SUY TƯ THẦN HỌC
TẠI SAO ĐỨC TRINH NỮ KHÔNG MẮC TỘI TỔ TÔNG TRUYỀN LẠI PHẢI CHỊU ĐAU KHỔ?
TẠI SAO ĐỨC TRINH NỮ KHÔNG MẮC TỘI TỔ TÔNG TRUYỀN LẠI PHẢI CHỊU ĐAU KHỔ?
VẤN: Chúng ta biết rằng sự đau khổ và những hậu quả của nó đã đè nặng trên nhân loại từ sau khi nguyên tội xảy ra. Nhưng, Đức Trinh Nữ là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội từ thuở đầu thai, vậy: làm sao cắt nghĩa sự kiện người cũng phải chịu đau khổ giày xéo?
Con biết Đức Giêsu cũng đã chịu đau khổ: đó là vì Người muốn thế để cứu chuộc chúng ta. Còn chuyện Đức Maria cũng phải nếm mùi tân khổ thì thực tình con không sao hiểu được.
ĐÁP: Thật ra là một câu hỏi thú vị và hữu ích, vì đây là một thắc mắc thường gặp nơi đa số các Kitô hữu. Khó khăn ấy do một cái nhìn thần học quá giản lược về vấn đề sự dữ và đau khổ gây ra. Người ta thường quan niệm sự việc như thể đau khổ là một hình phạt do Thiên Chúa áp đặt lên con người, từ bên ngoài, và tỉ lệ với tội.
Đúng ra, thực trạng ấy, về nhiều khía cạnh, phức tạp hơn nhiều.
Đau khổ chắc chắn là hậu quả của tội, nhưng là một hậu quả nội khởi, chứ không phải là một hình phạt bịa đặt: như thế một đứa bé bị phỏng tay vì nghịch lửa, chứ không như một đứa bé bị cúp phần bánh tráng miệng vì đã bướng bỉnh nghịch lửa, dù đã bị cấm. Còn hơn thế nữa. Tội lỗi đã du nhập vào thế gian một sự hỗn loan vô lường mà không ai có thể biết hết mọi ngõ ngách quanh co và vô tận của nó. Không ai có thể xác định được mỗi khổ đau là xuất phát từ nguồn gốc nhơ bẩn của tội như thế nào. Cuối cùng, trong vực sâu tăm tối ấy, cả một khối người đông đảo đều liên đới với nhau, đến nỗi nơi trần gian này, sự đau khổ mỗi người phải chịu không cân xứng với những tội riêng họ phạm.
Chẳng hạn có một số người công chính phải hứng chịu những thử thách nặng nề, đang khi đó có những kẻ tội lỗi lại dường như được miễn trừ. Tình cảnh ấy đã từng làm rối trí nhiều người Do-thái đạo đức trong Cựu Ước. Thí dụ : ta đọc thấy trong thánh vịnh 73 những câu như sau:
Chút nữa thôi là tôi vấp phạm
Bởi ác nhân cứ thịnh đạt hoài
Quả là chúng chẳng hề biết khổ
Vẫn giàu sang phú quý mười mươi
Mọi tân toan bao người nếm trải
Chẳng bao giờ chúng phải sa vào
….
Thế ra tôi giữ long trong trắng
Tay rửa tinh tuyền lại uổng công sao?
Bởi suốt ngày chịu bao đòn vọt.
Mỗi sớm mai hình phạt sẵn chờ.
Tác giả thánh vịnh trên là người đầu tiên đã hiểu được rằng không thể tìm lời giải đáp cho vấn đề trong những phần thưởng nơi trần gian này. Ông đã thoáng thấy phần thưởng ở đời sau. Và ông đã soạn thánh vịnh trên để bày tỏ điều vừa khám phá đó. Ông thưa cùng Chúa: sau khi chết “Ngài sẽ dẫn tôi vào nơi vinh hiển của Ngài”.
Đức Maria và Chúa Kitô đã sinh ra trong trần gian tội lỗi này, là nơi ngập tràn khổ đau, nên các ngài cũng phải nếm trải mùi tân toan ấy. Chẳng hạn, Chúa Kitô đã phải chịu thiếu thốn, nghèo khó, bị thù ghét và vu cáo, chịu thương khó cùng chịu những sự ngược đãi của lý hình, rồi sau hết, chịu đóng đinh và chịu chết. Vì không vương tội lỗi, Đức Kitô và Đức Trinh Nữ được miễn khỏi những đau khổ nội tại như: sự nô lệ tình dục, sự mất quân bình và những yếu đuối về mặt luân lý, và cuối cùng là tất cả những sự xấu xa mà kẻ có tội tự chuốc lấy cho mình. nhưng các ngài không thoát khỏi những khổ đau đè nặng trên con người từ bên ngoài.
Làm sao phân định ranh giới rõ rệt giữa những khổ đau phát xuất do tội lỗi riêng và từ bên trong của con người mà Đức Giêsu và Mẹ Maria được miễn thác, và những khổ đau bên ngoài đè nặng lên bất cứ kẻ nào còn ngụp lặn dưới trần gian? Trước vấn nạn này, có một lô những ý kiến rất khác nhau:
Theo một số nhà thần học, những ơn ngoại nhiên mà ông bà tổ tiên ta đã được hưởng là những ơn rất huyền diệu khiến họ vượt thoát khỏi mọi khổ đau và đã thật sự sống cảnh thiên đàng trần thế. Một số người khác có một cái nhìn khiêm tốn hơn về những ơn ngoại nhiên ấy. Và số này càng ngày càng đông, dựa vào những gì hiện nay ta biết được về nguồn gốc con người. Họ nghĩ rằng tổ tiên loài người, chẳng những không được miễn khỏi những sự đụng chạm và thương tích, mà còn phải chịu sự tác hại của vi trùng cũng như không thoát khỏi những giới hạn tự nhiên của đời sống con người: mặc mọi tiến bộ của khoa học, đời sống con người trong những điều kiện toàn hảo nhất, cũng chỉ có thể kéo dài khoảng 107 năm là cùng.
Thí dụ, có một số người nghĩ Đức Kitô sẽ không hề chết nếu đã không phải lãnh nhận một cái chết hung bạo; và Đức Trinh Nữ cũng chẳng hề biết đến sự chia lìa hồn xác, nhưng Mẹ đã bay lên trời chứ không phải chết. Một số khác lại nghĩ hoàn toàn trái ngược, rằng Mẹ đã chết một cái chết tự nhiên, và có thể là vì già.
Chúng ta không đi vào những tranh luận đang còn tiếp diễn trên. Điều quan trọng chính là chân lý sau này mà sách thánh muốn ghi vào lòng ta bằng mọi cách: Chúa Kitô đã chia sẻ thật sự và rất sâu xa thân phận đau khổ của con người. Người đã chịu đói, chịu khát, chịu mệt nhọc. Người đã khóc thương La-da-rô và Giê-ru-sa-lem. Người đã phải sợ hãi bao trùm, xao xuyến đè nặng, và buồn rầu đến chết.
Thánh Phaolô nhấn mạnh đến sự tự hủy của Chúa, Đấng đã tự hạ để trở nên giống chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Ngài xác tín sâu xa điều đó đến nỗi dám viết một câu kỳ bí sau này: “Vì ta Thiên Chúa đã làm cho Đức Kitô thành sự tội” (2 Cr 5, 21; x.Gl 3, 13 và Rm 8,3). Ta hiểu rằng Người đã mặc lấy nhân tính với tất cả những hậu quả của tội đè nặng trên nó. Và những hậu quả bi đát đó mặc sức giày xéo Người công chính ấy, Vị Thiên Chúa làm người ấy, để đưa Người đến thảm trạng cuối cùng là cái chết trên thập giá như ai trong chúng ta cũng đều biết. Và rồi, cũng thật nhiệm mầu, Đấng Cứu Thế đã muốn Mẹ Người ở cạnh bên trong lúc khổ đau chất ngất, lúc mà tình yêu toàn thắng của Người đã đẩy lui đau khổ lộn ngược về tận nguồn phát xuất, để quét sạch những dòng cay đắng của tội cùng những hậu quả chết người của nó.
Nguyên tác: số mục (22) quyển II
R. Luarentin
Đau khổ chắc chắn là hậu quả của tội, nhưng là một hậu quả nội khởi, chứ không phải là một hình phạt bịa đặt: như thế một đứa bé bị phỏng tay vì nghịch lửa, chứ không như một đứa bé bị cúp phần bánh tráng miệng vì đã bướng bỉnh nghịch lửa, dù đã bị cấm. Còn hơn thế nữa. Tội lỗi đã du nhập vào thế gian một sự hỗn loan vô lường mà không ai có thể biết hết mọi ngõ ngách quanh co và vô tận của nó. Không ai có thể xác định được mỗi khổ đau là xuất phát từ nguồn gốc nhơ bẩn của tội như thế nào. Cuối cùng, trong vực sâu tăm tối ấy, cả một khối người đông đảo đều liên đới với nhau, đến nỗi nơi trần gian này, sự đau khổ mỗi người phải chịu không cân xứng với những tội riêng họ phạm.
Chẳng hạn có một số người công chính phải hứng chịu những thử thách nặng nề, đang khi đó có những kẻ tội lỗi lại dường như được miễn trừ. Tình cảnh ấy đã từng làm rối trí nhiều người Do-thái đạo đức trong Cựu Ước. Thí dụ : ta đọc thấy trong thánh vịnh 73 những câu như sau:
Chút nữa thôi là tôi vấp phạm
Bởi ác nhân cứ thịnh đạt hoài
Quả là chúng chẳng hề biết khổ
Vẫn giàu sang phú quý mười mươi
Mọi tân toan bao người nếm trải
Chẳng bao giờ chúng phải sa vào
….
Thế ra tôi giữ long trong trắng
Tay rửa tinh tuyền lại uổng công sao?
Bởi suốt ngày chịu bao đòn vọt.
Mỗi sớm mai hình phạt sẵn chờ.
Tác giả thánh vịnh trên là người đầu tiên đã hiểu được rằng không thể tìm lời giải đáp cho vấn đề trong những phần thưởng nơi trần gian này. Ông đã thoáng thấy phần thưởng ở đời sau. Và ông đã soạn thánh vịnh trên để bày tỏ điều vừa khám phá đó. Ông thưa cùng Chúa: sau khi chết “Ngài sẽ dẫn tôi vào nơi vinh hiển của Ngài”.
Đức Maria và Chúa Kitô đã sinh ra trong trần gian tội lỗi này, là nơi ngập tràn khổ đau, nên các ngài cũng phải nếm trải mùi tân toan ấy. Chẳng hạn, Chúa Kitô đã phải chịu thiếu thốn, nghèo khó, bị thù ghét và vu cáo, chịu thương khó cùng chịu những sự ngược đãi của lý hình, rồi sau hết, chịu đóng đinh và chịu chết. Vì không vương tội lỗi, Đức Kitô và Đức Trinh Nữ được miễn khỏi những đau khổ nội tại như: sự nô lệ tình dục, sự mất quân bình và những yếu đuối về mặt luân lý, và cuối cùng là tất cả những sự xấu xa mà kẻ có tội tự chuốc lấy cho mình. nhưng các ngài không thoát khỏi những khổ đau đè nặng trên con người từ bên ngoài.
Làm sao phân định ranh giới rõ rệt giữa những khổ đau phát xuất do tội lỗi riêng và từ bên trong của con người mà Đức Giêsu và Mẹ Maria được miễn thác, và những khổ đau bên ngoài đè nặng lên bất cứ kẻ nào còn ngụp lặn dưới trần gian? Trước vấn nạn này, có một lô những ý kiến rất khác nhau:
Theo một số nhà thần học, những ơn ngoại nhiên mà ông bà tổ tiên ta đã được hưởng là những ơn rất huyền diệu khiến họ vượt thoát khỏi mọi khổ đau và đã thật sự sống cảnh thiên đàng trần thế. Một số người khác có một cái nhìn khiêm tốn hơn về những ơn ngoại nhiên ấy. Và số này càng ngày càng đông, dựa vào những gì hiện nay ta biết được về nguồn gốc con người. Họ nghĩ rằng tổ tiên loài người, chẳng những không được miễn khỏi những sự đụng chạm và thương tích, mà còn phải chịu sự tác hại của vi trùng cũng như không thoát khỏi những giới hạn tự nhiên của đời sống con người: mặc mọi tiến bộ của khoa học, đời sống con người trong những điều kiện toàn hảo nhất, cũng chỉ có thể kéo dài khoảng 107 năm là cùng.
Thí dụ, có một số người nghĩ Đức Kitô sẽ không hề chết nếu đã không phải lãnh nhận một cái chết hung bạo; và Đức Trinh Nữ cũng chẳng hề biết đến sự chia lìa hồn xác, nhưng Mẹ đã bay lên trời chứ không phải chết. Một số khác lại nghĩ hoàn toàn trái ngược, rằng Mẹ đã chết một cái chết tự nhiên, và có thể là vì già.
Chúng ta không đi vào những tranh luận đang còn tiếp diễn trên. Điều quan trọng chính là chân lý sau này mà sách thánh muốn ghi vào lòng ta bằng mọi cách: Chúa Kitô đã chia sẻ thật sự và rất sâu xa thân phận đau khổ của con người. Người đã chịu đói, chịu khát, chịu mệt nhọc. Người đã khóc thương La-da-rô và Giê-ru-sa-lem. Người đã phải sợ hãi bao trùm, xao xuyến đè nặng, và buồn rầu đến chết.
Thánh Phaolô nhấn mạnh đến sự tự hủy của Chúa, Đấng đã tự hạ để trở nên giống chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Ngài xác tín sâu xa điều đó đến nỗi dám viết một câu kỳ bí sau này: “Vì ta Thiên Chúa đã làm cho Đức Kitô thành sự tội” (2 Cr 5, 21; x.Gl 3, 13 và Rm 8,3). Ta hiểu rằng Người đã mặc lấy nhân tính với tất cả những hậu quả của tội đè nặng trên nó. Và những hậu quả bi đát đó mặc sức giày xéo Người công chính ấy, Vị Thiên Chúa làm người ấy, để đưa Người đến thảm trạng cuối cùng là cái chết trên thập giá như ai trong chúng ta cũng đều biết. Và rồi, cũng thật nhiệm mầu, Đấng Cứu Thế đã muốn Mẹ Người ở cạnh bên trong lúc khổ đau chất ngất, lúc mà tình yêu toàn thắng của Người đã đẩy lui đau khổ lộn ngược về tận nguồn phát xuất, để quét sạch những dòng cay đắng của tội cùng những hậu quả chết người của nó.
Nguyên tác: số mục (22) quyển II
R. Luarentin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét