Nguyên văn bài nói chuyện của Đức Phanxicô với hàng Giám Mục Thái Lan và Á Châu
Theo tin Zenit, ngày 22 tháng 11, tại Đền Thờ Chân phúc Nicholas Bunkerd Kitbamrung, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các Giám Mục Thái Lan và Á Châu, để nói với các ngài rằng Giáo Hội đang đối diện với nhiều thách đố nhưng gương sáng các nhà truyền giáo tiên khởi của Thái Lan và Châu Á có thể mang đến cho chúng ta niềm hy vọng và sức mạnh. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô:
Tôi cảm ơn Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij vì những lời giới thiệu và chào mừng tốt đẹp của ngài. Tôi rất vui khi được ở bên các hiền huynh và chia sẻ, dù ngắn gọn, những niềm vui và hy vọng của các hiền huynh, những dự án và ước mơ của các hiền huynh, nhưng cũng là những thách thức mà các hiền huynh phải đối mặt với tư cách là mục tử của dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa. Cảm ơn các hiền huynh vì cuộc nghinh đón huynh đệ của các hiền huynh.
Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay diễn ra tại Đền thờ Chân phúc Nicholas Bunkerd Kitbamrung, người đã hiến cả cuộc đời của ngài để truyền giảng tin mừng và dạy giáo lý, đào tạo các môn đệ của Chúa, chủ yếu ở đây tại Thái Lan và cũng là một phần của Việt Nam và dọc biên giới với Lào, và đã đội triều thiên cho việc làm chứng cho Chúa Kitô của mình bằng phúc tử đạo. Chúng ta hãy đặt cuộc gặp gỡ của chúng ta dưới ánh mắt quan tâm của ngài, để tấm gương của ngài truyền cảm hứng cho chúng ta với lòng nhiệt thành tuyệt vời cho công việc truyền giảng tin mừng trong mọi Giáo hội địa phương của Châu Á, để chúng ta ngày càng trở thành các môn đệ truyền giáo của Chúa, giúp Tin mừng của Người lan rộng như dầu thơm tỏa khắp lục địa vĩ đại và xinh đẹp này.
Tôi nhận ra rằng các hiền huynh đang lên kế hoạch cho Đại hội đồng Liên đoàn các Giám mục Châu Á năm 2020, một đại hội sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Đây là một dịp thích hợp để viếng thăm lại “những ngôi đền” đó, nơi những gốc rễ truyền giáo, vốn để lại dấu ấn của chúng trên những vùng đất này, đã được bảo tồn, một dịp để được Chúa Thánh Thần hướng dẫn theo các bước chân của tình yêu ban đầu của chúng ta, và là một dịp để chào đón một cách can đảm, một cách dũng cảm, một tương lai mà chính các hiền huynh phải giúp khai triển và tạo ra. Nhờ cách này, cả Giáo hội lẫn xã hội ở Châu Á sẽ được hưởng lợi ích từ việc nối vòng tay lớn truyền giáo đổi mới và chia sẻ. Trong tình yêu với Chúa Kitô và khả năng đem người khác đến chung chia cùng một tình yêu đó.
Các hiền huynh đang sống giữa một lục địa đa văn hóa và đa tôn giáo, với vẻ đẹp và sự phong phú tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn bởi nghèo đói và bóc lột ở nhiều bình diện khác nhau. Những tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng có thể mở ra những khả thể to lớn giúp cuộc sống dễ dàng hơn nhưng có thể dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tiêu thụ và duy vật chất, nhất là nơi giới trẻ. Các hiền huynh đã tự mang vào mình các mối quan tâm của dân tộc: tai họa của ma túy và buôn bán người, chăm sóc số lượng lớn các di dân và người tị nạn, điều kiện làm việc tồi tệ và sự bóc lột nơi nhiều người lao động, cũng như sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội giữa người giàu và người nghèo.
Giữa những căng thẳng này là người mục tử biết tranh đấu và làm môi giới với nhân dân và cho nhân dân mình. Ký ức về các nhà truyền giáo đầu tiên từng đi trước chúng ta một cách can đảm, hân hoan và sức chịu đựng phi thường có thể giúp chúng ta nắm vững tình hình và nhiệm vụ hiện tại của chúng ta từ một quan điểm có tính biến đổi rộng lớn hơn nhiều. Đầu tiên, ký ức đó giải phóng chúng ta khỏi niềm tin cho rằng thời đã qua luôn thuận lợi hoặc tốt hơn cho việc loan báo Tin Mừng. Nó cũng giúp chúng ta tránh việc núp phía sau những cuộc thảo luận vô bổ và những cách suy nghĩ cuối cùng khiến chúng ta tự quay vào chính mình, làm tê liệt bất cứ loại hành động nào. “Chúng ta hãy học hỏi từ các vị thánh đã đi trước chúng ta, những vị đã đương đầu với các khó khăn trong thời của các ngài” (Evangelii Gaudium, 263). Chúng ta hãy gạt sang một bên tất cả những thứ gì “bám chặt” vào chúng ta trên đường đi và làm chúng ta khó tiến về phía trước. Chúng ta biết rằng một số cơ cấu và não trạng giáo hội có thể cản trở các nỗ lực truyền giảng Tin Mừng. Tuy nhiên, ngay cả các cơ cấu tốt lành cũng chỉ hữu ích khi có một cuộc sống liên tục thúc đẩy, duy trì và đánh giá cao chúng. Cuối cùng, nếu không có cuộc sống mới và tinh thần Tin Mừng, không có lòng “trung thành của Giáo hội với ơn gọi riêng của mình, bất cứ cơ cấu mới nào cũng sẽ sớm chứng tỏ là không hữu hiệu (x. Ibid., 26) và làm ta sao lãng thừa tác vụ quan trọng là cầu nguyện và cầu bầu của chúng ta. Đôi khi điều này có thể giúp chúng ta một quan điểm khi xử lý các phương pháp năng nổ mặc dù không khôn ngoan bề ngoài có vẻ thành công đấy, nhưng cung cấp rất ít về cách sống.
Khi chúng ta suy ngẫm về sự tiến bộ truyền giáo ở những vùng đất này, một trong những bài học đầu tiên chúng ta học được là tin vào việc biết rằng chính Chúa Thánh Thần đi trước chúng ta và tập hợp chúng ta lại với nhau. Chúa Thánh Thần là người đầu tiên mời Giáo hội đi đến tất cả những nơi hình thành ra những câu chuyện và mô hình mới, đem lời của Chúa Giêsu vào tận đáy linh hồn các thành phố và nền văn hóa của chúng ta (x. Evangelii Gaudium, 74). Chúng ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần đến trước các nhà truyền giáo và ở lại với họ. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần nâng đỡ và thúc đẩy các Tông đồ và vô số nhà truyền giáo không coi thường bất cứ vùng đất, con người, nền văn hóa hay tình huống nào. Họ không tìm những nơi “bảo đảm thành công”; ngược lại, “bảo đảm” của họ hệ ở việc chắc chắn rằng không ai hay nền văn hóa nào là tiên thiên không thể nhận được hạt giống của sự sống, của hạnh phúc và trên hết của tình bạn, mà Chúa muốn gieo nơi họ. Họ không mong đợi một nền văn hóa xa lạ để dễ dàng tiếp nhận Tin Mừng; đúng hơn, họ lao đầu vào những thực tại mới mẻ này, tin chắc vào vẻ đẹp mà họ là người mang theo. Mọi sự sống đều có giá trị trong tầm mắt của Thầy Chí Thánh. Họ đã táo bạo và can đảm vì họ biết rằng đầu tiên, Tin Mừng là một quà phúc để chia sẻ với mọi người: chia sẻ giữa mọi người, các luật sĩ, các tội nhân, người thu thuế, gái mãi dâm. Với và cho mọi tội nhân, lúc đó và bây giờ. Tôi thích nhận xét rằng, ngay cả trước khi sự việc cần được làm hoặc dự án cần được thực hiện, truyền giáo đòi hỏi phải trau dồi ánh mắt và khứu giác. Truyền giáo kêu gọi phải có mối quan tâm của người cha và người mẹ bởi vì con chiên chỉ bị mất khi người chăn để mặc nó bị mất, chứ không trước đó. Ba tháng trước đây, tôi có tiếp một nhà truyền giáo người Pháp tới thăm; vị này đã làm việc bốn mươi năm ở phía bắc Thái Lan, giữa các bộ lạc. Ngài đi cùng một nhóm gồm hai mươi hoặc hai mươi lăm người, tất cả đều là các bà mẹ, và ông bố, những người trẻ, không quá hai mươi lăm tuổi. Chính ngài đã rửa tội cho họ, thế hệ đầu tiên, và bây giờ ngài rửa tội cho con cái của họ. Người ta có thể nghĩ: ông đã hiến cuộc sống của ông cho năm mươi hoặc một trăm người. Nhưng đó là hạt giống, và Thiên Chúa ban cho ngài niềm an ủi được rửa tội cho con cái của những người đầu tiên ngài rửa tội. Nói một cách đơn giản, ngài cảm nghiệm những người bản địa từ phía bắc Thái Lan ấy như một nguồn của cải để truyền giảng Tin Mừng. Ngài không bỏ cuộc đối với những con chiên đó; ngài nhận họ vào trách nhiệm của ngài.
Một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của việc truyền giảng Tin Mừng là chúng ta nhận ra rằng sứ mạng được Giáo hội giao phó cho chúng ta không chỉ hệ ở việc loan báo Tin Mừng mà còn ở việc học cách tin vào Tin Mừng. Có bao nhiêu người - đôi khi chúng ta công bố, trong những giờ phút bị cám dỗ - công bố Tin Mừng, nhưng chúng ta không tin Tin Mừng, không để cho mình được nó nắm giữ và biến đổi. Điều này có nghĩa phải sống và bước đi trong ánh sáng của lời Chúa, lời mà chúng ta có trách nhiệm công bố. Chúng ta nên ghi nhớ lời lẽ của Thánh Phaolô VI: “Giáo Hội là một nhà truyền giảng Tin Mừng, nhưng Giáo Hội bắt đầu bằng việc tự truyền giảng Tin Mừng cho mình. Giáo Hội là cộng đồng của những người tin, cộng đồng của niềm hy vọng được sống và được truyền đạt, cộng đồng của tình yêu anh em, và Giáo Hội cần lắng nghe không ngừng những gì Giáo Hội phải tin, các lý do khiến Giáo Hội hy vọng, điều răn mới phải yêu thương” (Evangelii Nuntiandi, 15). Nhờ cách này, Giáo hội đi vào cuộc hoán cải - công bố đầy năng động đòi hỏi nơi từng môn đệ. Được Chúa thanh tẩy, Giáo Hội trở nên nhân chứng do ơn gọi. Một Giáo hội lên đường, không ngại ra đường phố và giáp mặt với cuộc sống của những người được giao phó cho mình chăm sóc, là một Giáo hội có thể mở lòng ra với Chúa một cách khiêm nhường. Với Chúa, Giáo Hội có thể cảm nghiệm sự kỳ diệu, sự lạ lùng, của cuộc phiêu lưu truyền giáo mà không cần, có ý thức hay vô thức, trước nhất tìm kiếm hoặc chiếm giữ bất cứ vị trí ưu tú nào có thể. Chúng tôi đã có thể học hỏi đến bao nhiêu từ các hiền huynh, những người chỉ là thiểu số ở nhiều quốc gia hoặc khu vực của các hiền huynh, và đôi khi bị làm ngơ hoặc bị cản trở hoặc bị bách hại, nhưng vẫn không để mình bị cuốn hút hoặc sa đọa bởi mặc cảm tự ti hoặc phàn nàn rằng các hiền huynh không được nhìn nhận thích đáng! Hãy tiến lên phía trước: hãy công bố, gieo hạt, cầu nguyện và chờ đợi. Và các hiền huynh sẽ không đánh mất niềm vui của các hiền huynh!
Các hiền huynh thân mến, “trong hợp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta tìm kiếm những gì Người tìm kiếm và chúng ta yêu những gì Người yêu thương” (Evangelii Gaudium, 267). Chúng ta đừng ngại biến các ưu tiên của Người thành ưu tiên của chúng ta. Các hiền huynh nhận thức rõ rằng Giáo Hội của các hiền huynh là một Giáo hội nhỏ bé về số lượng và tài nguyên, nhưng đầy nhiệt huyết và háo hức muốn trở thành khí cụ sống động cho mối quan tâm yêu thương của Chúa đối với tất cả người dân trong thị trấn và thành phố của các hiền huynh (x. Lumen Gentium, 1). Cam kết của các hiền huynh để thúc đẩy tính sinh hoa trái của Tin Mừng bằng cách công bố sơ truyền (kerygma) bằng việc làm và lời nói trong các lĩnh vực khác nhau nơi các Kitô hữu có mặt là một hình thức làm chứng nổi bật.
Một Giáo hội truyền giáo biết rằng thông điệp tốt nhất của nó là sự sẵn sàng để được biến đổi bởi lời ban sự sống, làm cho việc phục vụ trở thành dấu ấn của nó. Chúng ta không phải là những người điều khiển việc truyền giáo, và càng không phải là những người làm chủ các kế hoạch và chiến lược của chúng ta. Chúa Thánh Thần là nhân vật chủ đạo thực sự; Người thúc đẩy chúng ta, như những tội nhân đã được tha thứ; Người liên tục sai chúng ta ra đi để chia sẻ kho báu đựng trong các bình bằng đất (xem 2 Cr 4: 7). Chúng ta đã được Chúa Thánh Thần biến đổi để biến đổi bất cứ nơi nào chúng ta được đặt vào. Phúc tử đạo của cam kết hàng ngày và thường im lặng sẽ mang lại những hoa trái mà dân tộc các hiền huynh đang cần.
Điều này thúc đẩy chúng ta khai triển một nền linh đạo chuyên biệt. Mục tử là người, trước nhất, yêu thương dân mình cách sâu sắc và biết những phong cách riêng, điểm yếu và điểm mạnh của họ. Truyền giáo vừa là một niềm đam mê đối với Chúa Giêsu Kitô vừa là một niềm đam mê đối với dân tộc của mình. Khi chúng ta đứng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh, chúng ta thấy chiều sâu của tình yêu của Người, một tình yêu nâng cao và nâng đỡ chúng ta, nhưng đồng thời, trừ khi chúng ta mù, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng ánh mắt của Chúa Giêsu, bừng cháy yêu thương, mở rộng để ôm lấy toàn thể Dân Người (x. Evangelii Gaudium, 268).
Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta cũng là một phần của dân này; chúng ta không phải là chủ nhân ông, chúng ta là một phần của dân; chúng ta được chọn làm người đầy tớ, không phải là chủ nhân ông hay quản trị viên. Điều này có nghĩa chúng ta phải đồng hành với những người chúng ta phục vụ một cách kiên nhẫn và nhân từ, lắng nghe họ, tôn trọng phẩm giá của họ, luôn cổ vũ và qúy giá các sáng kiến tông đồ của họ. Chúng ta đừng quên sự kiện này nhiều vùng đất của các hiền huynh đã được truyền giảng tin mừng bởi các tín hữu giáo dân.
Chúng ta đừng giáo sĩ hóa việc truyền giáo của chúng ta, xin vui lòng đừng, và càng không nên giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân. Những giáo dân này đã có thể nói được thổ ngữ của dân tộc họ, một việc thực thi đơn giản và trực tiếp việc hội nhập văn hóa, không phải là lý thuyết hay ý thức hệ, mà là kết quả của lòng nhiệt thành muốn chia sẻ Chúa Kitô của họ. Dân thánh và trung thành của Thiên Chúa sở hữu việc xức dầu của Chúa Thánh Thần, điều mà chúng ta được mời gọi phải nhìn nhận, quý trọng và mở rộng. Chúng ta đừng bao giờ đánh mất ân sủng biết nhìn thấy Chúa đang làm việc giữa dân của Người, như Người đã làm trong quá khứ, cũng như Người đang làm bây giờ và còn tiếp tục làm như thế mãi. Một hình ảnh xuất hiện trong đầu không có trong chương trình của chúng ta, nhưng...: cậu bé Samuel thức dậy vào ban đêm. Chúa kính trọng vị linh mục cao tuổi, có tính nết hơi yếu đuối, Người để cụ tiếp tục nhiệm vụ, nhưng Người không nói chuyện với cụ. Người nói chuyện với một cậu bé, một người trong dân.
Một cách đặc biệt, tôi khuyến khích chư huynh luôn mở rộng cửa cho các linh mục của chư huynh. Cánh cửa và trái tim. Xin cho chúng ta luôn nhớ rằng người hàng xóm gần nhất của giám mục là linh mục. Hãy gần gũi với các linh mục của chư huynh, lắng nghe họ và tìm cách đồng hành với họ trong mọi tình huống, nhất là khi chư huynh thấy họ nản lòng hoặc tờ ơ, vốn là điều tồi tệ nhất trong những cám dỗ của ma quỷ. Sự thờ ơ, tuyệt vọng. Hãy làm như vậy không phải với tư cách phán quan mà như những người cha, không như những quản trị viên triển khai họ, mà như những người anh em lớn tuổi thực thụ. Hãy tạo bầu không khí tin cậy để đối thoại trung thực, đối thoại cởi mở; hãy tìm kiếm và cầu xin ân sủng để tỏ bầy cùng một lòng kiên nhẫn với họ mà Chúa, người có lòng kiên nhẫn rất lớn, đã tỏ bầy với mỗi chúng ta, và đó là mộtviệc tuyệt vời, rất tuyệt vời.
Các chư huynh thân mến, tôi biết rằng có nhiều vấn đề chư huynh phải đối diện trong cộng đồng của chư huynh, cả hàng ngày lẫn khi chư huynh nhìn về tương lai. Xin cho chúng ta không bao giờ quên sự kiện này trong một tương lai thường không chắc chắn đó, chính Chúa là Đấng sẽ tới mang theo sức mạnh phục sinh để biến mọi vết thương thành một suối nguồn sự sống. Chúng ta hãy nhìn về tương lai với sự tin chắc rằng chúng ta không cô đơn, chúng ta không hành trình một mình; Chúa ở đó, chờ đợi chúng ta và mời gọi chúng ta nhận ra Người trên hết trong việc bẻ bánh.
Chúng ta hãy xin sự bầu cử của Chân phước Nicholas và của tất cả các vị thánh truyền giáo, để dân chúng ta có thể được đổi mới với cùng một sự xức dầu đó.
Vì sự hiện diện của nhiều Giám mục từ Châu Á, tôi mượn cơ hội này để mở rộng phước lành và tình âu yếm của tôi đến tất cả các cộng đồng của chư huynh và, một cách đặc biệt, đến người bệnh và tất cả những ai đang gặp khó khăn. Cầu xin Chúa ban phước, chăm sóc và luôn đồng hành cùng anh chị em. Và chư huynh, xin Người nắm tay chư huynh; và xin chư huynh để cho mình được Chúa nắm tay, và đừng tìm kiếm những bàn tay khác.
Và xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi và yêu cầu các cộng đồng của chư huynh cũng làm như vậy, vì mọi điều tôi nói với chư huynh, tôi cũng cần nói với chính mình.
Cảm ơn chư huynh ơn nhiều.
Tôi cảm ơn Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij vì những lời giới thiệu và chào mừng tốt đẹp của ngài. Tôi rất vui khi được ở bên các hiền huynh và chia sẻ, dù ngắn gọn, những niềm vui và hy vọng của các hiền huynh, những dự án và ước mơ của các hiền huynh, nhưng cũng là những thách thức mà các hiền huynh phải đối mặt với tư cách là mục tử của dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa. Cảm ơn các hiền huynh vì cuộc nghinh đón huynh đệ của các hiền huynh.
Cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay diễn ra tại Đền thờ Chân phúc Nicholas Bunkerd Kitbamrung, người đã hiến cả cuộc đời của ngài để truyền giảng tin mừng và dạy giáo lý, đào tạo các môn đệ của Chúa, chủ yếu ở đây tại Thái Lan và cũng là một phần của Việt Nam và dọc biên giới với Lào, và đã đội triều thiên cho việc làm chứng cho Chúa Kitô của mình bằng phúc tử đạo. Chúng ta hãy đặt cuộc gặp gỡ của chúng ta dưới ánh mắt quan tâm của ngài, để tấm gương của ngài truyền cảm hứng cho chúng ta với lòng nhiệt thành tuyệt vời cho công việc truyền giảng tin mừng trong mọi Giáo hội địa phương của Châu Á, để chúng ta ngày càng trở thành các môn đệ truyền giáo của Chúa, giúp Tin mừng của Người lan rộng như dầu thơm tỏa khắp lục địa vĩ đại và xinh đẹp này.
Tôi nhận ra rằng các hiền huynh đang lên kế hoạch cho Đại hội đồng Liên đoàn các Giám mục Châu Á năm 2020, một đại hội sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Đây là một dịp thích hợp để viếng thăm lại “những ngôi đền” đó, nơi những gốc rễ truyền giáo, vốn để lại dấu ấn của chúng trên những vùng đất này, đã được bảo tồn, một dịp để được Chúa Thánh Thần hướng dẫn theo các bước chân của tình yêu ban đầu của chúng ta, và là một dịp để chào đón một cách can đảm, một cách dũng cảm, một tương lai mà chính các hiền huynh phải giúp khai triển và tạo ra. Nhờ cách này, cả Giáo hội lẫn xã hội ở Châu Á sẽ được hưởng lợi ích từ việc nối vòng tay lớn truyền giáo đổi mới và chia sẻ. Trong tình yêu với Chúa Kitô và khả năng đem người khác đến chung chia cùng một tình yêu đó.
Các hiền huynh đang sống giữa một lục địa đa văn hóa và đa tôn giáo, với vẻ đẹp và sự phong phú tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn bởi nghèo đói và bóc lột ở nhiều bình diện khác nhau. Những tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng có thể mở ra những khả thể to lớn giúp cuộc sống dễ dàng hơn nhưng có thể dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tiêu thụ và duy vật chất, nhất là nơi giới trẻ. Các hiền huynh đã tự mang vào mình các mối quan tâm của dân tộc: tai họa của ma túy và buôn bán người, chăm sóc số lượng lớn các di dân và người tị nạn, điều kiện làm việc tồi tệ và sự bóc lột nơi nhiều người lao động, cũng như sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội giữa người giàu và người nghèo.
Giữa những căng thẳng này là người mục tử biết tranh đấu và làm môi giới với nhân dân và cho nhân dân mình. Ký ức về các nhà truyền giáo đầu tiên từng đi trước chúng ta một cách can đảm, hân hoan và sức chịu đựng phi thường có thể giúp chúng ta nắm vững tình hình và nhiệm vụ hiện tại của chúng ta từ một quan điểm có tính biến đổi rộng lớn hơn nhiều. Đầu tiên, ký ức đó giải phóng chúng ta khỏi niềm tin cho rằng thời đã qua luôn thuận lợi hoặc tốt hơn cho việc loan báo Tin Mừng. Nó cũng giúp chúng ta tránh việc núp phía sau những cuộc thảo luận vô bổ và những cách suy nghĩ cuối cùng khiến chúng ta tự quay vào chính mình, làm tê liệt bất cứ loại hành động nào. “Chúng ta hãy học hỏi từ các vị thánh đã đi trước chúng ta, những vị đã đương đầu với các khó khăn trong thời của các ngài” (Evangelii Gaudium, 263). Chúng ta hãy gạt sang một bên tất cả những thứ gì “bám chặt” vào chúng ta trên đường đi và làm chúng ta khó tiến về phía trước. Chúng ta biết rằng một số cơ cấu và não trạng giáo hội có thể cản trở các nỗ lực truyền giảng Tin Mừng. Tuy nhiên, ngay cả các cơ cấu tốt lành cũng chỉ hữu ích khi có một cuộc sống liên tục thúc đẩy, duy trì và đánh giá cao chúng. Cuối cùng, nếu không có cuộc sống mới và tinh thần Tin Mừng, không có lòng “trung thành của Giáo hội với ơn gọi riêng của mình, bất cứ cơ cấu mới nào cũng sẽ sớm chứng tỏ là không hữu hiệu (x. Ibid., 26) và làm ta sao lãng thừa tác vụ quan trọng là cầu nguyện và cầu bầu của chúng ta. Đôi khi điều này có thể giúp chúng ta một quan điểm khi xử lý các phương pháp năng nổ mặc dù không khôn ngoan bề ngoài có vẻ thành công đấy, nhưng cung cấp rất ít về cách sống.
Khi chúng ta suy ngẫm về sự tiến bộ truyền giáo ở những vùng đất này, một trong những bài học đầu tiên chúng ta học được là tin vào việc biết rằng chính Chúa Thánh Thần đi trước chúng ta và tập hợp chúng ta lại với nhau. Chúa Thánh Thần là người đầu tiên mời Giáo hội đi đến tất cả những nơi hình thành ra những câu chuyện và mô hình mới, đem lời của Chúa Giêsu vào tận đáy linh hồn các thành phố và nền văn hóa của chúng ta (x. Evangelii Gaudium, 74). Chúng ta đừng quên rằng Chúa Thánh Thần đến trước các nhà truyền giáo và ở lại với họ. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần nâng đỡ và thúc đẩy các Tông đồ và vô số nhà truyền giáo không coi thường bất cứ vùng đất, con người, nền văn hóa hay tình huống nào. Họ không tìm những nơi “bảo đảm thành công”; ngược lại, “bảo đảm” của họ hệ ở việc chắc chắn rằng không ai hay nền văn hóa nào là tiên thiên không thể nhận được hạt giống của sự sống, của hạnh phúc và trên hết của tình bạn, mà Chúa muốn gieo nơi họ. Họ không mong đợi một nền văn hóa xa lạ để dễ dàng tiếp nhận Tin Mừng; đúng hơn, họ lao đầu vào những thực tại mới mẻ này, tin chắc vào vẻ đẹp mà họ là người mang theo. Mọi sự sống đều có giá trị trong tầm mắt của Thầy Chí Thánh. Họ đã táo bạo và can đảm vì họ biết rằng đầu tiên, Tin Mừng là một quà phúc để chia sẻ với mọi người: chia sẻ giữa mọi người, các luật sĩ, các tội nhân, người thu thuế, gái mãi dâm. Với và cho mọi tội nhân, lúc đó và bây giờ. Tôi thích nhận xét rằng, ngay cả trước khi sự việc cần được làm hoặc dự án cần được thực hiện, truyền giáo đòi hỏi phải trau dồi ánh mắt và khứu giác. Truyền giáo kêu gọi phải có mối quan tâm của người cha và người mẹ bởi vì con chiên chỉ bị mất khi người chăn để mặc nó bị mất, chứ không trước đó. Ba tháng trước đây, tôi có tiếp một nhà truyền giáo người Pháp tới thăm; vị này đã làm việc bốn mươi năm ở phía bắc Thái Lan, giữa các bộ lạc. Ngài đi cùng một nhóm gồm hai mươi hoặc hai mươi lăm người, tất cả đều là các bà mẹ, và ông bố, những người trẻ, không quá hai mươi lăm tuổi. Chính ngài đã rửa tội cho họ, thế hệ đầu tiên, và bây giờ ngài rửa tội cho con cái của họ. Người ta có thể nghĩ: ông đã hiến cuộc sống của ông cho năm mươi hoặc một trăm người. Nhưng đó là hạt giống, và Thiên Chúa ban cho ngài niềm an ủi được rửa tội cho con cái của những người đầu tiên ngài rửa tội. Nói một cách đơn giản, ngài cảm nghiệm những người bản địa từ phía bắc Thái Lan ấy như một nguồn của cải để truyền giảng Tin Mừng. Ngài không bỏ cuộc đối với những con chiên đó; ngài nhận họ vào trách nhiệm của ngài.
Một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của việc truyền giảng Tin Mừng là chúng ta nhận ra rằng sứ mạng được Giáo hội giao phó cho chúng ta không chỉ hệ ở việc loan báo Tin Mừng mà còn ở việc học cách tin vào Tin Mừng. Có bao nhiêu người - đôi khi chúng ta công bố, trong những giờ phút bị cám dỗ - công bố Tin Mừng, nhưng chúng ta không tin Tin Mừng, không để cho mình được nó nắm giữ và biến đổi. Điều này có nghĩa phải sống và bước đi trong ánh sáng của lời Chúa, lời mà chúng ta có trách nhiệm công bố. Chúng ta nên ghi nhớ lời lẽ của Thánh Phaolô VI: “Giáo Hội là một nhà truyền giảng Tin Mừng, nhưng Giáo Hội bắt đầu bằng việc tự truyền giảng Tin Mừng cho mình. Giáo Hội là cộng đồng của những người tin, cộng đồng của niềm hy vọng được sống và được truyền đạt, cộng đồng của tình yêu anh em, và Giáo Hội cần lắng nghe không ngừng những gì Giáo Hội phải tin, các lý do khiến Giáo Hội hy vọng, điều răn mới phải yêu thương” (Evangelii Nuntiandi, 15). Nhờ cách này, Giáo hội đi vào cuộc hoán cải - công bố đầy năng động đòi hỏi nơi từng môn đệ. Được Chúa thanh tẩy, Giáo Hội trở nên nhân chứng do ơn gọi. Một Giáo hội lên đường, không ngại ra đường phố và giáp mặt với cuộc sống của những người được giao phó cho mình chăm sóc, là một Giáo hội có thể mở lòng ra với Chúa một cách khiêm nhường. Với Chúa, Giáo Hội có thể cảm nghiệm sự kỳ diệu, sự lạ lùng, của cuộc phiêu lưu truyền giáo mà không cần, có ý thức hay vô thức, trước nhất tìm kiếm hoặc chiếm giữ bất cứ vị trí ưu tú nào có thể. Chúng tôi đã có thể học hỏi đến bao nhiêu từ các hiền huynh, những người chỉ là thiểu số ở nhiều quốc gia hoặc khu vực của các hiền huynh, và đôi khi bị làm ngơ hoặc bị cản trở hoặc bị bách hại, nhưng vẫn không để mình bị cuốn hút hoặc sa đọa bởi mặc cảm tự ti hoặc phàn nàn rằng các hiền huynh không được nhìn nhận thích đáng! Hãy tiến lên phía trước: hãy công bố, gieo hạt, cầu nguyện và chờ đợi. Và các hiền huynh sẽ không đánh mất niềm vui của các hiền huynh!
Các hiền huynh thân mến, “trong hợp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta tìm kiếm những gì Người tìm kiếm và chúng ta yêu những gì Người yêu thương” (Evangelii Gaudium, 267). Chúng ta đừng ngại biến các ưu tiên của Người thành ưu tiên của chúng ta. Các hiền huynh nhận thức rõ rằng Giáo Hội của các hiền huynh là một Giáo hội nhỏ bé về số lượng và tài nguyên, nhưng đầy nhiệt huyết và háo hức muốn trở thành khí cụ sống động cho mối quan tâm yêu thương của Chúa đối với tất cả người dân trong thị trấn và thành phố của các hiền huynh (x. Lumen Gentium, 1). Cam kết của các hiền huynh để thúc đẩy tính sinh hoa trái của Tin Mừng bằng cách công bố sơ truyền (kerygma) bằng việc làm và lời nói trong các lĩnh vực khác nhau nơi các Kitô hữu có mặt là một hình thức làm chứng nổi bật.
Một Giáo hội truyền giáo biết rằng thông điệp tốt nhất của nó là sự sẵn sàng để được biến đổi bởi lời ban sự sống, làm cho việc phục vụ trở thành dấu ấn của nó. Chúng ta không phải là những người điều khiển việc truyền giáo, và càng không phải là những người làm chủ các kế hoạch và chiến lược của chúng ta. Chúa Thánh Thần là nhân vật chủ đạo thực sự; Người thúc đẩy chúng ta, như những tội nhân đã được tha thứ; Người liên tục sai chúng ta ra đi để chia sẻ kho báu đựng trong các bình bằng đất (xem 2 Cr 4: 7). Chúng ta đã được Chúa Thánh Thần biến đổi để biến đổi bất cứ nơi nào chúng ta được đặt vào. Phúc tử đạo của cam kết hàng ngày và thường im lặng sẽ mang lại những hoa trái mà dân tộc các hiền huynh đang cần.
Điều này thúc đẩy chúng ta khai triển một nền linh đạo chuyên biệt. Mục tử là người, trước nhất, yêu thương dân mình cách sâu sắc và biết những phong cách riêng, điểm yếu và điểm mạnh của họ. Truyền giáo vừa là một niềm đam mê đối với Chúa Giêsu Kitô vừa là một niềm đam mê đối với dân tộc của mình. Khi chúng ta đứng trước Chúa Giêsu bị đóng đinh, chúng ta thấy chiều sâu của tình yêu của Người, một tình yêu nâng cao và nâng đỡ chúng ta, nhưng đồng thời, trừ khi chúng ta mù, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng ánh mắt của Chúa Giêsu, bừng cháy yêu thương, mở rộng để ôm lấy toàn thể Dân Người (x. Evangelii Gaudium, 268).
Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta cũng là một phần của dân này; chúng ta không phải là chủ nhân ông, chúng ta là một phần của dân; chúng ta được chọn làm người đầy tớ, không phải là chủ nhân ông hay quản trị viên. Điều này có nghĩa chúng ta phải đồng hành với những người chúng ta phục vụ một cách kiên nhẫn và nhân từ, lắng nghe họ, tôn trọng phẩm giá của họ, luôn cổ vũ và qúy giá các sáng kiến tông đồ của họ. Chúng ta đừng quên sự kiện này nhiều vùng đất của các hiền huynh đã được truyền giảng tin mừng bởi các tín hữu giáo dân.
Chúng ta đừng giáo sĩ hóa việc truyền giáo của chúng ta, xin vui lòng đừng, và càng không nên giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân. Những giáo dân này đã có thể nói được thổ ngữ của dân tộc họ, một việc thực thi đơn giản và trực tiếp việc hội nhập văn hóa, không phải là lý thuyết hay ý thức hệ, mà là kết quả của lòng nhiệt thành muốn chia sẻ Chúa Kitô của họ. Dân thánh và trung thành của Thiên Chúa sở hữu việc xức dầu của Chúa Thánh Thần, điều mà chúng ta được mời gọi phải nhìn nhận, quý trọng và mở rộng. Chúng ta đừng bao giờ đánh mất ân sủng biết nhìn thấy Chúa đang làm việc giữa dân của Người, như Người đã làm trong quá khứ, cũng như Người đang làm bây giờ và còn tiếp tục làm như thế mãi. Một hình ảnh xuất hiện trong đầu không có trong chương trình của chúng ta, nhưng...: cậu bé Samuel thức dậy vào ban đêm. Chúa kính trọng vị linh mục cao tuổi, có tính nết hơi yếu đuối, Người để cụ tiếp tục nhiệm vụ, nhưng Người không nói chuyện với cụ. Người nói chuyện với một cậu bé, một người trong dân.
Một cách đặc biệt, tôi khuyến khích chư huynh luôn mở rộng cửa cho các linh mục của chư huynh. Cánh cửa và trái tim. Xin cho chúng ta luôn nhớ rằng người hàng xóm gần nhất của giám mục là linh mục. Hãy gần gũi với các linh mục của chư huynh, lắng nghe họ và tìm cách đồng hành với họ trong mọi tình huống, nhất là khi chư huynh thấy họ nản lòng hoặc tờ ơ, vốn là điều tồi tệ nhất trong những cám dỗ của ma quỷ. Sự thờ ơ, tuyệt vọng. Hãy làm như vậy không phải với tư cách phán quan mà như những người cha, không như những quản trị viên triển khai họ, mà như những người anh em lớn tuổi thực thụ. Hãy tạo bầu không khí tin cậy để đối thoại trung thực, đối thoại cởi mở; hãy tìm kiếm và cầu xin ân sủng để tỏ bầy cùng một lòng kiên nhẫn với họ mà Chúa, người có lòng kiên nhẫn rất lớn, đã tỏ bầy với mỗi chúng ta, và đó là mộtviệc tuyệt vời, rất tuyệt vời.
Các chư huynh thân mến, tôi biết rằng có nhiều vấn đề chư huynh phải đối diện trong cộng đồng của chư huynh, cả hàng ngày lẫn khi chư huynh nhìn về tương lai. Xin cho chúng ta không bao giờ quên sự kiện này trong một tương lai thường không chắc chắn đó, chính Chúa là Đấng sẽ tới mang theo sức mạnh phục sinh để biến mọi vết thương thành một suối nguồn sự sống. Chúng ta hãy nhìn về tương lai với sự tin chắc rằng chúng ta không cô đơn, chúng ta không hành trình một mình; Chúa ở đó, chờ đợi chúng ta và mời gọi chúng ta nhận ra Người trên hết trong việc bẻ bánh.
Chúng ta hãy xin sự bầu cử của Chân phước Nicholas và của tất cả các vị thánh truyền giáo, để dân chúng ta có thể được đổi mới với cùng một sự xức dầu đó.
Vì sự hiện diện của nhiều Giám mục từ Châu Á, tôi mượn cơ hội này để mở rộng phước lành và tình âu yếm của tôi đến tất cả các cộng đồng của chư huynh và, một cách đặc biệt, đến người bệnh và tất cả những ai đang gặp khó khăn. Cầu xin Chúa ban phước, chăm sóc và luôn đồng hành cùng anh chị em. Và chư huynh, xin Người nắm tay chư huynh; và xin chư huynh để cho mình được Chúa nắm tay, và đừng tìm kiếm những bàn tay khác.
Và xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi và yêu cầu các cộng đồng của chư huynh cũng làm như vậy, vì mọi điều tôi nói với chư huynh, tôi cũng cần nói với chính mình.
Cảm ơn chư huynh ơn nhiều.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét