Austen Ivereigh: Ca ngợi vừa phải thôi, đừng giáo hoàng hơn chính giáo hoàng
Austen Ivereigh là người, năm 2014, viết và cho xuất bản tác phẩm The Great Reformer: Francis and the Making of a Radical Pope (Nhà Cải Cách Vĩ Đại: Đức Phanxicô và Việc Tạo Ra Một Vị Giáo Hoàng Cấp Tiến) được coi như cuốn tiểu sử chính thức về Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhiều người lớn tiếng ca ngợi tác phẩm này vì nó đã cho rằng “chủ nghĩa cấp tiến của Jorge Bergoglio phát xuất từ việc ngài sẵn lòng đi tới những điều có tính yếu tính, đẽo gọt trở lại Tin Mừng”. Những điều có tính yếu tính ở đây có ý nói đến việc áp dụng cuộc canh tân thiêng liêng sau Công Đồng Vatican II của Dòng Tên, với việc tập chú vào các điểm chính: khó nghèo, thánh thiện, truyền giáo, vâng phục Đức Giáo Hoàng và hợp nhất.
Việc viết về đức Phanxicô của Ivereigh rất có thể có cội nguồn từ nhỏ vì có thời ông đã là tu sinh của Dòng Tên và luận án tiến sĩ năm 1993 của ông ở Oxford là về quê hương Argentina của tân giáo hoàng: “Catholicism and Politics in Argentina” (Đạo Công Giáo và Nền Chính Trị ở Argentina).
Khỏi nói từ đó đến nay, ông hết lòng bênh vực Đức Phanxicô và khi thấy ngài bị nhiều người chỉ trích suốt mấy năm qua, nhất là nhân có hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hôn nhân và Gia đình trong hai năm 2014 và 2015, ông không thể ngồi yên, nên vừa qua, ông đã cho xuất bản điều người ta gọi là cuốn tiểu sử thứ hai về Đức Phanxicô: “Wounded Shepherd: Pope Francis and His Struggle to Convert the Catholic Church” (Vị Mục Tử Bị Thương: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Cuộc Đấu Tranh Hoán Cải Giáo Hội Công Giáo của Ngài).
Gọi đương kim Giáo Hoàng là “Vị Mục Tử Bị Thương” thì ai cũng hiểu ông đau như thế nào trước tình huống ông cho là bi quan của Đức Phanxicô. Thực sự ngài có bị thương hay không thì chỉ có Đức Phanxicô mới biết rõ thôi. Chứ căn cứ vào cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Burke của Douthat trên New York Times mới đây, Đức Phanxicô không hề tỏ ra bị thương chút nào, vì gặp người ngài tước hết chức vụ và suốt mấy năm qua, không lúc nào không thuận dịp chỉ trích ngài, Đức Phanxicô không hề phàn nàn, nói bóng nói gió chi khiến chính Đức Hồng Y Burke phải cho rằng dưới con mắt Đức Phanxicô ngài không hề là một kẻ thù.
Francis X. Maier (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2019/11/on-wounded-shepherds) ngày 12 vừa qua, trong bài điểm sách của Ivereigh, nhận định rằng nguyên tựa đề sách đã cho thấy “sự ngạo mạn và khoa giải thích gián đoạn (hermeneutic of rupture) được xây dựng chặt chẽ” ra sao trong đầu óc tác giả.
Maier cho rằng những người Công Giáo không hài lòng thuộc phe bảo thủ thường chỉ trích triều giáo hoàng hiện nay vì bốn lý do: làm giảm tư tưởng Công Giáo bằng khuynh hướng chống trí thức; làm suy yếu nền nhân chủng học Kitô giáo lành mạnh; dung dưỡng việc mất đoàn kết và mơ hồ lẫn lộn; và đã hạ giá bản chất độc đáo của mạc khải Kitô giáo. Họ cũng cho rằng triều Giáo Hoàng này đùa dỡn với khái niệm sự thật, do đó trộn thành một lòng thương xót với sự dung túng, coi lòng thương xót như một loại sản phẩm mới, có thương hiệu của triều giáo hoàng này và tách thương xót khỏi công lý, một nhân đức gắn bó chặt chẽ với sự thật.
Những chủ trương mạnh mẽ ấy thường được nói lên trong sự thất vọng hoặc tức giận, và do đó dễ dàng bị bác bỏ. Nhưng viết để bác bỏ hết những lời chỉ trích như vậy, coi chúng như những trò hề phản động, vốn là chiến thuật của nhiều người bảo vệ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không những có tính giễu cợt và hạ cố. Nó còn không hữu hiệu nữa. Khinh thường những người đưa ra các câu hỏi và chỉ trích của họ theo nguyên tắc, ngay cả khi họ sai lầm hoặc khắc nghiệt không cần thiết, có tác dụng ngược lại với hiệu quả mong muốn. Nó làm cứng thêm việc đối kháng và chứng minh cho sự cần thiết phải có nhiều chỉ trích hơn nữa. Gọi người ta bằng tên này tên nọ là một cách chỉ để nhận thêm nhiều kẻ xa lánh mình.
Trong ánh sáng đó, người ta mong cuốn sách mới nhất của Austen Ivereigh, Vị Mục Tử Bị Thương: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Cuộc Đấu Tranh Hoán Cải Giáo Hội Công Giáo của Ngài, là một đánh giá trung thực, thẳng thắn về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, một loại đánh giá có thể trấn an các nhà phê bình (hoặc ít nhất một cuộc ngưng bắn) bằng một lòng trung thực có tính hòa giải. Ivereigh rõ ràng có đủ trí thông minh và kỹ năng để tạo ra một bản văn như vậy. Nhưng đó không phải là cuốn sách ông đã viết.
Cùng với sự ngạo mạn và “khoa giải thích gián đoạn” (“hermeneutic of rupture”) được xây dựng cứng ngắc vào tựa đề, tác giả dường như không biết rằng nhiều người đặt câu hỏi về triều giáo hoàng hiện tại muốn yêu mến Đức Phanxicô, muốn tin vào sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng và sống đức tin của họ một cách đầy hy sinh – Cuốn Vị Mục Tử Bị Thương là 416 trang sách đề cập lúc thì thú vị, lúc thì tẻ nhạt về hậu cảnh bản thân của Đức Phanxicô và nền chính trị nội bộ của Giáo hội, được viết bằng một lối bút chiến đầy hiếu chiến và một loại châm chích bọc đường của lối viết hạnh thánh đủ để có thể giết chết một người mắc chứng tiểu đường.
Người đọc có thể nhớ rằng Ivereigh vốn bác bỏ những người Công Giáo tân tòng dám đặt nghi vấn đối với triều giáo hoàng hiện tại vào năm 2017. Như ông viết hồi đó,
“Có khả năng là hành lý của họ [người tân tòng] đã làm biến dạng khoa giải thích của họ, và họ đang bị chứng rối loạn thần kinh của người tân tòng”.
Chứng rối loạn thần kinh (neurosis) là một phản ứng bệnh lý hoặc cực đoan đối với một điều không tương ứng với thực tại. Chẳng hạn, một nạn nhân bị chấn thương do chiến tranh có thể phản ứng trước một câu hỏi thân thiện của cảnh sát bằng cách gieo mình xuống đất và bịt lỗ tai lại. Bạn hiểu lý do tại sao họ làm điều đó, nhưng đó là người bị rối loạn thần kinh. . .
Rồi, có sự rối loạn thần kinh của người tân tòng vừa thoát khỏi những bãi cát trùi của thuyết duy tương đối: họ vốn phóng chiếu lên Giáo hội ý niệm một điều gì đó cố định và xa vời và không thể thay đổi, thành đá băng ở một thời điểm nào đó trước Công đồng. Điều này khiến họ dễ tiếp nhận cơn kinh hoàng của phe Công Giáo duy truyền thống không những đối với các cải cách của Công đồng, mà còn đối với chính ý niệm thay đổi, như thể điều này có thể tránh được.
Việc Ivereigh bước vào thứ phân tâm học tài tử trên đã gây ra một phản ứng gay gắt và, đáng khen, là ông đã nhanh chóng xin lỗi. Nhưng một phiên bản bác bỏ đầy tính hạ cố y như thế đối với những người đi chệch ra ngoài sự chấp thuận rập khuôn (lockstep) của triều giáo hoàng hiện tại, các lưỡng nghĩa biểu kiến của nó, và sự mơ hồ lẫn lộn nó để lại phía sau các việc làm của nó đã được trình bầy suốt trong Vị Mục Tử Bị Thương. Một trong những luận điểm được lặp đi lặp lại của phe tả tự ý thức mình là tiến bộ trong Giáo Hội hôm nay là “những người bảo thủ” Công Giáo phạm cái tội theo phái Manikêô chia rẽ Giáo hội thành những người độc một mầu trắng (những người chính thống tốt lành) và những người độc một mầu đen (những kẻ bất tín xấu xa). Nhưng y cùng một tinh thần Manikêô ấy (những kẻ phản động xấu xa chọi lại những nhà cải cách giác ngộ) bàng bạc khắp công trình của tác giả đến tận các nhiễm sắc thể của nó.
Bởi thế, trong cuốn sách này, Đức Hồng Y Raymond Burke bị biếm họa như “những giảng khóa đầy sợ hãi, buồn rầu và chủ nghĩa bi quan đen tối về tình trạng của thế giới và Giáo hội”, một “hoạt động truyền thông được bơm dầu mỡ tốt”, và “tin tưởng công phúc của Donald Trump như con nít”. Các nhà đạo đức học giàu kinh nghiệm như John Haas, một thành viên kỳ cựu của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống và là chủ tịch lâu năm của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, được mô tả là một người theo “chủ nghĩa duy nghiêm khắc” (rigorist), và việc làm của họ bị bác bỏ, coi như “một chiều một cách vô vọng”. Đức Hồng Y George Pell cũng bị tô vẽ như một con người “duy nghiêm khắc” khác trong đội hình những người được Ivereigh phong tước là có “trái tim khép kín”. Người đọc sớm phát hiện ra rằng “người duy nghiêm khắc” là một trong những từ ngữ yêu thích của Ivereigh; nó ẩn nó hiện khắp các chương sách y như một bà cô gái già ưa mè nheo vậy.
Maier thấy câu chuyện Ivereigh kể về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình năm 2015 đặc biệt kỳ dị, vì ông đã giúp cung cấp nhân viên cho hàng tá các vị đại biểu tại Rome trong suốt cuộc họp. Bức thư nổi tiếng của 13 Hồng Y gửi cho Đức Thánh Cha, trong đó các vị có nhiệm vụ làm cố vấn cao cấp cho Đức Giáo Hoàng, nêu lên các quan ngại về một số khía cạnh của Thượng hội đồng, không phải, như Ivereigh chủ trương, là “một luận điểm thế gian một cách kỳ dị [sic]”, nhưng là lời kêu gọi tôn kính, lời lẽ thận trọng, đệ lên Đức Giáo Hoàng không bao giờ có ý định được công khai hóa. Bất cứ gợi ý nào khác đều là sai lầm. Và việc sau đó nó bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông, không phải do các người ký tên, nhiều phần của bản văn đã bị sửa cho sai đi, một là do thiếu khả năng hai là do cố ý xuyên tạc. Một lá thư riêng tương tự gửi cho Đức Giáo Hoàng từ một đại biểu giám mục hàng đầu của châu Âu, nói lên một số quan ngại tương tự trong cùng một tinh thần hiếu thảo, đã đơn giản bị làm ngơ.
Sự cởi mở được ca ngợi của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2015 có tính lọc lựa hơn là Ivereigh nghĩ. Việc biên đạo múa có thể khác với “Cuộc chiến lâu dài chống chủ nghĩa duy tương đối” thời Karol Wojtyła, tác giả mô tả như thế, nhưng sự phát xạ độc đoán ở hậu trường thì vẫn mạnh mẽ như thế, nhưng rõ ràng là vụng về hơn. Khi Đức Phanxicô “đứng lên buộc tội những lời phản loạn của Đức Hồng Y Pell về ‘lối giải thích âm mưu’” (hermeneutic of conspiration) trong lời phát biểu bế mạc Thượng Hội Đồng, hiệu quả chắc chắn đã như điện dựt, theo cách có tính tấn công đáng ngạc nhiên.
Sự trung thành của các giám mục dành gần một tháng trời xa cách giáo dân và các đòi hỏi của các giáo phận địa phương của các ngài để tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về các vấn đề có phẩm chất là điều ai cũng có lý để giả dụ. Nhưng không phải như vậy trong Vị Mục Tử Bị Thương. Phơi bày và chỉ trích gắt gao “đuôi con rắn trong thái độ của những người theo chủ nghĩa duy nghiêm khắc” là một chủ đề xuyên suốt bản văn của Ivereigh. Điều trớ trêu là, dù hết lời ca ngợi tính mềm dẻo, sự cởi mở và cống hiến cho lòng thương xót của Đức Phanxicô, cuốn sách của chính Ivereigh lại rất thiếu đức ái. Dường như ông ta cũng không ý thức một cách nghiêm túc được việc một số vết thương của vị mục tử bị thương có thể do chính mình tự gây ra hoặc (thậm chí tệ hơn) gây ra bởi những người bạn quá nhiệt tình và bần tiện.
Maier cho rằng những người ở cả hai bên phổ hệ Giáo Hội từng nêu lên các nghi vấn về đường hướng hiện nay của ban lãnh đạo ở Rome là những con người, chứ không phải những con múa (puppet). Ta cần tôn trọng họ nhiều hơn.
Việc viết về đức Phanxicô của Ivereigh rất có thể có cội nguồn từ nhỏ vì có thời ông đã là tu sinh của Dòng Tên và luận án tiến sĩ năm 1993 của ông ở Oxford là về quê hương Argentina của tân giáo hoàng: “Catholicism and Politics in Argentina” (Đạo Công Giáo và Nền Chính Trị ở Argentina).
Khỏi nói từ đó đến nay, ông hết lòng bênh vực Đức Phanxicô và khi thấy ngài bị nhiều người chỉ trích suốt mấy năm qua, nhất là nhân có hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Hôn nhân và Gia đình trong hai năm 2014 và 2015, ông không thể ngồi yên, nên vừa qua, ông đã cho xuất bản điều người ta gọi là cuốn tiểu sử thứ hai về Đức Phanxicô: “Wounded Shepherd: Pope Francis and His Struggle to Convert the Catholic Church” (Vị Mục Tử Bị Thương: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Cuộc Đấu Tranh Hoán Cải Giáo Hội Công Giáo của Ngài).
Gọi đương kim Giáo Hoàng là “Vị Mục Tử Bị Thương” thì ai cũng hiểu ông đau như thế nào trước tình huống ông cho là bi quan của Đức Phanxicô. Thực sự ngài có bị thương hay không thì chỉ có Đức Phanxicô mới biết rõ thôi. Chứ căn cứ vào cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Burke của Douthat trên New York Times mới đây, Đức Phanxicô không hề tỏ ra bị thương chút nào, vì gặp người ngài tước hết chức vụ và suốt mấy năm qua, không lúc nào không thuận dịp chỉ trích ngài, Đức Phanxicô không hề phàn nàn, nói bóng nói gió chi khiến chính Đức Hồng Y Burke phải cho rằng dưới con mắt Đức Phanxicô ngài không hề là một kẻ thù.
Francis X. Maier (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2019/11/on-wounded-shepherds) ngày 12 vừa qua, trong bài điểm sách của Ivereigh, nhận định rằng nguyên tựa đề sách đã cho thấy “sự ngạo mạn và khoa giải thích gián đoạn (hermeneutic of rupture) được xây dựng chặt chẽ” ra sao trong đầu óc tác giả.
Maier cho rằng những người Công Giáo không hài lòng thuộc phe bảo thủ thường chỉ trích triều giáo hoàng hiện nay vì bốn lý do: làm giảm tư tưởng Công Giáo bằng khuynh hướng chống trí thức; làm suy yếu nền nhân chủng học Kitô giáo lành mạnh; dung dưỡng việc mất đoàn kết và mơ hồ lẫn lộn; và đã hạ giá bản chất độc đáo của mạc khải Kitô giáo. Họ cũng cho rằng triều Giáo Hoàng này đùa dỡn với khái niệm sự thật, do đó trộn thành một lòng thương xót với sự dung túng, coi lòng thương xót như một loại sản phẩm mới, có thương hiệu của triều giáo hoàng này và tách thương xót khỏi công lý, một nhân đức gắn bó chặt chẽ với sự thật.
Những chủ trương mạnh mẽ ấy thường được nói lên trong sự thất vọng hoặc tức giận, và do đó dễ dàng bị bác bỏ. Nhưng viết để bác bỏ hết những lời chỉ trích như vậy, coi chúng như những trò hề phản động, vốn là chiến thuật của nhiều người bảo vệ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, không những có tính giễu cợt và hạ cố. Nó còn không hữu hiệu nữa. Khinh thường những người đưa ra các câu hỏi và chỉ trích của họ theo nguyên tắc, ngay cả khi họ sai lầm hoặc khắc nghiệt không cần thiết, có tác dụng ngược lại với hiệu quả mong muốn. Nó làm cứng thêm việc đối kháng và chứng minh cho sự cần thiết phải có nhiều chỉ trích hơn nữa. Gọi người ta bằng tên này tên nọ là một cách chỉ để nhận thêm nhiều kẻ xa lánh mình.
Trong ánh sáng đó, người ta mong cuốn sách mới nhất của Austen Ivereigh, Vị Mục Tử Bị Thương: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Cuộc Đấu Tranh Hoán Cải Giáo Hội Công Giáo của Ngài, là một đánh giá trung thực, thẳng thắn về triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, một loại đánh giá có thể trấn an các nhà phê bình (hoặc ít nhất một cuộc ngưng bắn) bằng một lòng trung thực có tính hòa giải. Ivereigh rõ ràng có đủ trí thông minh và kỹ năng để tạo ra một bản văn như vậy. Nhưng đó không phải là cuốn sách ông đã viết.
Cùng với sự ngạo mạn và “khoa giải thích gián đoạn” (“hermeneutic of rupture”) được xây dựng cứng ngắc vào tựa đề, tác giả dường như không biết rằng nhiều người đặt câu hỏi về triều giáo hoàng hiện tại muốn yêu mến Đức Phanxicô, muốn tin vào sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng và sống đức tin của họ một cách đầy hy sinh – Cuốn Vị Mục Tử Bị Thương là 416 trang sách đề cập lúc thì thú vị, lúc thì tẻ nhạt về hậu cảnh bản thân của Đức Phanxicô và nền chính trị nội bộ của Giáo hội, được viết bằng một lối bút chiến đầy hiếu chiến và một loại châm chích bọc đường của lối viết hạnh thánh đủ để có thể giết chết một người mắc chứng tiểu đường.
Người đọc có thể nhớ rằng Ivereigh vốn bác bỏ những người Công Giáo tân tòng dám đặt nghi vấn đối với triều giáo hoàng hiện tại vào năm 2017. Như ông viết hồi đó,
“Có khả năng là hành lý của họ [người tân tòng] đã làm biến dạng khoa giải thích của họ, và họ đang bị chứng rối loạn thần kinh của người tân tòng”.
Chứng rối loạn thần kinh (neurosis) là một phản ứng bệnh lý hoặc cực đoan đối với một điều không tương ứng với thực tại. Chẳng hạn, một nạn nhân bị chấn thương do chiến tranh có thể phản ứng trước một câu hỏi thân thiện của cảnh sát bằng cách gieo mình xuống đất và bịt lỗ tai lại. Bạn hiểu lý do tại sao họ làm điều đó, nhưng đó là người bị rối loạn thần kinh. . .
Rồi, có sự rối loạn thần kinh của người tân tòng vừa thoát khỏi những bãi cát trùi của thuyết duy tương đối: họ vốn phóng chiếu lên Giáo hội ý niệm một điều gì đó cố định và xa vời và không thể thay đổi, thành đá băng ở một thời điểm nào đó trước Công đồng. Điều này khiến họ dễ tiếp nhận cơn kinh hoàng của phe Công Giáo duy truyền thống không những đối với các cải cách của Công đồng, mà còn đối với chính ý niệm thay đổi, như thể điều này có thể tránh được.
Việc Ivereigh bước vào thứ phân tâm học tài tử trên đã gây ra một phản ứng gay gắt và, đáng khen, là ông đã nhanh chóng xin lỗi. Nhưng một phiên bản bác bỏ đầy tính hạ cố y như thế đối với những người đi chệch ra ngoài sự chấp thuận rập khuôn (lockstep) của triều giáo hoàng hiện tại, các lưỡng nghĩa biểu kiến của nó, và sự mơ hồ lẫn lộn nó để lại phía sau các việc làm của nó đã được trình bầy suốt trong Vị Mục Tử Bị Thương. Một trong những luận điểm được lặp đi lặp lại của phe tả tự ý thức mình là tiến bộ trong Giáo Hội hôm nay là “những người bảo thủ” Công Giáo phạm cái tội theo phái Manikêô chia rẽ Giáo hội thành những người độc một mầu trắng (những người chính thống tốt lành) và những người độc một mầu đen (những kẻ bất tín xấu xa). Nhưng y cùng một tinh thần Manikêô ấy (những kẻ phản động xấu xa chọi lại những nhà cải cách giác ngộ) bàng bạc khắp công trình của tác giả đến tận các nhiễm sắc thể của nó.
Bởi thế, trong cuốn sách này, Đức Hồng Y Raymond Burke bị biếm họa như “những giảng khóa đầy sợ hãi, buồn rầu và chủ nghĩa bi quan đen tối về tình trạng của thế giới và Giáo hội”, một “hoạt động truyền thông được bơm dầu mỡ tốt”, và “tin tưởng công phúc của Donald Trump như con nít”. Các nhà đạo đức học giàu kinh nghiệm như John Haas, một thành viên kỳ cựu của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Sự sống và là chủ tịch lâu năm của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, được mô tả là một người theo “chủ nghĩa duy nghiêm khắc” (rigorist), và việc làm của họ bị bác bỏ, coi như “một chiều một cách vô vọng”. Đức Hồng Y George Pell cũng bị tô vẽ như một con người “duy nghiêm khắc” khác trong đội hình những người được Ivereigh phong tước là có “trái tim khép kín”. Người đọc sớm phát hiện ra rằng “người duy nghiêm khắc” là một trong những từ ngữ yêu thích của Ivereigh; nó ẩn nó hiện khắp các chương sách y như một bà cô gái già ưa mè nheo vậy.
Maier thấy câu chuyện Ivereigh kể về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình năm 2015 đặc biệt kỳ dị, vì ông đã giúp cung cấp nhân viên cho hàng tá các vị đại biểu tại Rome trong suốt cuộc họp. Bức thư nổi tiếng của 13 Hồng Y gửi cho Đức Thánh Cha, trong đó các vị có nhiệm vụ làm cố vấn cao cấp cho Đức Giáo Hoàng, nêu lên các quan ngại về một số khía cạnh của Thượng hội đồng, không phải, như Ivereigh chủ trương, là “một luận điểm thế gian một cách kỳ dị [sic]”, nhưng là lời kêu gọi tôn kính, lời lẽ thận trọng, đệ lên Đức Giáo Hoàng không bao giờ có ý định được công khai hóa. Bất cứ gợi ý nào khác đều là sai lầm. Và việc sau đó nó bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông, không phải do các người ký tên, nhiều phần của bản văn đã bị sửa cho sai đi, một là do thiếu khả năng hai là do cố ý xuyên tạc. Một lá thư riêng tương tự gửi cho Đức Giáo Hoàng từ một đại biểu giám mục hàng đầu của châu Âu, nói lên một số quan ngại tương tự trong cùng một tinh thần hiếu thảo, đã đơn giản bị làm ngơ.
Sự cởi mở được ca ngợi của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2015 có tính lọc lựa hơn là Ivereigh nghĩ. Việc biên đạo múa có thể khác với “Cuộc chiến lâu dài chống chủ nghĩa duy tương đối” thời Karol Wojtyła, tác giả mô tả như thế, nhưng sự phát xạ độc đoán ở hậu trường thì vẫn mạnh mẽ như thế, nhưng rõ ràng là vụng về hơn. Khi Đức Phanxicô “đứng lên buộc tội những lời phản loạn của Đức Hồng Y Pell về ‘lối giải thích âm mưu’” (hermeneutic of conspiration) trong lời phát biểu bế mạc Thượng Hội Đồng, hiệu quả chắc chắn đã như điện dựt, theo cách có tính tấn công đáng ngạc nhiên.
Sự trung thành của các giám mục dành gần một tháng trời xa cách giáo dân và các đòi hỏi của các giáo phận địa phương của các ngài để tư vấn cho Đức Giáo Hoàng về các vấn đề có phẩm chất là điều ai cũng có lý để giả dụ. Nhưng không phải như vậy trong Vị Mục Tử Bị Thương. Phơi bày và chỉ trích gắt gao “đuôi con rắn trong thái độ của những người theo chủ nghĩa duy nghiêm khắc” là một chủ đề xuyên suốt bản văn của Ivereigh. Điều trớ trêu là, dù hết lời ca ngợi tính mềm dẻo, sự cởi mở và cống hiến cho lòng thương xót của Đức Phanxicô, cuốn sách của chính Ivereigh lại rất thiếu đức ái. Dường như ông ta cũng không ý thức một cách nghiêm túc được việc một số vết thương của vị mục tử bị thương có thể do chính mình tự gây ra hoặc (thậm chí tệ hơn) gây ra bởi những người bạn quá nhiệt tình và bần tiện.
Maier cho rằng những người ở cả hai bên phổ hệ Giáo Hội từng nêu lên các nghi vấn về đường hướng hiện nay của ban lãnh đạo ở Rome là những con người, chứ không phải những con múa (puppet). Ta cần tôn trọng họ nhiều hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét