An tử là một tội ác chống lại sự sống con người, không thể chữa khỏi không có nghĩa là chấm tận việc chăm sóc
"An tử (Euthanasia) là một tội ác chống lại sự sống con người, không thể chữa khỏi không có nghĩa là chấm tận việc chăm sóc"
“Người Samaritanô nhân lành” (Người chăn chiên lành), là tựa đề của một Tông thư mới được Bộ Giáo lý Đức tin công bố, và Đức Thánh Cha châu phê, nhắc lại việc lên án bất kỳ hình thức an tử nào hoặc hỗ trợ chết, đồng thời ủng hộ sự hỗ trợ các gia đình và các nhân viên y tế.
(Tin Vatican)
Thứ Ba (22/9/2020), Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một Tông thư được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 25 tháng 6, có tựa đề là Người Samaritanô nhân lành, đề cập đến việc chăm sóc những người trong giai đoạn nguy kịch và giai đoạn cuối của cuộc sống”. Thánh bộ Đức Tin đã chọn ngày 14 tháng 7 là ngày công bố Tông thư để tôn vinh thánh Camillus de Lellis, vị thánh quan thầy các bệnh nhân, bệnh viện, y tá và bác sĩ.
“Không thể chữa lành, không có nghĩa là không cần chăm sóc nữa!”
Những người mắc bệnh nan y vẫn có quyền được chào đón, chạy chữa và yêu thương. Điều này được khẳng định trong phần một của Tông thư Người Samaritanô nhân lành. Tông thư nhằm mục đích cung cấp những cách thức cụ thể để áp dụng dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, người dạy cho chúng ta rằng “ngay cả khi không thể hoặc không còn hy vọng chữa lành”, thì những chăm sóc y tế, điều dưỡng, tâm lý và tâm linh “không bao giờ được ngưng bỏ”.
Không thể cứu chữa, không có nghĩa là không cần chăm sóc
“Hãy luôn quan tâm, để có thể chữa lành” [1]. Những lời này của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho hay không thể chữa lành, không bao giờ đồng nghĩa với việc không cần chăm sóc. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân cho đến giờ phút cuối cùng; để “cận kề” người bệnh; đồng hành, lắng nghe, khiến cho người đó cảm thấy được yêu thương: đây là cách giảm bớt sự cô đơn và cô độc, nỗi sợ hãi về đau khổ và cái chết. Toàn bộ tài liệu tập trung vào ý nghĩa của nỗi đau và mầu nhiệm đau khổ dưới ánh sáng Phúc Âm và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống
Tông thư xác quyết: “Giá trị không thể thay đổi của sự sống là nguyên tắc cơ bản của quy luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trình tự pháp lý”. “Chúng ta không thể trực tiếp qyết định cho mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu”. Trích dẫn Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et spes), tài liệu nhắc lại rằng “phá thai, an tử và cố ý tự hủy hoại xã hội loài người là một sự sỉ nhục vô cùng đối với Đấng Tạo hóa” (số 27).
Những trở ngại làm mất đi giá trị thiêng liêng của sự sống con người
Tài liệu trích dẫn một số yếu tố đề cập đến khả năng hiểu được giá trị của sự sống, chẳng hạn như khi cuộc sống được coi là "đáng giá" nếu hội đủ một số yếu tố vật chất và tâm linh. Một trong những trở ngại mà Tông thư lưu ý là sự hiểu biết sai lệch về “lòng trắc ẩn”. Từ bi thực sự, tự nó, "không bao gồm việc gây ra cái chết", nhưng luôn quảng đại săn sóc và trợ giúp người bệnh, cung cấp các phương tiện, giúp làm thuyên giảm đau đớn cho họ. Một trở ngại khác mà Tông thư nêu lên là chủ nghĩa cá nhân đang làm gia tăng nỗi cô đơn.
Giáo huấn của Huấn quyền
Đó là một huấn quyền xác quyết rằng an tử là một “tội ác chống lại sự sống con người”, và do đó, “tự bản chất của nó là một việc xấu” trong mọi hoàn cảnh. Bất kỳ một sự “hợp tác vật chất chính thức hoặc tinh thần” đều là một tội trọng chống sự sống con người mà không cơ chế nào có thẩm quyền, “đề nghị hoặc cho phép một cách hợp pháp”. Những người thông qua luật ủng hộ an tử “trở thành đồng phạm” và “gây nên cớ” bởi vì những luật này góp phần vào sự tán tận lương tâm. Hành động an tử (euthanasia) luôn phải được từ chối. Tuy nhiên, Tông thư thừa nhận rằng nỗi tuyệt vọng hoặc đau khổ cùng cực của phận người, có thể được dùng thuốc giảm đau mà thôi.
Không dùng các phương pháp điều trị tiêu cực
Tài liệu cũng giải thích việc bảo đảm có được một cái chết nhân bản cần phải loại trừ các phương pháp điều trị y tế tiêu cực. Vì vậy, khi cái chết sắp xảy ra và không thể tránh được, có thể chấm dứt “các phương pháp điều trị, chỉ nhằm giúp kéo dài sự sống một cách thời gian hoặc đau đớn” là hợp pháp, tuy nhiên, không được cắt giảm các phương pháp điều trị thông thường cần thiết mà bệnh nhân yêu cầu, chẳng hạn như thức ăn và nước uống “miễn là cơ thể còn có thể tiếp nhận…”. Chăm sóc làm vơi bớt đau đớn là một “công việc quý giá và quan trọng” để đồng hành cùng bệnh nhân. Tông thư nhấn mạnh, chăm sóc giúp giảm bớt đau đớn không được bao hàm khả năng an tử, nhưng luôn tìm đến sự trợ giúp tinh thần của cả người bệnh và các thành viên trong gia đình của họ.
Hỗ trợ gia đình
Điều quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh là giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đây là một gánh nặng cho gia đình, mà là một “tình cảm thân thương và tự nguyện của những người thân yêu. Gia đình cần được giúp đỡ và có đủ nguồn lực để hoàn thành sứ mệnh này". Chính quyền sở tại cần "cung cấp những chức năng xã hội căn bản, không thể thay thế của gia đình… Và phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực và các tổ chức cần thiết để hỗ trợ."
Chăm sóc trong giai đoạn mang thai trước khi sinh và sinh con
Ngay từ khi thụ thai, những bào thai bị dị tật hoặc các bệnh mãn tính khác, đều phải được săn sóc và “tôn trọng sự sống”. Trong những trường hợp “xét nghiệm thai… xét thấy thai nhi có nguy cơ tử vong trong một thời gian ngắn”, và khi không còn phương cách nào điều trị để cải thiện tình trạng của thai nhi thì thai nhi “không nên bị bỏ rơi, không được hỗ trợ, mà phải được đồng hành như mọi bệnh nhân khác cho đến khi thai nhi chết cách tự nhiên”.
Tông thư cho hay "việc chẩn đoán thai nhi trước khi sinh" có thể là một nỗi "ám ảnh" trong xã hội ngày nay và lưu ý rằng đôi khi nó dẫn đến việc thúc đẩy phá thai hoặc "các mục đích chọn lựa" khác. Cả việc phá thai và việc sử dụng “chẩn đoán trước khi sinh cho các mục đích quyết định” đều là “bất hợp pháp”, Tông thư khẳng định như thế.
An thần mê man
Để giảm bớt đau đớn, người ta có thể xử dụng thuốc “gây mê bất tỉnh”. Bức Tông thư khẳng định rằng điều này phù hợp về mặt đạo đức, “đảm bảo rằng cuối đời của con người sẽ được hưởng một bình an lớn lao và trong những điều kiện nội tâm tốt nhất”. Điều này cũng áp dụng cho các loại thuốc an thần giúp “cho giây phút hấp hối (an thần giảm bớt đau đớn và lịm đi vào cõi vĩnh hằng)”. Nhưng không chấp nhận việc sử dụng thuốc an thần “trực tiếp và đưa đến cái chết”, điều mà Tông thư định nghĩa là “thực hành theo chủ nghĩa duy thực”.
Trạng thái thực vật
Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân không còn tỉnh, họ “phải được trợ sinh và chăm sóc đặc biệt”, bao gồm cả việc ăn và uống. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp “các biện pháp như vậy có thể trở nên bất cân xứng” bởi vì chúng không còn hiệu quả hoặc vì các phương tiện để kéo dài sự sống “tạo ra gánh nặng quá tốn kém”. Trong trường hợp này, Tông thư công bố rằng "phải cung cấp hỗ trợ cho gia đình đang gánh chịu sự chăm sóc lâu dài cho người thân trong tình trạng này".
Lương tâm
Tông thư yêu cầu các Giáo hội địa phương, các tổ chức và cộng đồng Công Giáo “áp dụng một quan điểm rõ ràng và thống nhất để bảo vệ quyền phản đối một cách công tâm” trong bối cảnh mà luật pháp cho phép thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức. Tông thư cũng mời gọi các tổ chức Công Giáo và nhân viên y tế làm chứng cho các giá trị mà Giáo hội tuyên xưng về các vấn đề sự sống.
Cụ thể trong trường hợp an tử (euthanasia), tài liệu cho hay “có một nghĩa vụ nghiêm trọng và rõ ràng là phải chống lại các luật lệ đi ngược lại lương tâm”. Điều quan trọng là các bác sĩ và nhân viên y tế phải được đào tạo để đồng hành với người hấp hối theo cách thức Kitô giáo. Sự đồng hành về mặt tâm linh với một người hấp hối là một “lời mời gọi hoán cải”, và không bao giờ có bất kỳ một cử chỉ nào “được hiểu là sự chấp thuận”, việc thực thi an tử trong lúc hấp hối!
[1] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn trước những tham dự viên Đại hội Quốc tế về “Các phương pháp điều trị duy trì sự sống và trạng thái thực (vật) dưỡng: Những tiến bộ của khoa học và những tình huống khó xử đạo đức”.
“Người Samaritanô nhân lành” (Người chăn chiên lành), là tựa đề của một Tông thư mới được Bộ Giáo lý Đức tin công bố, và Đức Thánh Cha châu phê, nhắc lại việc lên án bất kỳ hình thức an tử nào hoặc hỗ trợ chết, đồng thời ủng hộ sự hỗ trợ các gia đình và các nhân viên y tế.
(Tin Vatican)
Thứ Ba (22/9/2020), Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một Tông thư được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 25 tháng 6, có tựa đề là Người Samaritanô nhân lành, đề cập đến việc chăm sóc những người trong giai đoạn nguy kịch và giai đoạn cuối của cuộc sống”. Thánh bộ Đức Tin đã chọn ngày 14 tháng 7 là ngày công bố Tông thư để tôn vinh thánh Camillus de Lellis, vị thánh quan thầy các bệnh nhân, bệnh viện, y tá và bác sĩ.
“Không thể chữa lành, không có nghĩa là không cần chăm sóc nữa!”
Những người mắc bệnh nan y vẫn có quyền được chào đón, chạy chữa và yêu thương. Điều này được khẳng định trong phần một của Tông thư Người Samaritanô nhân lành. Tông thư nhằm mục đích cung cấp những cách thức cụ thể để áp dụng dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, người dạy cho chúng ta rằng “ngay cả khi không thể hoặc không còn hy vọng chữa lành”, thì những chăm sóc y tế, điều dưỡng, tâm lý và tâm linh “không bao giờ được ngưng bỏ”.
Không thể cứu chữa, không có nghĩa là không cần chăm sóc
“Hãy luôn quan tâm, để có thể chữa lành” [1]. Những lời này của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho hay không thể chữa lành, không bao giờ đồng nghĩa với việc không cần chăm sóc. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân cho đến giờ phút cuối cùng; để “cận kề” người bệnh; đồng hành, lắng nghe, khiến cho người đó cảm thấy được yêu thương: đây là cách giảm bớt sự cô đơn và cô độc, nỗi sợ hãi về đau khổ và cái chết. Toàn bộ tài liệu tập trung vào ý nghĩa của nỗi đau và mầu nhiệm đau khổ dưới ánh sáng Phúc Âm và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống
Tông thư xác quyết: “Giá trị không thể thay đổi của sự sống là nguyên tắc cơ bản của quy luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trình tự pháp lý”. “Chúng ta không thể trực tiếp qyết định cho mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu”. Trích dẫn Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et spes), tài liệu nhắc lại rằng “phá thai, an tử và cố ý tự hủy hoại xã hội loài người là một sự sỉ nhục vô cùng đối với Đấng Tạo hóa” (số 27).
Những trở ngại làm mất đi giá trị thiêng liêng của sự sống con người
Tài liệu trích dẫn một số yếu tố đề cập đến khả năng hiểu được giá trị của sự sống, chẳng hạn như khi cuộc sống được coi là "đáng giá" nếu hội đủ một số yếu tố vật chất và tâm linh. Một trong những trở ngại mà Tông thư lưu ý là sự hiểu biết sai lệch về “lòng trắc ẩn”. Từ bi thực sự, tự nó, "không bao gồm việc gây ra cái chết", nhưng luôn quảng đại săn sóc và trợ giúp người bệnh, cung cấp các phương tiện, giúp làm thuyên giảm đau đớn cho họ. Một trở ngại khác mà Tông thư nêu lên là chủ nghĩa cá nhân đang làm gia tăng nỗi cô đơn.
Giáo huấn của Huấn quyền
Đó là một huấn quyền xác quyết rằng an tử là một “tội ác chống lại sự sống con người”, và do đó, “tự bản chất của nó là một việc xấu” trong mọi hoàn cảnh. Bất kỳ một sự “hợp tác vật chất chính thức hoặc tinh thần” đều là một tội trọng chống sự sống con người mà không cơ chế nào có thẩm quyền, “đề nghị hoặc cho phép một cách hợp pháp”. Những người thông qua luật ủng hộ an tử “trở thành đồng phạm” và “gây nên cớ” bởi vì những luật này góp phần vào sự tán tận lương tâm. Hành động an tử (euthanasia) luôn phải được từ chối. Tuy nhiên, Tông thư thừa nhận rằng nỗi tuyệt vọng hoặc đau khổ cùng cực của phận người, có thể được dùng thuốc giảm đau mà thôi.
Không dùng các phương pháp điều trị tiêu cực
Tài liệu cũng giải thích việc bảo đảm có được một cái chết nhân bản cần phải loại trừ các phương pháp điều trị y tế tiêu cực. Vì vậy, khi cái chết sắp xảy ra và không thể tránh được, có thể chấm dứt “các phương pháp điều trị, chỉ nhằm giúp kéo dài sự sống một cách thời gian hoặc đau đớn” là hợp pháp, tuy nhiên, không được cắt giảm các phương pháp điều trị thông thường cần thiết mà bệnh nhân yêu cầu, chẳng hạn như thức ăn và nước uống “miễn là cơ thể còn có thể tiếp nhận…”. Chăm sóc làm vơi bớt đau đớn là một “công việc quý giá và quan trọng” để đồng hành cùng bệnh nhân. Tông thư nhấn mạnh, chăm sóc giúp giảm bớt đau đớn không được bao hàm khả năng an tử, nhưng luôn tìm đến sự trợ giúp tinh thần của cả người bệnh và các thành viên trong gia đình của họ.
Hỗ trợ gia đình
Điều quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh là giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đây là một gánh nặng cho gia đình, mà là một “tình cảm thân thương và tự nguyện của những người thân yêu. Gia đình cần được giúp đỡ và có đủ nguồn lực để hoàn thành sứ mệnh này". Chính quyền sở tại cần "cung cấp những chức năng xã hội căn bản, không thể thay thế của gia đình… Và phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực và các tổ chức cần thiết để hỗ trợ."
Chăm sóc trong giai đoạn mang thai trước khi sinh và sinh con
Ngay từ khi thụ thai, những bào thai bị dị tật hoặc các bệnh mãn tính khác, đều phải được săn sóc và “tôn trọng sự sống”. Trong những trường hợp “xét nghiệm thai… xét thấy thai nhi có nguy cơ tử vong trong một thời gian ngắn”, và khi không còn phương cách nào điều trị để cải thiện tình trạng của thai nhi thì thai nhi “không nên bị bỏ rơi, không được hỗ trợ, mà phải được đồng hành như mọi bệnh nhân khác cho đến khi thai nhi chết cách tự nhiên”.
Tông thư cho hay "việc chẩn đoán thai nhi trước khi sinh" có thể là một nỗi "ám ảnh" trong xã hội ngày nay và lưu ý rằng đôi khi nó dẫn đến việc thúc đẩy phá thai hoặc "các mục đích chọn lựa" khác. Cả việc phá thai và việc sử dụng “chẩn đoán trước khi sinh cho các mục đích quyết định” đều là “bất hợp pháp”, Tông thư khẳng định như thế.
An thần mê man
Để giảm bớt đau đớn, người ta có thể xử dụng thuốc “gây mê bất tỉnh”. Bức Tông thư khẳng định rằng điều này phù hợp về mặt đạo đức, “đảm bảo rằng cuối đời của con người sẽ được hưởng một bình an lớn lao và trong những điều kiện nội tâm tốt nhất”. Điều này cũng áp dụng cho các loại thuốc an thần giúp “cho giây phút hấp hối (an thần giảm bớt đau đớn và lịm đi vào cõi vĩnh hằng)”. Nhưng không chấp nhận việc sử dụng thuốc an thần “trực tiếp và đưa đến cái chết”, điều mà Tông thư định nghĩa là “thực hành theo chủ nghĩa duy thực”.
Trạng thái thực vật
Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân không còn tỉnh, họ “phải được trợ sinh và chăm sóc đặc biệt”, bao gồm cả việc ăn và uống. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp “các biện pháp như vậy có thể trở nên bất cân xứng” bởi vì chúng không còn hiệu quả hoặc vì các phương tiện để kéo dài sự sống “tạo ra gánh nặng quá tốn kém”. Trong trường hợp này, Tông thư công bố rằng "phải cung cấp hỗ trợ cho gia đình đang gánh chịu sự chăm sóc lâu dài cho người thân trong tình trạng này".
Lương tâm
Tông thư yêu cầu các Giáo hội địa phương, các tổ chức và cộng đồng Công Giáo “áp dụng một quan điểm rõ ràng và thống nhất để bảo vệ quyền phản đối một cách công tâm” trong bối cảnh mà luật pháp cho phép thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức. Tông thư cũng mời gọi các tổ chức Công Giáo và nhân viên y tế làm chứng cho các giá trị mà Giáo hội tuyên xưng về các vấn đề sự sống.
Cụ thể trong trường hợp an tử (euthanasia), tài liệu cho hay “có một nghĩa vụ nghiêm trọng và rõ ràng là phải chống lại các luật lệ đi ngược lại lương tâm”. Điều quan trọng là các bác sĩ và nhân viên y tế phải được đào tạo để đồng hành với người hấp hối theo cách thức Kitô giáo. Sự đồng hành về mặt tâm linh với một người hấp hối là một “lời mời gọi hoán cải”, và không bao giờ có bất kỳ một cử chỉ nào “được hiểu là sự chấp thuận”, việc thực thi an tử trong lúc hấp hối!
[1] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn trước những tham dự viên Đại hội Quốc tế về “Các phương pháp điều trị duy trì sự sống và trạng thái thực (vật) dưỡng: Những tiến bộ của khoa học và những tình huống khó xử đạo đức”.
VietCatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét