VUI HỌC THÁNH KINH
68
DẪN VÀO LỜI CHÚA
3
Hỏi – Thưa
Gb. Nguyễn Thái
Hùng
CÁC THƯ CHUNG
247. Hỏi : Ngoài 13 của thánh
Phaolô và thư gởi tín hữu Do thái, Tân Ước còn bao nhiêu thư nữa ?
-
Thưa : 7 thư.
248. Hỏi : Các thư này là những thư nào ?
-
Thưa : Đó là 1 thư của thánh Giacôbê,
2 thư của thánh Phêrô, 3 thư của thánh Gioan và 1 thư của thánh Giuđa.
249. Hỏi : Vì sao gọi các thư này là thư chung ?
-
Thưa : 7 thư này được gọi là thư
chung hay thư công giáo vì các thư này không chỉ gởi đến một cá nhân hay một
giáo đoàn mà nhắm đến một phạm vi độc giả lớn hơn.
250. Hỏi : Hãy kể lại thứ tự các thư chung ?
-
Thưa : Thư thánh Giacôbê, thư 1 thánh
Phêrô, thư 2 thánh Phêrô, thư 1 thánh Gioan, thư 2 thánh Gioan, thư 3 thánh
Gioan và thư thánh Giuđa.
251. Hỏi : Tác giả thư Giacôbê là ai ?
-
Thưa : Ông Giacôbê, người anh em của
Chúa Giêsu (Gc 1,1 ; Mt 13,55 ; Cv 12,17).
252. Hỏi : Tác giả thư
Giacôbê là người anh em của Chúa Giêsu, đứng đầu cộng đoàn tiên khởi ở
Giêrusalem, ngài bị người Do thái giết chết vào năm nào ?
-
Thưa : Năm 62.
253 Hỏi : Thư Giacôbê được biện soạn năm nào ?
-
Thưa : Khoảng năm 58-62.
254. Hỏi : Thư Giacôbê được biện soạn tại đâu ?
-
Thưa : Tại Giêrusalem.
255. Hỏi : Mục
đích của Thư Giacôbê là gì ?
-
Thưa : Thư này có mục đích luân lý,
khuyến khích. Tác giả chú ý đến cách cư xử giữa người ta với nhau, khuyên giữ
miệng lưỡi, kiên tâm bền chí khi bị thử thách và phải có lòng kính trọng người
nghèo, đồng thời lấy việc làm chứng minh đức tin.
256. Hỏi : Nội dung thư Giacôbê là gì ?
-
Thưa : Bàn về nhiều vấn đề cụ thể :
người giàu và người nghèo, thử thách, cám dỗ, đức hạnh, thành kiến, đức tin và
việc làm, kiềm chế miệng lưỡi, sự khôn ngoan, cãi cọ, kiêu hãnh và khiêm tốn,
xét đoán, huyênh hoang, kiên nhẫn và cầu nguyện.
257 Hỏi : Thư Giacôbê có bao
nhiêu chương ?
-
Thưa : Có 5 chương.
258. Hỏi : Thư Giacôbê dài 5 chương có bao nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 108 câu.
259. Hỏi : Thư thư Giacôbê có
5 chương được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 11 phần như sau
:
I. Lời chào thăm (1,1)
II. Đức tin và sự khôn ngoan
(1,2-8)
III. Nghèo khó và giàu có (1,9-11)
IV. Thử thách và cám dỗ (1,12-18)
V. Lắng nghe và thực hành Lời Chúa
(1,19-27)
VI. Kính trọng người nghèo
(2,1-13)
VII. Đức tin và hành động (2,14-26)
VIII. Kiềm chế miệng lưỡi (3,1-18)
IX. Kitô hữu và thế gian (4,1-5,6)
X. Ngày Chúa quang lâm (5,7-11)
XI. Những lời khuyên cuối cùng và
bí tích Xức dầu bệnh nhân (5,12-20)
260. Hỏi : Thánh Phêrô, một
ngư phủ Galilê ,người đứng đầu nhom Mười Hai, đã nhờ thư ký của ngài là ai để viết thư 1 Phêrô ?
-
Thưa : Thư ký Xinvanô.
261. Hỏi : Thánh Phêrô, lãnh
đạo Hội Thánh Rôma, tử đạo năm nào ?
-
Thưa : Năm 66.
262. Hỏi : Thánh Phêrô, lãnh
đạo Hội Thánh Rôma, tử đạo dưới triều hoàng
đế nào ?
-
Thưa : Hoàng đế Nêrô.
263. Hỏi : Thư 1 Phêrô được biên soạn năm nào ?
-
Thưa : Khoảng năm 64-65.
264. Hỏi : Thư 1 Phêrô được biên soạn tại đâu ?
-
Thưa : Tại Rôma.
265. Hỏi : Mục đích của thư 1 Phêrô là gì ?
-
Thưa : Khuyên nhủ các Giáo Hội đang
bị bách hại, sống thánh thiện, ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, kiên trì khi gặp
gian nan thử thách, can cường theo gương Chúa Kitô.
266. Hỏi : Nội dung thư 1 Phêrô là gì ?
-
Thưa : Đây là những lời khuyên cụ thể
:
* Giữa một
thế giới thù địch, người Kitô phải sống đàng hoàng tử tế để cho những người thù
ghét cũng thấy việc lành của mình.
* Phải chu
toàn nhiệm vụ theo hoàn cảnh và địa vị của mình.
* Các Kitô
hữu phải yêu thương nhau, tránh thói trả đũa và coi chừng lời ăn tiếng nói.
* Trước
những thù nghịch phải giữ vững niềm trông cậy vào Đức Kitô.
* Khi bị
bắt bớ vì Danh Đức Kitô thì hãy sẵn sàng chịu vì đó là thông phần vào đau khổ
của Đức Kitô.
* Cuối cùng
: hãy tỉnh thức và kiên trì,
267. Hỏi : Thư 1 Phêrô có bao
nhiêu chương ?
-
Thưa : Có 5 chương.
268. Hỏi : Thư 1 Phêrô dài 5 chương có bao nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 105 câu.
269. Hỏi : Thư 1 Phêrô có 5 chương được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 6 phần như sau :
I.
Lời mở đầu và lời chào (1,1-2)
II.
Nhắc lại Ơn cứu độ của Thiên
Chúa (1,3-13)
III.
Những lời khuyên hãy sống
thánh thiện (1,13-2,10)
IV.
Những bổn phận của Kitô hữu
trong thời bách hại (2,11-4,19)
V.
Những lời khuyên bậc kỳ mục và
các Kitô hữu (5,1-11)
VI.
Lời khuyên cuối cùng và lời
chào (5,12-14)
270. Hỏi : Tác giả thư 2 Phêrô là ai ?
-
Thưa : Tác giả tự giới thiệu là
“Simêôn Phêrô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giêsu Kitô” (1,1), nhưng thực ra đó là
một môn đệ mượn danh nghĩa thánh Phêrô để trao lại cho hậu thế kho tàng truyền
thống của các Tông Đồ.
271. Hỏi : Thư 2 Phêrô được biên soạn năm nào ?
-
Thưa : Khoảng năm 125.
272. Hỏi : Theo một số tác
giả Thư 2 Phêrô được biên soạn tại đâu ?
-
Thưa : Tại Ai cập.
273. Hỏi : Mục đích của Thư 2 Phêrô là gì ?
-
Thưa : Tác giả cảnh báo các tín hữu
về các thầy dạy giả hiệu dẫn người ta vào con đường hư đốn. Tác giả khuyên các
tín hữu hãy lớn lên trong đức tin và sự hiểu biết Chúa Kitô, qua việc sống đạo
đức và thánh thiện, không chi đáng trách, chờ đợi ngày Chúa Giêsu trở lại.
274. Hỏi : Nội dung thư 2 Phêrô là gì ?
-
Thưa : * Người Kitô được “thông phần
bản tính Thiên Chúa”. Được “biết” Đức Kitô, và được vào vương quốc của Ngài.
* Ơn linh
hứng Thánh Kinh được xác định.
* Chắc chắn
Chúa sẽ quang lâm.
275. Hỏi : Thư 2 Phêrô có bao
nhiêu chương ?
-
Thưa : Có 3 chương.
276. Hỏi : Thư 2 Phêrô dài 3 chương có bao nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 61 câu.
277. Hỏi : Thư 2 Phêrô có 3 chương được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 6 phần như sau :
I.
Lời mở đầu (1,1-2)
II.
Ơn huệ của Thiên Chúa và nhân
đức của tín hữu (1,3-11)
III.
Những đảm bảo cho hy vọng ngày
cánh chung (1,12-21)
IV.
Lên án những thầy dạy giả hiệu
(2,1-22)
V.
Quang lâm và phán xét (3,1-16)
VI.
Kết thư (3,17-18)
278. Hỏi : Dựa vào đâu để
biết thư 1, 2 & 3 Gioan cùng tác giả
với Tin Mừng thứ tư ?
-
Thưa : Vì có sự giống nhau về từ ngữ,
tư tưởng và vấn đề giữa các thư Gioan và Tin Mừng thứ tư.
279. Hỏi : Thư 1, 2 & 3
Gioan được viết vào khoảng thời gian nào ?
-
Thưa : Khoảng năm 80-90.
280. Hỏi : Thư 1, 2 & 3 Gioan được
viết tại đâu ?
-
Thưa : Tại Êphêxô.
281. Hỏi : Mục đích của thư 1 Gioan là gì ?
-
Thưa : Để củng cố đức tin của các
Kitô hữu và để chống lại các thầy dạy giả mạo cùng khích lệ các tín hữu bước đi
trong ánh sáng Đức Kitô, tuân giữ các giới răn của Ngài là yêu thương nhau.
282. Hỏi : Nội dung thư 1 Gioan là gì ?
-
Thưa : Đề cập tới sự hiệp nhất với Thiên Chúa ;
khuyên các kitô hữu hãy cảnh giác đề phòng phản Kitô, cùng sống như con cái
Thiên Chúa là lánh xa tội lỗi và nắm giữ các giới luật yêu thương. Cuối cùng,
tác giả liệt kê những dấu chỉ của kẻ thuộc về Đức Kitô.
283. Hỏi : Thư 1 Gioan có bao
nhiêu chương ?
-
Thưa : Có 5 chương.
284. Hỏi : Thư 1 Gioan có bao
nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 105 câu.
285. Hỏi : Thư 1 Gioan có 5 chương được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 5 phần như sau :
I.
Lời dẫn nhập (1,1-4)
II.
Bước đi trong ánh sáng (1,5-2,28)
1.
Đoạn tuyệt với tội lỗi
(1,5-2,2)
2.
Tuân giữ các điều răn, nhất là
điều răn bác ái (2,3-11)
3.
Coi chừng thế gian (2,12-17)
4.
Đề phòng những kẻ phản Kitô
(2,18-28)
III.
Sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa (2,29-4,6)
1.Đoạn tuyệt với tội lỗi (2,29-3,10)
2.Tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn bác ái
(3,11-24)
3.Đề phòng thế gian và những ngôn sứ giả (4,1-6)
IV.
Dấu chỉ của những người thuộc về Đức Kitô (4,7-5,13)
1.Thực thi lòng mến (4,7-5,4)
2.Đức tin chân chính sẽ chiến thắng (5,5-13)
V.
Bố túc (5,14-21)
1.Cầu nguyện cho người tội lỗi (5,14-17)
2.Tóm lược lá thư (5,18-21)
286. Hỏi : Mục đích của thư 2 Gioan là gì ?
-
Thưa : Khuyên các tín hữu trong giáo
đoàn giữ vững đức tin chân chính, yêu thương nhau và xa lánh những kẻ gieo rắc
tà thuyết.
287. Hỏi : Nội dung thư 2 Gioan là gì ?
-
Thưa : Yêu cầu giáo đoàn coi chừng
các kẻ mê hoặc không tuyên xưng Đức Kitô là Đấng đã đến và trở nên người phàm,
những kẻ không ở lại trong giáo huấn của Đức Kitô. Thư còn khuyên các tín hữu
giữ vững đức tin chân chính , yêu thương nhau và đoạn tuyệt với những kẻ gieo
rắc tà thuyết.
288. Hỏi : Thư 2 Gioan có bao
nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 13 câu.
289. Hỏi : Thư 2 Gioan có 13 câu được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 4 phần như sau :
I.
Lời chào (1-3)
II.
Điều răn yêu thương (4-6)
III.
Những kẻ phản Kitô (7-11)
IV.
Kết luận (12-13)
293. Hỏi : Mục đích của thư 3 Gioan là gì ?
-
Thưa : Nhằm giải quyết một số vấn đề
trong giáo đoàn như phải giúp đỡ những người có trách nhiệm, cảnh cáo người
tham quyền cố vị và cổ võ đón nhận sứ điệp chân chính.
291. Hỏi : Nội dung thư 3 Gioan là gì ?
-
Thưa : Đề cao gương sáng của ông Gaiô
về đức tin và đức ái đối với các nhà truyền giáo, kể cả ông Đêmếtriô cũng được
nêu gương. Thái độ và cách xử trí của ông Điốtrêphét cũng là mối bận tâm của
tác giả.
292. Hỏi : Thư 3 Gioan có bao nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 15 câu.
293. Hỏi : Thư 3 Gioan có 15 câu được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 5 phần như sau :
I.
Lời chào (1-2)
II.
Ca tụng ông Gaiô (3-8)
III.
Hành vi của ông Điốtrêphét (9-11)
IV.
Làm chứng cho ông Đêmếtriô
(12)
V.
Lời kết thúc (13-15)
294. Hỏi : Tác giả thư Giuđa là ai ?
-
Thưa : Tác giả tự xưng là “Giuđa, tôi
tớ của Đức Giêsu Kitô, em của Giacôbê” (Gđ 1) được thánh Mátthêu nói tới ở Mt
13,55.
295. Hỏi : Thư Giuđa được
biên soạn năm nào ?
-
Thưa : Khoảng năm 70-80.
296. Hỏi : Mục đích của thư Giuđa là gì ?
-
Thưa : Tác giả nhắc nhở các tín hữu
nhiệt thành giữ đạo, giữ vững đức tin và chống lại những tư tưởng lệch lạc.
297. Hỏi : Nội dung thư Giuđa là gì ?
-
Thưa : Thư dặn dò anh em tín hữu đừng
nghe theo một số người xấu đã len lỏi vào cộng đoàn, gieo rắc lối sống và tư
tưởng lệch lạc.
298. Hỏi : Thư Giuđa có bao
nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 25 câu.
299. Hỏi : Thư thư Giuđa có 28 câu được bố cục thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 5 phần như sau
:
I.
Lời mở đầu (1-2)
II.
Lý do viết thư (3-4)
III.
Chống các giáo sư giả (5-16)
IV.
Lời khuyên nhủ các tín hữu
(17-23)
V.
Vinh tụng ca (24-25)
KHẢI HUYỀN
300. Hỏi : Tác phẩm cuối cùng của Tân Ước là gì ?
-
Thưa : Khải Huyền.
301. Hỏi : Khải Huyền nghĩa là gì ?
-
Thưa : Vén lên tấm màn che giấu những
điều huyền nhiệm, tỏ ra cho biết những điều về tương lai mà nay hãy còn được ẩn
giấu.
302. Hỏi : Trong toàn bộ
Thánh Kinh, ngoài tác phẩm Khải Huyền
còn có tác phẩm nào viết theo thể văn khải huyền nữa ?
- Thưa
: Sách Đanien, sách Giôen và một
phần sách Isaia (ch 24-27), Dacaria (9-11) và Êdêkien nữa.
303. Hỏi : Ai là tác giả sách Khải Huyền ?
-
Thưa : Thánh Gioan.
304. Hỏi : Sách Khải Huyền
được biên soạn tại đâu ?
-
Thưa : Tại Pátmô.
305. Hỏi : Sách Khải Huyền
được biên soạn năm nào ?
-
Thưa : Năm 95.
306. Hỏi : Mục đích của sách Khải Huyền là gì ?
-
Thưa : Để an ủi và khích lệ tín hữu
đang bị bách hại hãy trung kiên và vững tin vào sự toàn thắng của Chúa Kitô,
ngài sẽ dành phần thưởng cho những ai chiến thắng cùng xác quyết Thiên Chúa sẽ
can thiệp và phán xét những kẻ làm hại Hội Thánh .
307. Hỏi : Các cộng đoàn Kitô hữu đón nhận sứ điệp này
là những cộng đoàn nào ?
-
Thưa : Đó là 7 Hội Thánh ở Tiểu Á
(Thổ Nhĩ Kỳ) thuộc đế quốc La mã : Êphêxô, Ximiếcna, Pécgamô, Thyatira, Xácđê,
Philađenphia và Laođikia.
308. Hỏi : Nội dung của sách Khải Huyền là gì ?
-
Thưa : Một là Các thế lực sự dữ đang
hoành hành trên thế giới khiến các Kitô hữu có thể phải đau khổ và phải chết.
* Hai là
Đức Giêsu là Chúa. Ngài sẽ chiến thắng mọi dân tộc và mọi sức mạnh đối nghịch
với Thiên Chúa.
* Ba là
Thiên Chúa sẽ ban thưởng thật hậu hĩ cho những kẻ tín trung với Ngài, đặt biệt
là những kẻ hy sinh mạng sống phụng sự Ngài.
309. Hỏi : Sách Khải Huyền có
bao nhiêu chương ?
-
Thưa : Có 22 chương.
310. Hỏi : Sách Khải Huyền dài 22 chương có bao nhiêu câu ?
-
Thưa : Có 405 câu.
311. Hỏi : Sách Khải Huyền có
22 chương được bố cục
thế nào ?
-
Thưa : Được chia làm 5 phần như sau :
I. Lời tựa (1,1-8)
II. Thị kiến về những sự đã qua (1,9-20)
III. Thị kiến về những sự đang xảy ra
(ch. 2-3)
1.Thư gởi Hội Thánh Êphêxô (2,1-7)
2.Thư gởi Hội Thánh Ximiếcna (2,8-11)
3.Thư gởi Hội Thánh Pécgamô (2,12-17)
4.Thư gởi Hội Thánh Thyatira (2,18-29)
5.Thư gởi Hội Thánh Xácđê (3,1-6)
6.Thư gởi Hội Thánh Philađenphia (3,7-13)
7.Thư gởi Hội Thánh Laodikia (3, 14-22)
IV. Thị kiến về những sự sẽ xảy đến (4,1-22,15)
1.Thời thử thách (4,1-19,21)
2.Triều đại 1000 năm vương quyền Đức Kitô (20,1-15)
3.Trời mới đất mới (21,1-22,15)
V. Lời kết (22,16-21)
312. Hỏi : Ai là nhân vật trung tâm sách Khải Huyền ?
-
Thưa : Đức Giêsu Kitô.
313. Hỏi : Đức Giêsu Kitô nhân vật trung
tâm sách Khải Huyền. Tất cả lịch sử xoay quanh Ngài, Ngài làm gì ?
-
Thưa : Ngài nắm giữ vận mệnh thế giới
và tập hợp những kẻ được truyển chọn quanh ngai tòa Thiên Chúa.
314. Hỏi : Hình thức diễn tả
trong sách Khải Huyền thế nào ?
-
Thưa : Vay mượn hình ảnh của Cựu Ước,
các thần thoại hay chuyện dân gian miền Tiểu Á.
315. Hỏi : Hình thức diễn tả
trong sách Khải Huyền vay mượn hình ảnh của Cựu Ước, các thần thoại hay chuyện
dân gian miền Tiểu Á. Cụ thể là những điều gì ?
-
Thưa : Như vai trò các thiên sứ 7,13
; sách được niêm ấn 5,1 ; sách để nuốt 10,1-11 ; kèn 8,2 ;bát 15,8 ; chớp và
sấm 4,5 & 10,3 ; đại chiến vào thời thế mạt 19,11-22,10 ; Gốc và Magốc 20,8
; tiệc cánh chung 19,17-18.
316. Hỏi : Hình ảnh trong
Khải Huyền có ý nghĩa gì ?
-
Thưa : Hình ảnh có tính biểu tượng
hơn là mô tả ; dùng hình ảnh để diễn đạt một ý tưởng hơn là quan tâm đến sự hài
hòa của sự vật.
317. Hỏi : Màu sắc trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Màu trắng biệu tượng điều gì ?
-
Thưa : Niềm vui, sự trong sạch, chiến
thắng.
318. Hỏi : Màu sắc trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Màu đỏ biệu tượng điều gì ?
-
Thưa : Sự chết chóc, bạo lực, máu các
thánh tử đạo
319. Hỏi : Màu sắc trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Màu đen biệu tượng điều gì ?
-
Thưa : Sự chết, sự vô đạo, các tai
ương.
320. Hỏi : Con số trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Số 7 nói lên điều gì ?
-
Thưa : Chỉ sự hoàn hỏa, trọn vẹn.
321. Hỏi : Con số trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Số ba rưỡi nói lên điều gì ?
-
Thưa : Chỉ sự bất toàn, một thời gian
ngắn, thời gian thử thách và bách hại.
322. Hỏi : Con số trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Số 4 nói lên điều gì ?
-
Thưa : Nói đến địa cầu.
323. Hỏi : Con số trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Số 12 ám chỉ điều gì ?
-
Thưa : Dân Ítraen, 12 tông đồ, Hội
Thánh.
324. Hỏi : Con số trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Số 1000 nói lên điều gì ?
-
Thưa : Nói đến thời gian lâu dài.
325. Hỏi : Màu sắc trong Khải
Huyền mang tính biểu tượng. Tóc trắng biểu tượng sự gì ?
-
Thưa : Sự vĩnh cửu.
326. Hỏi : Đai vàng biểu
tượng sự gì ?
-
Thưa : Ngai vàng.
327. Hỏi : Cái sừng biểu
tượng điều gì ?
-
Thưa : Sức mạnh.
328. Hỏi : Áo dài biểu tượng
sự gì ?
-
Thưa : Chỉ chức tư tế.
329. Hỏi : Sách Khải Huyền
viết cho các kitô hữu đang bị bách hại, gặp nhiều thử thách khó khăn giúp họ
điều gì ?
-
Thưa : Giúp họ nhẫn nại và tin tưởng
trong cơn gian lao.
330. Hỏi : Sứ điệp sách Khải
Huyền gởi đến cho độc giả, chúng ta hôm nay điều gì ?
-
Thưa : Đừng sợ phải sống niềm tin của
mình, dù phải lội ngược dòng, dù bị bách hại, vì Đức kitô đã chiến thắng.
331. Hỏi : Sách Khải Huyền
cho chúng ta biết điều gì ?
-
Thưa : Lịch sử nhân loại đã được cứu
chuộc và đang đi tới cùng đích. Con Chiên bị sát tế mang lại chiến thắng cho
những ai tin vào Thiên Chúa.
332. Hỏi : Ngày hôm nay đứng
trước những thách đố trong cuộc sống để sống đức tin, chúng ta cần phải làn gì
?
-
Thưa : Cần gắn bó hơn với Chúa Giêsu,
với Lời Chúa và với Hội Thánh là Hiền Thê của Ngài.
333. Hỏi : “Vương quyền trên
thế gian nay đã thuộc về Chúa chúng ta và Đức Kitô của Người ; Người sẽ hiển
trị đến muôn thuở muôn đời.” (11,15) Đây là lời trích trong sách nào ?
-
Thưa : Sách Khải Huyền.
LỜI CHÚA
334. Hỏi : “Anh em đừng sợ
những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ
Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.” (10,28) Đây là lời trích
trong sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Mátthêu.
335. Hỏi : “ Phúc thay anh em
khi vì Thầy
mà bị người ta sỉ
vả, bách hại
và vu khống đủ
điều xấu xa.
Anh em hãy vui
mừng hớn hở,
vì phần thưởng
dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.”(5,11-12a) Đây là lời trích trong
sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Mátthêu.
336. Hỏi : “Nếu anh em yêu
mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.” (14,15) Đây là lời trích trong
sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Gioan
337. Hỏi : “Hỡi đoàn chiên
nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em.”(12,32)
Đây là lời trích trong sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Luca.
338. Hỏi : “Đây là điều răn
của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”(15,12) Đây
là lời trích trong sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Gioan.
339. Hỏi : “Đừng hoảng sợ !
Các bà tìm Đức Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh chứ gì ! Người đã trỗi dậy rồi,
không còn đây nữa.”(16,6) Đây là lời trích trong sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Máccô.
340. Hỏi : “Hãy yêu kẻ thù và
làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện
cho kẻ vu khống anh em.” (6,27-28) Đây là lời trích trong sách Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Luca.
341. Hỏi : “Tôi là Phaolô, tôi
tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin
Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà
hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta.” (1,1-3) Đây là lời mở đầu thư nào của thánh Phaolô ?
-
Thưa : Thư Rôma.
342. Hỏi : “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều
sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi
theo như ý Người định.” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(8,28)
-
Thưa : Thư Rôma.
343. Hỏi : “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức
mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” Câu này được trích
trong thư nào của thánh Phaolô ?(13,13)
-
Thưa : Thư 1 Côrintô.
344. Hỏi : “Chúng tôi luôn mang nơi thân
mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ
nơi thân mình chúng tôi.” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(4,10)
-
Thưa : Thư 2 Côrintô.
345. Hỏi : “Nhờ đức tin, tất cả anh em đều
là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(4,10)
-
Thưa : Thư Galát.
346. Hỏi : “Hội Thánh là thân
thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người.”
Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(1,23)
-
Thưa : Thư Êphêxô.
347. Hỏi : “Chỉ có một điều là anh em phải
ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô.” Câu này được trích trong thư
nào của thánh Phaolô ?(1,27)
-
Thưa : Thư Philípphê.
348. Hỏi : “Anh em có làm gì,
nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên
Chúa Cha.” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô ?(3,17)
-
Thưa : Thư Côlôxê.
349. Hỏi : “Tất cả anh em là
con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không
thuộc về bóng tối.” Câu này được trích
trong thư nào của thánh Phaolô ?(5,5)
-
Thưa : Thư 1 Thêxalônica.
350. Hỏi : “Ai có thể tách chúng ta ra
khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm
nguy, bắt bớ, gươm giáo ?” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(8,35)
-
Thưa : Thư Rôma.
351. Hỏi : “Nhưng trong mọi
thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.” Câu này được
trích trong thư nào của thánh Phaolô ?(8,37)
-
Thưa : Thư Rôma.
352. Hỏi : “Khốn thân tôi nếu tôi không
rao giảng Tin Mừng !” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(9,16b)
-
Thưa : Thư 1 Corintô.
353. Hỏi : “Anh em, hãy làm việc thiện,
đừng sờn lòng nản chí !” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô
?(3,13)
-
Thưa : Thư 2 Thêxalônica.
354. Hỏi : “Chỉ có một Thiên
Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người : đó là một con
người, Đức Kitô Giêsu.” Câu này được trích trong thư nào của thánh Phaolô ?
(2,5)
-
Thưa : Thư 1 Timôthê.
355. Hỏi : “Nếu ta cùng chết với Người,
ta sẽ cùng sống
với Người.
Nếu ta kiên tâm
chịu đựng,
ta sẽ cùng hiển
trị với Người.
Nếu ta chối bỏ
Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.” Câu này được trích trong thư nào của thánh
Phaolô ? (2,11-12)
-
Thưa : Thư 2 Timôthê.
356. Hỏi : “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm
qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời.” Câu này được trích trong
thư nào ? (13,8)
-
Thưa : Thư Do thái.
357. Hỏi : “Đức tin không có hành động là
đức tin chết.” Đây là lời trích trong thư chung nào ? (2,26)
-
Thưa : Thư Giacôbê.
358. Hỏi : “Đức Kitô là Đấng
Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng
trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.” Đây là lời trích
trong thư chung nào ? (3,15)
-
Thưa : Thư 1 Phêrô.
359. Hỏi : “Đối với Chúa, một
ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện
lời hứa. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai
phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” Đây là lời trích trong thư chung nào ? (3,8-9)
-
Thưa : Thư 2 Phêrô.
360. Hỏi : “Anh em thân mến, chúng ta hãy
yêu thương nhau,
vì tình yêu bắt
nguồn từ Thiên Chúa.
Phàm ai yêu
thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra,
và người ấy biết
Thiên Chúa.
Ai không yêu
thương, thì không biết Thiên Chúa,
vì Thiên Chúa là
tình yêu.” Đây là lời trích trong thư chung nào ? (4,7-9)
-
Thưa : Thư 1 Gioan.
361. Hỏi : “Điều răn chúng ta
đã có từ lúc khởi đầu - đó là : chúng ta phải yêu thương nhau.” Đây là lời
trích trong thư chung nào ? (5)
-
Thưa : Thư 2 Gioan.
362. Hỏi : “Ai làm điều lành
thì thuộc về Thiên Chúa; kẻ làm điều dữ thì đã không thấy Thiên Chúa.” Đây là
lời trích trong thư chung nào ? (11b)
-
Thưa : Thư 3 Gioan.
363. Hỏi : “Anh em thân mến,
hãy xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin rất thánh của anh em, hãy cầu nguyện
nhờ Thánh Thần, hãy cố gắng sống mãi trong tình thương của Thiên Chúa, hãy chờ
đợi lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để được sống đời đời.”
Đây là lời trích trong thư chung nào ? (20-21)
-
Thưa : Thư Giuđa.
364. Hỏi : “Thầy đây mà, đừng sợ !”(6,20)
Đây là lời trích trong Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Gioan.
365. Hỏi : “Trong thế gian, anh em sẽ
phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.”(16,33) Đây
là lời trích trong Tin mừng nào ?
-
Thưa : Tin mừng Gioan.
Gb. Nguyễn Thái
Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét