo,
tôn kính và tưởng niệm các Tổ Tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi
hành và tham dự cách chủ động” (Thông cáo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
14.06.1974).
1. Bàn thờ
gia tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình,
miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch.
2. Việc đốt
nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ
Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.
3. Ngày giỗ
cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương
miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng
canh cải những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như
dâng hoa trái, hương đèn.
4. Trong hôn
lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì
đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.
5. Trong tang
lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa
phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông
hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.
6. Được tham
dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ
lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là
ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các “yêu thần, tà
thần”.
Trong trường
hợp thi hành các việc trên đây sợ có sự hiểu lầm nên khéo léo giải thích qua
những lời phân ưu khích lệ, thông cảm… Đối với giáo dân, cần phải giải thích
cho hiểu việc tôn kính Tổ Tiên và các vị anh hùng liệt sĩ theo phong tục địa
phương, là một nghĩa vụ hiếu thảo của đạo làm con cháu, chứ không phải là những
việc tôn kính liên quan đến tín ngưỡng, vì chính Chúa cũng truyền phải “thảo
kính cha mẹ”, đó là giới răn sau việc thờ phượng Thiên Chúa.
Tại Nha
Trang, ngày 14.11.1974
Ký tên:
- Philiphê Nguyễn Kim Điền, TGM Huế
- Giuse Trần Văn Thiện, GM Mỹ Tho
- Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, GM Vĩnh Long
- Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang, GM Cần Thơ
- Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, GM Nha Trang
- Phêrô Nguyễn Huy Mai, GM Ban Mê Thuột
- Phaolô Huỳnh Đông Các, GM Quy Nhơn
201. Hỏi : Sau khi thống nhất đất nước, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đầu
tiên họp tại thủ đô Hà Nội vào năm nào ?
- Thưa : Năm 1980.
202. Hỏi : Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đầu tiên họp tại thủ đô Hà Nội
đã ra thư chung 1.5.1980 với chủ đề gì ?
- Thưa : “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc
của đồng bào”.
203. Hỏi : Người tín hữu Việt
Nam ngày nay sống đức tin giữa lòng dân tộc như thế nào?
- Thưa : Người tín hữu
Việt Nam phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, cố gắng sống tinh thần Phúc Âm: yêu
thương mọi người, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn và làm chứng cho Chúa
ngay trên chính quê hương mình.
204. Hỏi : Giáo Hội Việt Nam từ
đầu thế kỷ XXI đã cử hành những Năm Thánh nào ?
- Thưa: * Một là : Năm Thánh Truyền Giáo 2003, ghi dấu 470 năm Tin Mừng được
loan báo trên quê hương Việt Nam (1533-2003)
*
Hai là : Năm Thánh 2010, kỷ niệm 350
năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt
Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
205. Hỏi : Năm Thánh Truyền
Giáo 2003 kỷ niệm biến cố gì ?
- Thưa : Kỷ niệm 470 năm Tin Mừng được loan báo trên
quê hương Việt Nam (1533-2003).
206. Hỏi : Năm Thánh Truyền
Giáo 2003, ghi dấu 470 năm Tin Mừng được loan báo trên quê hương Việt Nam
(1533-2003) được khai mạc vào ngày lễ gì ?
- Thưa : Lễ Giáng Sinh (25/12/2003).
207. Hỏi : Năm Thánh Truyền
Giáo 2003, ghi dấu 470 năm Tin Mừng được loan báo trên quê hương Việt Nam
(1533-2003) được bế mạc vào ngày lễ gì
?
- Thưa : Lễ Hiển Linh (02/01/2005).
208. Hỏi : Năm Thánh 2010, Giáo Hội Vn kỷ niệm sự kiện gì ?
- Thưa :
Kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng
Giáo Phẩm Việt Nam cùng 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
209. Hỏi : Chủ đề Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Vn là gì ?
- Thưa : Giáo Hội : Mầu Nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ
210. Hỏi : Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Vn khai mạc vào ngày lễ gì ?
- Thưa : Ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24.11.2009).
211. Hỏi : Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Vn kết thúc vào lễ gì ?
- Thưa : Lễ Hiễn Linh (06.01.2011)
212. Hỏi : Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Vn có những biến cố nào quan trọng ?
- Thưa : * Một là khởi đầu tại Tổng Giáo Phận Hà Nội
ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24.11.2009,
* Hai là cử hành trọng thể tại TP Hồ Chí
Minh từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 2010 với Đại Hội Dân Chúa
* Ba là bế mạc bằng cuộc hành hương lớn vào
lễ Hiễn Linh, 06.01.2011 tại Linh Địa La Vang.
213. Hỏi : Ý nghĩa Năm Thánh
2010 của Giáo Hội Vn là gì ?
- Thưa :
Ý nghĩa Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Vn là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường
lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn và tạ lỗi cũng như tìm về cội nguồn nơi Ba
Ngôi Thiên Chúa để biết mình là ai và có mặt tại Việt Nam để làm gì; kế đến,
nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để nhận ra lởi mời gọi của Thiên Chúa qua
những dấu chỉ thời đại; cuối cùng, nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một
Giáo Hội như lòng Chúa mong ước.
214. Hỏi : Chúng ta có thể làm
những gì để tham gia tích cực vào việc cử hành Năm Thánh 2010 ?
- Thưa : Để tham gia tích cực vào việc cử hành Năm Thánh,
chúng ta có thể cầu nguyện cho việc cử hành Năm Thánh đạt được kết quả tốt đẹp,
học hỏi và tham gia các cử hành, nỗ lực xây dựng cộng đoàn và giáo xứ mà chúng
ta đang hiện diện và phục vụ, đóng góp ý kiến cho Ban Tổ chức Năm Thánh, và
giúp Giáo Hội có đủ ngân khoản chi phí cho việc tổ chức các sự kiện lớn trong
Năm Thánh này.
215. Hỏi : Theo hình mẫu mà
Công Đồng Vatican II 1965 đã phác hoạ, Giáo Hội tại Việt Nam cùng với
động cộng đồng Dân Chúa một lòng quyết tâm đáp trả tình thương của Chúa và làm
mới hình ảnh gia đình theo hình ảnh Giáo Hội thế nào ?
- Thưa : Giáo Hội hiệp thông, Giáo Hội tham gia và Giáo Hội
vì loài người.
216. Hỏi : Giáo Hội hiệp thông nghĩa là gì ?
- Thưa : Đào sâu mối hiệp thông giữa cộng đoàn tín hữu với
Thiên Chúa trong Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, củng cố sự hiệp thông giữa các
thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, trong mỗi Giáo Hội địa phương,
hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương với nhau cũng như với Giáo Hội toàn cầu
217. Hỏi : Giáo Hội tham gia nghĩa là gì ?
- Thưa : Mọi thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, đều
có quyền và trách nhiệm tham dự vào mầu
nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội, mỗi thành phần theo đặc sủng của mình.
218. Hỏi : Giáo Hội vì loài người nghĩa là gì ?
- Thưa : Quyền bính và sứ vụ của Giáo Hội là quyền và trách
nhiệm yêu thương và phục vụ cho sự sống của mọi người anh em đồng bào và đồng
loại.
219. Hỏi : Tiếp nối Năm Thánh 2010, chúng ta đã cùng nhau học hỏi và
sống ý nghĩa Giáo Hội : Mầu nhiệm – Hiệp
thông – Sứ vụ. Trong khung cảnh và tinh thần của Năm Đức Tin, Giáo Hội Vn
đưa ra chủ đề gì để mọi người cùng nỗ lực sống đức tin của mình ?
- Thưa : “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền
đức tin Kitô giáo”.
220. Hỏi : Trong Năm Đức Tin (2013) Giáo Hội tại Việt Nam kỷ
niệm 25 năm điều gì là những hoa trái thánh thiện của công cuộc
Phúc-Âm-hóa ?
- Thưa : Kỷ niệm 25 năm tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (19.06.1988
– 19.06.2013).
221. Hỏi : Mục tiêu của
Phúc-Âm-hóa là gì ?
- Thưa : Dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô,
trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng
ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm.
222. Hỏi : “Tân Phúc-Âm-hóa”
không phải là rao giảng một Phúc Âm mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua
cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là gì ?
- Thưa : “Mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp, và
mới trong cách diễn tả”.
223. Hỏi : Mới về lòng nhiệt
thành nghĩa là gì ?
- Thưa : Làm mới lại tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức
Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta.
224. Hỏi : Mới trong phương pháp nghĩa là gì ?
- Thưa : Biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh
chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật.
225. Hỏi : Mới trong cách diễn tả
nghĩa là gì ?
- Thưa : Cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm
nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
226. Hỏi : Dựa trên định hướng căn bản này, HHĐGMVN mời gọi các tín hữu hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016) với những chủ đề
gì ?
- Thưa : Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình ; Phúc-Âm-hóa đời sống
giáo xứ và các cộng đoàn và Phúc-Âm-hóa đời sống
xã hội.
227. Hỏi : Năm 2014 Giáo Hội vn sống chủ đề gì ?
- Thưa : Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình.
228. Hỏi : Năm 2015 Giáo Hội Vn sống chủ đề gì ?
- Thưa : Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn.
229. Hỏi : Năm 2016 Giáo Hội Vn sống chủ đề gì ?
- Thưa : Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
230. Hỏi : Hòa với nhịp sống với Hội Thánh toàn cầu (2 THGGGM thế giới
về Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong
thế giới ngày nay và Tông huấn Niềm
Vui về Tình Yêu của ĐGH Phanxicô) cũng như Hội Thánh Á Châu (Liên HĐGM Á
Châu 2016 : Niềm vui của Tin Mừng và gia
đình trong ánh sáng của THĐGM thế giới) HĐGMVN đề nghị chủ đề gì cho 3 năm
tới 2016-2019 ?
- Thưa : Mục vụ gia đình.
231. Hỏi : Năm 2016 – 2017 điểm nhấn chủ đề Mục vụ gia đình là gì ?
- Thưa : Chuẩn bị cho người trẻ bước vào
đời sống hôn nhân.
232. Hỏi : Năm 2017 – 2018 điểm nhấn chủ đề Mục vụ gia đình là gì ?
- Thưa : Đồng hành với các gia đình trẻ.
233. Hỏi : Năm 2018 – 2019 điểm nhấn chủ đề Mục vụ gia đình là gì ?
- Thưa : Đồng hành với những gia đình gặp
khó khăn.
234. Hỏi : Chủ tịch HĐGMVN nhiệm
kỳ 2016-2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh.
235. Hỏi : Tổng Thư ký HĐGMVN nhiệm
kỳ 2016-2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
236. Hỏi : Hiện nay, có bao
nhiêu Ủy Ban
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ?
- Thưa : Có 17 Ủy Ban.
Các Ủy Ban
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gồm có:
1/ Ủy
Ban Giáo lý đức tin
2/ Ủy
Ban Kinh Thánh
3/ Ủy
Ban Phụng tự
4/ Ủy
Ban Nghệ thuật thánh
5/ Ủy
Ban Thánh nhạc
6/ Ủy
Ban Loan báo Tin mừng
7/ Ủy
Ban Giáo sĩ-Chủng sinh
8/ Ủy
Ban Tu sĩ
9/ Ủy
Ban Giáo dân
10/ Ủy
Ban Truyền thông xã hội
11/ Ủy
Ban Giáo dục công giáo
12/ Ủy
Ban Mục vụ giới trẻ
13/ Ủy
Ban Văn hóa
14/ Ủy
Ban Công lý-Hòa bình
15/ Ủy
Ban Mục vụ Gia đình
16/ Ủy
Ban Bác ái xã hội- Caritas
17/ Ủy
Ban Mục vụ di dân
237. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Tgm Tgp TP. HCM.
238. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Kinh Thánh trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang.
239. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Phụng Tự trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Gm phó giáo phận Bà Rịa.
240. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục giáo phận Qui
Nhơn.
241. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban
Mê Thuột.
242. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Alphonsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục phụ tá giáo
phận Hưng Hoá.
243. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt.
244. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Tu Sĩ trực thuộc
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, S.D.B., Giám mục giáo phận
Thái Bình.
245. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá giáo phận
Long Xuyên.
246. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục giáo phận Phú Cường.
247. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc.
248. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Mục vụ Giới Trẻ và
Thiếu Nhi trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục phụ tá giáo phận
Vinh.
249. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Văn Hoá trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết.
250. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà
Bình trực thuộc Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., Giám mục giáo phận
Vinh.
251. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Lạng
Sơn–Cao Bằng.
252. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội–Caritas
trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám mục giáo phận Bùi Chu.
253. Hỏi : Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Di Dân trực
thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2019 là ai ?
- Thưa : Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận
TP. HCM.
254. Hỏi : Trong thời gian qua,
các Giám
mục đã thảo luận về việc chia tách và thành lập một số giáo phận trong tương
lai, gồm những giáo phận nào ?
-
Thưa : Giáo phận Hà Tuyên, Hà Tĩnh, Pleiku và Lào Cai
255. Hỏi : Dự án Giáo phận Hà Tuyên (tương ứng hai tỉnh
Hà Giang và Tuyên Quang) tách từ những giáo phận nào ?
-
Thưa : Giáo phận Bắc Ninh, Hưng Hóa và Lạng Sơn.
256. Hỏi : Dự án Giáo phận Hà Tĩnh (tương ứng tỉnh Hà Tĩnh) tách từ
giáo phận nào ?
- Thưa : Giáo
phận Vinh.
257. Hỏi : Dự án Giáo phận Pleiku (tương ứng tỉnh Gia Lai) tách từ
giáo phận nào ?
- Thưa : Giáo
phận Kontum.
258. Hỏi : Dự án Giáo phận Lào Cai tách từ giáo phận nào ?
- Thưa : Giáo
phận Hưng Hóa.
259. Hỏi : Tại Giáo triều Rôma, Đức Hông y Fx Nguyễn văn Thuận đã giữ
chức vụ gì ?
- Thưa : Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về
Công lý và Hòa bình.
260. Hỏi : Một Giám mục Vn hiện
là Sứ thần Tòa Thánh tại Srilanka là ai ?
- Thưa : Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt.
261. Hỏi : Ngày 13 tháng Bảy năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ
nhiệm giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho làm thành viên
gì của Giáo triều Rôma ?
- Thưa : Quốc Vụ Viện Truyền Thông.
262. Hỏi : Hiện nay có bao nhiêu giám mục người việt nam đang phục vụ
ở hải ngoại ?
- Thưa : Có 5 Giám mục.
* Giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương, Giáo phận Orange, Hoa Kỳ
* Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, sứ thần tòa thánh tại Srilanka
* Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, GP. Paramatta,TGP. Melbourne, Úc châu
* Giám mục phụ tá Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Tổng giáo phận
Toronto, Canada
* Giám mục Giuse Nguyễn Thế Phương, Giáo phận Kamloops, Canada
263. Hỏi : Tính từ Giám mục tiên khởi Gb. Nguyễn Bá Tòng (1933) đến
Giám mục Giuse Nguyễn Thế Phương (8.2016) có bao nhiêu người vn được tấn phong
Giám Mục ?
-
Thưa : 117 vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét