Trang

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

NHỮNG MỐI HOÀI NGHI VỀ CÁC SỰ KIỆN Ở FATIMA

NHỮNG MỐI HOÀI NGHI VỀ CÁC SỰ KIỆN Ở FATIMA

 
VẤN:
 
Báo chí đã đăng tải nhiều ngờ vực về các sự kiện ở Fatima. Phải nghĩ gì về chuyện đó? Có thể có những phóng đại hay thêu dệt được thêm vào không?
 
ĐÁP:
 
Ta hãy trả những nghi vấn đối với sự kiện Fatima về thật đúng chỗ của nó.

Tiên vàn, nên phân biệt rõ giữa Mạc Khải chính thức và các mạc kkhải. Một đàng là mạc khải của Chúa Kitô do các Tông đồ truyền lại, được Huấn quyền bất khả ngộ gìn giữ và được sinh động bởi Chúa Thánh Linh, một đàng là những mạc khải riêng biệt phát hiện trong đời sống của Giáo Hội. Loại thứ hai này là những hiện tượng phụ tùy và có nhiều yếu tố phàm trần ít nhiều tinh khiết trộn lẫn vào.

Giáo Hội có thái độ gì đối với những hiện tượng phi phàm ấy? Trước hết, Giáo Hội áp dụng nguyên tắc Tin Mừng: “Cứ xem quả thì biết cây. Cây tốt không thể sinh quả xấu và cây Xấu không thể sinh quả tốt”. Đúng thế, trước hết Giáo Hội dựa trên những hoa quả ấy, và trên xác thực tính của chúng để phán đoán về những lần thị kiến và những cuộc hiện ra.

Đức Bênoit  XV đã nói: “Ta không được và không thể gởi vào những mạc khải ấy một sự ưng thuận của đức tin công giáo, dù chúng đã được Giáo Hội tán thành. Theo những quy luật của sự khôn  ngoan, ta chỉ nên gởi vào đó thái độ ưng thuận của lòng tin nhân loại, bao lâu chúng còn được xây dựng trên những chứng cứ khả đáng và có thể tin bằng lòng sùng hiếu.

Vậy Giáo Hội không muốn dấn bước sâu vào những vấn đề này, và khi tỏ ra tán thành đối với những hiện tượng như thế, Giáo Hội cũng không buộc chúng ta phải tin, Giáo Hội chỉ cho phép ta được quyền gắn bó vào đó mà thôi.

Hiện nay, chẳng hạn những trường hợp ở Lộ Đức và ở Fatima, phải nói mạnh hơn một tý, nghĩa là Giáo Hội không chỉ cho phép mà còn tích cực mời gọi và khuyến khích ta gắn bó vào đấy.

Tính cách đích thực nền tảng của phong trào cầu nguyện và ăn năn đền tội ở Fatima cũng như ở Lộ Đức là đối tượng thiết yếu cho mọi thái độ tán đồng của Giáo hội. Tuy nhiên phong trào cầu ngyện và ăn năn tội ấy gắn liền với một sự kiện lịch sử: đó là những lần hiện ra, vốn là nguồn gốc phát sinh những cuộc hành hương này.

Vậy, bản chất đích thức của sự kiện nguồn cội ấy như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải tế nhị nhiều hơn ta tưởng. Bởi đó có nhiều loại hiện tượng khác nhau cùng đóng vai trò đó. Ơ hạn giới cao nhất, nếu ta có thể nói như thế, Đức Kitô hay Đức Trinh nữ có thể xuất hiện với chính thân xác của Ngài và tuyên bố những lời phân minh rõ ràng. Ở hạn giới thấp nhất, nhưng vẫn còn có tính cách hoàn toàn siêu nhiên, nhờ ân sủng và với sự hỗ trợ của những hoàn cảnh nội tại và ngoại tại rất thích hợp, một tín hữu có thể biến một khía cạnh nào đó của sứ điệp tin Mừng kết tinh nơi minh dưới ánh sáng của Chúa Thánh linh thành những thị kiến hay lời nói đánh động tâm can.

Giữa hai thái cưc đó, lại còn có thể rất nhiều giải pháp trung gian nữa, vi ân sủng của Thiên chúa vang dội trong lòng, trong trí, trong óc tưởng tượng và nơi cảm giác của con người bằng nhiều lối và cách thế rất khác biệt; rồi tỷ lệ cùng sự tác động hỗ tương giữa tia chớp của ánh sáng thần linh và hoạt động của Kitô hữu  đáp ứng lại ánh sáng ấy lại có thể biến thiên đến vô tận.

Về việc thẩm định bản chất đích thực của những hiện tượng này, Giáo hội để cho các thần học gia, các y sĩ, các nhà tâm lý chuyên môn, và các vị chủ chăn… được rộng quyền (ta còn có thể nói mạnh hơn nữa: Giáo Hội để cho họ hoàn toàn tự do). Và đây không phải là chuyện dễ. Tôi đã từng thử thực hiện điều đó đối với trường hợp ở Lộ Đức. Tôi đã nhờ một nhà tâm bệnh học giúp đỡ và tôi đã liên lạc thư từ rất thường xuyên với ông, đó là bác sĩ Kammerer, giáo sư tại một phân khoa ở Strasbourg. Và tôi đã đạt đến những kết luận rất thuận lợi cho gía trị khách quan của những cuộc thị kiến của Bernadette. Điều đó có nhiều nguyên do: sau đây là những nguyên do đơn giản nhất:

 
* Bernarette không phải là một người giàu tưởng tượng. Cô đã thấy Đức Trinh Nữ 18 lần cả thảy: tất cả đều vào lúc 6 giờ, trong khoảng từ 11 tháng 2  đến 16 tháng 7 năm 1858. Rồi, trrong suốt quãng đơi còn lại cô không hề có một lần thị kiến, hay được mạc khải, hoặc bất cứ một hình thức linh ứng sốt mến nào nữa.

* Những lời mà Bernadette được nghe ở Lộ đức dường như vượt quá tầm hiểu biết của cô. Không phải lúc nào cô cũng nắm được ý nghĩa của chúng ngay lập tức, có lần trên đường cô phải lặp đi lặp lại câu: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”mà cô có nhiệm vụ phải đem trình lại cho cha sở Lộ Đức. Trong suốt quãng đời còn lại , cô không hề thêm một chữ nào vào những lời cô đã được mạc khải cho cô ngay lúc ấy. Cô chỉ dần dần quên đi một số chi tiết, một số yếu tố.  Có lẽ Bernadeette đã sống và đã nội tâm hoá sứ điệp cô lãnh nhận; nhưng tiến trình nội tâm hoá ấy không hề kéo theo một sự thêm thắt hay vá víu nào. Hiện tượng này đã đánh động tới rất sâu xa trong suốt mười năm bỏ ra cho việc nghiên cứu học hỏi cách khoa học về sự kiện Lộ Đức. Nó càng đánh động ta hơn nữa, khi so sánh Bernadette hoặc với những nhân chứng khác về các sự kiện bên ngoài ở Lộ Đức hoặc với những người được thị kiến khác.
 
Thí  dụ ở La Salette, lúc đầu cũng có một kinh nghiệm thiêng liêng đích thực. Sự chân thành và ý hướng trong trắng của những người được thị kiến rất là rõ rệt, không thể chối cãi, cũng như ngay chính của đức tin nơi họ rất đặc biệt đáng lưu tâm. Lẽ ra mọi việc đều xuôi chảy. nhứng Mêlanie đã có những phản ứng không đúng với những diễn tiến tiếp theo sau lần va chạm đầu tiên ấy. Quyển tự thuật của cô nhan đề “đời sống của Mêlanie, người nữ chăn chiên ở La Salette”viết vào năm 1900, phô bày một trường hợp ma ảo tuyệt hảo. An bản các thư từ của cô mà số in chỉ có vài quyển, có một nội dung rất lạ lùng đến nỗi Louis Massignon, giáo sư đại học Sorbonne, là một trong những người hăng hái ủng hộ La Salette, đã không dám chuyền cho bạn ông là Maritain, cũng là một tay hâm mộ những cuộc thị kiến. Nên còn cần phải làm một cuộc gạn lọc vàng thau trong sứ điệp ở La Salette, và chuyện đó là không phải dễ.

Các người được thị kiện ở Fatima chắc hẳn có một sức khỏe tâm thần hoàn hảo hơn Mêlanie. Nhưng  theo chỗ tôi biết, những cuộc thị kiến cùng những hiện tượng phi thường kèm theo chưa được khảo cứu cách khoa học và công khai,. Đây chính là điểm những lời bác bẻ và những khó khăn do thần học gia nghiêm khắc, đứng đầu là cha Dhanis, cố vấn trong Bộ Thánh vụ đồng thời cũng là nhà chuyên môn trong Công đồng, nêu lên  nhắm vào  quyển sách nhỏ mà cha Dhanis cho xuất bản nhan đề “Về những cuộc thị kiến và bí mật ở Fatima”(Bruges et Bruxelles, 1945) không nhằm bác bỏ tính cách siêu nhiên của các cuộc thị kiến ở Fatima, nhưng nhằm biện biệt giữa những yếu tố ân sủng  từ trời xuống và âm vang kéo dài do ân sủng ấy tạo ra trong tâm trí người được thị kiến, giữa những yếu tố nhiệm lạ chắc chắn nhất đã được xác nhận và những chi tiết khác còn mù mờ. Vì một ấn bản phê bình các tài liệu chưa xuất hiện, nên ta không thể giải toả một số lớn những vấn nạn được nêu lên. Thí dụ như vào ngày mấy tháng mấy, Lucia đã nói lần đầu tiên về “sự trở lại của nước Nga”, và cũng đã vào ngày mấy tháng mấy bà đã loan báo một số lời tiên tri khác nữa vốn chỉ được công bố sau khi sự thể đã xảy ra? Hoặc và: những phép lạ mặt trời xoay  diễn ra vào ngày 13- 10- 1917 mà những nhân chứng  được mục kích mô tả lại mỗi người một cách khác nhau, và không có một đài khí tượng nào ghi giữ sự kiện ấy, có phải là một phép lạ đích thực không hay chỉ là một dấu hiệu quan phòng! Và,  nếu chỉ là một dấu hiệu quan phòng  thì có phải  đó chỉ là một hiện tượng tâm lý tập thể thôi hay còn là một hiện tượng thiên văn nữa?

Chỉ có một ấn bản vọn vẹn các tài liệu về sự kiện Fatima mới cho phép trả lời cách khoa học cho tất cả những nghi vấn này cùng những nghi vấn khác nữa. Dù sao nội năm nay  1971, sẽ có một bước tiến mới trong vấn đề này. Thật vậy, cha Alonso vừa cho xuất bản một tập phê bình về phần lớn những tài liệu ở Fatima. Tuy nhiên, đây không phải là một ấn bản trọn vẹn. Bí mật Fatima( vốn phải được bật mí vào năm 1960, theo sự tiết lộ của những quyển sách xuất bản trước đó) vẫn còn là một bí mật. Và việc xuất bản những phần khác lại có vẻ quá sớm đối với những người có trách nhiệm về phong trào hành hương.

Như thế, hiện nay việc biện biệt phân minh giữa sứ điệp siêu nhiên được thông truyền cho ba trẻ ở Fatima 1917, và những gì  phát sinh do việc gẫm suy cùng âm vang tâm lý về sau vẫn còn là một chuyện bất khả.
Nhưng điều ấy không hề ngăn cản tôi cầu nguyện hết lòng sốt sắng cùng với Đức thánh Cha Phaollô VI trong thánh lễ cử hành ở Fatimna vào ngày 13-05 vừa qua.  Lúc đó, bà Lucia quỳ trước mặt tôi và tôi đã bị đánh động rất nhiều bởi những nét trầm tĩnh, sự kín đáo cùng phong cách đơn sơ của bà. Dường như bà không biết gì đến cả một đám đông mà bà đang là điểm nhắm của họ. Hình ảnh ấy của bà làm tôi nhớ lại  Bernađette. Thật hạnh phúc khi được đắm mình trong bầu khí bình dị và thâm trầm sâu xa của buổi cầu nguyện hôm đó.

Nguyên tác: số mục (26)  quyển II    
                                          R. Laurentin.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét