Chuyến tông du thứ 32 của Đức Thánh Cha – Giới thiệu đất nước và Giáo Hội tại Thái Lan
Tổng quát
Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, Prathet Thai), trước gọi là Xiêm La, có tên chính thức là Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman.
Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thái Lan có diện tích 513,000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67.8 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. 75% dân số là người dân tộc Thái. Kế đó, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Hiện có khoảng 2.2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất.
93.6% trong tổng số 67.8 triệu dân Thái theo Phật giáo Nam Tông. Trong khi đó, trong 3 triệu người Armenia, 98% là các tín hữu Kitô, đông nhất là các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền với 92.6%.
Lịch sử cận đại
Cũng như hầu hết các quốc gia trong vùng, trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng nhiều lần giao tranh với Việt Nam.
Giữa thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á bị thực dân đô hộ. Đế quốc Anh đã chiếm Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, trong khi Pháp chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài.
Tuy không bị đô hộ, Thái Lan đã phải cắt nhiều phần lãnh thổ nhường cho Pháp và Anh. Những phần lãnh thổ này bị mất luôn sau thời thực dân. Diện tích Thái Lan hiện nay chỉ còn 60% so với diện tích vào năm 1867.
Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều cuộc đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Mã Lai Á, và Miến Điện. Khi thấy quân Nhật suy yếu, một nhóm quân nhân Thái đã đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trở thành đồng minh của Mỹ và nhờ đó tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.
Chính trị
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.
Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan
Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Thái gồm hai giáo tỉnh là Giáo tỉnh Bangkok với Tổng giáo phận Bangkok và 5 giáo phận là các Giáo phận Chanthaburi, Chiang Mai, Nakhon Sawan, Ratchaburi, Surat Thani; Giáo tỉnh Thare – Nonseng với Tổng giáo phận Thare – Nonseng, và 3 giáo phận là Nakhon Ratchasima, Ubon Ratchathani và Udon Thani.
Sứ Thần Tòa Thánh tại Thái Lan là Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam, 70 tuổi, người Nam Hàn.
Tổng cộng Giáo Hội tại Thái Lan có 436 giáo xứ được coi sóc bởi 662 linh mục.
Tổng giáo phận Bangkok được coi sóc bởi Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, 70 tuổi.
Năm 1662, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất, ra sắc lệnh thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Xiêm La.
Ngày 3 tháng 12, 1924, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 thành lập Miền Giám quản Tông tòa Bangkok.
Ngày 9 tháng Hai, 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nâng lên hàng tổng giáo phận như hiện nay.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Thái Lan
Ngày Thứ Ba, 19 tháng 11, lúc 7 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài sẽ đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.
Sau lễ nghi chính thức ở đây, Đức Thánh Cha sẽ lên xe về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sáng thứ Năm 21 tháng 11, lúc 9g sáng, lễ nghi chào đón chính thức sẽ diễn ra tại vườn trong tòa nhà chính phủ.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.
Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.
Sau cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào lúc 10g sáng.
Liền đó, lúc 11g15, Đức Thánh Cha đến thăm các nhân viên y tế tại bệnh viện Công Giáo Thánh Louis.
Ngài cũng viếng thăm những bệnh nhân đau yếu và tàn tật đang được chăm sóc tại Bệnh viện Thánh Louis trước khi dùng bữa trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sau buổi ăn trưa, lúc 5g chiều, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với vua Maha Vajirusongkorn “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia Amphorn
Sinh hoạt cuối cùng là thánh lễ bên trong sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok vào lúc 6g chiều.
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Ban sáng, lúc 10g, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại giáo xứ Thánh Phêrô
Kế đến, lúc 11g, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Thái Lan và các Giám Mục thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Đền thờ Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung.
Sinh hoạt tiếp theo của Đức Thánh Cha là cuộc gặp riêng với các thành viên của Dòng Tên trong một hội trường của Đền thờ này vào lúc 11g50.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, ban chiều Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các hệ phái Kitô và các tôn giáo bạn tại Đại học Chulalongkorn vào lúc 3g20.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày là thánh lễ với những người trẻ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào lúc 5g chiều.
Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019
Lúc 9g sáng sẽ có nghi thức từ biệt tại Terminal 2 của sân bay Bangkok
9:30 máy bay sẽ cất cánh đưa ngài sang Tokyo.
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-11-14
Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย, Prathet Thai), trước gọi là Xiêm La, có tên chính thức là Vương quốc Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman.
Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Thái Lan có diện tích 513,000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67.8 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. 75% dân số là người dân tộc Thái. Kế đó, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Hiện có khoảng 2.2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất.
93.6% trong tổng số 67.8 triệu dân Thái theo Phật giáo Nam Tông. Trong khi đó, trong 3 triệu người Armenia, 98% là các tín hữu Kitô, đông nhất là các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền với 92.6%.
Lịch sử cận đại
Cũng như hầu hết các quốc gia trong vùng, trước đây, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng nhiều lần giao tranh với Việt Nam.
Giữa thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á bị thực dân đô hộ. Đế quốc Anh đã chiếm Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, trong khi Pháp chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này.
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau, Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài.
Tuy không bị đô hộ, Thái Lan đã phải cắt nhiều phần lãnh thổ nhường cho Pháp và Anh. Những phần lãnh thổ này bị mất luôn sau thời thực dân. Diện tích Thái Lan hiện nay chỉ còn 60% so với diện tích vào năm 1867.
Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp sau nhiều cuộc đảo chính, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Mã Lai Á, và Miến Điện. Khi thấy quân Nhật suy yếu, một nhóm quân nhân Thái đã đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trở thành đồng minh của Mỹ và nhờ đó tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.
Chính trị
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1932. Vua Thái được coi là Nguyên thủ quốc gia, Thống soái Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, là người bảo hộ Phật giáo và người đứng đầu các tôn giáo.
Thái có một luật đặc biệt cấm không ai được phê bình nhà vua hay hoàng tộc. Luật này gọi là lèse-majesté, hay luật “khi quân”. Ai vướng vào tội này có thể bị tù tội rất nặng.
Vị vua hiện tại của Thái Lan là ông Vajiralongkorn (hoặc Rama X) lên ngôi kể từ tháng 10 năm 2016. Theo hiến pháp, nhà vua được ban cho khá ít quyền lực, nhưng vẫn là người đứng đầu và là một biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù quyền lực Nhà vua Thái Lan trên lý thuyết chỉ mang tính biểu tượng, nhưng tiếng nói của Quốc vương có ảnh hưởng rất lớn với nền chính trị, truyền thống kính trọng nhà vua của người dân Thái Lan đã tạo nên cho Nhà vua uy quyền khó ai bì kịp.
Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên Hiến pháp 2007 đã bị bãi bỏ bởi cuộc đảo chính năm 2014, những người đảo chính sau đó đã điều hành đất nước như là một chế độ độc tài quân sự.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.
Kể từ tháng 5 năm 2014, Thái Lan đã được cai trị bởi một chính quyền quân sự - Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan, trong đó bãi bỏ một phần hiến pháp 2007, tuyên bố thiết quân luật trên toàn quốc và ra lệnh giới nghiêm, cấm hội họp chính trị, bắt và giam giữ các nhà hoạt động chính trị chống cuộc đảo chính, áp đặt kiểm duyệt internet và nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông.
Giáo Hội Công Giáo tại Thái Lan
Trong tổng số 67.8 triệu người Thái, chỉ có 380,000 người theo đạo Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo tại Thái gồm hai giáo tỉnh là Giáo tỉnh Bangkok với Tổng giáo phận Bangkok và 5 giáo phận là các Giáo phận Chanthaburi, Chiang Mai, Nakhon Sawan, Ratchaburi, Surat Thani; Giáo tỉnh Thare – Nonseng với Tổng giáo phận Thare – Nonseng, và 3 giáo phận là Nakhon Ratchasima, Ubon Ratchathani và Udon Thani.
Sứ Thần Tòa Thánh tại Thái Lan là Đức Tổng Giám Mục Paul Tschang In-Nam, 70 tuổi, người Nam Hàn.
Tổng cộng Giáo Hội tại Thái Lan có 436 giáo xứ được coi sóc bởi 662 linh mục.
Tổng giáo phận Bangkok được coi sóc bởi Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, 70 tuổi.
Năm 1662, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất, ra sắc lệnh thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Xiêm La.
Ngày 3 tháng 12, 1924, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 11 thành lập Miền Giám quản Tông tòa Bangkok.
Ngày 9 tháng Hai, 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nâng lên hàng tổng giáo phận như hiện nay.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Thái Lan
Ngày Thứ Ba, 19 tháng 11, lúc 7 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Bangkok.
Lúc 12:30 trưa thứ Tư 20 tháng 11, ngài sẽ đến Terminal 2 trong sân bay Bangkok là khu vực dành cho Không quân Thái và để tiếp các vị quốc khách.
Sau lễ nghi chính thức ở đây, Đức Thánh Cha sẽ lên xe về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sáng thứ Năm 21 tháng 11, lúc 9g sáng, lễ nghi chào đón chính thức sẽ diễn ra tại vườn trong tòa nhà chính phủ.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ Thủ tướng tại phòng “Cẩn ngà voi” của Tòa nhà Chính phủ.
Kế đó ngài có cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường “Santi Maitri” của Tòa nhà Chính phủ.
Sau cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thái Lan tại chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào lúc 10g sáng.
Liền đó, lúc 11g15, Đức Thánh Cha đến thăm các nhân viên y tế tại bệnh viện Công Giáo Thánh Louis.
Ngài cũng viếng thăm những bệnh nhân đau yếu và tàn tật đang được chăm sóc tại Bệnh viện Thánh Louis trước khi dùng bữa trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sau buổi ăn trưa, lúc 5g chiều, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với vua Maha Vajirusongkorn “Rama thứ 10” tại Cung điện Hoàng gia Amphorn
Sinh hoạt cuối cùng là thánh lễ bên trong sân vận động quốc gia của thủ đô Bangkok vào lúc 6g chiều.
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Ban sáng, lúc 10g, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại giáo xứ Thánh Phêrô
Kế đến, lúc 11g, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám mục Thái Lan và các Giám Mục thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Đền thờ Chân phước Nicholas Boonkerd Kitbamrung.
Sinh hoạt tiếp theo của Đức Thánh Cha là cuộc gặp riêng với các thành viên của Dòng Tên trong một hội trường của Đền thờ này vào lúc 11g50.
Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, ban chiều Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các hệ phái Kitô và các tôn giáo bạn tại Đại học Chulalongkorn vào lúc 3g20.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày là thánh lễ với những người trẻ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vào lúc 5g chiều.
Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019
Lúc 9g sáng sẽ có nghi thức từ biệt tại Terminal 2 của sân bay Bangkok
9:30 máy bay sẽ cất cánh đưa ngài sang Tokyo.
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-11-14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét