Trang

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

HUẤN DỤ CỦA ĐTC VỀ KINH VINH DANH: PHỤNG VỤ LÀ NGÔI TRƯỜNG ĐÍCH THỰC DẠY CẦU NGUYỆN
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào thăm hàng ngàn tín hữu hành hương trong buổi triều yết chung thứ Tư 10/01/2017 và nói với họ rằng phụng vụ chính là ngôi trường đích thực dạy cầu nguyện.
Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Thể trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần của ngài, tuần này ngài nói về chủ đề về Kinh Vinh Danh và Lời nguyện Nhập lễ.

Trong huấn dụ với 7.000 tín hữu hành hương và du khách tại Đại thính đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã nhắc lại nghi thức hát Kinh Vinh Danh: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời". Nhắc lại bài hát của các Thiên Thần khi Chúa Giêsu giáng sinh, Đức Thánh Cha nói rằng "chúng ta ngợi khen lòng thương xót của Chúa Cha trong việc sai Chúa Con đến để chuộc tội cho thế gian". Ngài lưu ý rằng Lời nguyện nhập lễ còn được gọi là Kinh Tổng Nguyện bởi vì nó tổng hợp tất cả các ý nguyện riêng tư vào lời nguyện chung để dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi".

Tầm quan trọng của thinh lặng

Đức Thánh Cha giải thích rằng lời mời gọi của linh mục, "Chúng ta dân lời cầu nguyện", theo sau là một chút thinh lặng, và ngài mời gọi các linh mục "đừng vội vàng" mà hãy tôn trọng khoảnh khắc thinh lặng này, nếu không có sự thinh lặng này, chúng ta có thể "bỏ sót sự hồi tưởng của tâm hồn". Sự thinh lặng này nghĩa là sẵn sàng lắng nghe tâm hồn mình và trên hết là tiếng nói của Chúa Thánh Thần.

Phụng vụ là ngôi trường của cầu nguyện

Khi kết thúc bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng "bằng cách suy tư những lời cầu nguyện phong phú này, và hiệp nhất với Giáo Hội khi dâng lên Thiên Chúa, chúng ta thấy phụng vụ trở nên ngôi trường đích thực của cầu nguyện đối với mỗi Kitô hữu".
Dưới đây là toàn văn bài Giáo lý của Đức Thánh Cha:

Anh chị em thân mến, xin chào!

Trong loạt bài giáo lý về Cử hành Thánh Thể, chúng ta đã suy tư về Nghi thức Sám hối giúp chúng ta cởi bỏ tính kiêu ngạo và hiện diện trước Thiên Chúa như chúng ta thực sự là, ý thức mình là kẻ tội lỗi, với hy vọng được tha thứ.

Thực vậy, lòng biết ơn được diễn tả trong "Kinh Vinh Danh" đi vào đời sống chính từ cuộc gặp gỡ giữa sự khốn khổ của nhân loại và lòng thương xót của Thiên Chúa; Đó là một bài thánh thi rất cổ kính, trong đó Hội Thánh được quy tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con" (Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma, số 53).

Bắt đầu bài thánh thi này - "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời" – lấy lại bài hát của các Thiên Thần khi Chúa Giêsu giáng sinh ở Bêlem, lời loan báo tươi vui của sự ôm ấp giữa Trời và Đất. Bài hát này cũng cuốn hút chúng ta, nhớ lại trong lời cầu nguyện: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm". Sau "Kinh Vinh Danh", hoặc khi không có, ngay sau Nghi thức Sám hối, một hình thức đặc biệt trong lời cầu nguyện được gọi là "Kinh Tổng Nguyện" (Lời nguyện Nhập Lễ), qua đó diễn tả tính riêng biệt của việc cử hành, thay đổi theo các ngày và tùy thời điểm trong năm (xem Ibid., 54). Với lời mời gọi "Chúng ta dâng lời cầu nguyện", vị linh mục khích lệ giáo dân cùng ngài trong một chút thinh lặng, để ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa và nảy sinh trong lòng mỗi người, ý nguyện cá nhân, để họ cùng tham dự vào Thánh Lễ (xem Ibid., 54). Vị linh mục nói: "Chúng ta dâng lời cầu nguyện", và sau đó là một chút thinh lặng, và mỗi người đều nghĩ đến những điều mình cần, điều mình mong muốn cầu nguyện.

Sự thinh lặng không phải là giản lượt đi để thiếu lời nói, nhưng thay vào đó là bản thân lắng nghe những tiếng nói khác: của tâm hồn chúng ta, và đặc biệt là tiếng Chúa Thánh Thần. Trong phụng vụ, bản chất của sự thinh lặng thiêng liêng tùy thuộc vào thời điểm nó diễn ra: "Trong Nghi thức Sám hối và sau lời mời cầu nguyện, nó giúp hồi tâm; sau bài đọc hoặc bài giảng, đó là lời mời gọi suy ngẫm ngắn gọn về những gì mà mình nghe; sau Hiệp Lễ, nó thúc đẩy cầu nguyện nội tâm để ngợi khen và cầu khẩn" (Ibid., 4r5). Do đó, trước lời cầu nguyện mở đầu, thinh lặng giúp chúng ta hồi tưởng bản thân và suy nghĩ tại sao chúng ta ở đó. Tầm quan trọng của việc lắng nghe tâm hồn chúng ta thì mở lòng ra cho Chúa. Có lẽ chúng ta đến từ những ngày sống cực nhọc, vui mừng, buồn rầu, và chúng ta muốn nói lên điều này với Chúa, cầu khẩn sự nâng đỡ của Ngài, kêu cầu Ngài gần gũi chúng ta; chúng ta có người thân và bạn bè bệnh tật hoặc đang trải qua những thử thách khó khăn; chúng ta muốn tín thác cho Thiên Chúa số phận của Giáo Hội và của thế giới. Vì thế, sự thinh lặng ngắn ngủi là hữu ích, trước khi linh mục, tập hợp ý nguyện của mỗi người, diễn tả bằng lời nói với Thiên Chúa, nhân danh tất cả mọi người, lời cầu nguyện chung kết thúc các nghi thức Nhập lễ, là "Kinh Tổng Nguyện", tổng hợp các ý nguyện riêng. Cha nghiêm túc khuyên các linh mục cử hành khoảnh khắc thinh lặng này và đừng vội vã: "Chúng ta dâng lời cầu nguyện", và giữ thinh lặng. Tôi đề nghị với các linh mục điều này. Nếu không có sự thinh lặng này, chúng ta có nguy cơ bỏ sót sự hồi tưởng của tâm hồn.

Linh mục đọc lời khẩn cầu này, Kinh Tổng Nguyện này, với đôi tay dang rộng, đó là thái độ của người cầu nguyện, do các Kitô hữu đảm nhận từ những thế kỷ đầu - như những bức bích họa trên các hầm mộ La Mã chứng thực - bắt chước Đức Kitô với đôi tay dang rộng trên thập tự giá gỗ. Và ở đó, Chúa Kitô là Đấng cầu nguyện và đồng thời là lời cầu nguyện! Nơi Đấng Bị đóng đinh, chúng ta nhận ra vị linh mục dâng lên Chúa sự phụng tự làm đẹp lòng Ngài, đó là sự vâng phục hiếu thảo.

Trong Nghi Lễ Rôma, những lời cầu nguyện ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa: những suy ngẫm đẹp có thể được thực hiện trên những lời cầu nguyện đó, thật đẹp biết bao! Quay về suy ngẫm các văn bản, cả ở bên ngoài Thánh Lễ, có thể giúp chúng ta cách học biết Thiên Chúa, cầu xin điều gì, sử dụng những từ nào. Ước mong phụng vụ có thể trở thành ngôi trường đích thực dạy cầu nguyện dành cho tất cả chúng ta.

Tạ Ân Phúc
Ngu
ồn: ubmvgiadinh.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét