Chúa Giêsu đã “chẳng
giơ má bên trái ra”...
Đoạn Kinh Thánh bị
hiểu nhầm nhiều nhất là: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”
(Mt 7, 1) được trích dẫn bởi những người hiểu biết Kinh Thánh, như một dẫn chứng
ngụy tạo trên cơ sở một thuyết tương đối về đạo đức. Vậy đứng thứ hai là đoạn
nào? Đoạn đó nằm ở (Mt 5, 39): “…nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má
bên trái ra nữa”.
Lối hiểu lệch lạc đoạn
Kinh Thánh này đã dẫn tới những lời cầu nguyện công khai cho “những người mà chúng
ta gọi là ‘kẻ thù’” – như thể Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người không có kẻ thù
là con người hay thế lực siêu nhiên vậy. Lối hiểu lệch lạc này cũng dẫn tới những
lời cổ vũ cho thuyết hòa bình phi bạo lực tuyệt đối (literally helpless
pacifism) – điều này có thể gây bối rối cho Đức Piô V, người đã hiệu triệu Liên
Minh Thần Thánh (Holy League) đứng lên ngăn chặn cuộc xâm lược Châu Âu của đế
chế Ottoman trong trận đánh ở Lepanto.
Tôi nói ra điều khó
hiểu này không đơn thuần là một câu đố Kinh Thánh, giống như “Ông Adong và bà
Êvà có lỗ rốn không?” Dường như Đức Kitô yêu cầu phải hoàn toàn “giã từ vũ khí”
khi đối mặt với sự dữ về vấn đề luân lý, tâm linh hay thể lý. Vì vậy chúng ta
có quyền đặt câu hỏi: “Thế là thế nào?”
Cứ “giơ má bên trái
ra”, cứ thờ ơ, thụ động đang khi những gì là thiêng thánh bị đánh tráo, bị thay
thế bởi những gì là báng bổ, phạm thánh, việc ấy làm sao có thể được coi là
đúng đắn được cơ chứ? Khi sự thật bị tráo đổi bằng những lời dối trá? Khi sự
khiết tịnh bị tráo đổi bằng những đồi bại? Khi cái đẹp bị tráo đổi bằng những xấu
xa? Khi việc thờ phượng bị tráo đổi bằng những trò tiêu khiển? Khi cả một truyền
thống thiêng thánh bị tráo đổi bằng những trò hợm hĩnh xanh đỏ tím vàng? Khi việc
từ thiện quảng đại bị gạt đi và thay vào đó là sự áp chế của nhà nước?
Có phải chúng ta được
kêu mời dửng dưng thụ động trước việc Văn minh Tây phương, cái nôi đức tin và
lý trí của chúng ta, đang bị tấn công bởi những kẻ thù là những tổ chức, nhóm hội
thế tục, các giáo phái, hay những nhóm hội tự xưng là tâm linh? Có phải chúng
ta được kêu gọi trở nên câm nín thụ động trước việc uy nghiêm của Giáo hội, Hiền
Thê Đức Kitô bị xúc phạm?
Thánh Tôma Aquinô đã
cảnh báo chúng ta về một lối đọc hiểu nông cạn và thiển cận như thế: “Kinh
Thánh phải được đọc hiểu trong chính cách thế hay đường lối mà Đức Kitô và các
thánh nhân đã sống.”
Bàn về việc “giơ má
bên trái ra”, thánh Tôma nhắc, chúng ta hãy đọc lại Ga 18, 23, thuật lại việc Đức
Giêsu quở trách tên lính gác đã đánh Người. Ngài cũng nhắc tới Cv 16, 22, thuật
lại việc thánh Phaolô bị đánh, “Ở đây, Đức Kitô đã không giơ má bên trái ra, và
thánh Phaolô cũng vậy. Vì thế, chúng ta không nên cho rằng Đức kitô đã bảo
chúng ta phải thực sự giơ má bên trái thể lý của mình ra cho người đã tát vào
má bên phải”. Thánh Phaolô đã không giữ im lặng khi bị đánh (Cv 23, 3), nhưng cảnh
báo những người đã sỉ nhục mình về sự phán xét và trừng phạt của Thiên Chúa.
Noi gương Chúa Giêsu
và các thánh, việc “giơ má bên phải ra” phải được hiểu như thế nào? Chắc chắn,
không phải là giả lơ thụ động trước sự dữ, hoặc bất lực giả tảng trước việc kho
tàng đức tin và đạo lý đứng trước nguy cơ bị hủy hoại.
Thánh Tôma đã chỉ cách
cho chúng ta: “Cứ nghĩa đen mà giải thích các huấn lệnh trong Bài Giảng Trên
Núi, người ta sẽ hiểu lầm nó. Các huấn lệnh này thực ra muốn ám chỉ một tinh thần
sẵn sàng chịu khó vượt khổ khi cần thiết, chịu đựng những điều tương tự, thậm
chí là những điều tồi tệ hơn thế nữa, mà không chua chát, cay nghiệt với kẻ tấn
công”. Chúa Giêsu qua lời dạy và cả gương sống, đã dạy chúng ta rằng, không được
ngã quỵ khi phải đối đầu với sự dữ, nhưng phải chống lại nó, một trật phải
tránh, để không sa trước cám dỗ mà thù ghét chính kẻ làm điều ác, điều dữ.
Quả thế, Chúa Giêsu
đã nói rằng, chúng ta phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi
chúng ta. Chúng ta không được thất bại trong sự vụ đó. Sự vụ đó chẳng hề là cản
ngại hay ngăn trở chúng ta bảo vệ những người yếu thế, chống lại cái ác, hoặc
gìn giữ, bảo vệ những gì mà Đấng Kitô đã trao phó lại cho Hội Thánh mà Người đã
lập nên.
Mùa Chay đã bắt đầu
và đã qua từ lâu rồi... Khoảng thời gian thiêng liêng này được trao cho chúng
ta giống như “giai đoạn hay trại tập huấn”, đồng thời cũng là một nhắc nhở hàng
năm rằng, linh hồn của chúng ta và tất cả loài thọ tạo đều đang “bị sàng, bị lọc”.
Satan và những thuộc hạ của nó căm ghét công trình của Thiên Chúa, và cố gắng hủy
diệt những gì vẫn ở Cõi Trần Ai nhưng vốn được tạo dựng cho Thiên Giới. Cuộc
chiến đấu đó – một cuộc chiến mà hệ quả của nó là vĩnh cửu – đang diễn ta ngay
trong chính cõi lòng và tâm trí của chúng ta. Tình yêu chúng ta dành cho Thiên
Chúa luôn có nguy cơ hoá ra nguội lạnh, cùng lúc sự mê đắm trần tục nơi chúng
ta thì lúc nào cũng có cơ bùng lên. Và xung quanh chúng ta, nền văn hóa đại
chúng, nhà nước ngạo nghễ, bè lũ xảo trá của đủ thứ ngẫu tượng lại luôn luôn
tìm cách lôi kéo hoặc bịt miệng chúng ta, và rốt cuộc là hủy diệt chúng ta.
Giờ là lúc để nhìn
ra, đâu là những thứ không phải là Thiên Chúa, nhưng đang kiểm soát, điều khiển
chúng ta. Là lúc để nhận diện rõ mặt, ai là nhân vật đang được ưu ái ngồi trên
ngai báu là trái tim của chúng ta. Là lúc để chúng ta xác định xem liệu mình có
thực sự khiêm hạ, vâng phục và khao khát đủ để sẵn lòng “đi qua cửa hẹp” (Mt 7,
13), là lối đi duy nhất dẫn vào Nước Trời.
Bạn thân mến, giờ là
lúc phải thức dậy và ý thức lại rằng chúng ta đang lâm chiến, mà "tình
hình đội nhà" xem ra không được ổn thoả cho lắm. Chúng ta hãy nhắc nhớ
nhau về lời thánh Bênađô đã nói: “Thiên Chúa phạt người lành khi họ không chống
lại sự dữ”. Vì lòng từ nhân, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta thời gian để tôi
luyện, để chuẩn bị chúng ta cho một cuộc chiến mà chúng ta phải chiến đấu cho tới
hơi thở cuối cùng.
Lm. Robert McTeigue,
SJ.
Chuyển dịch: Hà An
(Nhóm phiên dịch Mai Khôi)
http://aleteia.org
http://gplongxuyen.org/NewsDetail.aspx?ID=20170426215917
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét