Giáo Hội tại Nhật Bản: Một số các niên hiệu và số liệu
Bộ măt của Giáo Hội tại Nhật Bản hôm nay


Tài liệu Shintaro Yuzawa Église catholique, Voyages pontificaux. Đây là một vài niên hiệu và một số các dữ kiện để trình bầy bộ mặt của Giáo Hội tại Nhật Bản hôm nay: các tài liệu này đã được ông Shintaro Yuzama, giáo dân đã kết hôn và phụ trách trụ sở Công Giáo Nhật Bản ở Paris, tóm lược.

Tác phẩm dẫn giải: Lm. Pierre Dunoyer, MEP, "Lịch sử Công Giáo ở Nhật: 1543-1945" (Cerf, 2011) Linh mục Dunoye, từ trần cách đây ba năm, là người sáng lập trụ sở Công Giáo Nhật ở Paris.

Sau đây là những niên hiệu chính yếu:

• Năm 1549: Ngày 15.08, Phanxicô Xaviê cập bến Nhật Bản và bắt đầu rao giảng Tin Mừng.
• Năm 1569: Nhà thờ đầu tiên được mở cửa tại thành phố Nagasaki.
• Năm 1580: Xây dựng một chủng viện.
• Năm 1587: Sứ quân Toyotomi Hideyoshi, Người thống nhất nước Nhật, ra chiếu chỉ cấm đạo Kitô.
• Năm 1597: Những cuộc tử đạo của 26 vị tử đạo Kitô hữu bị đóng đinh ở Nagasaki.
• Năm 1613: Con số ước lượng các Kitô hữu lúc đó là 220.000.
• Năm 1622: 55 linh mục và giáo dân bị xử tử ở Nagasaki.
• Năm 1622: Bắt đầu lệnh án Fumi-e (buộc bước qua các ảnh của Đức Kitô hay ảnh Đức Mẹ để dò xét các Kitô hữu ẩn trốn)
• Năm 1637: Cuộc nổi dậy của các Kitô hữu và của các nông dân ở Shimabara. Sau khi chiếm được lâu đài Hara, các người sống sót đã bị tàn sát (hơn 30.000 tử vong)
• Giữa năm 1578-1873, hơn hai thế kỷ rưỡi cuộc bách đạo, con số nạn nhân lên tới hàng chục ngàn.
• Năm 1858: Tự do tôn giáo của người nước ngoài được chính quyền công nhận, việc thờ phượng cũng được phép với những hạn chế theo những nhượng bộ.
• Năm 1865: Các Kitô hữu trốn tránh tại Urakami đến gặp linh mục Petịtean của Hội Thừa Sai Paris.
• Năm 1868: Cuộc phục hưng của Thiên Trị Minh Hoàng: Nhật bản bước vào kỷ nguyên tân tiến, nhưng cuộc bách hại các Kitô hữu vẫn tiếp diễn. Hàng trăm tín hữu Urakami đã bị bắt và 13 giáo dân đã bị tử hình.
• Từ năm 1868-1870: Hơn 3000 tín hữu bị tống giam và bị lưu đầy.
• Năm 1873: Sắc chỉ cấm đạo không còn gắn trên các thông báo chính thức (Luật mặc nhiên cho phép ngầm)
• 1889: Hiến pháp của Meiji (Minh Trị Thiên Hoàng) bảo đảm tự do tôn giáo.
• Năm 1931: Biến cố Mukden, Mãn Châu. Khởi đầu cuộc xâm lăng Nhật Bản tại Mãn Châu.
• Năm 1932: Hai sinh viên Công Giáo của đại học Sophia (do các cha Dòng Tên thành lập) đã từ chối không đến kính viếng đền thánh Yasukuni (nơi các binh sĩ Nhật hiến thân chịu chết cho Nhật hoàng được tôn kính như thần thánh)-
• Năm 1934: Tòa thánh Vatican nhìn nhận Mandchoukouo, tân quốc gia được thành lập bởi Nhật sau khi chiếm đóng Mãn Châu.
• Năm 1935: Sau khi bộ giáo dục ra thông báo xác định rằng việc kính viếng đền thờ Thần Đạo chỉ là một cách thế diễn đạt một hành động ái quốc (chứ không phải là hành vi tôn giáo), hàng giáo phẩm Công Giáo cho phép các tín hữu tham dự vào việc này.
• Năm 1937: Đức Thánh Cha Piô XI ủng hộ cuộc chiến của Nhật tại Trung hoa, ở Mãn Châu và Hàn quốc được trình bầy như là cuộc chiến chống sự bành trướng của chủ thuyết cộng sản vô thần và bảo vệ các tín hữu Công Giáo trong các quốc gia này.
• Năm 1941: Nhà cầm quyền nhìn nhận sự hiện hữu hợp pháp của Giáo Hội Công Giáo.
• Mùng 10. 08: Bộ tư lệnh yêu cầu Giáo Hội Công Giáo thành lập một binh đoàn bình định: Gửi các linh mục Nhật bản sang Phi Luật Tân và sang Nam Dương để „trấn an“ các tín hữu của các quốc gia này.
• Ngày 08.08: Trận chiến Trân Châu Cảng.
• 1943- Ngày 10.03: Linh mục Sylvain Bousquet MEP qua đời. Ngài đã bị nhân viên an ninh quân sự bắt giam (trá hình là người tân tòng) vì đã dậy rằng đại đế không phải là Thiên Chúa, nên đã bị tra tấn, và bị chết vì lao phổi.
• Tháng Tám: Đưc Cha Doi, tổng giám mục Tokyo, kêu gọi tất cả mọi tín hữu Công Giáo toàn cầu tham gia vào cuộc chiến của Nhật Bản để tái lập hòa bình lâu bền.
• Năm 1945: Ngày 07.05, linh mục Alfred Mercier MEP bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp. Ngài bị thẩm vấn và tra tấn trong thời gian dài và chỉ được phóng thích khi chiến tranh kết thúc.
• Thánh Tám: Bỏ bom nguyên tử thành phố Hiroshima và Nagasaki. Vào ngày 15.08 Nhật đầu hàng.
• 1947: Năm 1947: Ban hành hiến pháp Nhật. Điều Một hiến pháp quy định rằng Nhật hoàng là biểu tượng cho mối hiệp nhất của dân chúng. Điều 9 tuyên ngôn từ bỏ quyền tham gia chiến tranh.
• Năm 1981: Chuyến tông du viếng thăm Nhật bản của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolo II.
• Năm 1986: Trong thánh lễ cử hành ở nhà thờ chính tòa Tokyo, ĐHY Shirayanagi, tổng giám mục Tokyo, đã xin lỗi các nạn nhân chiến tranh và nhìn nhận trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo trong cơn đại họa đã gây cho 20 triệu người bị thảm sát ở Á Châu và Thái Bình Dương,
• Năm 1995: Hội Đồng Giám Mục Nhật Bản đã xin lỗi các nạn nhân cuộc chiến tranh và chính thức nhìn nhận trách nhiệm của Giáo Hội Nhật trong chiến tranh. Xin xem: https://www.cbcj.catholic.jp/wp-content/uploads/2016/10/resolut4peace1995.pdf

Giới thiệu Giáo Hội Nhật Bản ngày nay

• Gồm 16 giáo phận trong ba tổng giáo phận: Tokyo, Nagasaki, et Osaka.
• Vào cuối năm 2018, tổng số các tín hữu Công Giáo Nhật là 440 893, tức 0,35% dân số.
• Theo số thống kê của bộ văn hóa, tổng số các tín hữu Kitô gồm khoảng 1.000.000 (Không kể các tín đồ giáo phái Nhân Chứng Giêhova, Mormons và giáo phái Moon. Có khoảng tổng cộng 900.000 tín đồ). Tính theo tổng số dân chúng Nhật là 126 triệu dân cư, tín đồ Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 0,83 % (Tin Lành: 0,47%; Chính Thống Giáo: 0,1%. Những con số này chưa trình bầy cho thấy tầm quan trọng của các người Công Giáo ngoại quốc. Những di dân sinh sống hiện nay tại Nhật (Nguồn: Bộ tư pháp http://www.moj.go.jp/content/001289225.pdf)

Tổng cộng người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản: 2 731 093. Con số này luôn tăng trưởng đều. Các nước phát xuất di dân: Đông nhất là Trung hoa: 764,720; Thứ nhì là Nam Hàn: :449,634; Thứ ba là Việt Nam (đang tăng mạnh): 330,835; Thứ bốn là Phi Luật Tâm: 271,289; Thứ năm là Ba Tây: 201,865. Nếu chúng ta ghi nhận đại đa số người Phi Luật Tâm, Ba Tây và ngay cả Việt Nam là Công Giáo, người ta có thể kết luận ràng những người Công Giáo ngoại quốc chiếm đại đa số trong lòng giáo hội Nhật. Như vậy một sự thật hiển nhiên trong Giáo hội Nhật hiện nay, đại đa số là người nước ngoài, mà đa phần đến từ Đông Nam Á Châu và Châu MỸ La Tinh

• Hiện có 2 đại chủng viện triều thuộc các giáo phận và 2 đại chủng viện dòng. Trong năm 2018, có tổng cộng 74 chủng sinh trong các đại chủng viện.

-31 trong các đại chủng viện triều, trong đó có 25 chủng sinh Nhật và 6 chủng sinh nước ngoài.

-43 trong các đại chủng viện dòng, trong đó có 20 chủng sinh Nhật và 23 chủng sinh nước ngoài.

• Đại đa số dân chúng Nhật theo nhị giáo vừa theo Phật giáo vừa theo Thần đạo. Nhưng hấu hết các đám tang đều cử hành tại các chùa chiền Phật giáo. Ngoại trừ các nhà sư, rất hiếm các tín đồ nghiên cứu giáo thuyết Phật. Nhưng tư tưởng Phật và Thần đạo (tổng hợp của hai tôn giáo) thấm nhuần não trạng dân chúng Nhật, nên họ thường lui tới các chùa chiền Phật hay Thần Đạo. Nhiều Kitô hữu Nhật cũng đến các chùa chiền Phật hay Thần Đạo tham dự các lễ nghi (chính yếu là các đám tang) hoặc để tham thiền hoặc cầu kinh.

• Đối với nhiều người Nhật, thuộc sở quyền chùa chiền hay các đền thờ Thần Đạo không những chỉ là việc chọn lựa mà là một việc bắt buộc: Đây là hệ thống xã hội đã được thiết lập thời Edo để rà soát các Kitô hữu „chui“. Chính vì thế mà dân Nhật thường tự xưng là „không tôn giáo“. Hiện dân chúng thường xa tránh các giáo phái (sự ám ảnh của giáo phái Aum Shinrikyo đã phạm tội ác tấn công bằng hơi độc chết người (Sarin) năm 1995 khiến 13 người bị thiệt mạng), nhưng cũng né tránh các tôn giáo độc thần khi các tôn giáo này tỏ ra quá chiêu dụ

Các số thống kê: hiện trạng Giáo Hội Nhât Bản vào tháng 12.2018 (tiếng Nhật và tiếng Anh)

Các số thống kê

Sự tiến hóa con số các tín hữu Công Giáo
  • Phụ nữ nắm giữ 60% số tín hữu.
  • Tổng số các tín hữu không tiến triển: 444 045 trong năm 2006, 434 111 trong năm 2018
  • Trên thực tế, con số các tín hữu „đích thực“ đã giảm sút: 412 488 trong năm 2006, 385 767 trong năm 2018. Chính vì lý do các tín hữu „không còn vết tích“ tăng thêm nhiều (vì họ bị mất dấu vết vì không ghi danh ở bất cứ nơi nào)

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu