CHƯƠNG V: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG HOÁN CẢI MỚI
“Con ở trong chúng và Cha ở trong Con, để chúng trở nên một cách hoàn hảo” (Ga 17:23)
86. Để cùng đi với nhau, Giáo hội cần một sự hoán cải đồng nghị, một tính đồng nghị của dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần ở Amazon. Với chân trời hiệp thông và tham gia này, chúng ta tìm kiếm một nẻo đường giáo hội mới, nhất là trong tính thừa tác vụ và tính bí tích của Giáo hội với khuôn mặt Amazon. Đời sống thánh hiến, hàng ngũ giáo dân và trong số họ các phụ nữ, là những người chủ đạo cũ và mới luôn mời gọi chúng ta bước vào sự hoán cải này.
Tính đồng nghị truyền giáo trong Giáo hội Amazon
a. Tính đồng nghị truyền giáo của tất cả dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần
87. “Thượng Hội Đồng” là một hạn từ cổ xưa được Truyền thống tôn trọng; nó chỉ nẻo đường được các thành viên của dân Chúa cùng nhau bước theo; nó nhắc đến Chúa Giêsu, Đấng tự mô tả là “Đường, là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14: 6), và nhắc đến sự kiện này: các Kitô hữu, các môn đồ của Người, vốn được gọi là những người cùng nhau bước theo “Đường của Chúa” (Công vụ 9 : 2); trở thành đồng nghị là cùng nhau bước theo “đường của Chúa” (Công vụ 18:25). Tính đồng nghị là cách hiện hữu của Giáo hội sơ khai (xem Công vụ 15) và nó phải là của chúng ta. “Như cơ thể vốn là một và có nhiều chi thể, và tất cả các chi thể của cơ thể, mặc dù nhiều, nhưng vẫn chỉ là một cơ thể như thế nào, thì Chúa Kitô cũng thế” (1 Cr 12:12). Tính đồng nghị cũng đặc trưng cho Giáo hội của Vatican II, được hiểu là dân Chúa, trong bình đẳng và phẩm giá chung trước tính đa dạng của các thừa tác vụ, các đặc sủng và các việc phục vụ. Nó “chỉ ra cách sống và hành động chuyên biệt (modus vivendi et operandi) của Giáo hội như Dân Thiên Chúa, một Giáo Hội biểu lộ và thi hành một cách cụ thể việc mình là “sự hiệp thông” bằng cách cùng nhau bước đi, cùng đến với nhau trong một tập hợp và trong việc tích cực tham gia của mọi chi thể vào hành động truyền giáo của mình” (...), nghĩa là, “trong tinh thần đồng trách nhiệm và tham gia của toàn thể dân Chúa vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội” (Ủy Ban Thần học Quốc tế [CTI], Tính đồng nghị .., n 6-7).
88. Cùng nhau bước đi, Giáo hội ngày nay cần quay về với kinh nghiệm đồng nghị. Cần tăng cường văn hóa đối thoại, lắng nghe nhau, biện phân tâm linh, đồng thuận và hiệp thông để tìm ra các lĩnh vực và cách thức quyết định chung và đáp ứng các thách đố mục vụ. Vì vậy, đồng trách nhiệm sẽ được phát huy trong đời sống Giáo hội với một tinh thần phục vụ. Điều khẩn cấp là bước đi, đề nghị và nhận các trách nhiệm để vượt qua chủ nghĩa giáo sĩ trị và các áp đặt độc đoán. Tính đồng nghị là một chiều kích cấu thành ra Giáo hội. Không thể có Giáo hội mà lại không có sự thừa nhận việc thi hành hữu hiệu cảm thức đức tin (sensus fidei) của toàn thể dân Chúa.
b. Linh đạo hiệp thông đồng nghị dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần
89. Giáo hội sống hiệp thông với nhiệm thể Chúa Kitô nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Điều gọi là “Công đồng Tông đồ ở Giêrusalem” (xem Công vụ 15; 2: 1-10) là một biến cố đồng nghị trong đó Giáo hội Tông truyền, trong một thời khắc quyết định của cuộc hành trình, đã sống ơn gọi của mình trong ánh sáng hiện diện của Chúa phục sinh theo quan điểm truyền giáo. Biến cố này được cấu thành trong hình tượng kiểu mẫu của các Thượng hội đồng của Giáo hội và của ơn gọi đồng nghị của Giáo Hội. Quyết định của các Tông đồ, với sự tham dự của toàn thể cộng đồng Giêrusalem, là công trình của hành động Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn đường đi của Giáo hội, bảo đảm lòng trung thành của Giáo Hội đối với Tin Mừng của Chúa Giêsu: “điều xem ra tốt đẹp đối với Chúa Thánh Thần và đối với chúng tôi” (Công vụ 15:28). Toàn bộ cộng đồng đã tiếp nhận quyết định và biến nó thành của riêng mình (Công vụ 15:22); sau đó, cộng đồng Antiôkia cũng làm như vậy (Công vụ 15: 30-31). Trở nên “đồng nghị” thực sự là tiến bước trong hòa hợp dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống.
90. Giáo hội tại Amazon được kêu gọi bước đi trong việc thực hiện biện phân, vốn là trung tâm các diễn trình và biến cố đồng nghị. Đây có ý nói đến việc xác định và bước theo, trong tư cách Giáo hội, nẻo đường phải đi theo để phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa - qua việc giải thích thần học về các dấu chỉ thời đại, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Việc cộng đoàn cùng biện phân cho phép người ta khám phá ra lời kêu gọi mà Thiên Chúa đã gióng lên trong mọi tình huống lịch sử chuyên biệt. Phiên họp này là một khoảnh khắc ân sủng để thực hiện việc lắng nghe nhau, đối thoại chân thành và biện phân cộng đồng vì lợi ích chung của dân Chúa ở Vùng Amazon và sau đó, trong giai đoạn thực thi các quyết định, để tiếp tục bước đi dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong các cộng đồng nhỏ, các giáo xứ, Giáo phận, Tòa Đại diện, các “giám hạt” (prelacies) và trong toàn khu vực.
c. Hướng tới một phong cách sống và làm việc theo kiểu đồng nghị ở vùng Amazon
91. Chúng ta muốn thực thi, một cách táo bạo theo kiểu tin mừng, những nẻo đường mới trong đời sống của Giáo hội và việc Giáo Hội phục vụ một hệ sinh thái toàn diện ở Amazon. Tính đồng nghị đánh dấu một phong cách sống hiệp thông và tham gia trong các Giáo hội địa phương, mà đặc điểm là sự tôn trọng phẩm giá và sự bình đẳng của mọi người nam nữ đã chịu Phép rửa, sự bổ túc cho nhau của các đặc sủng và các thừa tác vụ, sự hài lòng của các cuộc gặp gỡ trong các cộng đồng để cùng nhau biện phân tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Thượng hội đồng này cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về cách lên cơ cấu cho các Giáo hội địa phương ở mỗi vùng và quốc gia, và tiến bước trong một cuộc hoán cải đồng nghị nhằm chỉ ra những nẻo đường chung trong việc truyền giảng tin mừng. Luận lý học Nhập thể dạy rằng Thiên Chúa, trong Chúa Kitô, tự gắn bó với những con người sống trong “các nền văn hóa riêng của các dân tộc: (AG 9) và Giáo hội, dân Chúa được lồng vào giữa các dân tộc, có vẻ đẹp của một khuôn mặt đa dạng, bởi vì bắt nguồn từ nhiều nền văn hóa khác nhau (EG 116). Điều này được thực hiện trong cuộc sống và sứ mệnh của các Giáo hội địa phương tại mỗi “lãnh thổ xã hội văn hóa vĩ đại” (AG 22).
92. Một Giáo hội có khuôn mặt Amazon cần các cộng đồng của mình được thấm nhuần tinh thần đồng nghị, được hỗ trợ bởi các cơ cấu tổ chức phù hợp với năng động tính này như các cơ chế “hiệp thông” chân thực. Các hình thức thực hành tính đồng nghị rất đa dạng; chúng phải được phân quyền ở các bình diện khác nhau (giáo phận, khu vực, quốc gia, hoàn vũ) tôn trọng và chú ý đến các diễn trình địa phương, nhưng không làm suy yếu mối liên kết với các Giáo hội Chị em và với Giáo hội hoàn cầu. Các hình thức tổ chức để thực hành tính đồng nghị có thể đa dạng; chúng thiết lập ra sự đồng bộ giữa việc hiệp thông và việc tham gia, giữa tính đồng trách nhiệm và tính thừa tác của tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến sự tham gia hữu hiệu của giáo dân trong việc biện phân và đưa ra quyết định, đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ.
Những nẻo đường mới cho tính thừa tác giáo hội
a. Giáo Hội thừa tác và thừa tác vụ mới
93. Sự đổi mới của Công đồng Vatican II đặt giáo dân vào trung tâm Dân Thiên Chúa, trong một Giáo hội hoàn toàn có tính thừa tác, một dân có nền tảng cho căn tính và sứ mệnh của mỗi Kitô hữu trong bí tích Rửa Tội. “Hàng ngũ giáo dân là các tín hữu, nhờ Bí tích Rửa tội, được tháp nhập vào Chúa Kitô, tạo thành Dân Thiên Chúa và, qua cách này, trở thành những người tham gia vào các chức vụ (munus) linh mục, tiên tri và vương đế của Chúa Kitô, để họ thực hiện vai trò của mình trong sứ mệnh của toàn dân Kitô giáo, trong Giáo hội và trong thế giới” (LD 31). Sinh ra từ mối quan hệ tay ba này, với Chúa Kitô, Giáo hội và thế giới, là ơn gọi và sứ mệnh của hàng ngũ giáo dân. Nhằm tiến tới một xã hội công bằng và liên đới để chăm sóc “ngôi nhà chung”, Giáo Hội ở Amazon muốn biến hàng ngũ giáo dân thành các tác nhân ưu tuyển. Việc thủ diễn của họ, đã và đang rất quan trọng, cả trong việc phối hợp các cộng đồng giáo hội, trong việc thi hành các thừa tác vụ, cũng như trong cam kết tiên tri của họ trong một thế giới bao gồm mọi người, một cam kết có chứng tá thách thức chúng ta nơi các vị tử đạo của nó.
94. Như biểu thức của tính đồng trách nhiệm nơi mọi người đã chịu Phép Rửa trong Giáo hội và việc thực thi cảm thức đức tin (sensus fidei) của toàn thể Dân Thiên Chúa, các hội đồng và công đồng mục vụ đã phát sinh trong mọi phạm vi của Giáo hội, cũng như các nhóm phối trí các việc phục vụ mục vụ khác nhau được ủy thác cho hàng ngũ giáo dân. Chúng ta thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường và mở rộng các lĩnh vực để giáo dân tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, bất kể là tham khảo ý kiến hay đưa ra các quyết định.
95. Mặc dù sứ mệnh trong thế giới là nhiệm vụ của tất cả những người đã chịu Phép Rửa, Công đồng Vatican II vẫn đã làm nổi bật sứ mệnh của hàng ngũ giáo dân: “Niềm hy vọng về một Đất mới, thay vì làm giảm, trước nhất phải gia tăng mối quan tâm hoàn thiện trái đất này” (GS 39 ). Điều cấp bách đối với Giáo hội Amazon là các thừa tác vụ dành cho nam giới và nữ giới được cổ vũ và trao tặng một cách công bằng. Các cộng đồng giáo hội truyền giáo nhỏ, những cộng đồng vun sới đức tin, lắng nghe Lời Chúa và cùng nhau cử hành gần gũi với cuộc sống của người ta, bảo đảm cơ cấu của Giáo hội địa phương, cả ở Amazon. Chính Giáo hội của những người đàn ông và đàn bà đã chịu Phép Rửa là Giáo Hội chúng ta phải củng cố, bằng cách cổ vũ tính thừa tác và nhất là ý thức được phẩm giá rửa tội.
96. Ngoài ra, vị Giám mục, bằng một mệnh lệnh có thời gian cụ thể và khi không có các linh mục trong cộng đồng, có thể ủy thác việc thi hành chăm sóc mục vụ các cộng đồng này cho một người không được phong phẩm cách linh mục, nhưng là một thành viên của cộng đồng. Phải tránh chủ nghĩa vụ lãnh tụ (personalism); do đó, chức vụ này phải là một chức vụ luân phiên. Giám mục sẽ có khả năng thiết lập thừa tác vụ này để đại diện cho cộng đồng Kitô hữu với một ủy nhiệm chính thức qua một hành động nghi lễ để người chịu trách nhiệm cho cộng đồng cũng được công nhận ở bình diện dân sự và địa phương. Linh mục luôn vẫn giữ thẩm quyền và năng quyền của linh mục chính xứ, như là người chịu trách nhiệm cho cộng đồng.
b. Đời sống thánh hiến
97. Bản văn tin mừng – “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi để tôi rao giảng Tin mừng cho người nghèo” (Lc 4:18) – nói lên xác tín vốn sinh động hóa sứ mệnh của đời sống thánh hiến ở Amazon, được sai đi loan báo Tin mừng bằng cách đồng hành gần gũi với các dân tộc bản địa, những người dễ bị tổn thương nhất và những người xa xôi nhất, khởi đi từ một cuộc đối thoại và công bố có sức làm cho nhận thức sâu sắc về linh đạo trở thành khả hữu. Một đời sống thánh hiến với các kinh nghiệm liên dòng và liên viện có thể ở lại trong các cộng đồng nơi không ai muốn ở và không ai muốn tiếp xúc với, nay có thể học hỏi và tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ bản địa ngõ hầu nói chuyện với các cõi lòng người ta.
98. Đồng thời với sứ mệnh góp phần xây dựng và củng cố Giáo hội, nó cũng củng cố và đổi mới đời sống thánh hiến và kêu gọi nó một cách mạnh mẽ hơn nữa trong việc nắm vững yếu tố thuần khiết nhất nơi cảm hứng nguyên ủy của nó. Nhờ vậy, chứng tá của nó sẽ có tính tiên tri và là nguồn của những ơn gọi tu trì mới. Chúng ta đề nghị mạnh dạn dấn thân vào một đời sống thánh hiến với bản sắc Amazon, bằng cách củng cố các ơn gọi bản địa. Chúng ta ủng hộ việc lồng người thánh hiến và việc luân hành (itinerancy) của họ bên cạnh những người nghèo khổ và bị loại trừ nhất. Các diễn trình đào tạo phải bao gồm việc tập chú vào tính liên văn hóa, hội nhập văn hóa và đối thoại giữa các nền linh đạo và vũ trụ quan Amazon.
c. Sự hiện diện và thời khắc của phụ nữ
99. Giáo hội ở Amazon muốn mở rộng các lãnh vực để có sự hiện diện của phụ nữ nhiều hơn trong Giáo hội (EG 103). “Chúng ta không nên giảm thiểu sự cam kết của phụ nữ trong Giáo hội, nhưng hãy cổ vũ sự tham gia tích cực của họ vào cộng đồng giáo hội. Nếu để mất phụ nữ trong chiều kích toàn bộ và thực chất của họ, thì Giáo hội tự phơi mình cho tình trạng vô sinh” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cuộc Gặp gỡ hàng Giám mục Ba Tây, Rio de Janeiro, ngày 27 tháng 7 năm 2013).
100 Kể từ Công đồng Vatican II, Huấn quyền của Giáo hội đã nêu bật vị trí đặc biệt của phụ nữ trong Giáo Hội: “Giờ đang đến, giờ đã đến, trong đó ơn gọi của người phụ nữ được chu toàn trọn vẹn; giờ khắc trong đó người phụ nữ có được một ảnh hưởng trên thế giới, một tầm quan trọng, một sức mạnh chưa bao giờ đạt được cho đến bây giờ. Do đó, vào thời điểm này trong đó nhân loại đang trải qua một sự thay đổi sâu sắc đến như vậy, những người phụ nữ tràn đầy tinh thần Tin Mừng có thể giúp đỡ rất nhiều để nhân loại không thất bại” (Thánh Phaolô VI, 1965; AAS 58, 1966, 13-14).
101. Sự khôn ngoan của các dân tộc có tổ có tiên khẳng định rằng Mẹ Đất có khuôn mặt nữ tính. Trong thế giới bản địa và phương Tây, phụ nữ là người làm việc trong nhiều phương diện, trong việc dạy dỗ con cái, trong việc truyền tải đức tin và Tin Mừng, họ là một sự hiện diện có tính chứng ngôn và đầy trách nhiệm trong việc phát huy nhân bản, vì vậy người ta yêu cầu tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe, họ được tham khảo và tham gia vào việc ra quyết định và, nhờ cách này, có thể đóng góp vào tính đồng nghị của giáo hội một cách đầy nhậy cảm. Chúng ta đánh giá cao “chức năng của phụ nữ, thừa nhận vai trò căn bản của họ trong việc hình thành và liên tục của các nền văn hóa, trong linh đạo, trong các cộng đồng và gia đình. Điều cần thiết là họ được đảm nhận một cách mạnh mẽ hơn vai trò lãnh đạo của họ ở trung tâm Giáo hội, và Giáo Hội nhìn nhận và cổ vũ họ, củng cố sự tham gia của họ vào các hội đồng mục vụ của các giáo xứ và giáo phận, và ngay cả trong các cơ quan cai quản.
102. Đứng trước thực tại phụ nữ đang đau khổ, là nạn nhân của bạo lực thể xác, tinh thần và tôn giáo, bao gồm cả việc diệt nữ (femicide), Giáo hội tự đặt mình vào thế bảo vệ quyền lợi của họ và công nhận họ là những người chủ đạo và bảo vệ sáng thế và “ngôi nhà chung”. Chúng ta nhìn nhận tính thừa tác mà Chúa Giêsu vốn dành cho phụ nữ. Cần phải kích thích việc đào tạo phụ nữ trong việc nghiên cứu Thần học Kinh thánh, Thần học hệ thống, Giáo Luật, đánh giá cao sự hiện diện của họ trong các tổ chức và việc họ lãnh đạo trong và ngoài lãnh vực giáo hội. Chúng ta muốn tăng cường liên hệ gia đình, nhất là đối với các phụ nữ di dân. Chúng ta bảo đảm chỗ đứng của họ trong các lĩnh vực lãnh đạo và huấn luyện. Chúng ta yêu cầu duyệt lại Tự Sắc của Thánh Phaolô VI, Ministeria Quedam, để các phụ nữ đã được đào tạo và chuẩn bị thoả đáng có thể nhận được các thừa tác vụ Đọc sách và Giúp lễ, và nhiều thừa tác vụ khác sẽ được khai triển. Trong bối cảnh mới của việc truyền giảng tin mừng và mục vụ ở Amazon, nơi phần lớn các cộng đồng Công Giáo được lãnh đạo bởi phụ nữ, chúng ta yêu cầu tạo ra thừa tác vụ thiết lập (instituted ministry) “nữ giám đốc cộng đồng” và thừa nhận thừa tác vụ này trong việc thay đổi các nhu cầu truyền giảng tin mừng và chăm sóc cộng đồng.
103. Trong nhiều cuộc tham khảo được thực hiện ở khu vực Amazon, vai trò căn bản của nữ tu sĩ và nữ giáo dân đã được công nhận trong Giáo Hội Amazon và các cộng đồng của nó, vì nhiều việc phục vụ mà họ đã thực hiện. Trong một số lượng lớn các cuộc tham khảo vừa nói, chức phó tế vĩnh viễn được yêu cầu ban cấp cho phụ nữ. Vì lý do này, chủ đề cũng đã được trình bày tại Thượng Hội Đồng. Năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã thành lập một “Ủy ban nghiên cứu về chức nữ phó tế”; Ủy ban này mới chỉ đạt được một phần kết quả về thực tại chức phó tế của phụ nữ là như thế nào trong thế kỷ đầu tiên của Giáo hội và các hệ luận của nó đối với ngày nay. Do đó, chúng ta muốn chia sẻ kinh nghiệm và suy tư của chúng ta với Ủy ban và chúng ta chờ đợi kết quả của Ủy ban này.
d. Chức phó tế vĩnh viễn
104. Khẩn cấp đối với Giáo hội Amazon là việc cổ vũ, đào tạo và hỗ trợ các phó tế vĩnh viễn, vì tầm quan trọng của thừa tác vụ này trong cộng đồng. Một cách đặc biệt, vì việc phục vụ giáo hội mà nhiều cộng đồng yêu cầu, nhất là các dân tộc bản địa. Nhu cầu mục vụ chuyên biệt của các cộng đồng Kitô giáo Amazon dẫn chúng ta tới một sự hiểu biết sâu rộng hơn về chức phó tế, một chức vốn đã có từ buổi đầu của Giáo hội, và được phục hồi như một chủ trương tự lập và vĩnh viễn của Vatican II (LG 29, AG 16, OE 17). Ngày nay, chức phó tế cũng phải cổ vũ nền sinh thái toàn diện, phát triển con người, công việc mục vụ xã hội, phục vụ những người gặp phải tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói, đồng hình đồng dạng họ với Chúa Kitô Phục dịch, biến Giáo Hội thành một Giáo hội nhân hậu, Samaritanô, liên đới và phục dịch (diaconal).
105. Các vị linh mục phải nhớ rằng phó tế là để phục vụ cộng đồng, bởi sự chỉ định và đặt dưới quyền của Giám mục, và các ngài có nghĩa vụ hỗ trợ các phó tế vĩnh viễn và hành động một cách hiệp thông với họ. Phải luôn lưu ý đến việc duy trì các phó tế vĩnh viễn. Điều này bao gồm việc xét ơn gọi theo tiêu chuẩn nhận gia nhập. Các động lực của ứng viên phải hướng về sự phục vụ và sứ mệnh của hàng phó tế vĩnh viễn trong Giáo hội và trong thế giới ngày nay. Dự án đào tạo được luân chuyển giữa nghiên cứu học thuật và thực hành mục vụ, được nhóm đào tạo và cộng đồng giáo xứ đồng hành, với nội dung và lộ trình thích ứng với từng thực tại địa phương. Điều mong muốn là vợ con của Phó tế tham gia vào diễn trình đào tạo.
106. Ngoài các môn học bắt buộc, chương trình học tập (giảng khóa) để đào tạo hàng phó tế vĩnh viễn phải bao gồm các môn học nhằm cổ vũ đối thoại đại kết, liên tôn và liên văn hóa, lịch sử Giáo hội ở Amazon, cảm giới và tính dục, vũ trụ quan bản địa, sinh thái toàn diện và các môn tổng hợp (transversal subjects) khác vốn đặc trưng đối với thừa tác vụ phó tế. Nhóm các nhà đào tạo sẽ bao gồm các thừa tác viên thụ phong và các giáo dân có khả năng phù hợp với các chỉ dẫn về hàng phó tế vĩnh viễn đã được phê duyệt ở mỗi quốc gia. Chúng ta muốn khuyến khích, hỗ trợ và đích thân đồng hành với diễn trình ơn gọi và việc đào tạo các phó tế vĩnh viễn tương lai tại các cộng đồng ven sông và bản địa, với sự tham gia của các linh mục chính xứ và các nam nữ tu sĩ. Cuối cùng, phải có một chương trình theo dõi để đào tạo liên tục (linh đạo, đào tạo thần học, các chủ đề mục vụ, cập nhật các văn kiện của Giáo Hội, v.v.). dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục.
Còn 1 kỳ
“Con ở trong chúng và Cha ở trong Con, để chúng trở nên một cách hoàn hảo” (Ga 17:23)
86. Để cùng đi với nhau, Giáo hội cần một sự hoán cải đồng nghị, một tính đồng nghị của dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần ở Amazon. Với chân trời hiệp thông và tham gia này, chúng ta tìm kiếm một nẻo đường giáo hội mới, nhất là trong tính thừa tác vụ và tính bí tích của Giáo hội với khuôn mặt Amazon. Đời sống thánh hiến, hàng ngũ giáo dân và trong số họ các phụ nữ, là những người chủ đạo cũ và mới luôn mời gọi chúng ta bước vào sự hoán cải này.
Tính đồng nghị truyền giáo trong Giáo hội Amazon
a. Tính đồng nghị truyền giáo của tất cả dân Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần
87. “Thượng Hội Đồng” là một hạn từ cổ xưa được Truyền thống tôn trọng; nó chỉ nẻo đường được các thành viên của dân Chúa cùng nhau bước theo; nó nhắc đến Chúa Giêsu, Đấng tự mô tả là “Đường, là Sự thật và là Sự sống” (Ga 14: 6), và nhắc đến sự kiện này: các Kitô hữu, các môn đồ của Người, vốn được gọi là những người cùng nhau bước theo “Đường của Chúa” (Công vụ 9 : 2); trở thành đồng nghị là cùng nhau bước theo “đường của Chúa” (Công vụ 18:25). Tính đồng nghị là cách hiện hữu của Giáo hội sơ khai (xem Công vụ 15) và nó phải là của chúng ta. “Như cơ thể vốn là một và có nhiều chi thể, và tất cả các chi thể của cơ thể, mặc dù nhiều, nhưng vẫn chỉ là một cơ thể như thế nào, thì Chúa Kitô cũng thế” (1 Cr 12:12). Tính đồng nghị cũng đặc trưng cho Giáo hội của Vatican II, được hiểu là dân Chúa, trong bình đẳng và phẩm giá chung trước tính đa dạng của các thừa tác vụ, các đặc sủng và các việc phục vụ. Nó “chỉ ra cách sống và hành động chuyên biệt (modus vivendi et operandi) của Giáo hội như Dân Thiên Chúa, một Giáo Hội biểu lộ và thi hành một cách cụ thể việc mình là “sự hiệp thông” bằng cách cùng nhau bước đi, cùng đến với nhau trong một tập hợp và trong việc tích cực tham gia của mọi chi thể vào hành động truyền giáo của mình” (...), nghĩa là, “trong tinh thần đồng trách nhiệm và tham gia của toàn thể dân Chúa vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội” (Ủy Ban Thần học Quốc tế [CTI], Tính đồng nghị .., n 6-7).
88. Cùng nhau bước đi, Giáo hội ngày nay cần quay về với kinh nghiệm đồng nghị. Cần tăng cường văn hóa đối thoại, lắng nghe nhau, biện phân tâm linh, đồng thuận và hiệp thông để tìm ra các lĩnh vực và cách thức quyết định chung và đáp ứng các thách đố mục vụ. Vì vậy, đồng trách nhiệm sẽ được phát huy trong đời sống Giáo hội với một tinh thần phục vụ. Điều khẩn cấp là bước đi, đề nghị và nhận các trách nhiệm để vượt qua chủ nghĩa giáo sĩ trị và các áp đặt độc đoán. Tính đồng nghị là một chiều kích cấu thành ra Giáo hội. Không thể có Giáo hội mà lại không có sự thừa nhận việc thi hành hữu hiệu cảm thức đức tin (sensus fidei) của toàn thể dân Chúa.
b. Linh đạo hiệp thông đồng nghị dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần
89. Giáo hội sống hiệp thông với nhiệm thể Chúa Kitô nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Điều gọi là “Công đồng Tông đồ ở Giêrusalem” (xem Công vụ 15; 2: 1-10) là một biến cố đồng nghị trong đó Giáo hội Tông truyền, trong một thời khắc quyết định của cuộc hành trình, đã sống ơn gọi của mình trong ánh sáng hiện diện của Chúa phục sinh theo quan điểm truyền giáo. Biến cố này được cấu thành trong hình tượng kiểu mẫu của các Thượng hội đồng của Giáo hội và của ơn gọi đồng nghị của Giáo Hội. Quyết định của các Tông đồ, với sự tham dự của toàn thể cộng đồng Giêrusalem, là công trình của hành động Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn đường đi của Giáo hội, bảo đảm lòng trung thành của Giáo Hội đối với Tin Mừng của Chúa Giêsu: “điều xem ra tốt đẹp đối với Chúa Thánh Thần và đối với chúng tôi” (Công vụ 15:28). Toàn bộ cộng đồng đã tiếp nhận quyết định và biến nó thành của riêng mình (Công vụ 15:22); sau đó, cộng đồng Antiôkia cũng làm như vậy (Công vụ 15: 30-31). Trở nên “đồng nghị” thực sự là tiến bước trong hòa hợp dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống.
90. Giáo hội tại Amazon được kêu gọi bước đi trong việc thực hiện biện phân, vốn là trung tâm các diễn trình và biến cố đồng nghị. Đây có ý nói đến việc xác định và bước theo, trong tư cách Giáo hội, nẻo đường phải đi theo để phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa - qua việc giải thích thần học về các dấu chỉ thời đại, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Việc cộng đoàn cùng biện phân cho phép người ta khám phá ra lời kêu gọi mà Thiên Chúa đã gióng lên trong mọi tình huống lịch sử chuyên biệt. Phiên họp này là một khoảnh khắc ân sủng để thực hiện việc lắng nghe nhau, đối thoại chân thành và biện phân cộng đồng vì lợi ích chung của dân Chúa ở Vùng Amazon và sau đó, trong giai đoạn thực thi các quyết định, để tiếp tục bước đi dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần trong các cộng đồng nhỏ, các giáo xứ, Giáo phận, Tòa Đại diện, các “giám hạt” (prelacies) và trong toàn khu vực.
c. Hướng tới một phong cách sống và làm việc theo kiểu đồng nghị ở vùng Amazon
91. Chúng ta muốn thực thi, một cách táo bạo theo kiểu tin mừng, những nẻo đường mới trong đời sống của Giáo hội và việc Giáo Hội phục vụ một hệ sinh thái toàn diện ở Amazon. Tính đồng nghị đánh dấu một phong cách sống hiệp thông và tham gia trong các Giáo hội địa phương, mà đặc điểm là sự tôn trọng phẩm giá và sự bình đẳng của mọi người nam nữ đã chịu Phép rửa, sự bổ túc cho nhau của các đặc sủng và các thừa tác vụ, sự hài lòng của các cuộc gặp gỡ trong các cộng đồng để cùng nhau biện phân tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Thượng hội đồng này cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về cách lên cơ cấu cho các Giáo hội địa phương ở mỗi vùng và quốc gia, và tiến bước trong một cuộc hoán cải đồng nghị nhằm chỉ ra những nẻo đường chung trong việc truyền giảng tin mừng. Luận lý học Nhập thể dạy rằng Thiên Chúa, trong Chúa Kitô, tự gắn bó với những con người sống trong “các nền văn hóa riêng của các dân tộc: (AG 9) và Giáo hội, dân Chúa được lồng vào giữa các dân tộc, có vẻ đẹp của một khuôn mặt đa dạng, bởi vì bắt nguồn từ nhiều nền văn hóa khác nhau (EG 116). Điều này được thực hiện trong cuộc sống và sứ mệnh của các Giáo hội địa phương tại mỗi “lãnh thổ xã hội văn hóa vĩ đại” (AG 22).
92. Một Giáo hội có khuôn mặt Amazon cần các cộng đồng của mình được thấm nhuần tinh thần đồng nghị, được hỗ trợ bởi các cơ cấu tổ chức phù hợp với năng động tính này như các cơ chế “hiệp thông” chân thực. Các hình thức thực hành tính đồng nghị rất đa dạng; chúng phải được phân quyền ở các bình diện khác nhau (giáo phận, khu vực, quốc gia, hoàn vũ) tôn trọng và chú ý đến các diễn trình địa phương, nhưng không làm suy yếu mối liên kết với các Giáo hội Chị em và với Giáo hội hoàn cầu. Các hình thức tổ chức để thực hành tính đồng nghị có thể đa dạng; chúng thiết lập ra sự đồng bộ giữa việc hiệp thông và việc tham gia, giữa tính đồng trách nhiệm và tính thừa tác của tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến sự tham gia hữu hiệu của giáo dân trong việc biện phân và đưa ra quyết định, đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ.
Những nẻo đường mới cho tính thừa tác giáo hội
a. Giáo Hội thừa tác và thừa tác vụ mới
93. Sự đổi mới của Công đồng Vatican II đặt giáo dân vào trung tâm Dân Thiên Chúa, trong một Giáo hội hoàn toàn có tính thừa tác, một dân có nền tảng cho căn tính và sứ mệnh của mỗi Kitô hữu trong bí tích Rửa Tội. “Hàng ngũ giáo dân là các tín hữu, nhờ Bí tích Rửa tội, được tháp nhập vào Chúa Kitô, tạo thành Dân Thiên Chúa và, qua cách này, trở thành những người tham gia vào các chức vụ (munus) linh mục, tiên tri và vương đế của Chúa Kitô, để họ thực hiện vai trò của mình trong sứ mệnh của toàn dân Kitô giáo, trong Giáo hội và trong thế giới” (LD 31). Sinh ra từ mối quan hệ tay ba này, với Chúa Kitô, Giáo hội và thế giới, là ơn gọi và sứ mệnh của hàng ngũ giáo dân. Nhằm tiến tới một xã hội công bằng và liên đới để chăm sóc “ngôi nhà chung”, Giáo Hội ở Amazon muốn biến hàng ngũ giáo dân thành các tác nhân ưu tuyển. Việc thủ diễn của họ, đã và đang rất quan trọng, cả trong việc phối hợp các cộng đồng giáo hội, trong việc thi hành các thừa tác vụ, cũng như trong cam kết tiên tri của họ trong một thế giới bao gồm mọi người, một cam kết có chứng tá thách thức chúng ta nơi các vị tử đạo của nó.
94. Như biểu thức của tính đồng trách nhiệm nơi mọi người đã chịu Phép Rửa trong Giáo hội và việc thực thi cảm thức đức tin (sensus fidei) của toàn thể Dân Thiên Chúa, các hội đồng và công đồng mục vụ đã phát sinh trong mọi phạm vi của Giáo hội, cũng như các nhóm phối trí các việc phục vụ mục vụ khác nhau được ủy thác cho hàng ngũ giáo dân. Chúng ta thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường và mở rộng các lĩnh vực để giáo dân tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, bất kể là tham khảo ý kiến hay đưa ra các quyết định.
95. Mặc dù sứ mệnh trong thế giới là nhiệm vụ của tất cả những người đã chịu Phép Rửa, Công đồng Vatican II vẫn đã làm nổi bật sứ mệnh của hàng ngũ giáo dân: “Niềm hy vọng về một Đất mới, thay vì làm giảm, trước nhất phải gia tăng mối quan tâm hoàn thiện trái đất này” (GS 39 ). Điều cấp bách đối với Giáo hội Amazon là các thừa tác vụ dành cho nam giới và nữ giới được cổ vũ và trao tặng một cách công bằng. Các cộng đồng giáo hội truyền giáo nhỏ, những cộng đồng vun sới đức tin, lắng nghe Lời Chúa và cùng nhau cử hành gần gũi với cuộc sống của người ta, bảo đảm cơ cấu của Giáo hội địa phương, cả ở Amazon. Chính Giáo hội của những người đàn ông và đàn bà đã chịu Phép Rửa là Giáo Hội chúng ta phải củng cố, bằng cách cổ vũ tính thừa tác và nhất là ý thức được phẩm giá rửa tội.
96. Ngoài ra, vị Giám mục, bằng một mệnh lệnh có thời gian cụ thể và khi không có các linh mục trong cộng đồng, có thể ủy thác việc thi hành chăm sóc mục vụ các cộng đồng này cho một người không được phong phẩm cách linh mục, nhưng là một thành viên của cộng đồng. Phải tránh chủ nghĩa vụ lãnh tụ (personalism); do đó, chức vụ này phải là một chức vụ luân phiên. Giám mục sẽ có khả năng thiết lập thừa tác vụ này để đại diện cho cộng đồng Kitô hữu với một ủy nhiệm chính thức qua một hành động nghi lễ để người chịu trách nhiệm cho cộng đồng cũng được công nhận ở bình diện dân sự và địa phương. Linh mục luôn vẫn giữ thẩm quyền và năng quyền của linh mục chính xứ, như là người chịu trách nhiệm cho cộng đồng.
b. Đời sống thánh hiến
97. Bản văn tin mừng – “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi để tôi rao giảng Tin mừng cho người nghèo” (Lc 4:18) – nói lên xác tín vốn sinh động hóa sứ mệnh của đời sống thánh hiến ở Amazon, được sai đi loan báo Tin mừng bằng cách đồng hành gần gũi với các dân tộc bản địa, những người dễ bị tổn thương nhất và những người xa xôi nhất, khởi đi từ một cuộc đối thoại và công bố có sức làm cho nhận thức sâu sắc về linh đạo trở thành khả hữu. Một đời sống thánh hiến với các kinh nghiệm liên dòng và liên viện có thể ở lại trong các cộng đồng nơi không ai muốn ở và không ai muốn tiếp xúc với, nay có thể học hỏi và tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ bản địa ngõ hầu nói chuyện với các cõi lòng người ta.
98. Đồng thời với sứ mệnh góp phần xây dựng và củng cố Giáo hội, nó cũng củng cố và đổi mới đời sống thánh hiến và kêu gọi nó một cách mạnh mẽ hơn nữa trong việc nắm vững yếu tố thuần khiết nhất nơi cảm hứng nguyên ủy của nó. Nhờ vậy, chứng tá của nó sẽ có tính tiên tri và là nguồn của những ơn gọi tu trì mới. Chúng ta đề nghị mạnh dạn dấn thân vào một đời sống thánh hiến với bản sắc Amazon, bằng cách củng cố các ơn gọi bản địa. Chúng ta ủng hộ việc lồng người thánh hiến và việc luân hành (itinerancy) của họ bên cạnh những người nghèo khổ và bị loại trừ nhất. Các diễn trình đào tạo phải bao gồm việc tập chú vào tính liên văn hóa, hội nhập văn hóa và đối thoại giữa các nền linh đạo và vũ trụ quan Amazon.
c. Sự hiện diện và thời khắc của phụ nữ
99. Giáo hội ở Amazon muốn mở rộng các lãnh vực để có sự hiện diện của phụ nữ nhiều hơn trong Giáo hội (EG 103). “Chúng ta không nên giảm thiểu sự cam kết của phụ nữ trong Giáo hội, nhưng hãy cổ vũ sự tham gia tích cực của họ vào cộng đồng giáo hội. Nếu để mất phụ nữ trong chiều kích toàn bộ và thực chất của họ, thì Giáo hội tự phơi mình cho tình trạng vô sinh” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Cuộc Gặp gỡ hàng Giám mục Ba Tây, Rio de Janeiro, ngày 27 tháng 7 năm 2013).
100 Kể từ Công đồng Vatican II, Huấn quyền của Giáo hội đã nêu bật vị trí đặc biệt của phụ nữ trong Giáo Hội: “Giờ đang đến, giờ đã đến, trong đó ơn gọi của người phụ nữ được chu toàn trọn vẹn; giờ khắc trong đó người phụ nữ có được một ảnh hưởng trên thế giới, một tầm quan trọng, một sức mạnh chưa bao giờ đạt được cho đến bây giờ. Do đó, vào thời điểm này trong đó nhân loại đang trải qua một sự thay đổi sâu sắc đến như vậy, những người phụ nữ tràn đầy tinh thần Tin Mừng có thể giúp đỡ rất nhiều để nhân loại không thất bại” (Thánh Phaolô VI, 1965; AAS 58, 1966, 13-14).
101. Sự khôn ngoan của các dân tộc có tổ có tiên khẳng định rằng Mẹ Đất có khuôn mặt nữ tính. Trong thế giới bản địa và phương Tây, phụ nữ là người làm việc trong nhiều phương diện, trong việc dạy dỗ con cái, trong việc truyền tải đức tin và Tin Mừng, họ là một sự hiện diện có tính chứng ngôn và đầy trách nhiệm trong việc phát huy nhân bản, vì vậy người ta yêu cầu tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe, họ được tham khảo và tham gia vào việc ra quyết định và, nhờ cách này, có thể đóng góp vào tính đồng nghị của giáo hội một cách đầy nhậy cảm. Chúng ta đánh giá cao “chức năng của phụ nữ, thừa nhận vai trò căn bản của họ trong việc hình thành và liên tục của các nền văn hóa, trong linh đạo, trong các cộng đồng và gia đình. Điều cần thiết là họ được đảm nhận một cách mạnh mẽ hơn vai trò lãnh đạo của họ ở trung tâm Giáo hội, và Giáo Hội nhìn nhận và cổ vũ họ, củng cố sự tham gia của họ vào các hội đồng mục vụ của các giáo xứ và giáo phận, và ngay cả trong các cơ quan cai quản.
102. Đứng trước thực tại phụ nữ đang đau khổ, là nạn nhân của bạo lực thể xác, tinh thần và tôn giáo, bao gồm cả việc diệt nữ (femicide), Giáo hội tự đặt mình vào thế bảo vệ quyền lợi của họ và công nhận họ là những người chủ đạo và bảo vệ sáng thế và “ngôi nhà chung”. Chúng ta nhìn nhận tính thừa tác mà Chúa Giêsu vốn dành cho phụ nữ. Cần phải kích thích việc đào tạo phụ nữ trong việc nghiên cứu Thần học Kinh thánh, Thần học hệ thống, Giáo Luật, đánh giá cao sự hiện diện của họ trong các tổ chức và việc họ lãnh đạo trong và ngoài lãnh vực giáo hội. Chúng ta muốn tăng cường liên hệ gia đình, nhất là đối với các phụ nữ di dân. Chúng ta bảo đảm chỗ đứng của họ trong các lĩnh vực lãnh đạo và huấn luyện. Chúng ta yêu cầu duyệt lại Tự Sắc của Thánh Phaolô VI, Ministeria Quedam, để các phụ nữ đã được đào tạo và chuẩn bị thoả đáng có thể nhận được các thừa tác vụ Đọc sách và Giúp lễ, và nhiều thừa tác vụ khác sẽ được khai triển. Trong bối cảnh mới của việc truyền giảng tin mừng và mục vụ ở Amazon, nơi phần lớn các cộng đồng Công Giáo được lãnh đạo bởi phụ nữ, chúng ta yêu cầu tạo ra thừa tác vụ thiết lập (instituted ministry) “nữ giám đốc cộng đồng” và thừa nhận thừa tác vụ này trong việc thay đổi các nhu cầu truyền giảng tin mừng và chăm sóc cộng đồng.
103. Trong nhiều cuộc tham khảo được thực hiện ở khu vực Amazon, vai trò căn bản của nữ tu sĩ và nữ giáo dân đã được công nhận trong Giáo Hội Amazon và các cộng đồng của nó, vì nhiều việc phục vụ mà họ đã thực hiện. Trong một số lượng lớn các cuộc tham khảo vừa nói, chức phó tế vĩnh viễn được yêu cầu ban cấp cho phụ nữ. Vì lý do này, chủ đề cũng đã được trình bày tại Thượng Hội Đồng. Năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã thành lập một “Ủy ban nghiên cứu về chức nữ phó tế”; Ủy ban này mới chỉ đạt được một phần kết quả về thực tại chức phó tế của phụ nữ là như thế nào trong thế kỷ đầu tiên của Giáo hội và các hệ luận của nó đối với ngày nay. Do đó, chúng ta muốn chia sẻ kinh nghiệm và suy tư của chúng ta với Ủy ban và chúng ta chờ đợi kết quả của Ủy ban này.
d. Chức phó tế vĩnh viễn
104. Khẩn cấp đối với Giáo hội Amazon là việc cổ vũ, đào tạo và hỗ trợ các phó tế vĩnh viễn, vì tầm quan trọng của thừa tác vụ này trong cộng đồng. Một cách đặc biệt, vì việc phục vụ giáo hội mà nhiều cộng đồng yêu cầu, nhất là các dân tộc bản địa. Nhu cầu mục vụ chuyên biệt của các cộng đồng Kitô giáo Amazon dẫn chúng ta tới một sự hiểu biết sâu rộng hơn về chức phó tế, một chức vốn đã có từ buổi đầu của Giáo hội, và được phục hồi như một chủ trương tự lập và vĩnh viễn của Vatican II (LG 29, AG 16, OE 17). Ngày nay, chức phó tế cũng phải cổ vũ nền sinh thái toàn diện, phát triển con người, công việc mục vụ xã hội, phục vụ những người gặp phải tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói, đồng hình đồng dạng họ với Chúa Kitô Phục dịch, biến Giáo Hội thành một Giáo hội nhân hậu, Samaritanô, liên đới và phục dịch (diaconal).
105. Các vị linh mục phải nhớ rằng phó tế là để phục vụ cộng đồng, bởi sự chỉ định và đặt dưới quyền của Giám mục, và các ngài có nghĩa vụ hỗ trợ các phó tế vĩnh viễn và hành động một cách hiệp thông với họ. Phải luôn lưu ý đến việc duy trì các phó tế vĩnh viễn. Điều này bao gồm việc xét ơn gọi theo tiêu chuẩn nhận gia nhập. Các động lực của ứng viên phải hướng về sự phục vụ và sứ mệnh của hàng phó tế vĩnh viễn trong Giáo hội và trong thế giới ngày nay. Dự án đào tạo được luân chuyển giữa nghiên cứu học thuật và thực hành mục vụ, được nhóm đào tạo và cộng đồng giáo xứ đồng hành, với nội dung và lộ trình thích ứng với từng thực tại địa phương. Điều mong muốn là vợ con của Phó tế tham gia vào diễn trình đào tạo.
106. Ngoài các môn học bắt buộc, chương trình học tập (giảng khóa) để đào tạo hàng phó tế vĩnh viễn phải bao gồm các môn học nhằm cổ vũ đối thoại đại kết, liên tôn và liên văn hóa, lịch sử Giáo hội ở Amazon, cảm giới và tính dục, vũ trụ quan bản địa, sinh thái toàn diện và các môn tổng hợp (transversal subjects) khác vốn đặc trưng đối với thừa tác vụ phó tế. Nhóm các nhà đào tạo sẽ bao gồm các thừa tác viên thụ phong và các giáo dân có khả năng phù hợp với các chỉ dẫn về hàng phó tế vĩnh viễn đã được phê duyệt ở mỗi quốc gia. Chúng ta muốn khuyến khích, hỗ trợ và đích thân đồng hành với diễn trình ơn gọi và việc đào tạo các phó tế vĩnh viễn tương lai tại các cộng đồng ven sông và bản địa, với sự tham gia của các linh mục chính xứ và các nam nữ tu sĩ. Cuối cùng, phải có một chương trình theo dõi để đào tạo liên tục (linh đạo, đào tạo thần học, các chủ đề mục vụ, cập nhật các văn kiện của Giáo Hội, v.v.). dưới sự hướng dẫn của Đức Giám Mục.
Còn 1 kỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét