Cẩm Nang Hỏi Đáp Triết Học: Thánh Tôma Aquinô và “Tiến sĩ Thiên thần” (Câu 167 -168)
167. Tại sao thánh Aquinô được giới Công giáo gọi là “Tiến sĩ Thiên thần”?
Thánh Tôma Aquinô (1224-1274) được gọi là “Tiến sĩ Thiên thần” vì ngài tin rằng, có những hữu thể với những năng lực lý trí và khả năng lớn hơn so với lý trí con người. Các ngài hiện hữu ở bậc cao nhất của vũ trụ và là hữu thể thiêng liêng thuần tuý, mặc dù có giới hạn. Các ngài là những Thiên thần.
168. Thánh Aquinô đã đóng góp gì đối với siêu hình học theo nghĩa phi-tôn giáo?
Thánh Tôma Aquinô (1224-1274) đã rất hứng thú với câu hỏi: “ý nghĩa nó nhắm tới là gì?”. Ngài nỗ lực để hiểu thực tại như một tổng thể và cố gắng để trình bày hệ thống những lý giải về mọi kinh nghiệm bằng những nguyên nhân cơ bản. Nói về siêu hình học trong mối tương quan với các suy xét của nó về những bản chất mang tính phi vật chất, ngài nói: “mặc dù khoa học này quan tâm tới những mục trên đây, không nên nghĩ về từng mục trong đó như là chủ đề của nó; chủ đề cả nó đơn giản là hữu thể nói chung.” Hiểu theo nghĩa đen, tuyên bố này về siêu hình học diễn tả nó như tính siêu vượt của tôn giáo, vì các thực thể tôn giáo có hữu thể và hữu thể của chúng là chủ đề của nghiên cứu triết học tổng quát nhất. Nhìn theo siêu hình học, thánh Aquino xác định rằng, mọi hữu thể có tính biệt loại và không thể bị phân chia (unum), nó có ý nghĩa (verum), và có một số điều nào đó tốt về nó (bonum).
Thánh Tôma Aquinô đã phân biệt giữa một hữu thể là gì và cái mà nó là. Điều mà nó là, ấy là yếu tính (essence) của nó; cái mà nó là, đó là bản chất (esse) của nó. Chúng ta có thể biết các yếu tính của những sự vật mà không suy xét về sự tồn tại của chúng, nhưng nó đòi một hành động phán đoán để xác định bản chất, cái mà nó là.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 74-75.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét