MỘT LỜI VÀ MỘT ĐỜI ĐÁNG SUY NGẪM VÀ HỌC HỎI…
Khi chia sẻ với các nữ tu đã hết trẻ nhưng chưa già của một dòng ngày Chúa nhật 11/3 vừa qua, tôi có đề cập đến những yếu tố giúp chúng ta tiếp tục “lớn lên” trong trường đời. Bao lâu còn sống là bấy lâu chúng ta còn phải đổi thay, cải tiến bản thân cho gần hơn với CHÂN THIỆN MỸ. Học hỏi là chuyện cả đời và đem lại cho chúng ta sức sống, niềm vui khám phá… Phải, “Người ta già không phải vì tuổi tác, mà vì người ta ngưng học hỏi”, đây là lời của bà Rose, một sinh viên ở tuổi 87 khi bà được yêu cầu chia sẻ đôi lời nhân kết thúc năm học ở một trường đại học nọ bên xứ Hoa Kỳ. Có lẽ không mấy ai có nghị lực và can đảm theo đuổi ước mơ được vào giảng đường như “cụ” sinh viên nói trên. Tuy nhiều người trong chúng ta không còn có dịp đến trường, nhưng việc học hỏi trên trường đời thì không bao giờ ta hết cơ hội.
Một trong những yếu tố giúp chúng ta duy trì khả năng học hỏi trong trường đời đó là “SUY NGẪM”. Suy ngẫm về những gì mình đã nghe, đã thấy trong cuộc sống hằng ngày với những gì đang diễn ra quanh chúng ta. Khi chia sẻ điều này tôi nhớ tới một lời của Đức cố Tổng giám mục Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc, lời tích cực đã soi sáng và định hướng cho tôi, và cho cả chúng ta trong cách ứng xử… Điểm nhấn sáng giá của ngài là luôn nhấn mạnh đến lòng khoan dung: cố gắng “sống khoan dung và không nói, không nghe chuyện xấu của ai”. Nói thế không có nghĩa là chính mình không còn vấp váp về lãnh vục này. Có chăng là ý thức hơn mỗi khi mình hay những người chung quanh vấp phạm về điều này thôi. Ngoài ra, những lời ngài dặn dò, dạy bảo chẳng khác gì những giọt nắng giọt sương cho cây đời tôi dần lớn lên.
Trước một sự việc chúng ta có thể có nhiều cách nhìn cũng như nhiều hướng giải quyết. Thật khó xác định đúng sai trước một lời bình luận, vì điều này còn tùy theo chúng ta chọn đứng trên phương diện nào. Cá nhân hay tập thể, lợi ích vật chất hay tinh thần, dựa trên tình hay trên lý… hầu như cách chọn lựa nào cũng có phần sáng và phần tối của nó. Nhưng chúng ta ai cũng biết rằng: có những cái nhìn, những nhận định làm cho người khác tan nát, “chìm xuồng”, buông xuôi hay bị hủy diệt... Cũng có cái nhìn kích thích nỗ lực trỗi dậy, nâng cao phần sáng nơi người khác, làm cho họ dồn sức bước tiếp, vươn lên…
Đức cố Tổng giám mục không chú tâm vào lời đồn hay bàn tán, mà nhìn thẳng vào những gì tích cực, sự đóng góp và lợi ích cho Giáo hội, cho những con người cụ thể. Chắc chắn chúng ta còn có những lý lẽ “thật là chính đáng” để biện minh cho những lập luận của mình, chúng ta có lý để làm điều này điều kia, nhưng mong là những điều ấy giúp nâng người khác dậy.
Càng suy ngẫm ta càng thấy ngài có lý, cái lý của chữ tình, chữ tình của Tin Mừng. “Nếu Chúa chấp tội nào ai đứng vững được chăng?”. Chính qua cảm nghiệm thân phận mỏng dòn, mong manh của bản thân, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn lòng khoan dung, chạnh thương và TÌNH YÊU của Thiên Chúa là CHA.
Tình yêu phải vô điều kiện. Nhưng tình yêu không dừng lại ở cảm xúc. Nếu chỉ cảm thương mà không ra tay hành động thì người Samaria trong Kinh Thánh có khác gì các thày tư tế Lêvi, nhìn rồi tránh, rồi bỏ đi? Số đông chúng ta và ngay cả những bậc cao cả, thần quyền hay thế quyền quá trọng luật lệ đến quên cả bổn phận mình là nhà lãnh đạo, là mục tử, là thầy, là cha, là mẹ các tâm hồn ... , nhất là con của một vị Thiên Chúa Tình yêu. Mối bận tâm sâu xa của Chúa chúng ta không phải là yếu đuối của con người cho bằng lòng nhân: “Ta muốn lòng nhân chứ không phải lễ tế” (Mt 12,7)
Phải, Chúa chúng ta với lòng trắc ẩn, chạnh thương…
– Ngài đã quên Mađalêna là một cô gái làng chơi khét tiếng trong vùng, khi những giọt nước mắt thống hối của cô lăn trên đôi chân đã bao phen bước trên những quãng đường gập ghềnh sỏi đá của xứ Galilê.
– Ngài đã quên người phụ nữ Samaria là một thiếu phụ đã trải qua sáu người đàn ông trong đời, vì có lẽ chưa người nào trong số đó đã thỏa mãn được lòng khát khao một cái gì cao hơn, sâu hơn cho đời mình. Ngài chỉ còn nhớ chị vui mừng, quên cả tủi hờn mà mau mắn chạy loan báo cho bà con láng giềng vì chị đã gặp được mạch nước làm cho chị không bao giờ phải khát nữa.
– Ngài đã quên, đã quên hết một cuộc đời trộm cướp bất hảo của tên trộm bên cạnh Ngài khi ông nhận ra Ngài là ai, và hứa hạnh phúc thiên đàng cho lòng thành đó “ngay hôm nay”.
– Ngài đã quên sự thờ ơ lạnh lùng, đang tâm chối thầy không phải trước kẻ quyền lực mà là trước một “đứa đầy tớ gái”; lời chối của người bạn thân Phêrô, người đã từng theo mình trên mọi nẻo đường, đã từng chia ngọt sẻ bùi qua những biến cố thăng trầm của đời Ngài.
– Ngài đã quên trong phút cô đơn tuyệt vọng nhất trong đêm ở vườn Cây Dầu, các bạn thân đều ngủ cả đến nỗi Ngài phải thốt lên trong đau xót: “Anh không thức được với thầy một giờ sao? và rồi dưới chân thánh giá, người bạn, người môn đệ đã từng thề nguyền “không bao giờ bỏ thầy” nay chẳng thấy bóng dáng đâu cả.
– Ngài đã quên thái độ đằng đằng sát khí của Phaolô khi tự nguyện đi bắt bớ các Kitô hữu đầu tiên của Ngài và nay đã dùng lòng nhiệt thành đó của ông để đi loan báo về Ngài.
– Ngài đã quên sự cứng lòng, tính đa nghi của Tôma, khi không ngại chỉ cho ông những vết tích của cuộc thương khó.
– Ngài đã quên tính nhẹ dạ hời hợt của các tông đồ sớm quay về làng trước sự kiện Ngài đã chết, hay tính nhát đảm trốn tránh trong nhà vì sợ liên lụy của các môn đồ mình đã tuyển chọn.
– Ngài đã quên, đã quên hết, quên hết sự phản bội của người bạn thân nhất vì những giọt nước mắt thống hối và đã trao trả lại niềm tin của Ngài cho Phêrô khi trao cho ông trách nhiệm chăm sóc Giáo hội và cả đàn chiên của Ngài.
Tình yêu là thế đó, Đức Kitô là thế đó! Và Đức cố Tổng giám mục Phaolô, người của Chúa là thế đó!
– Chỉ có tình yêu mới dám tin tưởng lại, mới bỏ qua và tha thứ.
– Chỉ có tình yêu mới có sức mạnh để quên, để bắt đầu lại, và để “chơi đẹp” và sống đẹp như thế!
Đức cố Tổng giám mục Phaolô của chúng ta đã sống đẹp theo gương thầy chí Thánh mà Ngài đã một đời gắn bó. Chính khi sống với tấm lòng nhân ái ngài mới dám “chơi đẹp” như Thầy mình. Làm sao để có được một con tim chạnh thương như người CHA giàu lòng thương xót, để khi đi đến cuối đường đời, chúng ta đều có thể mỉm cười mãn nguyện vì: Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời này rất ngắn… chỉ có tình thương để lại đời thôi!
Thật vậy, đâu cần buồn đau, cãi cọ hay lên án xét nét nhau vì những chuyện nhỏ nhặt: mọi thứ cứ để nó nhẹ nhàng tự nhiên…
Chuyện kể rằng, một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt. Một người phụ nữ mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh cô, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi của mình. Cô mỉm cười và trả lời: “Đâu cần phải cãi cọ vì những chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi!”
Ta có sống, “có đi chung với nhau lâu đâu!” mà nặng lòng bởi những chuyện bất ưng trong đời. Trịnh Công Sơn thì xem đời này như “quán trọ”, theo cái nhìn của Phật giáo, đời là vô thường. Mọi sự đều tạm bợ, chóng phai, chóng tàn… Tinh thần Kitô giáo xem cõi này là đời tạm, quê thật của chúng ta không phải nơi đây.
Hoa đẹp... hoa thơm... hoa vẫn tàn
Tình nặng... tình sâu... tình vẫn tan
Rượu đắng... rượu cay... rượu vẫn hết
Người hứa... người thề... người vẫn quên
Trăng lên...trăng tròn... trăng lại khuyết
Tuyết rơi... tuyết phủ... tuyết lại tan
… Người đẹp... người xấu... rồi cũng chết
Người giàu... người nghèo... rồi cũng hết...
(không biết tác giả)
Phải, bụi thời gian làm mờ đi tất cả... Chỉ có TÌNH NGƯỜI còn mãi trong ta...!!!
Không ai biết được chuyến đi của đời mình dài bao lâu! Người dù thương dù ghét, biết mai này có còn gặp lại hay không? Còn gặp nhau bao lâu nữa? Biết đâu trạm tới mình hay người kia đã phải xuống rồi. Đường đi chung với nhau có lâu đâu?
Đức cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã thể hiện tấm lòng bao dung trong cách sống và ứng xử của ngài. Đời ngài giúp chúng ta SUY NGẪM học hỏi và càng xác tín hơn vào lòng CHA chúng ta trên trời. Một vị “Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận, giầu tình thương và lòng thành tín” (Xh 34,6) Đấng mà ngài đã một đời yêu mến, hiến thân và noi gương.
Còn chúng ta? có lẽ chúng ta cần nhận ra đâu là những điều thật sự trân quý và đâu là những điều chúng ta không cần phải bận tâm.
M. Thécla Trần Thị Giồng – Dòng Đức Bà
Nguồn: hdgmvietnam.org
Một trong những yếu tố giúp chúng ta duy trì khả năng học hỏi trong trường đời đó là “SUY NGẪM”. Suy ngẫm về những gì mình đã nghe, đã thấy trong cuộc sống hằng ngày với những gì đang diễn ra quanh chúng ta. Khi chia sẻ điều này tôi nhớ tới một lời của Đức cố Tổng giám mục Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc, lời tích cực đã soi sáng và định hướng cho tôi, và cho cả chúng ta trong cách ứng xử… Điểm nhấn sáng giá của ngài là luôn nhấn mạnh đến lòng khoan dung: cố gắng “sống khoan dung và không nói, không nghe chuyện xấu của ai”. Nói thế không có nghĩa là chính mình không còn vấp váp về lãnh vục này. Có chăng là ý thức hơn mỗi khi mình hay những người chung quanh vấp phạm về điều này thôi. Ngoài ra, những lời ngài dặn dò, dạy bảo chẳng khác gì những giọt nắng giọt sương cho cây đời tôi dần lớn lên.
Trước một sự việc chúng ta có thể có nhiều cách nhìn cũng như nhiều hướng giải quyết. Thật khó xác định đúng sai trước một lời bình luận, vì điều này còn tùy theo chúng ta chọn đứng trên phương diện nào. Cá nhân hay tập thể, lợi ích vật chất hay tinh thần, dựa trên tình hay trên lý… hầu như cách chọn lựa nào cũng có phần sáng và phần tối của nó. Nhưng chúng ta ai cũng biết rằng: có những cái nhìn, những nhận định làm cho người khác tan nát, “chìm xuồng”, buông xuôi hay bị hủy diệt... Cũng có cái nhìn kích thích nỗ lực trỗi dậy, nâng cao phần sáng nơi người khác, làm cho họ dồn sức bước tiếp, vươn lên…
Đức cố Tổng giám mục không chú tâm vào lời đồn hay bàn tán, mà nhìn thẳng vào những gì tích cực, sự đóng góp và lợi ích cho Giáo hội, cho những con người cụ thể. Chắc chắn chúng ta còn có những lý lẽ “thật là chính đáng” để biện minh cho những lập luận của mình, chúng ta có lý để làm điều này điều kia, nhưng mong là những điều ấy giúp nâng người khác dậy.
Càng suy ngẫm ta càng thấy ngài có lý, cái lý của chữ tình, chữ tình của Tin Mừng. “Nếu Chúa chấp tội nào ai đứng vững được chăng?”. Chính qua cảm nghiệm thân phận mỏng dòn, mong manh của bản thân, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn lòng khoan dung, chạnh thương và TÌNH YÊU của Thiên Chúa là CHA.
Tình yêu phải vô điều kiện. Nhưng tình yêu không dừng lại ở cảm xúc. Nếu chỉ cảm thương mà không ra tay hành động thì người Samaria trong Kinh Thánh có khác gì các thày tư tế Lêvi, nhìn rồi tránh, rồi bỏ đi? Số đông chúng ta và ngay cả những bậc cao cả, thần quyền hay thế quyền quá trọng luật lệ đến quên cả bổn phận mình là nhà lãnh đạo, là mục tử, là thầy, là cha, là mẹ các tâm hồn ... , nhất là con của một vị Thiên Chúa Tình yêu. Mối bận tâm sâu xa của Chúa chúng ta không phải là yếu đuối của con người cho bằng lòng nhân: “Ta muốn lòng nhân chứ không phải lễ tế” (Mt 12,7)
Phải, Chúa chúng ta với lòng trắc ẩn, chạnh thương…
– Ngài đã quên Mađalêna là một cô gái làng chơi khét tiếng trong vùng, khi những giọt nước mắt thống hối của cô lăn trên đôi chân đã bao phen bước trên những quãng đường gập ghềnh sỏi đá của xứ Galilê.
– Ngài đã quên người phụ nữ Samaria là một thiếu phụ đã trải qua sáu người đàn ông trong đời, vì có lẽ chưa người nào trong số đó đã thỏa mãn được lòng khát khao một cái gì cao hơn, sâu hơn cho đời mình. Ngài chỉ còn nhớ chị vui mừng, quên cả tủi hờn mà mau mắn chạy loan báo cho bà con láng giềng vì chị đã gặp được mạch nước làm cho chị không bao giờ phải khát nữa.
– Ngài đã quên, đã quên hết một cuộc đời trộm cướp bất hảo của tên trộm bên cạnh Ngài khi ông nhận ra Ngài là ai, và hứa hạnh phúc thiên đàng cho lòng thành đó “ngay hôm nay”.
– Ngài đã quên sự thờ ơ lạnh lùng, đang tâm chối thầy không phải trước kẻ quyền lực mà là trước một “đứa đầy tớ gái”; lời chối của người bạn thân Phêrô, người đã từng theo mình trên mọi nẻo đường, đã từng chia ngọt sẻ bùi qua những biến cố thăng trầm của đời Ngài.
– Ngài đã quên trong phút cô đơn tuyệt vọng nhất trong đêm ở vườn Cây Dầu, các bạn thân đều ngủ cả đến nỗi Ngài phải thốt lên trong đau xót: “Anh không thức được với thầy một giờ sao? và rồi dưới chân thánh giá, người bạn, người môn đệ đã từng thề nguyền “không bao giờ bỏ thầy” nay chẳng thấy bóng dáng đâu cả.
– Ngài đã quên thái độ đằng đằng sát khí của Phaolô khi tự nguyện đi bắt bớ các Kitô hữu đầu tiên của Ngài và nay đã dùng lòng nhiệt thành đó của ông để đi loan báo về Ngài.
– Ngài đã quên sự cứng lòng, tính đa nghi của Tôma, khi không ngại chỉ cho ông những vết tích của cuộc thương khó.
– Ngài đã quên tính nhẹ dạ hời hợt của các tông đồ sớm quay về làng trước sự kiện Ngài đã chết, hay tính nhát đảm trốn tránh trong nhà vì sợ liên lụy của các môn đồ mình đã tuyển chọn.
– Ngài đã quên, đã quên hết, quên hết sự phản bội của người bạn thân nhất vì những giọt nước mắt thống hối và đã trao trả lại niềm tin của Ngài cho Phêrô khi trao cho ông trách nhiệm chăm sóc Giáo hội và cả đàn chiên của Ngài.
Tình yêu là thế đó, Đức Kitô là thế đó! Và Đức cố Tổng giám mục Phaolô, người của Chúa là thế đó!
– Chỉ có tình yêu mới dám tin tưởng lại, mới bỏ qua và tha thứ.
– Chỉ có tình yêu mới có sức mạnh để quên, để bắt đầu lại, và để “chơi đẹp” và sống đẹp như thế!
Đức cố Tổng giám mục Phaolô của chúng ta đã sống đẹp theo gương thầy chí Thánh mà Ngài đã một đời gắn bó. Chính khi sống với tấm lòng nhân ái ngài mới dám “chơi đẹp” như Thầy mình. Làm sao để có được một con tim chạnh thương như người CHA giàu lòng thương xót, để khi đi đến cuối đường đời, chúng ta đều có thể mỉm cười mãn nguyện vì: Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời này rất ngắn… chỉ có tình thương để lại đời thôi!
Thật vậy, đâu cần buồn đau, cãi cọ hay lên án xét nét nhau vì những chuyện nhỏ nhặt: mọi thứ cứ để nó nhẹ nhàng tự nhiên…
Chuyện kể rằng, một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt. Một người phụ nữ mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh cô, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi của mình. Cô mỉm cười và trả lời: “Đâu cần phải cãi cọ vì những chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi!”
Ta có sống, “có đi chung với nhau lâu đâu!” mà nặng lòng bởi những chuyện bất ưng trong đời. Trịnh Công Sơn thì xem đời này như “quán trọ”, theo cái nhìn của Phật giáo, đời là vô thường. Mọi sự đều tạm bợ, chóng phai, chóng tàn… Tinh thần Kitô giáo xem cõi này là đời tạm, quê thật của chúng ta không phải nơi đây.
Hoa đẹp... hoa thơm... hoa vẫn tàn
Tình nặng... tình sâu... tình vẫn tan
Rượu đắng... rượu cay... rượu vẫn hết
Người hứa... người thề... người vẫn quên
Trăng lên...trăng tròn... trăng lại khuyết
Tuyết rơi... tuyết phủ... tuyết lại tan
… Người đẹp... người xấu... rồi cũng chết
Người giàu... người nghèo... rồi cũng hết...
(không biết tác giả)
Phải, bụi thời gian làm mờ đi tất cả... Chỉ có TÌNH NGƯỜI còn mãi trong ta...!!!
Không ai biết được chuyến đi của đời mình dài bao lâu! Người dù thương dù ghét, biết mai này có còn gặp lại hay không? Còn gặp nhau bao lâu nữa? Biết đâu trạm tới mình hay người kia đã phải xuống rồi. Đường đi chung với nhau có lâu đâu?
Đức cố Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã thể hiện tấm lòng bao dung trong cách sống và ứng xử của ngài. Đời ngài giúp chúng ta SUY NGẪM học hỏi và càng xác tín hơn vào lòng CHA chúng ta trên trời. Một vị “Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận, giầu tình thương và lòng thành tín” (Xh 34,6) Đấng mà ngài đã một đời yêu mến, hiến thân và noi gương.
Còn chúng ta? có lẽ chúng ta cần nhận ra đâu là những điều thật sự trân quý và đâu là những điều chúng ta không cần phải bận tâm.
M. Thécla Trần Thị Giồng – Dòng Đức Bà
Nguồn: hdgmvietnam.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét