THÁNG 11 – CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
BÀN VỀ CHỮ HIẾU
--------
BÀN VỀ CHỮ HIẾU
--------
CHÚNG TA ĐÃ SỐNG CHỮ HIẾU NHƯ THẾ NÀO?
---//---
---//---
Nhạc sĩ Trần Tiến có một ca khúc rất hay về Mẹ: “Mẹ ơi con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con. Mẹ ơi con đã già rồi, con ngồi nhớ mẹ, nhớ ngôi nhà xưa…” Vâng! Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ lớn, lấy vợ lấy chồng, có con có cái, rồi cũng làm cha làm mẹ, rồi cũng sẽ già... nhưng có lẽ kí ức về một thời tuổi thơ, kí ức một thời tối ngủ được gối lên tay cha, chui vào vạt áo mẹ có lẽ sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm trí chúng ta. Để rồi đến một lúc nào đó, trước những va vấp sóng gió của cuộc đời, khi mà không còn ai bên cạnh thì bóng dáng cha mẹ bỗng nhiên ùa về trong ký ức, làm sóng sánh nụ cười, xốn xang lồng ngực.
Rất nhiều người trong chúng ta, hễ nhắc đến cha mẹ lại khiến chúng ta rơi nước mắt. Bởi cha mẹ là một điều gì đó rất cao quý và thiêng liêng mà Thiên Chúa đã ban tặng. Nhưng thử hỏi được mấy người trong chúng ta có những hành động cụ thể, quyết tâm trong đời sống để báo hiếu cho cha mẹ.
Trong tâm tình của ngày Lễ Cầu Cho Các Đẳng Linh Hồn hôm nay mỗi người chúng ta cần đặt lại câu hỏi: TÔI ĐÃ SỐNG CHỮ HIẾU NHƯ THẾ NÀO?
Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”. Nghĩa là: Trăm cái thiện thì chữ Hiếu đứng đầu. Chữ Hiếu không chỉ là nhân bản con người mà còn là luật Chúa. Con cái có hiếu với cha mẹ cần được thể hiện qua 3 việc làm cụ thể sau đây:
1. Trước hết là chia sẻ vật chất:
Con cái phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, lo cho cha mẹ, không để các ngài thiếu thốn vật chất. Nhiều người, cứ nghĩ rằng cha mẹ phải cho con chứ con cái không cần cho cha mẹ. Hoặc cho cha mẹ cái gì đó thì kể lể, than vãn, hoặc biện lý do rằng mình quá nghèo, quá thiếu thốn... Nhưng thử hỏi, cha mẹ của chúng ta, dù nghèo cỡ nào đi nữa thì cũng không để chúng ta chết đói, không bỏ rơi chúng ta, các ngài cho chúng ta cả cuộc đời mà có bao giờ than vãn gì đâu. Vậy mới thấy câu nói “cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày” thấm thía dường bao.
Con cái phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ, lo cho cha mẹ, không để các ngài thiếu thốn vật chất. Nhiều người, cứ nghĩ rằng cha mẹ phải cho con chứ con cái không cần cho cha mẹ. Hoặc cho cha mẹ cái gì đó thì kể lể, than vãn, hoặc biện lý do rằng mình quá nghèo, quá thiếu thốn... Nhưng thử hỏi, cha mẹ của chúng ta, dù nghèo cỡ nào đi nữa thì cũng không để chúng ta chết đói, không bỏ rơi chúng ta, các ngài cho chúng ta cả cuộc đời mà có bao giờ than vãn gì đâu. Vậy mới thấy câu nói “cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày” thấm thía dường bao.
2. Kế đến, báo hiếu cho cha mẹ là phải biết dành nhiều thời giờ ở bên cạnh cha mẹ.
Nhiều người, hay biện minh: vì công việc, vì ở xa, vì không đủ thời gian… nên chẳng mấy khi thăm nom cha mẹ. Thảo kính cha mẹ không phải là chuyện gởi tiền trợ cấp đều đặn hàng tháng, hay cho các ngài những món quà này quà nọ... nhưng thảo kính cha mẹ còn thể hiện ở chỗ biết về bên các ngài trong những ngày nghỉ, thăm hỏi, chăm sóc, hiện diện, an ủi, đỡ đần và yêu thương. Càng già, càng cảm thấy cô đơi, tủi thân, tâm lý các ngài càng mong muốn có con cháu bên cạnh để hỏi han thưa gửi, để chuyện trò...
Vậy thì những ai còn cha còn mẹ, đừng biện lý do này lý do kia nữa, hãy biết sắp xếp thời gian mà về bên cha mẹ, dù chỉ là một vài phút ngắn ngủi
3. Cuối cùng, phải cầu nguyện cho cha mẹ khi các ngài qua đời.
Khi cha mẹ qua đời, trong thân phận con người, chắc chắn các ngài còn những khúc mắc, lỗi phạm đến Chúa và tha nhân, vậy nên chúng ta phải có nhiệm vụ đọc kinh, xin lễ, và thực hành những hy sinh mà cầu nguyện cho các ngài.
Cụ thể là trong tháng 11 này, chúng ta cần dành nhiều thời gian cũng như hy sinh nhiều hơn để cầu nguyện, làm những việc bác ái, chia sẻ, sống yêu thương chan hòa với mọi người. Bên cạnh đó là dâng những lời kinh tiếng hát, cầu nguyện, xin lễ, và tham dự thánh lễ cách sốt sắng cho các ngài.
Nói tóm lại, Sống chữ hiếu đích thực đó chính là:
• Biết chia sẻ vật chất cho cha mẹ.
• Biết dành nhiều thời giờ ở bên cạnh cha mẹ.
• Phải cầu nguyện cho cha mẹ khi các ngài qua đời
• Biết chia sẻ vật chất cho cha mẹ.
• Biết dành nhiều thời giờ ở bên cạnh cha mẹ.
• Phải cầu nguyện cho cha mẹ khi các ngài qua đời
Chúng ta thử tưởng tượng đến khung cảnh những ngày cuối năm, khi mà không khí tết trở nên chộn rộn khắp mọi nơi, người người, nhà nhà đang háo hứa đón mùa xuân mới. Đêm giao thừa, cả gia đình cùng nhau đi lễ. Sáng mùng một, sau thánh lễ rạng đông, con cháu cùng quy tụ đông đủ để cùng nhau chúc tuổi ông bà, cha mẹ. Thế nhưng, nhiều gia đình, nhiều người sẽ buồn lắm, bởi chẳng còn thấy bóng dáng của ông bà, cha mẹ ngồi đấy, quây quần bên con cháu nữa. Chỉ còn lại hai tấm ảnh trên bàn thờ với ba nén hương trầm, như chứng kiến tất cả những buồn vui của con cháu.
Vâng! Thưa cộng đoàn, đừng đợi đến khi ông bà, cha mẹ qua đời rồi chúng ta mới báo hiếu. Hãy yêu thương, chăm sóc và ở bên ngay khi các ngài còn sống với chúng ta, bởi: “mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo.” Amen.
Lm. Mar – Aug Bùi Văn Hồng Phúc, SSS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét