Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Kết luận chung
KẾT LUẬN CHUNG
Giáo Hội Công Giáo, trong một tuyên bố long trọng và có tính quy phạm (tại Công Đồng Chung Triđentinô, EB 58-60), đã ấn định qui điển các sách thánh, do đó xác định các tiêu chuẩn căn bản cho đức tin của mình. Giáo Hội do đó giải thích những bản văn nào phải được coi "là soạn thảo dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần" (Dei Verbum, n. 11), và do đó cần thiết cho việc đào tạo và xây dựng các tín hữu và toàn bộ cộng đồng Kitô hữu (2 Tm 3:15-16). Nếu, một mặt, Giáo Hội hoàn toàn ý thức được rằng những trước tác được soạn thảo bởi các tác giả phàm nhân, những người đã đánh dấu chúng bằng tài năng văn chương của riêng mình, thì mặt khác, người ta cũng nhìn nhận trong chúng một phẩm chất thần thiêng hoàn toàn chuyên biệt, được chứng thực nhiều cách khác nhau bởi chính các bản văn thánh, và được giải thích nhiều cách đa dạng bởi các nhà thần học, trong suốt lịch sử.
Nhiệm vụ của Ủy ban Kinh Thánh, được mời phát biểu về chủ đề này, không hệ ở việc cung cấp một học thuyết về linh hứng, một học thuyết có thể cạnh tranh với những gì thường được trình bầy trong các khảo luận của thần học hệ thống. Với sự trợ giúp của tài liệu này, Ủy Ban tìm cách chứng minh chính Kinh thánh đã chứng minh ra sao nguồn phát xuất thần thiêng của chứng từ của nó, do đó, là người mang và truyền đạt sự thật của Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta định vị mình trong bối cảnh đức tin, khi chấp nhận điều Giáo Hội đã giao phó cho chúng ta như là Lời của Thiên Chúa, và, khởi đi từ Lời này, cố gắng đạt cho được các yếu tố của một sự thấu hiểu giúp chúng ta tiếp nhận thành công hơn di sản thần thiêng này.
Kinh Thánh tạo nên một tổng thể thống nhất, vì tất cả các cuốn sách, "với mọi phần của chúng" (Dei Verbum, n. 11) đều là các bản văn được linh hứng, có chính Thiên Chúa "là tác giả" (ibid ..). Tuy nhiên, dù thừa nhận rằng mọi lời của bản văn thánh đều có thể được coi là Lời của Thiên Chúa, trong gắn bó chặt chẽ với mọi lời khác, Giáo hội vẫn luôn nhìn nhận khía cạnh đa dạng của chúng, một khía cạnh xem ra mâu thuẫn với sự quả quyết về nguồn gốc thần thiêng duy nhất của chúng.
Sự phân biệt giữa Cựu Ước và Tân Ước là biểu hiện rõ ràng nhất của tính đa dạng Kinh Thánh. Trong các vương cung thánh đường Kitô Giáo cổ xưa, hai đài giảng kinh (ambons) đã được sắp xếp để đọc các bản văn thánh, với mục đích làm nổi bật sự khác biệt và sự bổ sung của hai giao ước, cả hai đều cần thiết để chứng thực biến cố mặc khải độc đáo dứt khoát, tức mầu nhiệm Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao, trong tài liệu này, chúng ta tôn trọng bản chất riêng của mỗi phần cấu thành Kinh thánh, bằng cách làm rõ cách thức mà sự đa dạng của chúng không những không gây trở ngại, mà còn làm phong phú thêm chứng từ trung thực của Ngôi Lời duy nhất của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bên trong hai phần chính của Kinh thánh, sự đa dạng về thể văn, các phạm trù thần học, các cách tiếp cận nhân học và xã hội học đặc biệt hiển nhiên. Thiên Chúa thực sự đã nói "nhiều cách" (Dt 1:1), không những thời xưa, mà cả sau khi Chúa Con đã đến, Đấng đã mạc khải trọn vẹn Chúa Cha (xem Ga 1:18). Do đó, trong Tài liệu này, điều xem ra cần thiết là phải đưa ra ánh sáng, bằng các thí dụ được chọn lọc, sự phong phú của các biểu thức này, tất cả đều được lên sinh khí từ cùng một sự chắc chắn sẽ nói lên sự thật của Thiên Chúa.
1. Nguồn gốc thần thiêng của các trước tác Kinh thánh
140. Cộng đồng đức tin sống nhờ một truyền thống: nó được thành lập và xây dựng bằng việc lắng nghe Lời Chúa, được viết ra trong những cuốn sách, được lưu truyền như những sách quy phạm, vì mang trong chính chúng dấu ấn thế giá riêng của chúng.
Dấu ấn ấy trước hết được bảo đảm bởi thế giá của các tác giả của chúng, những người, theo một truyền thống cổ xưa và đáng kính, vốn được công nhận như các sứ giả của Thiên Chúa, và được ân ban đặc sủng linh hứng. Do đó, trong nhiều thế kỷ, và cho đến tận thời hiện đại, tư cách làm cha về văn chương của Ngũ kinh, vốn được gán cho Môsê, không bị đặt câu hỏi, cả tư cách làm cha của những cuốn sách tiên tri và khôn ngoan khác, những cuốn, khi không có tựa đề chuyên biệt, vốn được gán cho các tác giả nổi tiếng (như Đavít, Salômôn, Giêrêmia). Cách tiếp nhận các sách kiểu truyền thống này cũng có giá trị đối với các trước tác Tân Ước, tất cả đều được coi như phát xuất từ đoàn Tông đồ. Ngày nay, nhờ các cuộc nghiên cứu đồng qui được thực hiện bằng các phương pháp văn học và sử học, chúng ta không thể duy trì cùng một quan điểm như trong quá khứ. Thật vậy, khoa giải thích đã chứng minh, với những lập luận thuyết phục, rằng các cuốn sách khác nhau không chuyên nhất phát xuất từ các tác giả được nhắc đến trong tựa đề của chúng, hoặc được truyền thống thừa nhận như thế. Trái lại, lịch sử văn học của Kinh Thánh giả thiết nhiều can thiệp khác nhau, và do đó, sự hợp tác của nhiều tác giả khác nhau, mà nhiều người trong số này ẩn danh, trong một lịch sử soạn thảo rất dài và soạn tới soạn lui. Các nhận xét khác nhau liên quan đến một mô hình cho phép giải thích nguồn gốc của các trước tác thánh không đối lập trực diện với quan niệm truyền thống, đôi khi bị coi quá nhanh là chủ nghĩa giải thích giản đơn (simplisme herméneutique). Trong thực tế, Giáo hội, nhờ công biện phân đòi hỏi khắt khe và kiên nhẫn, kéo dài nhiều thế kỷ, luôn cho rằng mình có thể tiếp nhận như là linh hứng các trước tác vốn phù hợp với kho tàng đức tin được bảo tồn vững chắc và trung thành bởi cộng đồng tín hữu, được bảo đảm bởi những người mà Thiên Chúa đã thiết lập như các mục tử và hướng dẫn viên của các tín hữu. Chúa Thánh Thần, luôn làm việc trong Giáo hội, bằng sức mạnh và sự hiểu biết của riêng Người, đã cho phép khả thể tách biệt những gì là thông đạt thần thiêng đích thực khỏi những biểu thức dối trá và không có nền tảng đầy đủ. Do đó, có khả thể các bản văn được gán cho những người được linh hứng đã bị bác bỏ, trong khi các trước tác, mặc dù không thể được quy cho một tác giả có tiếng một cách chắc chắn, thì lại được tiếp nhận một cách tôn kính, mang dấu ấn linh hứng một cách không thể chối cãi. Ý thức rõ sự thật mặc khải, Giáo hội đã tự đặt mình vào thế vâng phục và thừa nhận đối với Lời Chúa mà mình vốn sống bằng.
Hòa hợp với Lời
141. Giáo hội đặt nền móng cho toàn bộ việc biện phân của mình trên kinh nghiệm sống của Chúa Giêsu, nhận được qua lời của các nhân chứng từng biết Người, và nhìn nhận nơi Người sự nên trọn của Mặc Khải. Khởi đi từ những gì các Tông đồ và các tác giả Tin Mừng đã công bố, Qui điển các sách thánh dần dần được xác lập và Giáo hội đã xem các phát biểu đa dạng của chúng là đúng và chân chính, theo mức chúng phù hợp với chứng từ của Con Thiên Chúa. Không phải vì Người tự cao coi mình là Lời Thiên Chúa mà một trước tác đặc thù cụ thể đã được duy trì để được đọc trong cộng đồng phụng vụ như là nền tảng của đức tin, nhưng đúng hơn, vì nó "đồng âm” (consonance), có thể nói như thế, với Ngôi Lời, và trình bầy một giải thích đáng lưu ý về chính Ngôi Lời. Chính "sự đồng âm" với Ngôi Lời này, vượt quá sự đa dạng của cách diễn đạt và tính đa nguyên của thần học, mà các trang của tài liệu này đã tìm cách minh họa, bằng cách đưa ra ánh sáng các hình thức "tự chứng" (autotémoignage) khác nhau do các sách khác nhau của Kinh thánh mang lại.
Việc đồng âm này không tự giới hạn ở sự hội tụ tổng quát xung quanh các tín lý căn bản. Nếu chúng ta bám vào nó, chúng ta sẽ không tôn trọng tính đa dạng của các quan điểm, tính bổ sung của những đóng góp của các trước tác khác nhau, lịch sử văn học của những cuốn sách ra đời tiếp theo việc đồng hóa và lên công thức lại các truyền thống xưa. Như lời chứng thực của Chúa Giêsu, nhà trước tác thánh, từ kho báu của mình, rút ra cái mới và cái cũ (xem Mt 13:52). Điều này có nghĩa là các trước tác được Giáo hội công nhận là linh hứng tự nhận nguồn gốc thần thiêng của mình một cách ít nhiều minh nhiên, và cũng cho thấy tính chân chính của các trước tác có trước chúng. Các Tiên tri củng cố bộ Tôra, và các trước tác khôn ngoan nhìn nhận nguồn gốc thần thiêng của Lề Luật Tiên tri. Cùng cách này, chứng từ của Chúa Giêsu thánh hiến trọn truyền thống thành văn của người Do Thái, và các trước tác của Tân Ước tự củng cố lẫn nhau, bằng cách giả định một cách triệt để và ăn khớp với mọi truyền thống của “Sách Thánh” xưa.
Tính đa nguyên của các phương thức chứng thực
Khái niệm trên tạo nên một trong những kết quả chính của việc phân tích các sách của Cựu Ước và Tân Ước được thực hiện trong Tài liệu này. Ngoài việc đồng qui mà nó vừa trở thành vấn đề, tính đa nguyên (la pluralité) trong các kinh nghiệm tôn giáo và phương thức phát biểu nhằm truyền tải chúng là một điều hiển nhiên. Ở đây, không thể nói lại một cách chi tiết và thấu đáo cách các tác giả Kinh Thánh khác nhau chứng thực nguồn gốc thần thiêng phát sinh ra các trước tác của họ. Chỉ cần trích dẫn các phương thức khác nhau, với những điểm nhấn khác nhau, tìm thấy trong các sách khác nhau của Kinh Thánh.
Mô hình chính của việc tự chứng thực là mô thức được tìm thấy trong các câu truyện nói về ơn gọi làm tiên tri, và trong các công thức khác nhau nhấn mạnh đến các trang của các trước tác tiên tri. Thực tại linh hứng được chính thức giải thích ở đó, được phát biểu như ý thức thâm hậu của một số người tuyên bố mình có khả năng hiểu lời lẽ của Thiên Chúa và có nhiệm vụ truyền tải chúng một cách trung thành. Mô hình này, do sức mạnh gợi ý của nó, được các tác giả thánh khác của truyền thống lập pháp (để mô tả Môsê), khôn ngoan (đại diện là Salômôn) hoặc khải huyền (đại diện là Đanien), để xây dựng một loại tính độc dạng (uniformité) toàn diện, một loại con dấu bảo đảm, xác nhận với độc giả phẩm chất của một trước tác mà người ta đã truy nguyên từ một nguồn thần thiêng duy nhất.
143. Nói một cách khá chung chung hơn, Kinh Thánh cũng nhấn mạnh tới sự tham gia của các cộng tác viên của người được linh hứng, vốn được ân ban kỹ năng văn chương và độ tin cậy cao, các cộng tác viên không những chỉ giúp đỡ các tác giả chính mà còn thu thập tài liệu văn chương mới, thích ứng các tiền lệ với các yêu cầu mới của người đọc. Họ thực hiện, từ thế hệ này qua thế hệ khác, một công việc soạn tác đầy ấn tượng, có tầm quan trọng quyết định đối với phẩm chất của bản văn Kinh thánh. Đặc sủng tiên tri chắc chắn hành động trong các nhà soạn tác ẩn danh này, những người gián tiếp chứng thực rằng họ ý thức được việc truyền tải Lời Chúa, trong chính hành động truyền tải bản văn mà họ ghi dấu bằng sự đóng góp của chính họ.
Những người nghiên cứu Kinh Thánh đã hợp lý đưa ra giả thuyết về sự hiện hữu của các trào lưu, trường phái và các nhóm tôn giáo, cả trong việc bảo tồn, một cách sinh tử, các truyền thống văn chương được coi là thánh thiêng, những truyền thống sau đó đã được kết hợp trong khuôn khổ chung của Sách thánh - điều này giúp nhấn mạnh tới tính hữu dụng trong việc làm sáng tỏ lịch sử soạn thảo các bản văn Kinh thánh -, một cách không thể cũng không nên gán một giá trị khác hoặc một thế giá riêng biệt đối với điều vốn “nguyên khởi” so với điều vốn chỉ có bản chất đệ nhị đẳng.
Thật vậy, trong nhiều trường hợp, chúng ta không có được ipsissima verba (chính lời mói) của một nhà tiên tri (được Thiên Chúa linh hứng), mà là qua lời kể lại của các môn đệ vị này. Một cách khá điển hình, đây là trường hợp các sách Tin mừng, mà sự linh hứng không bị ai bàn cãi. Trong loại trước tác này, tác giả (nghĩa là tin mừng gia) tự trình bầy mình như nhân chứng trung thành của Thầy Chí Thánh, và trong một số trường hợp, như môn đệ của các môn đệ đầu tiên (bản thân không được đề cập trong danh sách các tông đồ).
Khởi từ các nhận xét này, và từ những gì Kinh thánh nói về chính nó, ta có thể quả quyết rằng cần phải chấp nhận một định nghĩa rộng hơn và nhiều sắc thái hơn về khái niệm linh hứng. Không theo nghĩa: trong bản văn thánh, có những phần có giá trị kém và vô giá trị, mà đúng hơn, theo nghĩa: đặc sủng linh hứng được phân phối cách khác nhau. Dù sao, điều phù hợp là chúng ta nên ngoan ngoãn lưu ý đến những điều rõ ràng tạo nên chứng từ của Chúa Kitô và thông điệp cứu rỗi hoàn hảo của Người.
Viễn cảnh vừa được xác định không làm giảm việc gắn bó tin vào Lời Thiên Chúa. Trái lại, nó cổ vũ một cái hiểu sâu sắc hơn, vì nó tôn kính sự mặc khải của Thiên Chúa trong lịch sử, và vì nó tôn vinh Chúa Thánh Thần, Đấng vốn nói qua các tiên tri (xem Gcr 7:12; Nkm 9:30) trong suốt nhiều thế kỷ của lịch sử cứu độ. Đàng khác, nó cũng giúp hiểu rõ hơn việc Thần Trí này không bao giờ ngừng hoạt động sau cái chết của các Tông đồ, vì Thần Trí này đã được ban cho Giáo hội theo nghĩa Giáo Hội có thể biện phân và tiếp nhận các linh hứng. Ngày nay, Thần Trí này đang hoạt động trong việc lắng nghe Lời của Thiên Chúa một cách "tôn giáo" (Dei Verbum, 12), vì Kinh thánh - theo cách diễn đạt của Dei Verbum, n. 12 - phải "được đọc và giải thích dưới ánh sáng của cùng một Thần Trí như Thần Trí đã khiến nó được soạn tác". Lời linh hứng sẽ không có ích chi nếu người nhận được nó không sống theo Thần Trí, Đấng đã biết biện phân và nếm được nguồn gốc thần thiêng của trang sách Kinh thánh.
2. Sự thật của Kinh thánh
144. Phát xuát từ Thiên Chúa, Kinh thánh có những phẩm chất thần thiêng. Trong số này, phẩm chất nền tảng, tức làm chứng cho sự thật, được hiểu không phải như một tổng số các thông tin chính xác về các khía cạnh khác nhau của kiến thức con người, mà như một mặc khải về chính Thiên Chúa và về kế hoạch cứu rỗi của Người. Thực thế, Kinh thánh làm người ta biết mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha, được biểu lộ trong Ngôi Lời trở thành thân xác, Đấng, qua Chúa Thánh Thần, dẫn con người đến sự hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa (xem Dei Verbum, 2).
Theo cách đó, điều xem ra rõ ràng là sự thật của Kinh thánh lấy sự cứu rỗi các tín hữu làm viễn cảnh. Những phản bác - được nêu ra trong quá khứ, và vẫn còn tái diễn ngày nay – đối với các điều không chính xác, các mâu thuẫn về địa dư, lịch sử, khoa học, khá phổ biến trong Kinh Thánh, những phản bác có cao vọng nghi vấn tính đáng tin cậy của bản văn thánh và do đó, nguồn gốc thần thiêng của nó, đã bị Giáo hội bác bỏ với lời quả quyết rằng "các sách Kinh thánh dạy cách vững chắc, trung thành và không sai lầm sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các chữ thánh vì sự cứu rỗi của chúng ta" ( Dei Verbum, 11). Chính sự thật này mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho nhân sinh và là sự thật đượcThiên Chúa muốn làm cho mọi người biết đến.
Tài liệu này chia sẻ quan điểm giải thích này. Sự đóng góp của nó, chỉ đổi mới một phần, hệ ở việc, nhờ một diễn trình được vạch ra từ các bản văn được lựa chọn của các sách Kinh thánh và các cách diễn đạt văn học khác nhau, cho thấy sự thật mà Thiên Chúa muốn tiết lộ cho thế giới qua trung gian các tôi tớ của Người, tức các tác giả thánh, đã được trình bày ra sao.
Một sự thật đa dạng
145. Đặc điểm đầu tiên của sự thật Kinh Thánh hệ ở sự kiện nó được phát biểu dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau (xem Dt 1: 1). Sau khi được truyền tải bởi nhiều người, vào những thời điểm khác nhau, từ trong nội tại, nó mang theo một khía cạnh đa dạng, cả trong các khẳng định về tín lý và luân lý, lẫn trong các phát biểu văn chương. Do đó, các tác giả của bản văn thánh trình bày, trong thời kỳ lịch sử của họ và phù hợp với ơn phúc của Thiên Chúa, những gì họ đã được trao cho để hiểu và truyền tải. Những gì được Chúa nói trong một đoạn đặc thù thì sau đó đã được nối kết với các mặc khải gần đây hơn của Thiên Chúa. Ngoài ra, sự thật Kinh Thánh mặc lấy rất nhiều thể văn đa dạng. Do sự kiện này, nó không chỉ bao gồm các mệnh đề quan trọng theo quan điểm tín điều, mà nó còn bao gồm cả sự thật đặc điểm hóa một câu truyện, một quy định lập pháp, một lời nói, sự thật của một lời cầu nguyện hoặc sự thật của một bài thơ tình, chẳng hạn như Diễm Ca, sự thật của các trang phê phán trong sách Gióp và Giảng Viên, sự thật của các sách khải huyền. Hơn nữa, ở bên trong cùng các thể văn này, người ta có thể thấy sự đa dạng về quan điểm, xem như là quy luật chứ không phải chỉ là sự lặp lại đơn giản các biểu thức đồng quy.
Sự đa dạng về hình thức biểu lộ chân lý này không chỉ liên quan đến nền văn chương của Cựu Ước, mà nó còn áp dụng cho sự mặc khải được chứng thực bởi Tân Ước, nơi chúng ta tìm thấy những câu truyện và diễn ngôn, không phải chồng lên nhau, và là nơi chúng ta nhận thấy các dị biệt đáng kể trong việc trình bày thông điệp. Thực thế, có bốn Tin Mừng và Giáo hội đã bác bỏ như không thích đáng bất cứ nỗ lực nào nhằm làm chúng phù hợp với nhau (concordist): thí dụ, những gì được viết "theo Luca", đã được tôn trọng và tiếp nhận, ngay cả khi nó không có sự tương ứng chính xác nào với những gì Tin mừng Máccô hoặc Tin mừng Gioan viết. Hơn nữa, trong khi trong Tin mừng, sứ điệp chủ yếu dựa trên cuộc đời của Chúa Giêsu và các lời nói của Người, thì đối với Thánh Phaolô, sự thật của Chúa Kitô bắt nguồn gần như duy nhất trong sự chết và sự phục sinh của Người. Hoặc, sự khác nhau trong cách diễn đạt giữa thư gửi cho người Rôma và thư của Thánh Giacôbê dường như là một mô hình về tính đa nguyên qua đó Kinh thánh làm chứng cho sự thật duy nhất về Thiên Chúa.
Tính đa âm trong các tiếng nói thánh này được cung cấp cho Giáo hội làm mô hình, để ngày nay, Giáo hội có thể chứng minh cùng một khả năng liên hợp tính thống nhất của sứ điệp cần truyền đến con người và sự tôn trọng cần thiết đối với tính đa nguyên của các kinh nghiệm cá thể, các nền văn hóa và ơn phúc dư ban của Thiên Chúa.
Sự thật được phát biểu dưới hình thức lịch sử
146. Đặc điểm quan trọng thứ hai của sự thật Kinh Thánh hệ ở sự kiện nó được phát biểu dưới hình thức lịch sử. Một số sách của Kinh thánh mang dấu chỉ thời kỳ chúng được viết ra; trong các trường hợp khác, các khoa giải thích có thể đặt chúng một cách có cơ sở vào các thời điểm chính xác trong lịch sử. Thời kỳ được bao trùm bởi văn chương Kinh Thánh hết sức mênh mông, vì nó vượt quá một thiên niên kỷ. Di sản các quan niệm được truyền tải bởi một thời kỳ đặc thù, các ý kiến phát xuất từ kinh nghiệm hoặc các mối quan tâm đặc trưng của một thời kỳ nhất định trong cuộc sống của dân Chúa nhất thiết được phát biểu trong đó. Công việc do các nhà biên tập thực hiện, tìm cách mang đến một sự gắn bó tín lý và thực hành cho bản văn thánh, đã không làm mất các dấu vết của lịch sử, từ đó có các do dự và bất toàn của nó, bất kể trong lĩnh vực thần học hay trong lãh vực nhân học. Do dó, nhiệm vụ của người giải thích hệ ở việc tránh lối đọc Kinh thánh một cách cực đoan (fondamentaliste), và phải định vị các khẳng định khác nhau của bản văn thánh trong bối cảnh lịch sử của chúng, theo các thể văn đang được sử dụng thời đó. Thật vậy, chính nhờ tiếp đón hình thức mặc khải thần thiêng có tính lịch sử này mà chúng ta được dẫn tới mầu nhiệm Chúa Kitô, một biểu hiện đầy đủ và dứt khoát của sự thật Thiên Chúa trong lịch sử con người.
Sự thật qui điển
147. Mặt khác, việc giải thích Kinh Thánh theo quan điểm Công Giáo, dẫn đến việc chấp nhận chân lý Thiên Chúa trong bối cảnh Mặc Khải, với tính toàn diện của nó, được chứng thực như qui điển Kinh thánh. Điều này có nghĩa là chân lý mặc khải không thể bị giới hạn vào một phần của gia tài thánh (bằng cách bác bỏ, thí dụ, Cựu Ước để nhấn mạnh Tân Ước), cũng không bị giới hạn vào một cái nhân đồng nhất, mà loại bỏ phần còn lại hoặc tương đối hóa nó, coi như không đáng kể. Không những, tất cả những gì được linh hứng đều cần thiết đối với sự mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa, mà tất cả các phần đều được đọc trong tương quan với các phần khác, theo một nguyên tắc hòa hợp, một hòa hợp không nên bị nhầm lẫn với sự độc dạng, mà đúng hơn là sự hội tụ tốt đẹp của những gì đa dạng.
Tuy nhiên, theo quan điểm Kitô giáo, điều xem ra rõ ràng là sự thật của bản văn Kinh thánh trùng hợp với chứng từ về Chúa Giêsu, "Đấng trung gian và là sự viên mãn của mọi Mặc Khải" (Dei Verbum, 2), Đấng vốn tự định nghĩa là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14:6). Đặc tính trung tâm và chủ yếu này của mầu nhiệm Chúa Kitô không mâu thuẫn với sự kiện này: các truyền thống xưa cũng nói về Người và sự cứu rỗi dứt khoát được thực hiện trong cái chết và sự phục sinh của Người, như chính Người đã khẳng định (x. Ga 5:39). Trong mầu nhiệm vô cùng của Người, Chúa Kitô là trung tâm chiếu sáng trọn bộ Kinh thánh.
Truyền thống văn chương của các tôn giáo khác
148. Trong một tổng quan ngắn gọn, chúng ta sẽ gợi lên và tìm cách hiểu, trong đoạn này, mối tương quan giữa Kinh thánh và các truyền thống văn chương của các tôn giáo khác. Vấn đề này có tính thời sự cấp bách đối với cuộc đối thoại liên tôn. Giải đáp nó không hề dễ dàng, vì nó phải kết hợp nguyên tắc không thể miễn chước là "tính duy nhất và tính phổ quát cứu độ của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo hội" (như đã nêu trong tiêu đề của Tuyên ngôn "Dominus Iesus" của Thánh bộ Giáo lý Đức tin), và mặt khác, việc đánh giá đúng đắn đối với kho tàng tinh thần của các tôn giáo khác. Tài liệu này không nêu chi tiết các yếu tố mà, khởi từ chính Kinh thánh, có thể được trao cho nghiên cứu thần học và mục vụ của Giáo hội. Ở đây, chỉ cần gợi lại hình ảnh Balaam (xem Ds 22-24), để chứng tỏ rằng lời tiên tri (được linh hứng) không phải là đặc ân độc quyền của dân Chúa, và để nhớ lại rằng Thánh Phaolô, trong diễn từ của ngài ở đồi Areopagus, đã dựa vào trực giác của các nhà thơ và triết gia Hy Lạp ra sao (xem Cv 17:28). Mặt khác, đa số chấp nhận rằng văn chương Cựu Ước chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào những gì đã được viết ở Lưỡng Hà và Ai Cập, giống như các sách Tân Ước phần lớn cũng rút tỉa từ di sản văn hóa của thế giới Hy Lạp. Các semina Verbi (hạt giống Lời Chúa) được lan truyền khắp thế giới và không thể bị giới hạn trong bản văn duy nhất của Kinh thánh. Giáo hội đã định nghĩa điều Giáo Hội coi là được linh hứng, nhưng chưa bao giờ nói tiêu cực về phần còn lại của nền văn hóa. Tuy nhiên, chính Lời của Thiên Chúa được ghi lại trong Kinh thánh qui điển, và đặc biệt trong phần làm chứng trực tiếp cho Ngôi Lời nhập thể, tạo nên nguyên tắc biện phân sự thật của mọi cách phát biểu tôn giáo khác, dù ở trong Giáo Hội, hay trong các truyền thống tôn giáo khác nhau của các dân tộc khác nhau trên trái đất.
Từ nhận xét cuối cùng trên, ta thấy Giáo hội phải tự đặt mình bên trong một vòng giải thích. Từ việc lắng nghe lời Kinh thánh, Giáo hội rút ra các nguyên tắc cho đức tin của mình và, khi được đức tin này soi sáng, Giáo Hội hiện có và mãi có khả năng giải thích chính xác những gì mình đọc như là sách thánh của mình, và đồng thời biện phân được giá trị của tất cả những lời chứng thực khác vốn đòi được lắng nghe. Chính Chúa Thánh Thần, với đặc điểm là nguyên lý của sự thật, đã khởi động diễn trình đức tin, và đưa nó đến chỗ nên trọn của nó, bằng cách cởi mở hoàn toàn đối với sự biểu lộ của Thiên Chúa trong lịch sử.
3. Việc giải thích các trang khó hiểu của Kinh thánh
149. Đó là lý do tại sao Giáo hội, thân thể sống động của các độc giả tín hữu, người giải thích bản văn linh hứng được ủy quyền, có sứ mệnh làm trung gian tiếp nhận và công bố sự thật của Sách Thánh ở từng thời đại của lịch sử, và cả ngày nay nữa. Vì Giáo hội đã nhận được Chúa Thánh Thần, nên Giáo Hội thực sự là " cột trụ và điểm tựa của chân lý" (1 Tim 3:15), bao lâu Giáo Hội trung thành truyền tải cho thế giới Lời đã tạo nên mình. Nhiệm vụ của Giáo Hội hệ ở việc loan báo Lời này một cách chắc chắn (parresia), Lời vốn tuyên bố Chúa Giêsu Kitô là Cứu Chúa duy nhất và dứt khoát. Nhưng, trong vai trò quan trọng của mình, Giáo hội cũng phải giúp các tín hữu và những người đang tìm kiếm sự thật giải thích các bản văn Kinh thánh một cách chính xác, nhờ một phương pháp thích nghi và một tư thế giải thích thích đáng. Về vấn đề này, Tài liệu Giải Thích Kinh Thánh Trong Giáo Hội năm 1993 của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh tỏ ra đặc biệt hữu ích.
Lâu nay, các dè dặt liên quan tới truyền thống Kinh Thánh đã xuất hiện, vì một số trang và một số trào lưu văn chương của nó xem ra không thể chấp nhận được đối với tâm trí đương thời, do sự kiện các quan niệm về công lý dường như lỗi thời, các phong tục và thực tiễn pháp lý gây tranh cãi, và thậm chí đáng trách, cuối cùng do sự kiện có những câu chuyện dường như không có nền tảng lịch sử. Thành thử bản văn thánh phần nào mất uy tín, người ta phần nào không tin tưởng tính hữu ích mục vụ của nó, đến độ trực tiếp nghi vấn tính linh hứng của một số phần trong Kinh Thánh, và do đó tư thế sự thật của chúng. Trong trường hợp này, điều không đủ là quả quyết một cách chung chung rằng trong Cựu Ước có "sự không hoàn hảo và lỗi thời" (Dei Verbum, 15), hoặc nhắc nhở rằng các tác giả Tân Ước, cả họ nữa, cũng chịu ảnh hưởng của thời đại họ. Nếu việc nhấn mạnh tới khái niệm nhập thể là điều chính đáng và áp dụng nó một cách loại suy vào việc đặt bút viết ra mặc khải, thì điều thích hợp không kém là chứng tỏ rằng, ở giữa sự yếu đuối như thế của con người, vinh quang của Lời thần thiêng vẫn đã tỏa sáng. Cũng sẽ không đủ, khi vì một ưu tư mục vụ khôn ngoan, ta loại bỏ các đoạn văn có vấn đề ra khỏi việc đọc công khai trong các cộng đoàn phụng vụ. Người biết tính toàn vẹn của bản văn có thể cảm thấy một cách chính đáng đó là một việc làm nghèo nàn di sản thánh thiêng và có thể trách cứ các mục tử vì đã che giấu bất chính các khía cạnh khó hiểu của Kinh thánh.
Giáo hội không được miễn trừ nhiệm vụ khiêm nhường và kiên nhẫn phải giải thích một cách tôn kính toàn bộ truyền thống văn chương đã được định nghĩa như được linh hứng, và do đó tạo thành một biểu thức của sự thật Thiên Chúa. Để giải thích, trước hết cần có các nguyên tắc rõ ràng, giúp ta hiểu rằng ý nghĩa của những gì đã được truyền tải không y hệt như "chữ viết" của bản văn. Mặt khác, cần phải tiến hành một cách chính xác, và lần lượt đề cập tới các khó khăn cần phải làm sáng tỏ, cũng như phải nhắc nhở bổn phận của mọi tín hữu sở đắc Lời Chúa, theo ơn hiểu biết mà Chúa Thánh Thần vốn phân phát cho mỗi thời kỳ của lịch sử.
Đó là lý do tại sao Tài liệu này của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh đã chọn những vấn đề chính đặt ra cho người đọc, và đã gợi ý những đường hướng giúp giải đáp chúng, trong khuôn khổ đức tin của chúng ta. Sự ngắn gọn của những gì đã được trình bày có thể không phải lúc nào cũng có vẻ thỏa đáng, nhưng các nguyên tắc diễn giải được trình bầy ở đây xem ra hữu ích, cả các giải thích được cung cấp để trả lời các câu hỏi chuyên biệt cũng thế. Thay vì là một cuộc khảo sát dứt khoát và thấu đáo các đoạn khó hiểu của bản văn thánh, Tài liệu này trình bầy một diễn trình giải thích nhằm kích thích một suy tư sau này, trong cuộc đối thoại với các nhà giải thích bản văn thánh khác. Trong nỗ lực tìm kiếm chung này, con đường dẫn đến sự thật sẽ tự cho thấy nó khiêm nhường và khiêm tốn, nhưng đồng thời soi sáng, bao lâu nó còn là dấu ấn của việc lắng nghe cùng một Chúa Thánh Thần.
Giáo Hội Công Giáo, trong một tuyên bố long trọng và có tính quy phạm (tại Công Đồng Chung Triđentinô, EB 58-60), đã ấn định qui điển các sách thánh, do đó xác định các tiêu chuẩn căn bản cho đức tin của mình. Giáo Hội do đó giải thích những bản văn nào phải được coi "là soạn thảo dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần" (Dei Verbum, n. 11), và do đó cần thiết cho việc đào tạo và xây dựng các tín hữu và toàn bộ cộng đồng Kitô hữu (2 Tm 3:15-16). Nếu, một mặt, Giáo Hội hoàn toàn ý thức được rằng những trước tác được soạn thảo bởi các tác giả phàm nhân, những người đã đánh dấu chúng bằng tài năng văn chương của riêng mình, thì mặt khác, người ta cũng nhìn nhận trong chúng một phẩm chất thần thiêng hoàn toàn chuyên biệt, được chứng thực nhiều cách khác nhau bởi chính các bản văn thánh, và được giải thích nhiều cách đa dạng bởi các nhà thần học, trong suốt lịch sử.
Nhiệm vụ của Ủy ban Kinh Thánh, được mời phát biểu về chủ đề này, không hệ ở việc cung cấp một học thuyết về linh hứng, một học thuyết có thể cạnh tranh với những gì thường được trình bầy trong các khảo luận của thần học hệ thống. Với sự trợ giúp của tài liệu này, Ủy Ban tìm cách chứng minh chính Kinh thánh đã chứng minh ra sao nguồn phát xuất thần thiêng của chứng từ của nó, do đó, là người mang và truyền đạt sự thật của Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta định vị mình trong bối cảnh đức tin, khi chấp nhận điều Giáo Hội đã giao phó cho chúng ta như là Lời của Thiên Chúa, và, khởi đi từ Lời này, cố gắng đạt cho được các yếu tố của một sự thấu hiểu giúp chúng ta tiếp nhận thành công hơn di sản thần thiêng này.
Kinh Thánh tạo nên một tổng thể thống nhất, vì tất cả các cuốn sách, "với mọi phần của chúng" (Dei Verbum, n. 11) đều là các bản văn được linh hứng, có chính Thiên Chúa "là tác giả" (ibid ..). Tuy nhiên, dù thừa nhận rằng mọi lời của bản văn thánh đều có thể được coi là Lời của Thiên Chúa, trong gắn bó chặt chẽ với mọi lời khác, Giáo hội vẫn luôn nhìn nhận khía cạnh đa dạng của chúng, một khía cạnh xem ra mâu thuẫn với sự quả quyết về nguồn gốc thần thiêng duy nhất của chúng.
Sự phân biệt giữa Cựu Ước và Tân Ước là biểu hiện rõ ràng nhất của tính đa dạng Kinh Thánh. Trong các vương cung thánh đường Kitô Giáo cổ xưa, hai đài giảng kinh (ambons) đã được sắp xếp để đọc các bản văn thánh, với mục đích làm nổi bật sự khác biệt và sự bổ sung của hai giao ước, cả hai đều cần thiết để chứng thực biến cố mặc khải độc đáo dứt khoát, tức mầu nhiệm Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao, trong tài liệu này, chúng ta tôn trọng bản chất riêng của mỗi phần cấu thành Kinh thánh, bằng cách làm rõ cách thức mà sự đa dạng của chúng không những không gây trở ngại, mà còn làm phong phú thêm chứng từ trung thực của Ngôi Lời duy nhất của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bên trong hai phần chính của Kinh thánh, sự đa dạng về thể văn, các phạm trù thần học, các cách tiếp cận nhân học và xã hội học đặc biệt hiển nhiên. Thiên Chúa thực sự đã nói "nhiều cách" (Dt 1:1), không những thời xưa, mà cả sau khi Chúa Con đã đến, Đấng đã mạc khải trọn vẹn Chúa Cha (xem Ga 1:18). Do đó, trong Tài liệu này, điều xem ra cần thiết là phải đưa ra ánh sáng, bằng các thí dụ được chọn lọc, sự phong phú của các biểu thức này, tất cả đều được lên sinh khí từ cùng một sự chắc chắn sẽ nói lên sự thật của Thiên Chúa.
1. Nguồn gốc thần thiêng của các trước tác Kinh thánh
140. Cộng đồng đức tin sống nhờ một truyền thống: nó được thành lập và xây dựng bằng việc lắng nghe Lời Chúa, được viết ra trong những cuốn sách, được lưu truyền như những sách quy phạm, vì mang trong chính chúng dấu ấn thế giá riêng của chúng.
Dấu ấn ấy trước hết được bảo đảm bởi thế giá của các tác giả của chúng, những người, theo một truyền thống cổ xưa và đáng kính, vốn được công nhận như các sứ giả của Thiên Chúa, và được ân ban đặc sủng linh hứng. Do đó, trong nhiều thế kỷ, và cho đến tận thời hiện đại, tư cách làm cha về văn chương của Ngũ kinh, vốn được gán cho Môsê, không bị đặt câu hỏi, cả tư cách làm cha của những cuốn sách tiên tri và khôn ngoan khác, những cuốn, khi không có tựa đề chuyên biệt, vốn được gán cho các tác giả nổi tiếng (như Đavít, Salômôn, Giêrêmia). Cách tiếp nhận các sách kiểu truyền thống này cũng có giá trị đối với các trước tác Tân Ước, tất cả đều được coi như phát xuất từ đoàn Tông đồ. Ngày nay, nhờ các cuộc nghiên cứu đồng qui được thực hiện bằng các phương pháp văn học và sử học, chúng ta không thể duy trì cùng một quan điểm như trong quá khứ. Thật vậy, khoa giải thích đã chứng minh, với những lập luận thuyết phục, rằng các cuốn sách khác nhau không chuyên nhất phát xuất từ các tác giả được nhắc đến trong tựa đề của chúng, hoặc được truyền thống thừa nhận như thế. Trái lại, lịch sử văn học của Kinh Thánh giả thiết nhiều can thiệp khác nhau, và do đó, sự hợp tác của nhiều tác giả khác nhau, mà nhiều người trong số này ẩn danh, trong một lịch sử soạn thảo rất dài và soạn tới soạn lui. Các nhận xét khác nhau liên quan đến một mô hình cho phép giải thích nguồn gốc của các trước tác thánh không đối lập trực diện với quan niệm truyền thống, đôi khi bị coi quá nhanh là chủ nghĩa giải thích giản đơn (simplisme herméneutique). Trong thực tế, Giáo hội, nhờ công biện phân đòi hỏi khắt khe và kiên nhẫn, kéo dài nhiều thế kỷ, luôn cho rằng mình có thể tiếp nhận như là linh hứng các trước tác vốn phù hợp với kho tàng đức tin được bảo tồn vững chắc và trung thành bởi cộng đồng tín hữu, được bảo đảm bởi những người mà Thiên Chúa đã thiết lập như các mục tử và hướng dẫn viên của các tín hữu. Chúa Thánh Thần, luôn làm việc trong Giáo hội, bằng sức mạnh và sự hiểu biết của riêng Người, đã cho phép khả thể tách biệt những gì là thông đạt thần thiêng đích thực khỏi những biểu thức dối trá và không có nền tảng đầy đủ. Do đó, có khả thể các bản văn được gán cho những người được linh hứng đã bị bác bỏ, trong khi các trước tác, mặc dù không thể được quy cho một tác giả có tiếng một cách chắc chắn, thì lại được tiếp nhận một cách tôn kính, mang dấu ấn linh hứng một cách không thể chối cãi. Ý thức rõ sự thật mặc khải, Giáo hội đã tự đặt mình vào thế vâng phục và thừa nhận đối với Lời Chúa mà mình vốn sống bằng.
Hòa hợp với Lời
141. Giáo hội đặt nền móng cho toàn bộ việc biện phân của mình trên kinh nghiệm sống của Chúa Giêsu, nhận được qua lời của các nhân chứng từng biết Người, và nhìn nhận nơi Người sự nên trọn của Mặc Khải. Khởi đi từ những gì các Tông đồ và các tác giả Tin Mừng đã công bố, Qui điển các sách thánh dần dần được xác lập và Giáo hội đã xem các phát biểu đa dạng của chúng là đúng và chân chính, theo mức chúng phù hợp với chứng từ của Con Thiên Chúa. Không phải vì Người tự cao coi mình là Lời Thiên Chúa mà một trước tác đặc thù cụ thể đã được duy trì để được đọc trong cộng đồng phụng vụ như là nền tảng của đức tin, nhưng đúng hơn, vì nó "đồng âm” (consonance), có thể nói như thế, với Ngôi Lời, và trình bầy một giải thích đáng lưu ý về chính Ngôi Lời. Chính "sự đồng âm" với Ngôi Lời này, vượt quá sự đa dạng của cách diễn đạt và tính đa nguyên của thần học, mà các trang của tài liệu này đã tìm cách minh họa, bằng cách đưa ra ánh sáng các hình thức "tự chứng" (autotémoignage) khác nhau do các sách khác nhau của Kinh thánh mang lại.
Việc đồng âm này không tự giới hạn ở sự hội tụ tổng quát xung quanh các tín lý căn bản. Nếu chúng ta bám vào nó, chúng ta sẽ không tôn trọng tính đa dạng của các quan điểm, tính bổ sung của những đóng góp của các trước tác khác nhau, lịch sử văn học của những cuốn sách ra đời tiếp theo việc đồng hóa và lên công thức lại các truyền thống xưa. Như lời chứng thực của Chúa Giêsu, nhà trước tác thánh, từ kho báu của mình, rút ra cái mới và cái cũ (xem Mt 13:52). Điều này có nghĩa là các trước tác được Giáo hội công nhận là linh hứng tự nhận nguồn gốc thần thiêng của mình một cách ít nhiều minh nhiên, và cũng cho thấy tính chân chính của các trước tác có trước chúng. Các Tiên tri củng cố bộ Tôra, và các trước tác khôn ngoan nhìn nhận nguồn gốc thần thiêng của Lề Luật Tiên tri. Cùng cách này, chứng từ của Chúa Giêsu thánh hiến trọn truyền thống thành văn của người Do Thái, và các trước tác của Tân Ước tự củng cố lẫn nhau, bằng cách giả định một cách triệt để và ăn khớp với mọi truyền thống của “Sách Thánh” xưa.
Tính đa nguyên của các phương thức chứng thực
Khái niệm trên tạo nên một trong những kết quả chính của việc phân tích các sách của Cựu Ước và Tân Ước được thực hiện trong Tài liệu này. Ngoài việc đồng qui mà nó vừa trở thành vấn đề, tính đa nguyên (la pluralité) trong các kinh nghiệm tôn giáo và phương thức phát biểu nhằm truyền tải chúng là một điều hiển nhiên. Ở đây, không thể nói lại một cách chi tiết và thấu đáo cách các tác giả Kinh Thánh khác nhau chứng thực nguồn gốc thần thiêng phát sinh ra các trước tác của họ. Chỉ cần trích dẫn các phương thức khác nhau, với những điểm nhấn khác nhau, tìm thấy trong các sách khác nhau của Kinh Thánh.
Mô hình chính của việc tự chứng thực là mô thức được tìm thấy trong các câu truyện nói về ơn gọi làm tiên tri, và trong các công thức khác nhau nhấn mạnh đến các trang của các trước tác tiên tri. Thực tại linh hứng được chính thức giải thích ở đó, được phát biểu như ý thức thâm hậu của một số người tuyên bố mình có khả năng hiểu lời lẽ của Thiên Chúa và có nhiệm vụ truyền tải chúng một cách trung thành. Mô hình này, do sức mạnh gợi ý của nó, được các tác giả thánh khác của truyền thống lập pháp (để mô tả Môsê), khôn ngoan (đại diện là Salômôn) hoặc khải huyền (đại diện là Đanien), để xây dựng một loại tính độc dạng (uniformité) toàn diện, một loại con dấu bảo đảm, xác nhận với độc giả phẩm chất của một trước tác mà người ta đã truy nguyên từ một nguồn thần thiêng duy nhất.
143. Nói một cách khá chung chung hơn, Kinh Thánh cũng nhấn mạnh tới sự tham gia của các cộng tác viên của người được linh hứng, vốn được ân ban kỹ năng văn chương và độ tin cậy cao, các cộng tác viên không những chỉ giúp đỡ các tác giả chính mà còn thu thập tài liệu văn chương mới, thích ứng các tiền lệ với các yêu cầu mới của người đọc. Họ thực hiện, từ thế hệ này qua thế hệ khác, một công việc soạn tác đầy ấn tượng, có tầm quan trọng quyết định đối với phẩm chất của bản văn Kinh thánh. Đặc sủng tiên tri chắc chắn hành động trong các nhà soạn tác ẩn danh này, những người gián tiếp chứng thực rằng họ ý thức được việc truyền tải Lời Chúa, trong chính hành động truyền tải bản văn mà họ ghi dấu bằng sự đóng góp của chính họ.
Những người nghiên cứu Kinh Thánh đã hợp lý đưa ra giả thuyết về sự hiện hữu của các trào lưu, trường phái và các nhóm tôn giáo, cả trong việc bảo tồn, một cách sinh tử, các truyền thống văn chương được coi là thánh thiêng, những truyền thống sau đó đã được kết hợp trong khuôn khổ chung của Sách thánh - điều này giúp nhấn mạnh tới tính hữu dụng trong việc làm sáng tỏ lịch sử soạn thảo các bản văn Kinh thánh -, một cách không thể cũng không nên gán một giá trị khác hoặc một thế giá riêng biệt đối với điều vốn “nguyên khởi” so với điều vốn chỉ có bản chất đệ nhị đẳng.
Thật vậy, trong nhiều trường hợp, chúng ta không có được ipsissima verba (chính lời mói) của một nhà tiên tri (được Thiên Chúa linh hứng), mà là qua lời kể lại của các môn đệ vị này. Một cách khá điển hình, đây là trường hợp các sách Tin mừng, mà sự linh hứng không bị ai bàn cãi. Trong loại trước tác này, tác giả (nghĩa là tin mừng gia) tự trình bầy mình như nhân chứng trung thành của Thầy Chí Thánh, và trong một số trường hợp, như môn đệ của các môn đệ đầu tiên (bản thân không được đề cập trong danh sách các tông đồ).
Khởi từ các nhận xét này, và từ những gì Kinh thánh nói về chính nó, ta có thể quả quyết rằng cần phải chấp nhận một định nghĩa rộng hơn và nhiều sắc thái hơn về khái niệm linh hứng. Không theo nghĩa: trong bản văn thánh, có những phần có giá trị kém và vô giá trị, mà đúng hơn, theo nghĩa: đặc sủng linh hứng được phân phối cách khác nhau. Dù sao, điều phù hợp là chúng ta nên ngoan ngoãn lưu ý đến những điều rõ ràng tạo nên chứng từ của Chúa Kitô và thông điệp cứu rỗi hoàn hảo của Người.
Viễn cảnh vừa được xác định không làm giảm việc gắn bó tin vào Lời Thiên Chúa. Trái lại, nó cổ vũ một cái hiểu sâu sắc hơn, vì nó tôn kính sự mặc khải của Thiên Chúa trong lịch sử, và vì nó tôn vinh Chúa Thánh Thần, Đấng vốn nói qua các tiên tri (xem Gcr 7:12; Nkm 9:30) trong suốt nhiều thế kỷ của lịch sử cứu độ. Đàng khác, nó cũng giúp hiểu rõ hơn việc Thần Trí này không bao giờ ngừng hoạt động sau cái chết của các Tông đồ, vì Thần Trí này đã được ban cho Giáo hội theo nghĩa Giáo Hội có thể biện phân và tiếp nhận các linh hứng. Ngày nay, Thần Trí này đang hoạt động trong việc lắng nghe Lời của Thiên Chúa một cách "tôn giáo" (Dei Verbum, 12), vì Kinh thánh - theo cách diễn đạt của Dei Verbum, n. 12 - phải "được đọc và giải thích dưới ánh sáng của cùng một Thần Trí như Thần Trí đã khiến nó được soạn tác". Lời linh hứng sẽ không có ích chi nếu người nhận được nó không sống theo Thần Trí, Đấng đã biết biện phân và nếm được nguồn gốc thần thiêng của trang sách Kinh thánh.
2. Sự thật của Kinh thánh
144. Phát xuát từ Thiên Chúa, Kinh thánh có những phẩm chất thần thiêng. Trong số này, phẩm chất nền tảng, tức làm chứng cho sự thật, được hiểu không phải như một tổng số các thông tin chính xác về các khía cạnh khác nhau của kiến thức con người, mà như một mặc khải về chính Thiên Chúa và về kế hoạch cứu rỗi của Người. Thực thế, Kinh thánh làm người ta biết mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha, được biểu lộ trong Ngôi Lời trở thành thân xác, Đấng, qua Chúa Thánh Thần, dẫn con người đến sự hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa (xem Dei Verbum, 2).
Theo cách đó, điều xem ra rõ ràng là sự thật của Kinh thánh lấy sự cứu rỗi các tín hữu làm viễn cảnh. Những phản bác - được nêu ra trong quá khứ, và vẫn còn tái diễn ngày nay – đối với các điều không chính xác, các mâu thuẫn về địa dư, lịch sử, khoa học, khá phổ biến trong Kinh Thánh, những phản bác có cao vọng nghi vấn tính đáng tin cậy của bản văn thánh và do đó, nguồn gốc thần thiêng của nó, đã bị Giáo hội bác bỏ với lời quả quyết rằng "các sách Kinh thánh dạy cách vững chắc, trung thành và không sai lầm sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các chữ thánh vì sự cứu rỗi của chúng ta" ( Dei Verbum, 11). Chính sự thật này mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho nhân sinh và là sự thật đượcThiên Chúa muốn làm cho mọi người biết đến.
Tài liệu này chia sẻ quan điểm giải thích này. Sự đóng góp của nó, chỉ đổi mới một phần, hệ ở việc, nhờ một diễn trình được vạch ra từ các bản văn được lựa chọn của các sách Kinh thánh và các cách diễn đạt văn học khác nhau, cho thấy sự thật mà Thiên Chúa muốn tiết lộ cho thế giới qua trung gian các tôi tớ của Người, tức các tác giả thánh, đã được trình bày ra sao.
Một sự thật đa dạng
145. Đặc điểm đầu tiên của sự thật Kinh Thánh hệ ở sự kiện nó được phát biểu dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau (xem Dt 1: 1). Sau khi được truyền tải bởi nhiều người, vào những thời điểm khác nhau, từ trong nội tại, nó mang theo một khía cạnh đa dạng, cả trong các khẳng định về tín lý và luân lý, lẫn trong các phát biểu văn chương. Do đó, các tác giả của bản văn thánh trình bày, trong thời kỳ lịch sử của họ và phù hợp với ơn phúc của Thiên Chúa, những gì họ đã được trao cho để hiểu và truyền tải. Những gì được Chúa nói trong một đoạn đặc thù thì sau đó đã được nối kết với các mặc khải gần đây hơn của Thiên Chúa. Ngoài ra, sự thật Kinh Thánh mặc lấy rất nhiều thể văn đa dạng. Do sự kiện này, nó không chỉ bao gồm các mệnh đề quan trọng theo quan điểm tín điều, mà nó còn bao gồm cả sự thật đặc điểm hóa một câu truyện, một quy định lập pháp, một lời nói, sự thật của một lời cầu nguyện hoặc sự thật của một bài thơ tình, chẳng hạn như Diễm Ca, sự thật của các trang phê phán trong sách Gióp và Giảng Viên, sự thật của các sách khải huyền. Hơn nữa, ở bên trong cùng các thể văn này, người ta có thể thấy sự đa dạng về quan điểm, xem như là quy luật chứ không phải chỉ là sự lặp lại đơn giản các biểu thức đồng quy.
Sự đa dạng về hình thức biểu lộ chân lý này không chỉ liên quan đến nền văn chương của Cựu Ước, mà nó còn áp dụng cho sự mặc khải được chứng thực bởi Tân Ước, nơi chúng ta tìm thấy những câu truyện và diễn ngôn, không phải chồng lên nhau, và là nơi chúng ta nhận thấy các dị biệt đáng kể trong việc trình bày thông điệp. Thực thế, có bốn Tin Mừng và Giáo hội đã bác bỏ như không thích đáng bất cứ nỗ lực nào nhằm làm chúng phù hợp với nhau (concordist): thí dụ, những gì được viết "theo Luca", đã được tôn trọng và tiếp nhận, ngay cả khi nó không có sự tương ứng chính xác nào với những gì Tin mừng Máccô hoặc Tin mừng Gioan viết. Hơn nữa, trong khi trong Tin mừng, sứ điệp chủ yếu dựa trên cuộc đời của Chúa Giêsu và các lời nói của Người, thì đối với Thánh Phaolô, sự thật của Chúa Kitô bắt nguồn gần như duy nhất trong sự chết và sự phục sinh của Người. Hoặc, sự khác nhau trong cách diễn đạt giữa thư gửi cho người Rôma và thư của Thánh Giacôbê dường như là một mô hình về tính đa nguyên qua đó Kinh thánh làm chứng cho sự thật duy nhất về Thiên Chúa.
Tính đa âm trong các tiếng nói thánh này được cung cấp cho Giáo hội làm mô hình, để ngày nay, Giáo hội có thể chứng minh cùng một khả năng liên hợp tính thống nhất của sứ điệp cần truyền đến con người và sự tôn trọng cần thiết đối với tính đa nguyên của các kinh nghiệm cá thể, các nền văn hóa và ơn phúc dư ban của Thiên Chúa.
Sự thật được phát biểu dưới hình thức lịch sử
146. Đặc điểm quan trọng thứ hai của sự thật Kinh Thánh hệ ở sự kiện nó được phát biểu dưới hình thức lịch sử. Một số sách của Kinh thánh mang dấu chỉ thời kỳ chúng được viết ra; trong các trường hợp khác, các khoa giải thích có thể đặt chúng một cách có cơ sở vào các thời điểm chính xác trong lịch sử. Thời kỳ được bao trùm bởi văn chương Kinh Thánh hết sức mênh mông, vì nó vượt quá một thiên niên kỷ. Di sản các quan niệm được truyền tải bởi một thời kỳ đặc thù, các ý kiến phát xuất từ kinh nghiệm hoặc các mối quan tâm đặc trưng của một thời kỳ nhất định trong cuộc sống của dân Chúa nhất thiết được phát biểu trong đó. Công việc do các nhà biên tập thực hiện, tìm cách mang đến một sự gắn bó tín lý và thực hành cho bản văn thánh, đã không làm mất các dấu vết của lịch sử, từ đó có các do dự và bất toàn của nó, bất kể trong lĩnh vực thần học hay trong lãh vực nhân học. Do dó, nhiệm vụ của người giải thích hệ ở việc tránh lối đọc Kinh thánh một cách cực đoan (fondamentaliste), và phải định vị các khẳng định khác nhau của bản văn thánh trong bối cảnh lịch sử của chúng, theo các thể văn đang được sử dụng thời đó. Thật vậy, chính nhờ tiếp đón hình thức mặc khải thần thiêng có tính lịch sử này mà chúng ta được dẫn tới mầu nhiệm Chúa Kitô, một biểu hiện đầy đủ và dứt khoát của sự thật Thiên Chúa trong lịch sử con người.
Sự thật qui điển
147. Mặt khác, việc giải thích Kinh Thánh theo quan điểm Công Giáo, dẫn đến việc chấp nhận chân lý Thiên Chúa trong bối cảnh Mặc Khải, với tính toàn diện của nó, được chứng thực như qui điển Kinh thánh. Điều này có nghĩa là chân lý mặc khải không thể bị giới hạn vào một phần của gia tài thánh (bằng cách bác bỏ, thí dụ, Cựu Ước để nhấn mạnh Tân Ước), cũng không bị giới hạn vào một cái nhân đồng nhất, mà loại bỏ phần còn lại hoặc tương đối hóa nó, coi như không đáng kể. Không những, tất cả những gì được linh hứng đều cần thiết đối với sự mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa, mà tất cả các phần đều được đọc trong tương quan với các phần khác, theo một nguyên tắc hòa hợp, một hòa hợp không nên bị nhầm lẫn với sự độc dạng, mà đúng hơn là sự hội tụ tốt đẹp của những gì đa dạng.
Tuy nhiên, theo quan điểm Kitô giáo, điều xem ra rõ ràng là sự thật của bản văn Kinh thánh trùng hợp với chứng từ về Chúa Giêsu, "Đấng trung gian và là sự viên mãn của mọi Mặc Khải" (Dei Verbum, 2), Đấng vốn tự định nghĩa là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14:6). Đặc tính trung tâm và chủ yếu này của mầu nhiệm Chúa Kitô không mâu thuẫn với sự kiện này: các truyền thống xưa cũng nói về Người và sự cứu rỗi dứt khoát được thực hiện trong cái chết và sự phục sinh của Người, như chính Người đã khẳng định (x. Ga 5:39). Trong mầu nhiệm vô cùng của Người, Chúa Kitô là trung tâm chiếu sáng trọn bộ Kinh thánh.
Truyền thống văn chương của các tôn giáo khác
148. Trong một tổng quan ngắn gọn, chúng ta sẽ gợi lên và tìm cách hiểu, trong đoạn này, mối tương quan giữa Kinh thánh và các truyền thống văn chương của các tôn giáo khác. Vấn đề này có tính thời sự cấp bách đối với cuộc đối thoại liên tôn. Giải đáp nó không hề dễ dàng, vì nó phải kết hợp nguyên tắc không thể miễn chước là "tính duy nhất và tính phổ quát cứu độ của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo hội" (như đã nêu trong tiêu đề của Tuyên ngôn "Dominus Iesus" của Thánh bộ Giáo lý Đức tin), và mặt khác, việc đánh giá đúng đắn đối với kho tàng tinh thần của các tôn giáo khác. Tài liệu này không nêu chi tiết các yếu tố mà, khởi từ chính Kinh thánh, có thể được trao cho nghiên cứu thần học và mục vụ của Giáo hội. Ở đây, chỉ cần gợi lại hình ảnh Balaam (xem Ds 22-24), để chứng tỏ rằng lời tiên tri (được linh hứng) không phải là đặc ân độc quyền của dân Chúa, và để nhớ lại rằng Thánh Phaolô, trong diễn từ của ngài ở đồi Areopagus, đã dựa vào trực giác của các nhà thơ và triết gia Hy Lạp ra sao (xem Cv 17:28). Mặt khác, đa số chấp nhận rằng văn chương Cựu Ước chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào những gì đã được viết ở Lưỡng Hà và Ai Cập, giống như các sách Tân Ước phần lớn cũng rút tỉa từ di sản văn hóa của thế giới Hy Lạp. Các semina Verbi (hạt giống Lời Chúa) được lan truyền khắp thế giới và không thể bị giới hạn trong bản văn duy nhất của Kinh thánh. Giáo hội đã định nghĩa điều Giáo Hội coi là được linh hứng, nhưng chưa bao giờ nói tiêu cực về phần còn lại của nền văn hóa. Tuy nhiên, chính Lời của Thiên Chúa được ghi lại trong Kinh thánh qui điển, và đặc biệt trong phần làm chứng trực tiếp cho Ngôi Lời nhập thể, tạo nên nguyên tắc biện phân sự thật của mọi cách phát biểu tôn giáo khác, dù ở trong Giáo Hội, hay trong các truyền thống tôn giáo khác nhau của các dân tộc khác nhau trên trái đất.
Từ nhận xét cuối cùng trên, ta thấy Giáo hội phải tự đặt mình bên trong một vòng giải thích. Từ việc lắng nghe lời Kinh thánh, Giáo hội rút ra các nguyên tắc cho đức tin của mình và, khi được đức tin này soi sáng, Giáo Hội hiện có và mãi có khả năng giải thích chính xác những gì mình đọc như là sách thánh của mình, và đồng thời biện phân được giá trị của tất cả những lời chứng thực khác vốn đòi được lắng nghe. Chính Chúa Thánh Thần, với đặc điểm là nguyên lý của sự thật, đã khởi động diễn trình đức tin, và đưa nó đến chỗ nên trọn của nó, bằng cách cởi mở hoàn toàn đối với sự biểu lộ của Thiên Chúa trong lịch sử.
3. Việc giải thích các trang khó hiểu của Kinh thánh
149. Đó là lý do tại sao Giáo hội, thân thể sống động của các độc giả tín hữu, người giải thích bản văn linh hứng được ủy quyền, có sứ mệnh làm trung gian tiếp nhận và công bố sự thật của Sách Thánh ở từng thời đại của lịch sử, và cả ngày nay nữa. Vì Giáo hội đã nhận được Chúa Thánh Thần, nên Giáo Hội thực sự là " cột trụ và điểm tựa của chân lý" (1 Tim 3:15), bao lâu Giáo Hội trung thành truyền tải cho thế giới Lời đã tạo nên mình. Nhiệm vụ của Giáo Hội hệ ở việc loan báo Lời này một cách chắc chắn (parresia), Lời vốn tuyên bố Chúa Giêsu Kitô là Cứu Chúa duy nhất và dứt khoát. Nhưng, trong vai trò quan trọng của mình, Giáo hội cũng phải giúp các tín hữu và những người đang tìm kiếm sự thật giải thích các bản văn Kinh thánh một cách chính xác, nhờ một phương pháp thích nghi và một tư thế giải thích thích đáng. Về vấn đề này, Tài liệu Giải Thích Kinh Thánh Trong Giáo Hội năm 1993 của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh tỏ ra đặc biệt hữu ích.
Lâu nay, các dè dặt liên quan tới truyền thống Kinh Thánh đã xuất hiện, vì một số trang và một số trào lưu văn chương của nó xem ra không thể chấp nhận được đối với tâm trí đương thời, do sự kiện các quan niệm về công lý dường như lỗi thời, các phong tục và thực tiễn pháp lý gây tranh cãi, và thậm chí đáng trách, cuối cùng do sự kiện có những câu chuyện dường như không có nền tảng lịch sử. Thành thử bản văn thánh phần nào mất uy tín, người ta phần nào không tin tưởng tính hữu ích mục vụ của nó, đến độ trực tiếp nghi vấn tính linh hứng của một số phần trong Kinh Thánh, và do đó tư thế sự thật của chúng. Trong trường hợp này, điều không đủ là quả quyết một cách chung chung rằng trong Cựu Ước có "sự không hoàn hảo và lỗi thời" (Dei Verbum, 15), hoặc nhắc nhở rằng các tác giả Tân Ước, cả họ nữa, cũng chịu ảnh hưởng của thời đại họ. Nếu việc nhấn mạnh tới khái niệm nhập thể là điều chính đáng và áp dụng nó một cách loại suy vào việc đặt bút viết ra mặc khải, thì điều thích hợp không kém là chứng tỏ rằng, ở giữa sự yếu đuối như thế của con người, vinh quang của Lời thần thiêng vẫn đã tỏa sáng. Cũng sẽ không đủ, khi vì một ưu tư mục vụ khôn ngoan, ta loại bỏ các đoạn văn có vấn đề ra khỏi việc đọc công khai trong các cộng đoàn phụng vụ. Người biết tính toàn vẹn của bản văn có thể cảm thấy một cách chính đáng đó là một việc làm nghèo nàn di sản thánh thiêng và có thể trách cứ các mục tử vì đã che giấu bất chính các khía cạnh khó hiểu của Kinh thánh.
Giáo hội không được miễn trừ nhiệm vụ khiêm nhường và kiên nhẫn phải giải thích một cách tôn kính toàn bộ truyền thống văn chương đã được định nghĩa như được linh hứng, và do đó tạo thành một biểu thức của sự thật Thiên Chúa. Để giải thích, trước hết cần có các nguyên tắc rõ ràng, giúp ta hiểu rằng ý nghĩa của những gì đã được truyền tải không y hệt như "chữ viết" của bản văn. Mặt khác, cần phải tiến hành một cách chính xác, và lần lượt đề cập tới các khó khăn cần phải làm sáng tỏ, cũng như phải nhắc nhở bổn phận của mọi tín hữu sở đắc Lời Chúa, theo ơn hiểu biết mà Chúa Thánh Thần vốn phân phát cho mỗi thời kỳ của lịch sử.
Đó là lý do tại sao Tài liệu này của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh đã chọn những vấn đề chính đặt ra cho người đọc, và đã gợi ý những đường hướng giúp giải đáp chúng, trong khuôn khổ đức tin của chúng ta. Sự ngắn gọn của những gì đã được trình bày có thể không phải lúc nào cũng có vẻ thỏa đáng, nhưng các nguyên tắc diễn giải được trình bầy ở đây xem ra hữu ích, cả các giải thích được cung cấp để trả lời các câu hỏi chuyên biệt cũng thế. Thay vì là một cuộc khảo sát dứt khoát và thấu đáo các đoạn khó hiểu của bản văn thánh, Tài liệu này trình bầy một diễn trình giải thích nhằm kích thích một suy tư sau này, trong cuộc đối thoại với các nhà giải thích bản văn thánh khác. Trong nỗ lực tìm kiếm chung này, con đường dẫn đến sự thật sẽ tự cho thấy nó khiêm nhường và khiêm tốn, nhưng đồng thời soi sáng, bao lâu nó còn là dấu ấn của việc lắng nghe cùng một Chúa Thánh Thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét