Bí Mật Của Những Linh Hồn Trong Luyện Tội
Ngày nay, trong các lớp giáo lý, ít khi người ta còn được dạy kỹ về Luyện Tội, về những đau khổ mà các linh hồn trong ấy phải chịu đựng để hoàn tất cuộc thanh tẩy, trước khi bước vào Nước Trời. Nhưng Luyện Tội vẫn hiện hữu, và sự đau khổ mà các linh hồn đang phải trải qua vẫn là sự thật muôn phần.
Kể từ năm 1940, khi chỉ mới 25 tuổi, một tín hữu được đặc ân, tên là Maria Simma, ở Áo Quốc (Austria) đã thường nhận sự thăm viếng của các linh hồn từ Luyện Tội. Họ giải thích về những đau khổ mà họ đang gánh chịu và xin lời cầu nguyện cũng như Thánh Lễ Misa cho họ, để họ sớm được về Thiên Đàng. Đức Giám Mục giáo phận và cha xứ của bà Simma đã bảo bà kể rõ những kinh nghiệm đó ra nếu không có gì trái ngược với thần học Công Giáo.
Năm 1997, nữ tu người Pháp, Emmanuel Maillard, được biết đến qua các việc tông đồ về hiện tượng hiện ra của Đức Mẹ ở Medjugorje, đã có cuộc phỏng vấn với bà Simma, ở nhà của bà thuộc thành phố Sonntag, Áo Quốc. Sau đây là những đoạn trích ra từ cuộc phỏng vẫn đó trong cuốn sách nhỏ có tựa đề là: “Bí mật đáng kinh ngạc của các linh hồn trong Luyện Tội”, NXB Queenship, Goleta, CA, USA. (Ghi chú: Bà Simma đã qua đời vào ngày 16 tháng 3 năm 2004, thọ 89 tuổi).
****
1.Maria, xin cho chúng tôi biết về lần đầu tiên một linh hồn từ Luyện Tội đã đến thăm bà?
Vâng, đó là vào năm 1940. Một đêm kia, khoảng 3 hay 4 giờ sáng, tôi nghe thấy tiếng động như có người trong phòng ngủ của tôi… (mở mắt ra) tôi đã thấy một người đàn ông hoàn toàn xa lạ, đang chậm rãi đi lại trong phòng. Tôi nghiêm nghị hỏi: “Làm thế nào ông đã vào được đây? Cút ngay!” Nhưng ông ta cứ tiếp tục đi chung quanh phòng ngủ, như không nghe thấy gì. Tôi lại hỏi ông ta: “Ông đang làm cái gì vậy?” Ông ta vẫn không trả lời, tôi nhảy ra khỏi giường và cố nắm lấy ông ta, nhưng tay rôi chỉ vung vào khoảng không. Chẳng có gì ở đó. Nên tôi trở lại giường, nhưng ông ấy vẫn tiếp tục đi lại.
Tôi tự hỏi, tại sao tôi đã nhìn thấy ông này mà không nắm ông ta lại được. Tội lại đứng dậy để năm lấy ông ta và bắt ông ấy ngừng việc đi lại; một lần nữa tôi đã vung tay vào khoảng không. Bối rối quá, tôi lại về giường và ông ta biến mất, tôi đã không ngủ được nữa. Sau thánh lễ sáng, tôi đã đến gặp cha thiêng liêng, cha Alfons Matt, và trình ngài mọi sự. Ngài bảo tôi, nếu việc này xảy ra lần nữa thì đừng hỏi “Ông là ai?” nhưng là: “Ông muốn ở tôi điều gì?”
Đêm hôm sau, ông ta lại đến. Tôi hỏi: “Ông muốn điều gì ở tôi?” Ông ta đáp: “Xin cho tôi ba thánh lễ, thì tôi sẽ được phóng thích.” Tôi đã hiểu đây là một linh hồn trong Luyện Tội. Cha thiêng liêng của tôi cũng đồng ý như vậy, ngài còn khuyên tôi đừng bao giờ từ chối lời thỉnh cầu của các linh hồn, nhưng hãy rộng rãi thực hiện những điều họ xin.
2. Rồi sau đó, các cuộc thăm viếng có tiếp tục không?
Có, trong nhiều năm đầu, chỉ có 3 hay 4 lần, thường là vào tháng 11. Sau đó thì thường xuyên hơn.
3. Các linh hồn xin bà điều gì?
Hầu hết là xin lễ cho họ và là những lễ có giáo dân tham dự. Họ cũng xin lần chuỗi và viếng chặng đàng thánh giá cho họ nữa.
4. Các linh hồn trong Luyện Tội, dù là đang trong đau khổ, họ có lộ vẻ vui mừng và hi vọng không?
Có, chẳng có linh hồn nào muốn từ Luyện Tội trở lại thế gian. Họ có sự hiểu biết vô tận, hơn sự hiểu biết của chúng ta nhiều lắm. Họ không muốn trở lại với cuộc sống đen tối ở trần gian.
Ở đây, chúng ta thấy sự khác biệt giữa những đau khổ ở trần gian. Trong Luyện Tội, tuy việc đau khổ của các linh hồn rất khủng khiếp, vẫn có sự chắc chắn về việc sống với Chúa đời đời. Một sự chắc chắn không thể lay chuyển. Niềm vui vượt quá sự đau khổ. Chẳng có gì trên thế gian có thể làm cho họ muốn trở lại cuộc sống ở gian trần, nơi chẳng có gì chắc chắn.
5. Xin bà cho chúng tôi biết, có phải chính Chúa đưa các linh hồn vào Luyện Tội, hay các linh hồn tự quyết định để vào đấy?
Chính các linh hồn tự nguyện đi vào Luyện Tội, để được thanh tẩy trước khi hưởng phúc Thiên Đàng.
6. Trong giờ lâm tử, người ta có nhìn thấy Chúa cách hiển hiện không? Hay chỉ lờ mờ?
Một cách lờ mờ nhưng đều giống nhau, trong độ sáng đó, đủ để gây niềm khao khát lớn lao.
7. Vai trò của Đức Mẹ với các linh hồn trong Luyện Tội là gì?
Đức Mẹ thường đến để an ủi các linh hồn và bảo rằng họ đã làm nhiều điều tốt đẹp. Mẹ khuyến khích họ.
8. Có những ngày đặc biệt nào để Đức Mẹ đưa họ ra khỏi Luyện Tội không?
Nhiều nhất là vào các ngày: Lễ Giáng Sinh, lễ Các Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ Đức Mẹ Lên Trời, và lễ Chúa Thăng Thiên.
9. Tại sao con người phải vào Luyện Tội? Những tội gì đã khiến họ phải vào đó?
Tội chống lại đức bác ái, chống lại tình yêu tha nhân, cứng lòng, thù địch, vu khống, bỉ ổi. Tất cả những tội này.
Những tội khác, nghịch với đức ái là việc chúng ta từ chối những người mà chúng ta không thích, từ chối làm hòa, từ chối tha thứ, và tất cả những mối oán hận chúng ta giữ trong lòng.
10. Ai là những người có cơ hội lớn nhất lên thẳng Thiên Đàng?
Là những người có lòng hảo tâm với mọi người khác. Tình yêu bao trùm rất nhiều tội lỗi.
11. Đâu là những phương tiện mà chúng ta có thể có trên thế gian để tránh Luyện Tội và vào thẳng Thiên Đàng?
Chúng ta phải làm rất nhiều cho các linh hồn trong Luyện Tội, vì họ sẽ giúp lại chúng ta. Chúng ta phải thật khiêm nhường. Đây là võ khí tối thượng để chống lại ma quỉ, chống lại Kẻ Dữ. Sự khiêm nhường đuổi sự dữ đi nơi khác.
12. Điều gì là những phương tiện hữu hiệu nhất để sớm giải thoát các linh hồn trong Luyện Tội?
Phương tiện hữu hiệu nhất là Thánh Lễ Misa.
13. Tại sao phải là Thánh Lễ?
Bởi vì đó là Chúa Kitô dâng chính mình Ngài, vì Ngài yêu thương chúng ta. Đó là sự hiến dâng của chính Ngài lên Đức Chúa Cha, sự hiến dâng cao đẹp nhất. Linh Mục là vị đại diện của Chúa Kitô, nhưng chính Ngài tự dâng hiến chính mình và hi sinh chính mình cho chúng ta. Hiệu quả của Thánh Lễ cho kẻ chết còn to lớn hơn cho những người đã kết hợp với giá trị vĩ đại của Thánh Lễ trong cuộc đời của họ. Nếu họ tham dự Thánh Lễ và hết lòng cầu nguyện, nếu họ dự Thánh Lễ hằng ngày, theo thời gian cho phép, họ được hưởng ơn ích khôn lường từ những Thánh Lễ có ý chỉ cho họ. Người ta thu hoạch những gì đã được gieo xuống.
Một linh hồn trong Luyện Tội nhìn thấy rõ ràng trong ngày an táng của họ, nếu chúng ta cầu nguyện cho họ, hay nếu chúng ta chỉ đơn giản đến cho có thôi. Các linh hồn nói rằng nước mắt chẳng đem lại cho họ ơn ích gì, nhưng chỉ có cầu nguyện! Họ hay than phiền rằng người ta đi đưa đám mà không hề có một lời cầu xin Chúa cho họ, trong khi than khóc um xùm, thật vô ích!
Còn có một phương tiện nữa, rất mạnh, để giúp các linh hồn, đó là: Chấp nhận và phó dâng những đau khổ ở trần gian, các việc đền tội như ăn chay, từ bỏ v.v…, và dĩ nhiên là cả những đau khổ không tình nguyện như bệnh hoạn, thương tiếc người thân đã qua đời.
14. Bà đã nhiều lần được kêu mời chịu đau khổ để các linh hồn được sớm ra khỏi Luyện Tội, bà có thể chia sẻ những kinh nghiệm đó không?
Lần đầu tiên, một linh hồn xin tôi chịu đau khổ thay cho cô ấy chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, rồi sau đó tôi lại có thể tiếp tục làm việc. Tôi tự nghĩ: “Nếu chỉ xong sau 3 tiếng đồng hồ thì tôi làm được.” Trong 3 tiếng đó, tôi đã có cảm tưởng như nó kéo dài thành 3 ngày vậy. Đau đớn tột cùng! Nhưng cuối cùng, tôi nhìn đồng hồ thì quả nhiên, mới có 3 giờ đồng hồ. Linh hồn ấy bảo tôi rằng, nhờ có tôi chịu đau khổ giúp, với tình thương, mà cô ấy được giảm 20 năm trong Luyện Tội.
15. Vâng, nhưng tại sao bà chỉ chịu đau khổ có 3 tiếng mà giúp được linh hồn ấy giảm đi 20 năm trong Luyện Tội? Những đau khổ của bà có giá trị đến thế sao?
Bởi vì sự đau khổ trên thế gian có giá trị khác biệt. Trên trần thế, khi chúng ta chịu đau khổ, chúng ta có thể thăng tiến trong tình yêu, đáng hưởng thêm công trạng, mà trong Luyện Tội không có. Trong ấy, sự đau khổ chỉ làm thanh tẩy tội lỗi. Trên trần, chúng ta có tất cả những ơn sủng. Chúng ta có tự do chọn lựa.
Những điều này thật khích lệ vì chúng làm tăng thêm ý nghĩa cho những đau khổ. Những đau khổ được hiến tặng, dù là tình nguyện hay không, ngay cả những hi sinh nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm, chịu khổ hay bệnh hoạn, than khóc, những thất vọng… nếu chúng ta sống những điều đó với sự nhẫn nại, nếu chúng ta chào đón chúng với lòng khiêm nhường, thì những đau khổ này sẽ có sức mạnh không tưởng để cứu giúp các linh hồn.
Điều tốt đẹp nhất, bà Simma nói, là kết hợp những đau khổ của chúng ta với đau khổ của Chúa Giêsu, đặt chúng trong tay Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất việc phải dùng chúng như thế nào. Những công lênh này, dĩ nhiên, Đức Mẹ sẽ hoàn lại cho chúng ta trong giờ lâm tử. Những đau khổ được cống hiến này sẽ trở thành những kho báu quí giá nhất cho đời sau. Chúng ta phải nhắc nhở nhau điều này và khuyến khích nhau khi chịu đau khổ.
Cần nhớ rằng, các linh hồn trong Luyện Tội không thể làm gì cho chính họ, họ hoàn toàn bất lực. Nếu người sống không cầu nguyện cho họ, họ sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi. Vì vậy, thật là quan trọng để nhận biết sức mạnh vô song mà mỗi người trong chúng ta đang có trong tay để cứu giúp các linh hồn.
Chúng ta không đắn đo khi giúp một đứa trẻ ngã từ cành cây xuống, trước mặt mình, và bị gãy xương. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ làm tất cả để giúp cháu bé. Nên, cùng một cách đó, chúng ta nên tận tình chăm sóc các linh hồn đang trông mong sự giúp đỡ của chúng ta để được thoát cơn đau khổ. Và đó có thể là cách tốt nhất để thực thi đức ái.
16. Tại sao các linh hồn không còn công lênh nào nữa trong Luyện Tội? Trong khi người còn sống thì vẫn có?
Bởi vì, tại giây phút cuối cùng, thời gian lập công lênh chấm dứt. Vì một khi chúng ta còn sống chúng ta có thể sửa đổi những điều xấu do chính mình làm. Các linh hồn trong Luyện Tội ghen tị với chúng ta về cơ hội này. Ngay cả các thiên thần cũng ghen tị với chúng ta nữa, vì chúng ta có cơ hội để thăng tiến một khi chúng ta còn sống trên thế gian. Nhưng, đáng buồn thay, sự đau khổ thường làm chúng ta trở nên nổi loạn, và chúng ta thật khó khăn chấp nhận và chịu đựng nó.
17. Tại sao lại phải sống đau khổ mới sinh hoa trái?
Những đau khổ là bằng chứng to lớn nhất của tình yêu của Thiên Chúa, và nếu chúng ta dâng hiến đúng đắn, sẽ đưa được nhiều linh hồn về với Chúa.
18. Nhưng làm sao chúng ta chấp nhận đau khổ như một món quà thay vì một hình phạt, một sự trừng phạt?
Chúng ta phải dâng mọi sự cho Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất ai cần những ơn ích mà chúng ta dâng để được cứu rỗi.
Chúng ta không nên luôn luôn coi những sự đau khổ như một hình phạt. Chúng có thể được đón nhận như sự chuộc tội, không chỉ cho chúng ta mà, trên hết, cho ngươi khác nữa. Đức Kitô vô tội nhưng Ngài đã chịu đau khổ để đền bù tội lỗi của chúng ta. Chỉ khi đã vào Thiên Đàng chúng ta mới hiểu hết những gì chúng ta đã đạt được qua việc nhẫn nại chịu đau khổ, kết hợp với sự thương khó của Chúa Kitô.
19. Các linh hồn trong Luyện Tội có nổi loạn khi phải chịu đau khổ không?
Không, họ muốn tự thanh tẩy, họ hiểu điều cần thiết này.
20. Việc ăn năn tội đóng vai trò gì trong giờ lâm tử?
Việc ăn năn rất quan trọng. Tội lỗi được tha trong mọi trường hợp nhưng HẬU QUẢ CỦA TỘI VẪN CÒN. Nếu ai muốn hoàn toàn được đại xá trong giờ lâm tử, là lên thẳng Thiên Đàng, linh hồn đó phải hoàn toàn không còn vướng mắc điều gì.
21. Trong phút lâm chung, linh hồn, dù đã sống trong tội lỗi, có đủ thời gian để trở về với Chúa không? Trong khoảng cuối của sự hấp hối và chết thật?
Có, có! Chúa cho mỗi người nhiều phút để ăn năn tội và quyết định: Tôi chấp nhận hay không chấp nhận thuộc về Chúa. Rồi chúng ta được thấy cả cuốn phim về cuộc đời của mình.
Tôi đã biết một người dù có tin vào lời dạy của giáo hội nhưng không tin vào cuộc sống đời đời. Một ngay kia, ông ta ngã bệnh nặng rồi đi vào hôn mê. Ông ta thấy mình trong một căn phòng với tấm bảng, trên ấy viết tất cả những hành động của ông ấy, tốt cũng như xấu. Rồi tấm bảng biến đi, cả các vách tường nữa, cảnh bên ngoài tươi đẹp tuyệt vời. Khi tỉnh lại, ông ấy đã quyết định thay đổi đời mình.
22. Ma quỉ có được quyền tấn công chúng ta trong giây phút lâm tử không?
Có, nhưng con người cũng được ban ơn để chống trả cơn cám dỗ, đẩy nó đi. Vì vậy, nếu con người không muốn liên hệ với ma quỉ điều gì, hắn sẽ không làm gì được chúng ta.
23. Bà có lời khuyên nào cho người muốn nên thánh ở thế trần này không?
Phải rất khiêm nhường. Nhất định chúng ta không chỉ nghĩ đến mình. Sự kiêu ngạo là cái bẫy lớn nhất của ma quỉ.
24. Người ta có thể xin Chúa cho làm cuộc thanh tẩy (của Luyện Tội) ngay khi còn sống không? Để sau khi qua đời không phải làm nữa?
Có, Tôi biết một vị linh mục và một phụ nữ, cả hai đều bị bệnh lao phổi và phải nằm viện. Phụ nữ kia nói với vị LM: “Chúng ta hãy xin Chúa cho chịu đựng đau khổ bây giờ, nhiều như cần có, để được về thẳng Thiên Đàng.” Vị Lm trả lời rằng, ngài không dám xin Chúa điều này. Gần đó, có một nữ tu nghe được câu chuyện của hai người. Thế rồi, thiếu phụ qua đời trước, rồi đến vị LM. Ít lâu sau, vị LM hiện ra với vị nữ tu và nói rằng: “Giá tôi đã có đức tin mạnh mẽ như thiếu phụ kia, tôi cũng đã có thể được vào thẳng Thiên Đàng.”
25. Trong Luyện Tội có những mức độ khác nhau phải không?
Đúng vậy, có sự khác biệt lớn lao về mức độ đau khổ luân lý. Mỗi linh hồn có sự đau khổ dành riêng cho mình. Có nhiều mức độ.
26. Sự đau khổ trong Luyện Tội thì đớn đau hơn cả sự đau khổ nhất trên trần gian phải không?
Đúng, nhưng trong cách biểu tượng. Đau đớn nhiều hơn trong linh hồn.
27. Bà biết không, nhiều người ngày nay tin vào việc luân hồi (sống nhiều kiếp). Các linh hồn có nói chuyện với bà về điều này không?
Các linh hồn bảo rằng Chúa chỉ cho mỗi người một cuộc sống mà thôi.
28. Nhưng vài người sẽ nói rằng một cuộc sống thì không đủ để biết Chúa, và không đủ giờ để ăn năn trở lại, điều này không công bằng. Bà trả lời họ thế nào?
Mọi người đều có niềm tin bên trong (lương tâm), ngay cả việc họ không thực hành, họ vẫn ngầm (implicitly) nhận ra Chúa. Không ai thực sự không tin (vì mỗi linh hồn đều có một lương tâm để nhận biết sự lành sự dữ, lương tâm ấy do Chúa ban, một kiến thức nội tâm). Có thể họ không tin, ở những mức độ nhẹ, nhưng họ vẫn biết phân định việc lành, việc dữ. Với mức độ lương tâm này, mỗi linh hồn đều có thể trở nên chân phúc.
29. Điều gì sẽ xảy ra đối với những người tự tử? Có khi nào bà được những người này thăm viếng không?
Cho đến bây giờ (1997) tôi chưa gặp trường hợp tự tử nào mà phải mất đi (phải vào Hỏa Ngục) - điều này không có nghĩa là điều đó không bao giờ xảy ra - nhưng thường thường, các linh hồn nói với tôi là những kẻ phạm lỗi nhất lại là những người xung quanh họ, khi những kẻ đó cẩu thả hay loan truyền sự vu khống.
Những linh hồn hỗi lỗi vì đã tự tử. Thường thì việc tự tử xảy ra là do tâm bệnh. Họ hỗi lỗi vì hành động của họ, bởi vì, khi họ nhìn sự vật dưới sự soi sáng của Chúa, ngay tức khắc họ hiểu tất cả những ân sủng dành riêng cho phần đời còn lại của họ, nếu không tự tử, có khi nhiều tháng hay nhiều năm, và họ cũng nhìn thấy tất cả những linh hồn đáng ra họ có thể giúp đỡ bằng cách phó dâng phần đời còn lại của họ cho Chúa. Cuối cùng, điều làm họ đau đớn nhất là nhìn thấy những sự tốt đẹp họ đã có thể làm nhưng đã không làm, bởi vì họ đã cắt ngắn cuộc sống của mình. Nhưng khi nguyên nhân là do tâm bệnh, Chúa cũng thông cảm.
30. Có linh mục trong Luyện Tội không?
Có, nhiều lắm, vì đã không khuyến khích việc tôn thờ Thánh Thể, nên, một cách tổng quát, đức tin đã bị ảnh hưởng. Họ thường vào Luyện Tội vì lơ là trong việc cầu nguyện, khiến đức tin của họ bị giảm đi. Nhưng cũng có rất nhiều LM đã vào thẳng Thiên Đàng.
31. Vậy, bà muốn nói gì với một linh mục thực sự muốn sống theo thánh ý của Chúa?
Tôi muốn khuyên ngài cầu nguyện nhiều với Chúa Thánh Thần, và lần chuỗi hàng ngày.
32. Có khi nào bà được các linh hồn đã sống biến thái thăm viếng không? Thí dụ như trong lãnh vực tính dục?
Có, họ không bị hư mất (vì còn đức tin) nhưng họ phải đau khổ nhiều để được thanh tẩy.
33. Những thái độ tâm linh nào có thể làm mất linh hồn của chúng ta mãi mãi, là vào Hỏa Ngục?
Đó là khi linh hồn không muốn đến với Chúa, khi họ thực sự nói: “Tôi không muốn.”
34. Chúa Giêsu đã nói thật khó cho kẻ giàu vào nước Thiên Đàng. Bà có thấy trường hợp nào không?
Có, Nhưng nếu họ làm việc tốt lành, việc bác ái, yêu thương, họ vẫn được vào Thiên Đàng, như những người nghèo vậy.
35. Bà nghĩ thế nào về những người làm việc ma thuật (spiritism)? Như kêu gọi các linh hồn, cầu cơ v.v…?
Không tốt đâu. Nó luôn luôn là điều xấu. Chính ma quỉ làm cho cái cơ di chuyển.
36. Có điều gì khác biệt, giữa việc tiếp xúc với các linh hồn đã qua đời của bà, và việc thực hành ma thuật?
Chúng tôi không kêu gọi các linh hồn - Tôi không mời họ đến. Trong việc ma thuật, người ta gọi họ đến.
Những người thực hành ma thuật nghĩ rằng họ điều khiển được các linh hồn từ cõi chết. Thực tế, nếu có sự hồi đáp nào thì đó luôn luôn là Satan và bè lũ của hắn, không có ngoại trừ. Những người thực hành ma thuật đang làm điều vô cùng nguy hiểm cho chính họ và những người đến với họ để xin lời khuyên. Bọn Satan toàn là giả dối. Điều này bị cấm, tuyệt đối cấm không được gọi các linh hồn. Đối với tôi, đã chẳng khi nào tôi đã làm điều này, đang làm đều này, và sẽ chẳng bao giờ làm điều này. Khi có linh hồn hiện ra với tôi, thì đó là vì chính Chúa đã cho phép điều ấy xảy ra.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (chuyển ngữ)
(Bài này đã được đăng trong tập san “Michael”, ấn bản tháng 1 & 2, năm 2004)
Kể từ năm 1940, khi chỉ mới 25 tuổi, một tín hữu được đặc ân, tên là Maria Simma, ở Áo Quốc (Austria) đã thường nhận sự thăm viếng của các linh hồn từ Luyện Tội. Họ giải thích về những đau khổ mà họ đang gánh chịu và xin lời cầu nguyện cũng như Thánh Lễ Misa cho họ, để họ sớm được về Thiên Đàng. Đức Giám Mục giáo phận và cha xứ của bà Simma đã bảo bà kể rõ những kinh nghiệm đó ra nếu không có gì trái ngược với thần học Công Giáo.
Năm 1997, nữ tu người Pháp, Emmanuel Maillard, được biết đến qua các việc tông đồ về hiện tượng hiện ra của Đức Mẹ ở Medjugorje, đã có cuộc phỏng vấn với bà Simma, ở nhà của bà thuộc thành phố Sonntag, Áo Quốc. Sau đây là những đoạn trích ra từ cuộc phỏng vẫn đó trong cuốn sách nhỏ có tựa đề là: “Bí mật đáng kinh ngạc của các linh hồn trong Luyện Tội”, NXB Queenship, Goleta, CA, USA. (Ghi chú: Bà Simma đã qua đời vào ngày 16 tháng 3 năm 2004, thọ 89 tuổi).
****
1.Maria, xin cho chúng tôi biết về lần đầu tiên một linh hồn từ Luyện Tội đã đến thăm bà?
Vâng, đó là vào năm 1940. Một đêm kia, khoảng 3 hay 4 giờ sáng, tôi nghe thấy tiếng động như có người trong phòng ngủ của tôi… (mở mắt ra) tôi đã thấy một người đàn ông hoàn toàn xa lạ, đang chậm rãi đi lại trong phòng. Tôi nghiêm nghị hỏi: “Làm thế nào ông đã vào được đây? Cút ngay!” Nhưng ông ta cứ tiếp tục đi chung quanh phòng ngủ, như không nghe thấy gì. Tôi lại hỏi ông ta: “Ông đang làm cái gì vậy?” Ông ta vẫn không trả lời, tôi nhảy ra khỏi giường và cố nắm lấy ông ta, nhưng tay rôi chỉ vung vào khoảng không. Chẳng có gì ở đó. Nên tôi trở lại giường, nhưng ông ấy vẫn tiếp tục đi lại.
Tôi tự hỏi, tại sao tôi đã nhìn thấy ông này mà không nắm ông ta lại được. Tội lại đứng dậy để năm lấy ông ta và bắt ông ấy ngừng việc đi lại; một lần nữa tôi đã vung tay vào khoảng không. Bối rối quá, tôi lại về giường và ông ta biến mất, tôi đã không ngủ được nữa. Sau thánh lễ sáng, tôi đã đến gặp cha thiêng liêng, cha Alfons Matt, và trình ngài mọi sự. Ngài bảo tôi, nếu việc này xảy ra lần nữa thì đừng hỏi “Ông là ai?” nhưng là: “Ông muốn ở tôi điều gì?”
Đêm hôm sau, ông ta lại đến. Tôi hỏi: “Ông muốn điều gì ở tôi?” Ông ta đáp: “Xin cho tôi ba thánh lễ, thì tôi sẽ được phóng thích.” Tôi đã hiểu đây là một linh hồn trong Luyện Tội. Cha thiêng liêng của tôi cũng đồng ý như vậy, ngài còn khuyên tôi đừng bao giờ từ chối lời thỉnh cầu của các linh hồn, nhưng hãy rộng rãi thực hiện những điều họ xin.
2. Rồi sau đó, các cuộc thăm viếng có tiếp tục không?
Có, trong nhiều năm đầu, chỉ có 3 hay 4 lần, thường là vào tháng 11. Sau đó thì thường xuyên hơn.
3. Các linh hồn xin bà điều gì?
Hầu hết là xin lễ cho họ và là những lễ có giáo dân tham dự. Họ cũng xin lần chuỗi và viếng chặng đàng thánh giá cho họ nữa.
4. Các linh hồn trong Luyện Tội, dù là đang trong đau khổ, họ có lộ vẻ vui mừng và hi vọng không?
Có, chẳng có linh hồn nào muốn từ Luyện Tội trở lại thế gian. Họ có sự hiểu biết vô tận, hơn sự hiểu biết của chúng ta nhiều lắm. Họ không muốn trở lại với cuộc sống đen tối ở trần gian.
Ở đây, chúng ta thấy sự khác biệt giữa những đau khổ ở trần gian. Trong Luyện Tội, tuy việc đau khổ của các linh hồn rất khủng khiếp, vẫn có sự chắc chắn về việc sống với Chúa đời đời. Một sự chắc chắn không thể lay chuyển. Niềm vui vượt quá sự đau khổ. Chẳng có gì trên thế gian có thể làm cho họ muốn trở lại cuộc sống ở gian trần, nơi chẳng có gì chắc chắn.
5. Xin bà cho chúng tôi biết, có phải chính Chúa đưa các linh hồn vào Luyện Tội, hay các linh hồn tự quyết định để vào đấy?
Chính các linh hồn tự nguyện đi vào Luyện Tội, để được thanh tẩy trước khi hưởng phúc Thiên Đàng.
6. Trong giờ lâm tử, người ta có nhìn thấy Chúa cách hiển hiện không? Hay chỉ lờ mờ?
Một cách lờ mờ nhưng đều giống nhau, trong độ sáng đó, đủ để gây niềm khao khát lớn lao.
7. Vai trò của Đức Mẹ với các linh hồn trong Luyện Tội là gì?
Đức Mẹ thường đến để an ủi các linh hồn và bảo rằng họ đã làm nhiều điều tốt đẹp. Mẹ khuyến khích họ.
8. Có những ngày đặc biệt nào để Đức Mẹ đưa họ ra khỏi Luyện Tội không?
Nhiều nhất là vào các ngày: Lễ Giáng Sinh, lễ Các Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ Đức Mẹ Lên Trời, và lễ Chúa Thăng Thiên.
9. Tại sao con người phải vào Luyện Tội? Những tội gì đã khiến họ phải vào đó?
Tội chống lại đức bác ái, chống lại tình yêu tha nhân, cứng lòng, thù địch, vu khống, bỉ ổi. Tất cả những tội này.
Những tội khác, nghịch với đức ái là việc chúng ta từ chối những người mà chúng ta không thích, từ chối làm hòa, từ chối tha thứ, và tất cả những mối oán hận chúng ta giữ trong lòng.
10. Ai là những người có cơ hội lớn nhất lên thẳng Thiên Đàng?
Là những người có lòng hảo tâm với mọi người khác. Tình yêu bao trùm rất nhiều tội lỗi.
11. Đâu là những phương tiện mà chúng ta có thể có trên thế gian để tránh Luyện Tội và vào thẳng Thiên Đàng?
Chúng ta phải làm rất nhiều cho các linh hồn trong Luyện Tội, vì họ sẽ giúp lại chúng ta. Chúng ta phải thật khiêm nhường. Đây là võ khí tối thượng để chống lại ma quỉ, chống lại Kẻ Dữ. Sự khiêm nhường đuổi sự dữ đi nơi khác.
12. Điều gì là những phương tiện hữu hiệu nhất để sớm giải thoát các linh hồn trong Luyện Tội?
Phương tiện hữu hiệu nhất là Thánh Lễ Misa.
13. Tại sao phải là Thánh Lễ?
Bởi vì đó là Chúa Kitô dâng chính mình Ngài, vì Ngài yêu thương chúng ta. Đó là sự hiến dâng của chính Ngài lên Đức Chúa Cha, sự hiến dâng cao đẹp nhất. Linh Mục là vị đại diện của Chúa Kitô, nhưng chính Ngài tự dâng hiến chính mình và hi sinh chính mình cho chúng ta. Hiệu quả của Thánh Lễ cho kẻ chết còn to lớn hơn cho những người đã kết hợp với giá trị vĩ đại của Thánh Lễ trong cuộc đời của họ. Nếu họ tham dự Thánh Lễ và hết lòng cầu nguyện, nếu họ dự Thánh Lễ hằng ngày, theo thời gian cho phép, họ được hưởng ơn ích khôn lường từ những Thánh Lễ có ý chỉ cho họ. Người ta thu hoạch những gì đã được gieo xuống.
Một linh hồn trong Luyện Tội nhìn thấy rõ ràng trong ngày an táng của họ, nếu chúng ta cầu nguyện cho họ, hay nếu chúng ta chỉ đơn giản đến cho có thôi. Các linh hồn nói rằng nước mắt chẳng đem lại cho họ ơn ích gì, nhưng chỉ có cầu nguyện! Họ hay than phiền rằng người ta đi đưa đám mà không hề có một lời cầu xin Chúa cho họ, trong khi than khóc um xùm, thật vô ích!
Còn có một phương tiện nữa, rất mạnh, để giúp các linh hồn, đó là: Chấp nhận và phó dâng những đau khổ ở trần gian, các việc đền tội như ăn chay, từ bỏ v.v…, và dĩ nhiên là cả những đau khổ không tình nguyện như bệnh hoạn, thương tiếc người thân đã qua đời.
14. Bà đã nhiều lần được kêu mời chịu đau khổ để các linh hồn được sớm ra khỏi Luyện Tội, bà có thể chia sẻ những kinh nghiệm đó không?
Lần đầu tiên, một linh hồn xin tôi chịu đau khổ thay cho cô ấy chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, rồi sau đó tôi lại có thể tiếp tục làm việc. Tôi tự nghĩ: “Nếu chỉ xong sau 3 tiếng đồng hồ thì tôi làm được.” Trong 3 tiếng đó, tôi đã có cảm tưởng như nó kéo dài thành 3 ngày vậy. Đau đớn tột cùng! Nhưng cuối cùng, tôi nhìn đồng hồ thì quả nhiên, mới có 3 giờ đồng hồ. Linh hồn ấy bảo tôi rằng, nhờ có tôi chịu đau khổ giúp, với tình thương, mà cô ấy được giảm 20 năm trong Luyện Tội.
15. Vâng, nhưng tại sao bà chỉ chịu đau khổ có 3 tiếng mà giúp được linh hồn ấy giảm đi 20 năm trong Luyện Tội? Những đau khổ của bà có giá trị đến thế sao?
Bởi vì sự đau khổ trên thế gian có giá trị khác biệt. Trên trần thế, khi chúng ta chịu đau khổ, chúng ta có thể thăng tiến trong tình yêu, đáng hưởng thêm công trạng, mà trong Luyện Tội không có. Trong ấy, sự đau khổ chỉ làm thanh tẩy tội lỗi. Trên trần, chúng ta có tất cả những ơn sủng. Chúng ta có tự do chọn lựa.
Những điều này thật khích lệ vì chúng làm tăng thêm ý nghĩa cho những đau khổ. Những đau khổ được hiến tặng, dù là tình nguyện hay không, ngay cả những hi sinh nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm, chịu khổ hay bệnh hoạn, than khóc, những thất vọng… nếu chúng ta sống những điều đó với sự nhẫn nại, nếu chúng ta chào đón chúng với lòng khiêm nhường, thì những đau khổ này sẽ có sức mạnh không tưởng để cứu giúp các linh hồn.
Điều tốt đẹp nhất, bà Simma nói, là kết hợp những đau khổ của chúng ta với đau khổ của Chúa Giêsu, đặt chúng trong tay Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất việc phải dùng chúng như thế nào. Những công lênh này, dĩ nhiên, Đức Mẹ sẽ hoàn lại cho chúng ta trong giờ lâm tử. Những đau khổ được cống hiến này sẽ trở thành những kho báu quí giá nhất cho đời sau. Chúng ta phải nhắc nhở nhau điều này và khuyến khích nhau khi chịu đau khổ.
Cần nhớ rằng, các linh hồn trong Luyện Tội không thể làm gì cho chính họ, họ hoàn toàn bất lực. Nếu người sống không cầu nguyện cho họ, họ sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi. Vì vậy, thật là quan trọng để nhận biết sức mạnh vô song mà mỗi người trong chúng ta đang có trong tay để cứu giúp các linh hồn.
Chúng ta không đắn đo khi giúp một đứa trẻ ngã từ cành cây xuống, trước mặt mình, và bị gãy xương. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ làm tất cả để giúp cháu bé. Nên, cùng một cách đó, chúng ta nên tận tình chăm sóc các linh hồn đang trông mong sự giúp đỡ của chúng ta để được thoát cơn đau khổ. Và đó có thể là cách tốt nhất để thực thi đức ái.
16. Tại sao các linh hồn không còn công lênh nào nữa trong Luyện Tội? Trong khi người còn sống thì vẫn có?
Bởi vì, tại giây phút cuối cùng, thời gian lập công lênh chấm dứt. Vì một khi chúng ta còn sống chúng ta có thể sửa đổi những điều xấu do chính mình làm. Các linh hồn trong Luyện Tội ghen tị với chúng ta về cơ hội này. Ngay cả các thiên thần cũng ghen tị với chúng ta nữa, vì chúng ta có cơ hội để thăng tiến một khi chúng ta còn sống trên thế gian. Nhưng, đáng buồn thay, sự đau khổ thường làm chúng ta trở nên nổi loạn, và chúng ta thật khó khăn chấp nhận và chịu đựng nó.
17. Tại sao lại phải sống đau khổ mới sinh hoa trái?
Những đau khổ là bằng chứng to lớn nhất của tình yêu của Thiên Chúa, và nếu chúng ta dâng hiến đúng đắn, sẽ đưa được nhiều linh hồn về với Chúa.
18. Nhưng làm sao chúng ta chấp nhận đau khổ như một món quà thay vì một hình phạt, một sự trừng phạt?
Chúng ta phải dâng mọi sự cho Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất ai cần những ơn ích mà chúng ta dâng để được cứu rỗi.
Chúng ta không nên luôn luôn coi những sự đau khổ như một hình phạt. Chúng có thể được đón nhận như sự chuộc tội, không chỉ cho chúng ta mà, trên hết, cho ngươi khác nữa. Đức Kitô vô tội nhưng Ngài đã chịu đau khổ để đền bù tội lỗi của chúng ta. Chỉ khi đã vào Thiên Đàng chúng ta mới hiểu hết những gì chúng ta đã đạt được qua việc nhẫn nại chịu đau khổ, kết hợp với sự thương khó của Chúa Kitô.
19. Các linh hồn trong Luyện Tội có nổi loạn khi phải chịu đau khổ không?
Không, họ muốn tự thanh tẩy, họ hiểu điều cần thiết này.
20. Việc ăn năn tội đóng vai trò gì trong giờ lâm tử?
Việc ăn năn rất quan trọng. Tội lỗi được tha trong mọi trường hợp nhưng HẬU QUẢ CỦA TỘI VẪN CÒN. Nếu ai muốn hoàn toàn được đại xá trong giờ lâm tử, là lên thẳng Thiên Đàng, linh hồn đó phải hoàn toàn không còn vướng mắc điều gì.
21. Trong phút lâm chung, linh hồn, dù đã sống trong tội lỗi, có đủ thời gian để trở về với Chúa không? Trong khoảng cuối của sự hấp hối và chết thật?
Có, có! Chúa cho mỗi người nhiều phút để ăn năn tội và quyết định: Tôi chấp nhận hay không chấp nhận thuộc về Chúa. Rồi chúng ta được thấy cả cuốn phim về cuộc đời của mình.
Tôi đã biết một người dù có tin vào lời dạy của giáo hội nhưng không tin vào cuộc sống đời đời. Một ngay kia, ông ta ngã bệnh nặng rồi đi vào hôn mê. Ông ta thấy mình trong một căn phòng với tấm bảng, trên ấy viết tất cả những hành động của ông ấy, tốt cũng như xấu. Rồi tấm bảng biến đi, cả các vách tường nữa, cảnh bên ngoài tươi đẹp tuyệt vời. Khi tỉnh lại, ông ấy đã quyết định thay đổi đời mình.
22. Ma quỉ có được quyền tấn công chúng ta trong giây phút lâm tử không?
Có, nhưng con người cũng được ban ơn để chống trả cơn cám dỗ, đẩy nó đi. Vì vậy, nếu con người không muốn liên hệ với ma quỉ điều gì, hắn sẽ không làm gì được chúng ta.
23. Bà có lời khuyên nào cho người muốn nên thánh ở thế trần này không?
Phải rất khiêm nhường. Nhất định chúng ta không chỉ nghĩ đến mình. Sự kiêu ngạo là cái bẫy lớn nhất của ma quỉ.
24. Người ta có thể xin Chúa cho làm cuộc thanh tẩy (của Luyện Tội) ngay khi còn sống không? Để sau khi qua đời không phải làm nữa?
Có, Tôi biết một vị linh mục và một phụ nữ, cả hai đều bị bệnh lao phổi và phải nằm viện. Phụ nữ kia nói với vị LM: “Chúng ta hãy xin Chúa cho chịu đựng đau khổ bây giờ, nhiều như cần có, để được về thẳng Thiên Đàng.” Vị Lm trả lời rằng, ngài không dám xin Chúa điều này. Gần đó, có một nữ tu nghe được câu chuyện của hai người. Thế rồi, thiếu phụ qua đời trước, rồi đến vị LM. Ít lâu sau, vị LM hiện ra với vị nữ tu và nói rằng: “Giá tôi đã có đức tin mạnh mẽ như thiếu phụ kia, tôi cũng đã có thể được vào thẳng Thiên Đàng.”
25. Trong Luyện Tội có những mức độ khác nhau phải không?
Đúng vậy, có sự khác biệt lớn lao về mức độ đau khổ luân lý. Mỗi linh hồn có sự đau khổ dành riêng cho mình. Có nhiều mức độ.
26. Sự đau khổ trong Luyện Tội thì đớn đau hơn cả sự đau khổ nhất trên trần gian phải không?
Đúng, nhưng trong cách biểu tượng. Đau đớn nhiều hơn trong linh hồn.
27. Bà biết không, nhiều người ngày nay tin vào việc luân hồi (sống nhiều kiếp). Các linh hồn có nói chuyện với bà về điều này không?
Các linh hồn bảo rằng Chúa chỉ cho mỗi người một cuộc sống mà thôi.
28. Nhưng vài người sẽ nói rằng một cuộc sống thì không đủ để biết Chúa, và không đủ giờ để ăn năn trở lại, điều này không công bằng. Bà trả lời họ thế nào?
Mọi người đều có niềm tin bên trong (lương tâm), ngay cả việc họ không thực hành, họ vẫn ngầm (implicitly) nhận ra Chúa. Không ai thực sự không tin (vì mỗi linh hồn đều có một lương tâm để nhận biết sự lành sự dữ, lương tâm ấy do Chúa ban, một kiến thức nội tâm). Có thể họ không tin, ở những mức độ nhẹ, nhưng họ vẫn biết phân định việc lành, việc dữ. Với mức độ lương tâm này, mỗi linh hồn đều có thể trở nên chân phúc.
29. Điều gì sẽ xảy ra đối với những người tự tử? Có khi nào bà được những người này thăm viếng không?
Cho đến bây giờ (1997) tôi chưa gặp trường hợp tự tử nào mà phải mất đi (phải vào Hỏa Ngục) - điều này không có nghĩa là điều đó không bao giờ xảy ra - nhưng thường thường, các linh hồn nói với tôi là những kẻ phạm lỗi nhất lại là những người xung quanh họ, khi những kẻ đó cẩu thả hay loan truyền sự vu khống.
Những linh hồn hỗi lỗi vì đã tự tử. Thường thì việc tự tử xảy ra là do tâm bệnh. Họ hỗi lỗi vì hành động của họ, bởi vì, khi họ nhìn sự vật dưới sự soi sáng của Chúa, ngay tức khắc họ hiểu tất cả những ân sủng dành riêng cho phần đời còn lại của họ, nếu không tự tử, có khi nhiều tháng hay nhiều năm, và họ cũng nhìn thấy tất cả những linh hồn đáng ra họ có thể giúp đỡ bằng cách phó dâng phần đời còn lại của họ cho Chúa. Cuối cùng, điều làm họ đau đớn nhất là nhìn thấy những sự tốt đẹp họ đã có thể làm nhưng đã không làm, bởi vì họ đã cắt ngắn cuộc sống của mình. Nhưng khi nguyên nhân là do tâm bệnh, Chúa cũng thông cảm.
30. Có linh mục trong Luyện Tội không?
Có, nhiều lắm, vì đã không khuyến khích việc tôn thờ Thánh Thể, nên, một cách tổng quát, đức tin đã bị ảnh hưởng. Họ thường vào Luyện Tội vì lơ là trong việc cầu nguyện, khiến đức tin của họ bị giảm đi. Nhưng cũng có rất nhiều LM đã vào thẳng Thiên Đàng.
31. Vậy, bà muốn nói gì với một linh mục thực sự muốn sống theo thánh ý của Chúa?
Tôi muốn khuyên ngài cầu nguyện nhiều với Chúa Thánh Thần, và lần chuỗi hàng ngày.
32. Có khi nào bà được các linh hồn đã sống biến thái thăm viếng không? Thí dụ như trong lãnh vực tính dục?
Có, họ không bị hư mất (vì còn đức tin) nhưng họ phải đau khổ nhiều để được thanh tẩy.
33. Những thái độ tâm linh nào có thể làm mất linh hồn của chúng ta mãi mãi, là vào Hỏa Ngục?
Đó là khi linh hồn không muốn đến với Chúa, khi họ thực sự nói: “Tôi không muốn.”
34. Chúa Giêsu đã nói thật khó cho kẻ giàu vào nước Thiên Đàng. Bà có thấy trường hợp nào không?
Có, Nhưng nếu họ làm việc tốt lành, việc bác ái, yêu thương, họ vẫn được vào Thiên Đàng, như những người nghèo vậy.
35. Bà nghĩ thế nào về những người làm việc ma thuật (spiritism)? Như kêu gọi các linh hồn, cầu cơ v.v…?
Không tốt đâu. Nó luôn luôn là điều xấu. Chính ma quỉ làm cho cái cơ di chuyển.
36. Có điều gì khác biệt, giữa việc tiếp xúc với các linh hồn đã qua đời của bà, và việc thực hành ma thuật?
Chúng tôi không kêu gọi các linh hồn - Tôi không mời họ đến. Trong việc ma thuật, người ta gọi họ đến.
Những người thực hành ma thuật nghĩ rằng họ điều khiển được các linh hồn từ cõi chết. Thực tế, nếu có sự hồi đáp nào thì đó luôn luôn là Satan và bè lũ của hắn, không có ngoại trừ. Những người thực hành ma thuật đang làm điều vô cùng nguy hiểm cho chính họ và những người đến với họ để xin lời khuyên. Bọn Satan toàn là giả dối. Điều này bị cấm, tuyệt đối cấm không được gọi các linh hồn. Đối với tôi, đã chẳng khi nào tôi đã làm điều này, đang làm đều này, và sẽ chẳng bao giờ làm điều này. Khi có linh hồn hiện ra với tôi, thì đó là vì chính Chúa đã cho phép điều ấy xảy ra.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (chuyển ngữ)
(Bài này đã được đăng trong tập san “Michael”, ấn bản tháng 1 & 2, năm 2004)
VietCatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét