KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI?
Vấn đề tự do của con người được đặt ra vì có liên quan mật thiết đến việc thưởng phạt của Thiên Chúa dành riêng cho con người trong ngày sau hết của một đời người hay trong ngày cánh chung -tức tận thế- của toàn thể nhân loại.
Nghĩa là, , vấn đề thiết yếu đặt ra là con người có thực sự được tự do khi sống thân phận mình trên trần thế này không, vì nếu không có tự do chọn lựa trong tư tưởng cũng như bằng hành động bên ngoài thì sẽ không có vấn đề thưởng phạt của Thiên Chúa, Đấng chí công, vô tư nhưng trọn tốt trọn lành.
Thật vậy, Thiên Chúa tạo dựng con người với hai đặc tính cá biệt khác hẳn với mọi loài thụ tạo khác. Đó là có trí hiểu biết và ý muốn tự do (Intelligence and free will) mà Thiên Chúa chỉ ban riêng cho con người mà thôi. Nhờ trí khôn hiểu biết, con người khám phá ra Thiên Chúa qua công trình sáng tạo vụ trụ hữu hình và đặc biệt là tạo dựng con người là loài “linh ư vạn vật”. Nhờ quà tặng ý muốn tự do, Thiên Chúa tôn trọng cho con người được tự do chọn lựa sống theo lý trí, theo đường ngay lẽ phải hay theo đường nẻo gian tà bất chính. Đặc biệt, khi đã nhận biết có Thiên Chúa thì con người có muốn tôn thờ và yêu mến Chúa , sống theo đường lối của Chúa hay khước từ Người trong cuộc sống trên trần gian này.
Sách Sáng Thế, cho ta biết, khi Thiên Chúa muốn thử thách tự do vâng phục của Adam và Eva, Người đã phán bảo họ như sau:
“Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn, nhưng trái cây của cây cho biết điều thiện điều ác thì ngươi không được ăn; vì ngày nào ngươi ăn, ngươi sẽ phải chết”. (St 2:16-17).
Kết quả cho thấy là hai ông bà đã tự do chọn không vâng phục Thiên Chúa khi họ ăn trái cấm theo lời dụ dỗ của con Rắn.Phải nói họ tự do chọn lựa không vâng phục Thiên Chúa nên họ đã chịu hậu quả trước tiên là “mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng, họ mới kết là và làm khố che thân.” (St 3:7)
Nhận biết mình trần truồng là hậu quả nhãn tiền sau khi đã đánh mất “sự ngây thơ, công chính ban đầu (original innocence and justice)”, một tình trạng ơn phúc giúp cho Adam và Eva có thể đứng vững trước mọi cám dỗ của xác thịt và ma quỉ. Nhưng họ đã tự đánh mất ơn phúc đó khi sa ngã vì đã sử dụng “ý muốn tự do = free will" chứ không vì bản chất yếu đuối do hậu quả của tội nguyên tổ như con người chúng ta ngày nay.
Chính vì Evà đã sử dụng ý muốn tự do khi nghe lời dụ dỗ của con rắn để ăn trái cấm và đưa lại cho Adam ăn khiến hai người bị đuổi khỏi vườn địa đàng và chịu hậu quả của sự bất phục tùng Thiên Chúa là phải chết về mặt thiêng liêng vì mất tình thân với Chúa.
Ngược lại, khi Thiên Chúa thử thách lòng tin yêu của Abraham bằng cách đòi ông hy sinh con một là I-xa-ác, ông đã xử dụng ý muốn tự do để quyết định tuân theo ý muốn của Thiên Chúa khi dẫn con mình lên núi và định giết nó làm lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa. Nhưng Chúa đã kịp thời sai Sứ thần can thiệp để cứu mang sống của I-xa-ác vì đã thấy lòng tin yêu của Abraham. Chính vì ông đã tự do chọn lựa vâng theo thánh ý Chúa nên Chúa đã phán bảo ông như sau:
“Ta lấy danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi đông nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển….chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22: 15-18)
Như thể đủ cho thấy là ngay từ đầu Thiên Chúa đã cho con người có tự do thực sự để vâng nghe lời Ngài như Abraham hay bất tuân như Adam và Eva khiến cho toàn thể nhân loại phải chịu chung hậu quả của sự chọn lựa sai lầm của hai người. Nếu con người không có tự do lựa chọn và chỉ biết làm theo mệnh lệnh như những người máy Robbots thì Thiên Chúa đã không nói trước cho Adam và Eva biết về hậu quả mà họ sẽ phải lãnh nhận nếu họ ăn trái cấm.
Vì cho họ có tự do lựa chọn nên Thiên Chúa đành để cho hai người phải chịu hậu quả của sự bất tuân là mất tình thân với Chúa và di hại đến toàn thể nhân loại cho đến ngày nay. Mặt khác, cũng vì Thiên Chúa cho con người có tự do và tôn trọng cho con người sử dụng tự do đó mà Thiên Chúa đã ban những Giới Răn của Người cho dân Do Thái trước tiên và cho toàn thể nhân loại ngày nay được tự do tuân giữ để được chúc phúc hay tự do bất tuân để bị luận phạt như ông Môsê đã nói với dân Do Thái xưa kia:
“Anh em hãy lo thực hành như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em đã truyền cho anh em. Không đi trệch bên phải bên trái. Anh em hãy đi đúng con đường mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em đã truyền cho anh em để anh em được sống, được hạnh phúc và được sống lâu trên mặt đất mà anh em sẽ chiếm hữu.” (Đnl 5: 32-33)
Nghĩa là nếu con người sử dụng ý muốn tự do của mình để tuân giữ những giới răn của Thiên Chúa thì sẽ được chúc phúc ngay trong cuộc sống ở trần gian này trước khi được vui hưởng Thánh Nhan Chúa ngày mai trên Nước Trời.
Cũng trong mục đích hướng dẫn con người biết khôn ngoan chọn lựa khi sống trên đời này nên tác giả sách Huấn Ca (Sirach) đã được linh ứng (inspired) để đưa ra những lời khuyên nhủ như sau:
“Từ nguyên thủy, chính Chúa đã làm nên con người,
Và để nó tự quyết định lấy
“Nếu con muốn thì hãy giữ các điều răn,
Mà trung tín làm đẹp ý Người.
Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước,
Con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy.
Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử,
Ai thích gì sẽ được cái đó…” (Hc 15: 14-17)
Lời khuyên trên cho ta thấy rõ là con người có tự do để làm điều lành và tránh điều dữ, điều trái với lương tâm, một cơ năng mà Thiên Chúa chỉ ban riêng cho con ngươi để nhờ đó con người ở khắp nơi và thuộc mọi chủng tộc ngôn ngữ biết phân biệt giữa sự thiện và sự dữ để chọn lựa trong cuộc sống trên trần gian này.
Như thế đủ cho thấy là con người có tự do và Thiên Chúa tôn trọng cho con người sử dụng tự do này, nên vấn đề thưởng phạt mới chỉ được đặt ra cho con người mà thôi.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa:
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa, lậy Chúa” là được vào Nước Trời cả đâu.Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” Mt 7: 21)
Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa là xử dụng ý muốn tự do để chọn sống theo ý muốn của Cha trên trời, sống theo đường lối của Người là đường dẫn đến sự sống muôn đời, thay ví sống theo thế gian, làm những điều gian ác, tội lỗi dẫn đến sự chết của linh hồn vì phải xa lìa Chúa trong nơi gọi là “hỏa ngục”. Thiên Chúa không muốn phạt ai trong nơi đáng sợ này vì ‘Người muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2:4)).
Nhưng vì con người có tự do để chọn lựa sống theo thánh ý Chúa hay quay lưng lại với Người nên những ai đã và đang chối bỏ Thiên Chúa bằng chính đời sống của mình từ trong tư tưởng ra ngoài hành động, và không hề muốn sám hối để xin Chúa thương xót, tha thứ, thì chắc chắn họ đã tự chọn cho mình chỗ ở cuối cùng là hậu quả tất nhiên của ý muốn tự do (free will), chứ không phải vì Thiên Chúa muốn phạt ai phải xa lìa Người vĩnh viễn. Nói khác đi, nếu ai muốn dùng tự do của mình để theo đuổi một mục tiêu nào thì sẽ phải trả giá cho sự chọn lựa đó như Thánh Phaolô đã dạy như sau:
“Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi thì sẽ phải chết, hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa thì sẽ được nên công chính.” (Rm 6: 16)
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm ở đây một lần nữa là mặc dù con người có tự do để quyết định làm điều lành tránh điều gian ác, điều tội lỗi, nhưng tự do ấy cũng gặp thách đố hay trở ngại to lớn là bản chất yếu đuối nơi con người do hậu quả của tội nguyên tổ. Nghĩa là, con người luôn bị dằng co giữa tiếng nói của lương tâm, của lý trí và những khuynh hướng hay thế lực nghiềng chiều về đường xấu , đường tội lỗi vẫn tồn tại trong nhân tính để thách đố lương tâm và lý trí. Đó chính là tình trạng “mâu thuẫn” mà con người luôn phải tranh đấu trong nội tâm để có thể sống theo sự dướng dẫn của lý trí và lương tâm để biết dùng tự do của mình cách chính đáng, hữu ích.
Thánh Phaolô cũng đã trải qua kinh nghiệm “khó khăn nội tâm” đó nên ngài đã phải thú nhận như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm., nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó nhưng là tội vẵn còn trong tôi.” (Rm7: 19-20)
Chính vì những khó khăn nội tại như vậy , kèm thêm sự cám dỗ mãnh liết của ma quỉ “kẻ thù của anh em như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8), nên cho được đứng vững để tự do bước đi theo Chúa Kitô là " con Đường, là sự Thật và là sự Sống(cf.Ga 14:6) chúng ta khẩn thiết phải cần ơn Chúa để có thể can đảm chọn lựa những gì hữu ích cho phần rỗi của mình, vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15: 5). Nghĩa là nếu không có ơn Chúa giúp sức thì ta khó lòng đứng vững trước những khuynh hướng xấu của bản năng cộng thêm gương xấu đầy rẫy trong trần gian và mưu chước thâm độc của ma quỉ, kẻ nội thù luôn tìm mọi cách để đẩy con người vào vòng tội lỗi và trở nên thù nghịch với Thiên Chúa.Vì thế, để cứu giúp con người, Thiên Chúa- với lòng thương xót vô biên- luôn sẵn lòng ban ơn cần thiết cho những ai muốn sống theo đường lối của Người để được hạnh phúc muôn đời.
Nhưng cho được cứu rỗi nhờ công nghiệp vô giá của Chúa Kitô, chúng ta cần tỏ thiện chí muốn dùng tự do để để cộng tác với ơn Chúa trong quyết tâm từ bỏ tội lỗi, xa tránh những lối sống của “văn hóa sự chết” đang lan tràn ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Nếu không có thiện chí và quyết tâm này thì Chúa không thể cứu ai được, vì Người phải tôn trọng tự do của con người, tự do đi đường sai trái gian tà hay tự do đi theo Chúa dẫn đến sự sống hạnh phúc bất diệt mai sau trên Nước Trời.
Cụ thể, nếu người ta cứ ăn gian nói dối, lưu manh, lường gạt, trôm cướp ,giết người, giết thai nhi, dâm ô , ngoại tình, thay chồng đổi vợ, chiến tranh khủng bố, buôn bán phụ nữ và trẻ nữ để bán cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn, như thực trạng thế giới vô luân vô đạo hiên nay,..mà không kíp từ bỏ những sự gian ác, tội lỗi đó, thì Chúa không thể cứu ai được, vì họ đã tự do chọn sống như vậy mà không ăn năn sám hối từ bỏ để được tha thứ.
Tóm lại, bằng chứng Kinh thánh cho ta biết con người có tự do thật sự để yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự, hay tự do khước từ Người, dửng dưng lời Người mời gọi vào tham dự Bàn Tiệc Nước Trời đã dọn sẵn cho những ai muốn hưởng niềm vui bất tận là Chính Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô.
Vấn đề tự do của con người được đặt ra vì có liên quan mật thiết đến việc thưởng phạt của Thiên Chúa dành riêng cho con người trong ngày sau hết của một đời người hay trong ngày cánh chung -tức tận thế- của toàn thể nhân loại.
Nghĩa là, , vấn đề thiết yếu đặt ra là con người có thực sự được tự do khi sống thân phận mình trên trần thế này không, vì nếu không có tự do chọn lựa trong tư tưởng cũng như bằng hành động bên ngoài thì sẽ không có vấn đề thưởng phạt của Thiên Chúa, Đấng chí công, vô tư nhưng trọn tốt trọn lành.
Thật vậy, Thiên Chúa tạo dựng con người với hai đặc tính cá biệt khác hẳn với mọi loài thụ tạo khác. Đó là có trí hiểu biết và ý muốn tự do (Intelligence and free will) mà Thiên Chúa chỉ ban riêng cho con người mà thôi. Nhờ trí khôn hiểu biết, con người khám phá ra Thiên Chúa qua công trình sáng tạo vụ trụ hữu hình và đặc biệt là tạo dựng con người là loài “linh ư vạn vật”. Nhờ quà tặng ý muốn tự do, Thiên Chúa tôn trọng cho con người được tự do chọn lựa sống theo lý trí, theo đường ngay lẽ phải hay theo đường nẻo gian tà bất chính. Đặc biệt, khi đã nhận biết có Thiên Chúa thì con người có muốn tôn thờ và yêu mến Chúa , sống theo đường lối của Chúa hay khước từ Người trong cuộc sống trên trần gian này.
Sách Sáng Thế, cho ta biết, khi Thiên Chúa muốn thử thách tự do vâng phục của Adam và Eva, Người đã phán bảo họ như sau:
“Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn, nhưng trái cây của cây cho biết điều thiện điều ác thì ngươi không được ăn; vì ngày nào ngươi ăn, ngươi sẽ phải chết”. (St 2:16-17).
Kết quả cho thấy là hai ông bà đã tự do chọn không vâng phục Thiên Chúa khi họ ăn trái cấm theo lời dụ dỗ của con Rắn.Phải nói họ tự do chọn lựa không vâng phục Thiên Chúa nên họ đã chịu hậu quả trước tiên là “mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng, họ mới kết là và làm khố che thân.” (St 3:7)
Nhận biết mình trần truồng là hậu quả nhãn tiền sau khi đã đánh mất “sự ngây thơ, công chính ban đầu (original innocence and justice)”, một tình trạng ơn phúc giúp cho Adam và Eva có thể đứng vững trước mọi cám dỗ của xác thịt và ma quỉ. Nhưng họ đã tự đánh mất ơn phúc đó khi sa ngã vì đã sử dụng “ý muốn tự do = free will" chứ không vì bản chất yếu đuối do hậu quả của tội nguyên tổ như con người chúng ta ngày nay.
Chính vì Evà đã sử dụng ý muốn tự do khi nghe lời dụ dỗ của con rắn để ăn trái cấm và đưa lại cho Adam ăn khiến hai người bị đuổi khỏi vườn địa đàng và chịu hậu quả của sự bất phục tùng Thiên Chúa là phải chết về mặt thiêng liêng vì mất tình thân với Chúa.
Ngược lại, khi Thiên Chúa thử thách lòng tin yêu của Abraham bằng cách đòi ông hy sinh con một là I-xa-ác, ông đã xử dụng ý muốn tự do để quyết định tuân theo ý muốn của Thiên Chúa khi dẫn con mình lên núi và định giết nó làm lễ toàn thiêu dâng lên Thiên Chúa. Nhưng Chúa đã kịp thời sai Sứ thần can thiệp để cứu mang sống của I-xa-ác vì đã thấy lòng tin yêu của Abraham. Chính vì ông đã tự do chọn lựa vâng theo thánh ý Chúa nên Chúa đã phán bảo ông như sau:
“Ta lấy danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi đông nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển….chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22: 15-18)
Như thể đủ cho thấy là ngay từ đầu Thiên Chúa đã cho con người có tự do thực sự để vâng nghe lời Ngài như Abraham hay bất tuân như Adam và Eva khiến cho toàn thể nhân loại phải chịu chung hậu quả của sự chọn lựa sai lầm của hai người. Nếu con người không có tự do lựa chọn và chỉ biết làm theo mệnh lệnh như những người máy Robbots thì Thiên Chúa đã không nói trước cho Adam và Eva biết về hậu quả mà họ sẽ phải lãnh nhận nếu họ ăn trái cấm.
Vì cho họ có tự do lựa chọn nên Thiên Chúa đành để cho hai người phải chịu hậu quả của sự bất tuân là mất tình thân với Chúa và di hại đến toàn thể nhân loại cho đến ngày nay. Mặt khác, cũng vì Thiên Chúa cho con người có tự do và tôn trọng cho con người sử dụng tự do đó mà Thiên Chúa đã ban những Giới Răn của Người cho dân Do Thái trước tiên và cho toàn thể nhân loại ngày nay được tự do tuân giữ để được chúc phúc hay tự do bất tuân để bị luận phạt như ông Môsê đã nói với dân Do Thái xưa kia:
“Anh em hãy lo thực hành như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em đã truyền cho anh em. Không đi trệch bên phải bên trái. Anh em hãy đi đúng con đường mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em đã truyền cho anh em để anh em được sống, được hạnh phúc và được sống lâu trên mặt đất mà anh em sẽ chiếm hữu.” (Đnl 5: 32-33)
Nghĩa là nếu con người sử dụng ý muốn tự do của mình để tuân giữ những giới răn của Thiên Chúa thì sẽ được chúc phúc ngay trong cuộc sống ở trần gian này trước khi được vui hưởng Thánh Nhan Chúa ngày mai trên Nước Trời.
Cũng trong mục đích hướng dẫn con người biết khôn ngoan chọn lựa khi sống trên đời này nên tác giả sách Huấn Ca (Sirach) đã được linh ứng (inspired) để đưa ra những lời khuyên nhủ như sau:
“Từ nguyên thủy, chính Chúa đã làm nên con người,
Và để nó tự quyết định lấy
“Nếu con muốn thì hãy giữ các điều răn,
Mà trung tín làm đẹp ý Người.
Trước mặt con, Người đã đặt lửa và nước,
Con muốn gì, hãy đưa tay ra mà lấy.
Trước mặt con người là cửa sinh cửa tử,
Ai thích gì sẽ được cái đó…” (Hc 15: 14-17)
Lời khuyên trên cho ta thấy rõ là con người có tự do để làm điều lành và tránh điều dữ, điều trái với lương tâm, một cơ năng mà Thiên Chúa chỉ ban riêng cho con ngươi để nhờ đó con người ở khắp nơi và thuộc mọi chủng tộc ngôn ngữ biết phân biệt giữa sự thiện và sự dữ để chọn lựa trong cuộc sống trên trần gian này.
Như thế đủ cho thấy là con người có tự do và Thiên Chúa tôn trọng cho con người sử dụng tự do này, nên vấn đề thưởng phạt mới chỉ được đặt ra cho con người mà thôi.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa:
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa, lậy Chúa” là được vào Nước Trời cả đâu.Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” Mt 7: 21)
Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa là xử dụng ý muốn tự do để chọn sống theo ý muốn của Cha trên trời, sống theo đường lối của Người là đường dẫn đến sự sống muôn đời, thay ví sống theo thế gian, làm những điều gian ác, tội lỗi dẫn đến sự chết của linh hồn vì phải xa lìa Chúa trong nơi gọi là “hỏa ngục”. Thiên Chúa không muốn phạt ai trong nơi đáng sợ này vì ‘Người muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2:4)).
Nhưng vì con người có tự do để chọn lựa sống theo thánh ý Chúa hay quay lưng lại với Người nên những ai đã và đang chối bỏ Thiên Chúa bằng chính đời sống của mình từ trong tư tưởng ra ngoài hành động, và không hề muốn sám hối để xin Chúa thương xót, tha thứ, thì chắc chắn họ đã tự chọn cho mình chỗ ở cuối cùng là hậu quả tất nhiên của ý muốn tự do (free will), chứ không phải vì Thiên Chúa muốn phạt ai phải xa lìa Người vĩnh viễn. Nói khác đi, nếu ai muốn dùng tự do của mình để theo đuổi một mục tiêu nào thì sẽ phải trả giá cho sự chọn lựa đó như Thánh Phaolô đã dạy như sau:
“Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi thì sẽ phải chết, hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa thì sẽ được nên công chính.” (Rm 6: 16)
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm ở đây một lần nữa là mặc dù con người có tự do để quyết định làm điều lành tránh điều gian ác, điều tội lỗi, nhưng tự do ấy cũng gặp thách đố hay trở ngại to lớn là bản chất yếu đuối nơi con người do hậu quả của tội nguyên tổ. Nghĩa là, con người luôn bị dằng co giữa tiếng nói của lương tâm, của lý trí và những khuynh hướng hay thế lực nghiềng chiều về đường xấu , đường tội lỗi vẫn tồn tại trong nhân tính để thách đố lương tâm và lý trí. Đó chính là tình trạng “mâu thuẫn” mà con người luôn phải tranh đấu trong nội tâm để có thể sống theo sự dướng dẫn của lý trí và lương tâm để biết dùng tự do của mình cách chính đáng, hữu ích.
Thánh Phaolô cũng đã trải qua kinh nghiệm “khó khăn nội tâm” đó nên ngài đã phải thú nhận như sau:
“Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm., nhưng sự ác tôi không muốn thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó nhưng là tội vẵn còn trong tôi.” (Rm7: 19-20)
Chính vì những khó khăn nội tại như vậy , kèm thêm sự cám dỗ mãnh liết của ma quỉ “kẻ thù của anh em như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8), nên cho được đứng vững để tự do bước đi theo Chúa Kitô là " con Đường, là sự Thật và là sự Sống(cf.Ga 14:6) chúng ta khẩn thiết phải cần ơn Chúa để có thể can đảm chọn lựa những gì hữu ích cho phần rỗi của mình, vì “không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15: 5). Nghĩa là nếu không có ơn Chúa giúp sức thì ta khó lòng đứng vững trước những khuynh hướng xấu của bản năng cộng thêm gương xấu đầy rẫy trong trần gian và mưu chước thâm độc của ma quỉ, kẻ nội thù luôn tìm mọi cách để đẩy con người vào vòng tội lỗi và trở nên thù nghịch với Thiên Chúa.Vì thế, để cứu giúp con người, Thiên Chúa- với lòng thương xót vô biên- luôn sẵn lòng ban ơn cần thiết cho những ai muốn sống theo đường lối của Người để được hạnh phúc muôn đời.
Nhưng cho được cứu rỗi nhờ công nghiệp vô giá của Chúa Kitô, chúng ta cần tỏ thiện chí muốn dùng tự do để để cộng tác với ơn Chúa trong quyết tâm từ bỏ tội lỗi, xa tránh những lối sống của “văn hóa sự chết” đang lan tràn ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Nếu không có thiện chí và quyết tâm này thì Chúa không thể cứu ai được, vì Người phải tôn trọng tự do của con người, tự do đi đường sai trái gian tà hay tự do đi theo Chúa dẫn đến sự sống hạnh phúc bất diệt mai sau trên Nước Trời.
Cụ thể, nếu người ta cứ ăn gian nói dối, lưu manh, lường gạt, trôm cướp ,giết người, giết thai nhi, dâm ô , ngoại tình, thay chồng đổi vợ, chiến tranh khủng bố, buôn bán phụ nữ và trẻ nữ để bán cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn, như thực trạng thế giới vô luân vô đạo hiên nay,..mà không kíp từ bỏ những sự gian ác, tội lỗi đó, thì Chúa không thể cứu ai được, vì họ đã tự do chọn sống như vậy mà không ăn năn sám hối từ bỏ để được tha thứ.
Tóm lại, bằng chứng Kinh thánh cho ta biết con người có tự do thật sự để yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự, hay tự do khước từ Người, dửng dưng lời Người mời gọi vào tham dự Bàn Tiệc Nước Trời đã dọn sẵn cho những ai muốn hưởng niềm vui bất tận là Chính Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô.
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn10/19/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét