VUI HỌC GIÁO LÝ
LỊCH SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM
Hỏi – Thưa
Dân ta phải biết sử ta.
Giáo dân Công giáo Việt Nam phải biết Giáo sử
Việt Nam.
Trên bốn trăm năm hiện diện,
một bề dày lịch sử phong phú.
Từ việc khai móng thế kỷ 16,
đến giai đoạn bước vào tuổi trưởng thành yêu
thương
và phục vụ quê hương hôm nay,
có ánh sáng chen lẫn bóng tối, khi vinh quang
lúc tủi nhục.
Biết để yêu,
biết để tránh sai lầm,
biết để vững bước trên đường chân lý.
I. KHAI SINH
II. HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN
III. THỬ THÁCH
IV. TRƯỞNG THÀNH
* Tòa Khâm sứ
* Các Hồng Y
* Công đồng
* Vương cung thánh đường
* Chủng viện
* Dòng tu, tu hội
- Đến từ nước ngoài
- Thành lập trong nước
* Đoàn thể
* Hành Hương
- Giáo tỉnh Hà Nội
- Giáo tỉnh Huế
- Giáo tỉnh Sài Gòn
Tài liệu tham khảo :
HĐGMVN, Niên Giám
2004
Lm Phan Phát Huồn, CssR, Việt Nam Giáo Sử
Lm Đào Trung
Hiệu, OP, Cuộc Lữ Hành Đức Tin
Ðức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Vụ Án Phong
Thánh
Gs. Trần
Văn Cảnh. Mừng Năm Thánh 2010,
xem Lịch sử truyền
Những Công nghị đầu tiên của Giáo Hội Việt nam trong thế kỷ XVII
–
Lm Antôn Nguyễn
Ngọc Sơn, Nhìn lại sứ mạng truyền
giáo trong 50 năm qua và hướng đến tương lai.
vv…
I. KHAI SINH
01. Hỏi : Người đầu tiên đến làng Ninh Cường
và Trà Lũ (nay thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi chu) để truyền đạo
tên là gì?
- Thưa : Thừa sai Inêkhu
02. Hỏi : Vào năm nào, Thừa sai Inêkhu đến giảng đạo tại làng
Ninh Cường và lịch sử cho đó là khởi đầu Đạo Công Giáo tại Việt nam ?
- Thưa : Năm 1533
03. Hỏi : Năm khởi đầu cho Giáo Hội Công
Giáo tại Việt nam thuộc triều đại vua nào ?
- Thưa : Vua Lê Trang Tông
04. Hỏi : Sách gì nói Thừa sai Inêkhu đến truyền đạo tại Đất Việt ?
- Thưa : Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
05. Hỏi : Khâm Định Việt Sử Thông Giám
Cương Mục được biên soạn dưới triều vua nào ?
- Thưa : Vua Tự Đức
06. Hỏi : Sau thừa sai Inêkhu, linh mục truyền giáo đặt chân lên Nam Việt đầu tiên tên là gì
?
- Thưa : Linh Mục Gaspar de S. Cruz
07. Hỏi : Linh
Mục Gaspar de S. Cruz, nhà truyền
giáo đặt chân lên Nam Việt đầu tiên thuộc Dòng nào ?
-
Thưa : Dòng Đa Minh
08. Hỏi : Linh
Mục Gaspar de S. Cruz, nhà truyền
giáo đặt chân lên Nam Việt đầu tiên thuộc quốc gia nào ?
- Thưa : Quốc gia Bồ Đào Nha
09. Hỏi : Sau Inêkhu, Linh Mục Gaspar de S. Cruz, nhà truyền giáo đầu tiên, đặt chân lên Nam Việt là năm nào ?
- Thưa : Năm 1550
10. Hỏi : Linh Mục Gaspar de S. Cruz, nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân lên Đất Việt là ở đâu ?
- Thưa : Hà Tiên
11. Hỏi : Khi đến truyền giáo tại Việt Nam, các vị thừa sai quan tâm đến
điều gì ?
- Thưa :
Học ngôn ngữ Việt, tìm hiểu phong tục dân
Việt và Giảng đạo bằng tiếng Việt
12. Hỏi : Trong giai đoạn mở đầu, các nhà truyền giáo chú ý đến sự phát
triển của cả chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Nhà truyền giáo nào có nhiều tác phẩm Hán
Nôm Công giáo để lại cho hậu thế ?
-
Thưa : Giáo Sĩ Girolamo Maiorica
13. Hỏi : Một tác phẩm Hán Nôm nổi tiếng của giáo sĩ Girolamo Majorica tên là gì ?
- Thưa : Các Thánh Truyện.
14. Hỏi : Nhà
truyền giáo Girolamo Maiorica (Ý) có
nhiều tác phẩm Hán Nôm Công giáo để lại cho hậu thế thuộc Dòng nào ?
- Thưa : Dòng Tên
15. Hỏi : Tác phẩm “Thiên Chúa
Thánh Giáo Khải Mông” (Nôm) là của ai ?
-
Thưa : Giáo Sĩ Girolamo Maiorica.
16. Hỏi : Tác phẩm chữ quốc ngữ chữ đầu tiên được in ấn là của ai ?
- Thưa : Giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
17. Hỏi : Giáo sĩ Alexandre
de Rhodes (Đắc Lộ) thuộc Dòng nào ?
- Thưa : Dòng Tên
18. Hỏi : Tác phẩm “Phép Giảng tám ngày” và “Tự điển Việt-Bồ-La” là của ai ?
- Thưa : Giáo sĩ Alexandre de Rhodes.
19. Hỏi : Tác phẩm “Phép Giảng tám ngày” và “Tự điển Việt-Bồ-La” được in ấn tại Rôma
vào năm nào ?
- Thưa : Năm 1651
20. Hỏi : Các nhà truyền giáo đến Việt nam trong giai đoạn đầu thuộc những
quốc gia nào ?
- Thưa : Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Nhật Bản …
21. Hỏi : Các nhà truyền giáo đến Việt nam trong giai đoạn đầu thuộc những
Dòng tu nào ?
- Thưa : Dòng Tên, Dòng Phanxicô, Dòng Đa Minh, Dòng
Augustinô…
22. Hỏi : Người tín hữu đầu tiên của Giáo
Hội Việt Nam tên là gì ?
- Thưa : Ông Đỗ Hưng Viễn.
23. Hỏi : Ông Đỗ Hưng Viễn có tài ăn nói nên thường được cử đi sứ để giao thương hoặc điều
đình. Ông là một viên quan trong triều vua nào ?
-
Thưa : Vua Lê Anh Tông.
24. Hỏi : Triều đại vua Lê Anh Tông
trị vì từ năm nào ?
- Thưa : Từ năm 1556 đến 1573.
25. Hỏi : Ông Đỗ Hưng Viễn là người thuộc tỉnh nào ?
- Thưa : Tỉnh Thanh Hóa.
26. Hỏi : Người đã rửa tội cho công chúa
Mai Hoa, chị của vua Lê Thế Tông tên là gì ?
- Thưa : Lm Pedro Ordonez de Cevallos.
27. Hỏi : Một trong các Chúa Nhà Nguyễn được rửa tội tên là gì ?
- Thưa : Nguyễn Hoàng.
28. Hỏi : Người đã rửa tội cho Chúa Nguyễn Hoàng tên là gì ?
- Thưa : Lm Pedro Ordonez de
Cevallos.
29. Hỏi : Chúa Nguyễn Hoàng được rửa tội với thánh hiệu là gì ?
- Thưa : Thánh hiệu Gregori.
30. Hỏi : Chúa Nguyễn Hoàng được rửa tội vào năm nào ?
- Thưa : Ngày 17-9-1591
31. Hỏi : Ai làm phép Thánh Tẩy cho
bà Minh
Ðức Vương Thái Phi (1568-1648), vợ của Chúa Nguyễn Hoàng với thánh hiệu
Maria Madalena năm 1624?
- Thưa : Lm
Francisco De Pina.
32. Hỏi : Mặc dầu triều đại các vua Nhà Nguyễn bách hại đạo một cách tàn
khốc, nhưng có 1 vị vua trở lại đạo Công giáo. Ông tên là gì ?
- Thưa : Vua Bảo Đại
33. Hỏi : Vua Bảo Đại được rửa
tội vào năm nào ?
- Thưa : Ngày 17.04.1988
34. Hỏi : Người vợ của vua Bảo Đại, một tín hữu Công giáo, được gọi là
Hoàng Hậu Nam Phương, tên là gì ?
- Thưa : Maria Têrêxa Nguyễn Hữu Thị Lan
Còn tiếp ...
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét