Chuyến tông du thứ 32 của Đức Thánh Cha: Giới thiệu đất nước và Giáo Hội Nhật
Tổng quát
Nhật Bản là một đảo quốc nằm trên Thái Bình Dương, ở vùng Đông Á gồm khoảng 6,852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Năm hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế.
Với tổng diện tích 377,915 km2, Nhật Bản đứng thứ 63 trên thế giới về mặt diện tích. Dân số khoảng là 127,700,000 người, xếp thứ 10 trên thế giới.
Người Nhật chiếm khoảng 98.1% tổng dân số. Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất. Trong khi đó, Trung Quốc, Hương Cảng, Nhật Bản là những nước có tỷ lệ cao nhất những người xưng mình là vô thần.
Xét về chỉ số thu nhập quốc dân GDP, quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới và đứng hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù không có quyền tuyên chiến, Nhật Bản có một lực lượng quân đội hiện đại với ngân sách cao thứ tám thế giới. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và chỉ số phát triển nhân văn rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất Á châu.
Lịch sử cận đại
Lịch sử cận đại của Nhật nổi bật với thời kỳ bế quan tỏa cảng và bách hại các tín hữu Kitô dưới thời Mạc phủ Tokugawa vào thế kỷ thứ 17; sau đó là thời kỳ mở cửa; rồi đến chiến tranh thế giới lần thứ hai; và sự hồi sinh mạnh mẽ sau chiến tranh.
26 vị tử đạo đã bị đóng đinh vào thập giá ngày 5 tháng Hai, 1597 tại Nagasaki. 26 vị này được giáo sử ghi nhận là các vị tử đạo tiên khởi tại Nhật và đã được Đức Giáo Hoàng Urbanô thứ Tám tuyên thánh ngày 14 tháng 9, 1627.
Năm 1867, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín tuyên thánh cho 205 vị tử đạo Nhật Bản. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh cho 18 vị khác trong hai năm 1987 và 1989.
Ngày 24 tháng 11, 2008 Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 lại tuyên thánh thêm cho 188 vị.
Ngoài ra còn nhiều vị tử đạo khác Giáo Hội chưa có điều kiện biết đến.
Giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Nhật hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Trong thời kỳ này, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Với sức mạnh này, Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, xâm lược Triều Tiên, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Đồng Minh. Do ở bên chiến thắng, Nhật Bản chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.
Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã. Dựa vào lực lượng quân đội có trình độ hiện đại, trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, Nhật Bản dần thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài.
Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán, tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, do đó kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển.
Chính trị
Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực của Nhật hoàng vì vậy rất hạn chế. Đương kim Nhật hoàng, người sẽ tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô là Naruhito. Theo hiến pháp, Nhật hoàng được quy định là một “biểu tượng của Quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc” mang tính hình thức lễ nghi. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra. Thủ tướng hiện nay của Nhật là Ông Shinzō Abe. Ông đã đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2012 đến nay.
Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội lưỡng viện, trong đó Hạ viện có 480 ghế, được cử tri bầu mỗi bốn năm hoặc sau khi bị giải tán, và Thượng viện có 242 ghế, được cử tri bầu mỗi sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên.
Thủ tướng Nhật Bản là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Nhật hoàng sắc phong. Thông thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm các vị Bộ trưởng. Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012, ông Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 đến nay và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Nhật hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Nhật hoàng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.
Giáo Hội tại Nhật Bản
Nhật Bản có 440,893 người Công Giáo tính đến năm 2018, theo số liệu thống kê của Giáo Hội Công Giáo tại Nhật Bản được công bố vào tháng 7 năm nay bởi Hội đồng Giám mục Công Giáo Nhật Bản. Như thế, người Công Giáo chiếm 0.3 phần trăm dân số quốc gia khoảng 127.700.000.
Tuy nhiên, con số thống kê này có thể là sai lệch, số người Công Giáo có thể gấp đôi con số này. Số liệu thống kê chính thức chỉ bao gồm những người ghi danh tại các giáo xứ.
Trong thực tế, có nhiều người Công Giáo không ghi danh. Hầu hết những người này không phải là người Nhật, và trong 16 giáo phận của Nhật có nhiều giáo phận số người Công Giáo không phải người Nhật đông hơn người bản xứ.
Hầu hết những người không ghi danh đến từ các quốc gia nơi việc ghi danh tại các giáo xứ như thế không phải là thông lệ. Nhiều người đang ở lại Nhật Bản bất hợp pháp, và miễn cưỡng ghi danh ở bất cứ nơi nào vì không muốn để lại một dấu vết nào khiến các cơ quan di trú hoặc cảnh sát có thể tìm ra họ.
Người Công Giáo sống nhiều nhất ở khu vực đô thị của Tokyo, cũng là trung tâm dân số của đất nước. Ngày nay, Tokyo là đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 37 triệu cư dân, hơn một phần tư dân số Nhật Bản.
Ba giáo phận trong các khu vực đô thị là Tokyo, Yokohama và Saitama, có dân số Công Giáo ghi danh là 174,878. Trong số đó, 97,656 sống trong tổng giáo phận Tokyo.
Dân số Công Giáo lớn nhất tiếp theo là ở Kyushu, quê hương của những người Công Giáo thầm lặng, là những người đã truyền lại đức tin cho con cháu trong thời kỳ Kitô giáo bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, tức là từ năm 1639 đến năm 1873. Trên Kyushu, một trong 5 hòn đảo chính của Nhật, có bốn giáo phận với tổng số người Công Giáo là 106,203. Trong đó, riêng tổng giáo phận Nagasaki có 60.933 tín hữu.
Xu hướng dân số Công Giáo trong hơn 10 năm qua cho thấy có sự suy giảm đều đặn hàng năm. Chỉ tính trên số các tín hữu ghi danh chính thức, năm 2008, có 447,886 người Công Giáo. Năm 2018 chỉ còn 440,893.
Trong năm 2018, số người trưởng thành được rửa tội vượt quá số trẻ sơ sinh được rửa tội. Hiện tượng này đã xảy ra kể từ ít nhất là năm 2006, ngoại trừ năm 2008, khi số trẻ sơ sinh đông hơn người lớn. Năm 2018, có 2,689 người lớn được rửa tội, trong đó riêng tại Tokyo có 792 người. Số trẻ sơ sinh được rửa tội trên toàn quốc là 2,329, trong đó tại Tokyo là đông nhất với 438 em.
Nhật Bản có 1,366 giám mục, linh mục và phó tế. Trong đó có 529 người không phải người Nhật. Vào cuối năm 2018, có 74 đại chủng sinh, trong đó 31 vị thuộc các giáo phận.
Giáo Hội Công Giáo sở hữu 19 trường Đại Học, 25 trường Cao Đẳng và Dạy Nghề, 248 trường Trung Học và Tiểu Học và 508 trường mẫu giáo.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019>
Lúc 9g sáng sẽ có nghi thức từ biệt tại Terminal 2 của sân bay Bangkok và lúc 9:30 máy bay sẽ cất cánh đưa ngài sang Tokyo.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Tokyo-Haneda lúc 17:40 sau 6 giờ 10 phút bay. Tại đây sẽ có nghi thức tiếp đón chính thức. Ngay sau đó, ngài sẽ gặp các giám mục Nhật Bản tại Toà Sứ thần.
Ngày 24/11, từ Tokyo, Đức Thánh Cha sẽ bay đến hai thành phố Nagasaki và Hiroshima: buổi sáng tại công viên Hypocenter của Nagasaki với sứ điệp về vũ khí hạt nhân. Lúc 2g chiều Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại sân vân động bóng chày của thành phố Nagasaki. Sau đó, lúc 16:35, Đức Thánh Cha sẽ bay đến Hiroshima để có cuộc gặp gỡ về hoà bình. Kết thúc cuộc gặp gỡ, lúc 20:25 Đức Thánh Cha lên máy bay trở về Tokyo.
Ngày 25/11, buổi sáng Đức Thánh Cha gặp các nạn nhân của ba tai ương động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử năm 2011. Sau đó, Đức Thánh Cha có cuộc gặp riêng với Nhật Hoàng, và kết thúc buổi sáng với cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Nhà thờ chính toà Đức Maria. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome vào lúc 16g. Sau khi thánh lễ kết thúc, Đức Thánh Cha có cuộc gặp với thủ tướng, và sau đó với chính quyền và ngoại giao đoàn tại lâu đài Kantei.
Ngày 26/11, lúc 7g45, Đức Thánh Cha có thánh lễ riêng buổi sáng với các tu sĩ Dòng Tên tại nhà nguyện của đại học Sophia và điểm tâm với học viện Massimo cũng trong đại học Sophia. Sau đó, lúc 9g40, Đức Thánh Cha sẽ thăm các linh mục đau yếu và lớn tuổi trong đại học Sophia. Cuối cùng, ngài gặp gỡ các giáo sư và sinh viên của đại học Sophia với một bài huấn dụ dành cho những người tham dự.
Trưa ngày 26/11, lúc 11:35, Đức Thánh Cha sẽ bay từ sân bay Tokyo-Haneda trở về Roma sau 14 giờ bay. Kết thúc 8 ngày viếng thăm hai nước Thái Lan và Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc nằm trên Thái Bình Dương, ở vùng Đông Á gồm khoảng 6,852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Năm hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế.
Với tổng diện tích 377,915 km2, Nhật Bản đứng thứ 63 trên thế giới về mặt diện tích. Dân số khoảng là 127,700,000 người, xếp thứ 10 trên thế giới.
Người Nhật chiếm khoảng 98.1% tổng dân số. Năm 2015, viện Gallup hợp tác với tổ hợp thăm dò dư luận WIN đã phỏng vấn 64,000 người trên thế giới về quan điểm tôn giáo và việc thực hành niềm tin tôn giáo của họ. Kết luận được đưa ra cho thấy Thái Lan, nơi Phật Giáo chiếm đa số; và Armenia nơi Kitô Giáo chiếm đa số là hai quốc gia sùng đạo nhất. Trong khi đó, Trung Quốc, Hương Cảng, Nhật Bản là những nước có tỷ lệ cao nhất những người xưng mình là vô thần.
Xét về chỉ số thu nhập quốc dân GDP, quốc gia này có nền kinh tế đứng hạng ba thế giới và đứng hạng tư hành tinh cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Mặc dù không có quyền tuyên chiến, Nhật Bản có một lực lượng quân đội hiện đại với ngân sách cao thứ tám thế giới. Nhật Bản là một nước phát triển với mức sống và chỉ số phát triển nhân văn rất cao, trong đó người dân được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng ba trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, và vinh dự có số người đoạt giải Nobel nhiều nhất Á châu.
Lịch sử cận đại
Lịch sử cận đại của Nhật nổi bật với thời kỳ bế quan tỏa cảng và bách hại các tín hữu Kitô dưới thời Mạc phủ Tokugawa vào thế kỷ thứ 17; sau đó là thời kỳ mở cửa; rồi đến chiến tranh thế giới lần thứ hai; và sự hồi sinh mạnh mẽ sau chiến tranh.
26 vị tử đạo đã bị đóng đinh vào thập giá ngày 5 tháng Hai, 1597 tại Nagasaki. 26 vị này được giáo sử ghi nhận là các vị tử đạo tiên khởi tại Nhật và đã được Đức Giáo Hoàng Urbanô thứ Tám tuyên thánh ngày 14 tháng 9, 1627.
Năm 1867, Đức Giáo Hoàng Piô thứ Chín tuyên thánh cho 205 vị tử đạo Nhật Bản. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh cho 18 vị khác trong hai năm 1987 và 1989.
Ngày 24 tháng 11, 2008 Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 lại tuyên thánh thêm cho 188 vị.
Ngoài ra còn nhiều vị tử đạo khác Giáo Hội chưa có điều kiện biết đến.
Giữa thế kỷ XIX, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Nhật hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Trong thời kỳ này, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á. Với sức mạnh này, Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, xâm lược Triều Tiên, đánh bại nhà Thanh, đế quốc Nga trong Chiến tranh Thanh-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, trở thành nước đế quốc có thế lực ngang hàng với các cường quốc ở châu Âu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe Đồng Minh. Do ở bên chiến thắng, Nhật Bản chiếm thêm được một số thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.
Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, quân phiệt Nhật đứng về phe Trục với Ý và Đức Quốc xã. Dựa vào lực lượng quân đội có trình độ hiện đại, trong giai đoạn đầu chiến tranh, Nhật Bản liên tiếp đánh bại quân Anh-Mỹ. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau, Nhật Bản dần thất thế. Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài.
Sau chiến tranh, do quân đội đã bị giải tán, tất cả thuộc địa cũng bị mất, Nhật tập trung phát triển kinh tế. Tuy cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng, nhưng tiềm lực công nghệ và nhân lực của Nhật vẫn còn khá nguyên vẹn, do đó kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng từ năm 1955 tới năm 1970. Cuối thập niên 1970, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản phát triển.
Chính trị
Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực của Nhật hoàng vì vậy rất hạn chế. Đương kim Nhật hoàng, người sẽ tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô là Naruhito. Theo hiến pháp, Nhật hoàng được quy định là một “biểu tượng của Quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc” mang tính hình thức lễ nghi. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra. Thủ tướng hiện nay của Nhật là Ông Shinzō Abe. Ông đã đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2012 đến nay.
Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội lưỡng viện, trong đó Hạ viện có 480 ghế, được cử tri bầu mỗi bốn năm hoặc sau khi bị giải tán, và Thượng viện có 242 ghế, được cử tri bầu mỗi sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên.
Thủ tướng Nhật Bản là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Nhật hoàng sắc phong. Thông thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm các vị Bộ trưởng. Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012, ông Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 đến nay và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Nhật hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Nhật hoàng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.
Giáo Hội tại Nhật Bản
Nhật Bản có 440,893 người Công Giáo tính đến năm 2018, theo số liệu thống kê của Giáo Hội Công Giáo tại Nhật Bản được công bố vào tháng 7 năm nay bởi Hội đồng Giám mục Công Giáo Nhật Bản. Như thế, người Công Giáo chiếm 0.3 phần trăm dân số quốc gia khoảng 127.700.000.
Tuy nhiên, con số thống kê này có thể là sai lệch, số người Công Giáo có thể gấp đôi con số này. Số liệu thống kê chính thức chỉ bao gồm những người ghi danh tại các giáo xứ.
Trong thực tế, có nhiều người Công Giáo không ghi danh. Hầu hết những người này không phải là người Nhật, và trong 16 giáo phận của Nhật có nhiều giáo phận số người Công Giáo không phải người Nhật đông hơn người bản xứ.
Hầu hết những người không ghi danh đến từ các quốc gia nơi việc ghi danh tại các giáo xứ như thế không phải là thông lệ. Nhiều người đang ở lại Nhật Bản bất hợp pháp, và miễn cưỡng ghi danh ở bất cứ nơi nào vì không muốn để lại một dấu vết nào khiến các cơ quan di trú hoặc cảnh sát có thể tìm ra họ.
Người Công Giáo sống nhiều nhất ở khu vực đô thị của Tokyo, cũng là trung tâm dân số của đất nước. Ngày nay, Tokyo là đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 37 triệu cư dân, hơn một phần tư dân số Nhật Bản.
Ba giáo phận trong các khu vực đô thị là Tokyo, Yokohama và Saitama, có dân số Công Giáo ghi danh là 174,878. Trong số đó, 97,656 sống trong tổng giáo phận Tokyo.
Dân số Công Giáo lớn nhất tiếp theo là ở Kyushu, quê hương của những người Công Giáo thầm lặng, là những người đã truyền lại đức tin cho con cháu trong thời kỳ Kitô giáo bị chính thức đặt ra ngoài vòng pháp luật, tức là từ năm 1639 đến năm 1873. Trên Kyushu, một trong 5 hòn đảo chính của Nhật, có bốn giáo phận với tổng số người Công Giáo là 106,203. Trong đó, riêng tổng giáo phận Nagasaki có 60.933 tín hữu.
Xu hướng dân số Công Giáo trong hơn 10 năm qua cho thấy có sự suy giảm đều đặn hàng năm. Chỉ tính trên số các tín hữu ghi danh chính thức, năm 2008, có 447,886 người Công Giáo. Năm 2018 chỉ còn 440,893.
Trong năm 2018, số người trưởng thành được rửa tội vượt quá số trẻ sơ sinh được rửa tội. Hiện tượng này đã xảy ra kể từ ít nhất là năm 2006, ngoại trừ năm 2008, khi số trẻ sơ sinh đông hơn người lớn. Năm 2018, có 2,689 người lớn được rửa tội, trong đó riêng tại Tokyo có 792 người. Số trẻ sơ sinh được rửa tội trên toàn quốc là 2,329, trong đó tại Tokyo là đông nhất với 438 em.
Nhật Bản có 1,366 giám mục, linh mục và phó tế. Trong đó có 529 người không phải người Nhật. Vào cuối năm 2018, có 74 đại chủng sinh, trong đó 31 vị thuộc các giáo phận.
Giáo Hội Công Giáo sở hữu 19 trường Đại Học, 25 trường Cao Đẳng và Dạy Nghề, 248 trường Trung Học và Tiểu Học và 508 trường mẫu giáo.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thứ Bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019>
Lúc 9g sáng sẽ có nghi thức từ biệt tại Terminal 2 của sân bay Bangkok và lúc 9:30 máy bay sẽ cất cánh đưa ngài sang Tokyo.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay Tokyo-Haneda lúc 17:40 sau 6 giờ 10 phút bay. Tại đây sẽ có nghi thức tiếp đón chính thức. Ngay sau đó, ngài sẽ gặp các giám mục Nhật Bản tại Toà Sứ thần.
Ngày 24/11, từ Tokyo, Đức Thánh Cha sẽ bay đến hai thành phố Nagasaki và Hiroshima: buổi sáng tại công viên Hypocenter của Nagasaki với sứ điệp về vũ khí hạt nhân. Lúc 2g chiều Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại sân vân động bóng chày của thành phố Nagasaki. Sau đó, lúc 16:35, Đức Thánh Cha sẽ bay đến Hiroshima để có cuộc gặp gỡ về hoà bình. Kết thúc cuộc gặp gỡ, lúc 20:25 Đức Thánh Cha lên máy bay trở về Tokyo.
Ngày 25/11, buổi sáng Đức Thánh Cha gặp các nạn nhân của ba tai ương động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử năm 2011. Sau đó, Đức Thánh Cha có cuộc gặp riêng với Nhật Hoàng, và kết thúc buổi sáng với cuộc gặp gỡ giới trẻ tại Nhà thờ chính toà Đức Maria. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome vào lúc 16g. Sau khi thánh lễ kết thúc, Đức Thánh Cha có cuộc gặp với thủ tướng, và sau đó với chính quyền và ngoại giao đoàn tại lâu đài Kantei.
Ngày 26/11, lúc 7g45, Đức Thánh Cha có thánh lễ riêng buổi sáng với các tu sĩ Dòng Tên tại nhà nguyện của đại học Sophia và điểm tâm với học viện Massimo cũng trong đại học Sophia. Sau đó, lúc 9g40, Đức Thánh Cha sẽ thăm các linh mục đau yếu và lớn tuổi trong đại học Sophia. Cuối cùng, ngài gặp gỡ các giáo sư và sinh viên của đại học Sophia với một bài huấn dụ dành cho những người tham dự.
Trưa ngày 26/11, lúc 11:35, Đức Thánh Cha sẽ bay từ sân bay Tokyo-Haneda trở về Roma sau 14 giờ bay. Kết thúc 8 ngày viếng thăm hai nước Thái Lan và Nhật Bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét