Trang

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Câu 161-166 Thánh Tôma Aquinô


Cẩm Nang Hỏi Đáp Triết Học – Thánh Tôma Aquinô (Câu 161-166)


  1. Thánh Tôma Aquinô là ai và điều khiến Ngài được biết tới như triết gia vĩ đại nhất thời Trung cổ là gì?
Thánh Tôma Aquinô (1224-1274) sinh tại Rocaseca, nước Ý đại lợi. Ngài bắt đầu những khảo cứu tôn giáo tại một đan viện dòng Biển Đức và học về nghệ thuật tự do tại Đại học Naples. Ngài gia nhập dòng Đaminh khi mới tuổi 20. Thánh Tôma Aquinô đã học thần học tại Paris, lấy tiến sĩ vào năm 1256 và giảng dạy tại đó cho tới năm 1259. Sau đó, ngài diễn thuyết về thần học và triết học ở những tu viện Đaminh gần Rome, rồi lại quay trở về đại học Paris. Thánh nhân dạy khoảng một năm ở Naples vào năm 1272. Ngài mất gần nơi sinh quán trong hành trình tới dự một công đồng của Giáo hội ở Lyons.
Trong suốt sự nghiệp giảng dạy, khoảng từ 1252-1272, thánh Tôma Aquinô đã viết rất nhiều. Ngài giải quyết một cách rõ ràng những vấn nạn tồn tại trong thời gian dài, tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa thần học và triết học Kitô giáo, và làm rõ việc hai môn đó hoà hợp trong nhiều điểm tinh tế như thế nào.
  1. Những tác phẩm chính của thánh Tôma Aquinô?
Thánh Tôma Aquinô (1224-1274) đã viết một khối lượng đồ sộ trong suốt cuộc đời mình, các tác phẩm của ngài bao gồm những bài chú giải về các trước tác của Aristotle, những tường trình về các bài giảng của thánh Albertus Magnus (1200-1280), một bình luận về tác phẩm the Sentences của Peter Lombard (k. 1095-1160) và những luận thuyết triết học khác như On Being and Essence và On the Principles of Nature, cũng như On the Unity of the Intellect against the Aerroists. Ngài nổi tiếng hơn cả với tác phẩm Summa against the Gentiles  Summa on Theology.
  1. Những tư tưởng chính yếu của thánh Tôma Aquinô là gì?
Mặc dầu thánh Tôma Aquinô (1224-1274) chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tác phẩm của những người thuộc trường phái Aristotle cũng như phái Khắc kỷ, Tân-Plato và thánh Augustine (354-430), cách giải quyết triết học đã qua với thần học Kito giáo được xem là độc đáo. Nhiều trong số những giải pháp của ngài đối với những vấn nạn hiện hành cho thấy sự trung dung mà không thoả hiệp trí thức. Thí dụ, lý luận của ngài về những vấn đề phổ quát tính (liệu những thuật ngữ tổng quát đặt ra cho những thứ tổng quá có tồn tại hay không) thậm trí được gọi là “chủ nghĩa duy thực vừa phải.” Thánh Tôma Aquinô đã không cho rằng phổ quát tính tồn tại, nhưng ngài thực sự trình bày một nền tảng bên ngoài tâm trí con người đối với phổ quát tính và những chân lý về chúng. Nền tảng ấy là thực tế mà từng sự vật riêng lẻ của cùng một loại, vốn được chỉ tới bởi tên của loại đó (ví dụ, những con mèo cụ thể được gọi là “những mèo”) có những sự giống nhau và tương đồng thực sự. Liệu chăng giải pháp đã làm này có hơn một tuyên bố lại những vấn đề vẫn còn là một câu hỏi mở, nhưng nó ghi dấu ấn một cách rõ ràng như một con đường suy tư mới về vấn đề cũ là phổ quát tính. 
  1. Thánh Tôma Aquinô có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa Đức tin và lý trí không?
Thánh Tôma Aquinô (1224-1274) định nghĩa lại đức tin như là một loại hiểu biết hơn là một cảm nhận cụ thể hay thái độ của tâm trí. Như thế, ngài cho rằng đức tin rơi vào giữa quan điểm và hiểu biết khoa học. Đức tin lớn hơn quan điểm vì nó bao hàm sự đồng thuận mạnh mẽ hơn, như một hành vi của ý chí, và nhỏ hơn hiểu biết khoa học vì nó thiếu bằng chứng thực tế vốn có thể buộc phải đồng ý.
Thánh Thomas cho rằng, triết học đang lý luận dựa trên hiểu biết hay kinh nghiệm hiện tồn, đưa tới hiểu biết mới, điều mà ngài gọi là “con đường của sự khám phá.” Ngài tin rằng, triết học cũng sử dụng lý lẽ để xác thực những niềm tin nhờ truy về những nguyên lý cơ bản mà ngài gọi là “con đường của sự quy về.” Triết học trở thành thần học khi những niềm tin mà nó khởi đầu với được dựa trên đức tin. Kế đến, có hai loại thần học: những chân lý trong Thánh Kinh vốn được nghiên cứu vì mục đích riêng của chúng, và siêu hình học hay những giải thích dựa trên những nguyên lý tôn giáo.
Dẫu quan niệm thần học của ngài thuộc về siêu hình học, thánh Thomas đã thực sự phân biệt giữa triết học và thần học. Thí dụ, trong tác phẩm De Aeternitate Mundi, mặc dù ngài ở trong niềm tin tôn giáo cho rằng vũ trụ không vĩnh cửu, ngài nói, nó có thể vĩnh cửu dựa trên lý lẽ triết học. Nói chung, tách khỏi mạc khải tôn giáo, thánh Tôma Aquinô cho rằng, chúng ta nhận được sự hiểu biết của mình từ kinh nghiệm giác quan và hiểu biết lý tính của kinh nghiệm giác quan.
  1. Những quan điểm của thánh Aquinô về khoa học?
Như một người theo trường phái Aristotle, thánh Tôma Aquinô (1224-1274) tin rằng, mọi vật thể có vị trí thích hợp của nó. Ngài cũng theo lối nhìn về thiên văn học của những người phái Eudoxian cho rằng Trái đất là trung tâm của từ 49 đến 53 những thiên thể đồng tâm. Tuy nhiên, ngài nghĩ rằng những kết luận khoa học đòi hỏi sự phán đoán và đánh giá, nên mọi tìm tòi và báo cáo nên được suy xét cẩn thận và được đối chiếu. Ngài cũng nhìn nhận thông tin khoa học có thể bị thay đổi và xét lại, ấy cũng là một luận điểm mạnh mẽ của chủ nghĩa kinh nghiệm hiện đại.
166. Thánh Aquinô nghĩ sao về linh hồn?
Mặc dù thánh Tôma Aquinô (1224-1274) đã nghiên cứu cẩn thận và kỹ càng những gì được biết tới về giác quan con người, lý trí, ý chí và cảm xúc nói chung, ngài tin rằng, con người là tổng thể của tất cả những năng lực hay “những tài năng” ấy. Ngài nhìn nhận cách đơn giản là, Thân xác thể lý là chất thể hay vật chất của một con người, và mô thể của nó hay linh hồn là “hình thức bản chất” của nó. Việc linh hồn có thể hiểu những chân lý chung và thực hành ý chí tự do chứng tỏ tính không phải vật chất (non-materiality) của nó. Thực tại của linh hồn là tính thiêng liêng của nó. Vì linh hồn không thể bị phân chia, linh hồn không thể bị hư nát và vì thế nó mang tính vĩnh cửu. Hơn thế, vì linh hồn không bị phân chia nên nó không thể là kết quả của sự thừa kế mang tính sinh học, nhưng được Thiên Chúa tạo dựng trực tiếp, từng thời điểm một con người được tạo nên. Sự can thiệp siêu nhiên lúc sinh đưa ra cho tiến trình sinh học về sự sinh ra của con người một phẩm giá và tính thiêng liêng vốn nâng cao vị trí của hôn nhân.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 72-74.
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét