Trang

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Tại sao Đức Gioan Phaolô II khôi phục tên Thánh Catarina Alexandria trong Lịch Phụng vụ?

Tại sao Đức Gioan Phaolô II khôi phục tên Thánh Catarina Alexandria trong Lịch Phụng vụ?
Annibale Carracci, “Cuộc hôn nhân huyền nhiệm của Thánh Catherine”, vẽ khoảng năm 1585 và 1587
TT (NCR, Thomas Craughwell) - Năm 2002, ĐGH Gioan Phaolô II đã làm một điều khá hiếm hoi trong lịch sử: ngài đã phục hồi tên một vị thánh trước đó đã bị gỡ bỏ trong Lịch Phụng vụ hoàn vũ. Vị thánh đã được Đức Gioan Phaolô II phục hồi là Thánh Catherine của Alexandria. Tại sao giáo phái Catherine (giáo phái -cult- ở đây được hiểu là "sùng bái" như việc tôn sùng trong tôn giáo, ví dụ như việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa, chứ không phải "sùng bái" như việc tẩy não qua hình thức tôn giáo) đã bị đàn áp là một câu chuyện thú vị.

Năm 1969, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã ban hành một Lịch Phụng vụ sửa đổi. Việc sửa đổi đó thường không tạo nên tiêu đề cho giới truyền thông, nhưng lịch mới của Đức Phaolô VI thật bất ngờ đến nỗi nó thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông thế tục. Trong niên lịch mới, hàng chục tên các thánh đã bị loại bỏ - trong số đó có các thánh nổi tiếng như Thánh Barbara, Thánh Ursula và Thánh Catherine. Lý do đưa ra là sự hiếm hoi tương đối về các tài liệu tiểu sử hiện có. Điều đó cũng công bằng, nhưng niên lịch mới cũng đã loại bỏ tên nhiều vị giáo hoàng đầu tiên đã được tôn kính như các vị thánh. Cuối cùng, có một thể loại thứ ba về những vị thánh mà "giáo phái - việc tôn sùng" của các ngài là cổ xưa, nhưng một lần nữa, không có đủ thông tin về các tiểu sử hiện có. Ví dụ như Thánh Chrysogonus, một vị tử đạo có tên xuất hiện trong Kinh nguyện Thánh Thể I. Ngài có một giáo phái cổ đại, nhưng hiện nay "giáo phái" (việc tôn sùng do ngài khởi xướng) chỉ được giới hạn ở nhà thờ được đặt tên ngài ở Rôma.

Tất cả những việc đó vẫn còn khá khó hiểu.

Nhưng trở lại câu chuyện về Thánh Catherine: có một truyền thuyết đẹp về ngài, nhưng chúng ta không thể nói được liệu có phần nào là sự thật. Theo câu chuyện, Catherine là một thiếu nữ thông minh thuộc một gia đình khá giả ở Alexandria, Ai Cập. Cô đã dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình trong thư viện lớn. Một ngày nọ, cô ngủ gục trên cuốn sách đang mở. Trong một giấc mơ, cô đã nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp với một cậu bé còn xinh đẹp hơn nữa ngồi trên lòng của người phụ nữ. Người đàn bà hỏi đứa trẻ: "Con có muốn kết hôn với Catherine không?" Cậu bé trả lời. "Không. Cô ấy xấu lắm."

Catherine tỉnh dậy trong nước mắt.

Một người đàn ông lớn tuổi ngồi gần đó đã đến để hỏi thăm điều gì khiến Catherine phiền não. Khi Catherine kể lại giấc mơ của mình, người đàn ông cao tuổi giải thích rằng người phụ nữ đó là Đức Mẹ Đồng Trinh và đứa trẻ là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nghĩ cô xấu xí vì cô là một người ngoại đạo và linh hồn cô vẫn mang vết nhơ của tội nguyên tổ. Người đàn ông lớn tuổi này là một linh mục, và ông đã đề nghị dạy cho Catherine đức tin. Cô đã học được nhanh chóng, được rửa tội, và ngay sau đó cô đã có thêm một giấc mơ. Một lần nữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria xuất hiện. Một lần nữa, Mẹ Maria hỏi Chúa Giêsu có muốn kết hôn với Catherine không. Lần này, Chúa Giêsu nói: "Có. Cô ấy rất xinh đẹp." Sau đó trẻ Giêsu xỏ nhẫn vào ngón tay của Catherine. Khi cô thức dậy, Catherine thấy cô đang đeo chiếc nhẫn.

Khi có một cuộc bác hại Kitô hữu xảy ra ở Alexandria, Catherine đã bị bắt. Cô đã bị kết án và bị xử bằng cách xé xác trên một bánh xe có gai, nhưng ngay khi cô chạm vào nó, bánh xe bị vỡ. Vì vậy toà án đã xử Catherine bị chặt đầu. Các thiên thần đã đưa thi hài của cô lên Núi Sinai và chôn nó ở đó.

Đến thế kỷ 6, Hoàng đế Justinian xây dựng một tu viện trên núi Sinai cho một cộng đồng các tu sĩ. Các di tích của Thánh Catherine được lưu giữ ở đó và đã thu hút khách hành hương, đặc biệt là từ Giáo hội Chính thống, trong 1.500 năm qua.

Năm 2000, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đi đến Trung Đông. Một điểm nổi bật của hành trình của ngài là một cuộc hành hương đến Tu viện Thánh Catherine. Ngài đã muốn tổ chức một buổi cầu nguyện ở đó với hàng giáo sĩ từ các giáo phái Kitô giáo khác nhau, một thầy rabbi Do Thái và một imam Hồi giáo. Nhưng Damianos, tu viện trưởng, đã bác bỏ ý kiến này. Đối với ông, nó tạo ấn tượng rằng việc tìm kiếm chân lý tôn giáo là tuỳ chọn, bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy.

Và Đức Gioan Phaolô II đã có một sự thất vọng khác. Vị Thượng phụ không cầu nguyện cùng Đức Giáo hoàng với cùng một lý do để từ chối việc cầu nguyện đại kết. Đối với Đức Giáo hoàng, điều này thật đau lòng. Dĩ nhiên, việc này có lẽ không giúp xoa dịu việc một trong những người tiền nhiệm của Đức Gioan Phaolô II đã hạ thấp vị thế của Thánh Catherine yêu dấu của Thượng phụ.

Khi Đức Giáo hoàng trở về Rôma, như một cử chỉ đối với các Kitô hữu Chính thống, Đức Gioan Phaolô II đã khôi phục tên Thánh Catherine trong Lịch Phụng vụ. Giờ đây, trong ngày lễ kính, ngày 25 tháng 11, các linh mục Công giáo đứng ở bàn thờ và một lần nữa dâng Thánh lễ để tôn vinh Thánh Catherine của Alexandria.
Mi Trầm

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét