Trang

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Một quan niệm Kitô hữu về sự cứu rỗi của những người không Kitô hữu

Một quan niệm Kitô hữu về sự cứu rỗi của những người không Kitô hữu



Ronald Rolheiser, 2012-02-19
Người Kitô hữu chúng ta thường buộc phải mang trong lòng mối căng thẳng thật sự về việc chúng ta làm thế nào hiểu được sự cứu rỗi của những người không phải là Kitô hữu bởi vì chúng ta có hai lời dạy dường như trái ngược nhau trong Kinh thánh và truyền thống của chúng ta.
Một mặt, Chúa Giêsu cho thấy Thiên Chúa là Thiên Chúa vĩnh viễn đúng đắn và công bằng và dứt khoát mong muốn mọi người được cứu rỗi. Mặt khác, chúa Giêsu bảo chúng ta rằng chỉ có Người là con đường, là chân lý, là cuộc sống, và không một ai đi đến Chúa ma không thông qua Người. Và suốt 2000 năm lịch sử, Kitô hữu đã luôn coi những lời này về căn cốt mang ý nghĩa y như vậy. Thế thì chúng ta hiểu ra sao đây? Làm thế nào chúng ta nghiêm túc công nhận cả ý muốn cứu rỗi toàn thế giới của Chúa và niềm tin rằng mọi người ai cần được cứu rỗi đều phải thông qua Chúa Giêsu.
Chẳng có câu trả lời dễ dàng nào cả, dù cả những người bảo thủ triệt để lẫn người tự do triệt để đều muốn tin như vậy. Chúng ta buộc phải mang trong lòng mối căng thẳng đó mà không thể nào giải quyết trọn vẹn. Vì thế, dưới đây là mười nguyên tắc gợi ý để giúp chúng ta mang được nỗi căng thẳng đó trong lòng:
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta có thể không tin rằng Thiên Chúa thiên vị một số người mà điều này lại gây hại cho người khác.
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta phải tin rằng toàn thể loài người chưa bao giờ thiếu Thiên Chúa Quan Phòng.
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta cần e ngại việc phán xét người khác và phải cho phép người khác lẫn bản thân chúng ta cái khả năng “ngu si bất khả thắng bại.”
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta có thể không tin rằng Thiên Chúa cách nào đó đã coi việc cứu rỗi những tấm lòng tha thiết và những người nguyện cầu tha thiết trong số hàng tỷ người là không chính đáng và không xứng đáng bởi vì tấm lòng và lời cầu nguyện của họ không mang tính cách Kitô giáo một cách rõ ràng.
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta có thể không tin rằng, ở bất cứ thời điểm nào trong lịch sử, đại đa số loài người đang bị loại ra khỏi vòng cứu rỗi bởi vì họ không có mối liên hệ rõ rệt nào với Giêsu hay các nhà thờ Kitô giáo.
  1. Xéùt theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta có thể không tin rằng mối liên hệ mang tính lịch sử và chỉ ở bề ngoài với Kitô giáo là quan trọng hơn mối liên hệ mật thiết của mình với Chúa và chúng ta có thể không tin rằng sự cứu rỗi linh hồn chúng ta là quan trọng hơn lòng biết ơn, nồng hậu, khiêm tốn, sẵn sàng hòa giải và rộng mở tấm lòng.
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa thì sẽ khôn ngoan nếu tin rằng sự độ lượng của trái tim và những món quà của Chúa Thánh Thần ban tặng cho một con người là vượt thắng mọi thứ bên ngoài về mối liên hệ của chúng ta với Chúa.
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa và truyền thống Kitô hữu của chúng ta, chúng ta được yêu cầu tin những chân lý sau đây:
– Toàn bộ bí ẩn về Chúa Kitô là lớn hơn bất cứ điều gì có thể tư nghì trong lịch sử Kitô giáo. Như các giáo lý cổ xưa đã khẳng định, không chỉ có một “Đức Kitô hữu hình” mà còn có “một Đức Kitô vô hình”.
– Tất cả những điều tốt đẹp đều được Thiên Chúa tạo tác và vì vậy tất cả những điều gì đẹp đẽ, bao gồm những gì đẹp đẽ trong các tôn giáo khác, đều đến từ Chúa. Điều này cũng đúng với tất cả những gì là hay, là đúng đắn, là đẹp trong nền văn hóa thế tục.
– Chúa được bộc lộ theo nhiều cách trong lòng tự nhiên, trong lòng lý trí con người, trong lòng lương tâm con người, và trong lòng đời sống chúng ta.
– Đức Kitô là một cấu trúc trong lòng tạo tác thực thể và bản thân mỗi tạo tác thực thể được thực hiện thông qua Đức Kitô và mang dấu ấn của Người trong cấu trúc và thiết kế của mình.
– Những người không phải là Kitô hữu có thể là những vị thánh.
– Cộng đoàn Kitô hữu hữu hình là một ân sủng hữu hình và là sự cứu rỗi hữu hình: Cộng đoàn này đem lại sự cứu rỗi, ngay bây giờ và ở đây, bằng xương bằng thịt, cho dù không hoàn hảo. Đó là trạng thái cuối cùng đã hiện diện bây giờ để, ít nhất về mặt lý tưởng, trong lòng cộng đoàn đó ai cũng có thể rõ ràng tìm thấy hỗ trợ, giúp đỡ, khẳng định, thách thức, khải thị, minh triết và dâng mừng cần có để đạt đến mức trọn vẹn của cuộc đời.
– Cộng đoàn Kitô hữu hình chỉ định một người niên trưởng và hợp tác với họ để thực hiện quyền niên trưởng này một cách trọn vẹn, nghĩa là, với tư cách là người con của Chúa và là anh/chị em với trọn lòng chân thành.
– Cộng đoàn Kitô hữu hình là một công cụ đặc ân của hòa giải và cứu rỗi. Chúa Giêsu đã yêu cầu cộng đoàn rao giảng về sự cứu rỗi, một cách rõ ràng, với mọi người trên thế gian. Đó là một nơi chốn và trách nhiệm đặc biệt (như Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu) để mang ý chí cứu rỗi toàn thế giới của Chúa đến chỗ viên thành. Thông qua cộng đoàn, “mọi dân tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc.”
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, theo Kinh Thánh và truyền thống Kitô giáo của chúng ta, chúng ta có hai lựa chọn thích hợp để có thể hiểu về việc cứu rỗi của những người không phải là Kitô hữu: thuyết bất khả tri về mặt thần học (Đừng suy đoán điều này, hãy để cho Chúa) hay một thuyết mang màu sắc Kitô khẳng định nhiều nét độc đáo trong việc rửa tội (“rửa tội do mong ước” “rửa tội theo huyết thống”) hay trong nhiều cách khác nhau của việc ở trong huyền nhiệm Kitô (Kitô giáo Khuyết danh, huyền nhiệm đức Kitô lớn lao hơn Kitô giáo lịch sử, một đức Kitô hữu hình và vô hình).
  1. Xét theo thần học của chúng ta về Thiên Chúa, có lẽ là lành mạnh nhất nếu bước lùi hẳn lại vào bên trong nét đẹp và phong phú của huyền nhiệm, và tin rằng, như lời của Kenneth Cragg: “Cần trọn cả thế giới mới hiểu được được trọn Đức Kitô.
J.B. Thái Hòa dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét