TÁC VỤ CỦA CÁC DIACONISSA TRONG GIÁO HỘI THỜI XƯA
Thời sự Thần học - số 79, tháng 02/2018
_Ủy ban Thần học Quốc tế_
Ngay từ buổi khai sinh Kitô giáo, các phụ nữ đã tham gia vào việc loan báo Tin Mừng cũng như các công tác nội bộ trong cộng đoàn, điển hình nơi các trinh nữ, quả phụ, đan sĩ. Đã có nhiều sách vở viết về đề tài này. Nhưng có lẽ, ít tác giả nghiên cứu về tác vụ diaconissa của các phụ nữ. Cách đây hai năm (ngày 2/8/2016), Đức thánh cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban để tìm hiểu vấn đề này. Thực ra, đề tài này đã được Ủy ban Thần học Quốc tế đề cập trong một văn kiện phát hành năm 2002 về “Diaconatus. Sự tiến triển và viễn tượng”. Trong phần lịch sử, văn kiện đã trình bày nguồn gốc và sự tiến triển của diaconatus từ thời các thánh Tông đồ cho đến công đồng Vaticanô II. Các diaconissa được nhắc đến trong chương Hai (thời các giáo phụ) và chương Ba (thời Trung cổ). Chúng tôi xin trích lại những đoạn văn ấy, theo bản dịch của Học viện Đa Minh (2017), trang 42-53 và 62-64. Lưu ý là chúng tôi giữ nguyên danh từ gốc là diaconissa , thay vì dịch là “nữ phó tế”, bởi vì tác vụ này không có liên quan gì đến việc “tế” ở trên bàn thờ hết!
[Chương Hai: Diaconatus thời các giáo phụ]
I. Tác vụ của diaconissa
Vào thời các Tông Đồ, những hình thức phục vụ khác nhau của các phụ nữ hỗ trợ cho các các Tông Đồ và các cộng đoàn dường như trở thành định chế. Thánh Phaolô gửi gắm cộng đoàn tại Roma cho “chị Phê-bê, là người trợ tá [he diaconos] Hội Thánh Kenkrê ” (x. Rm 16,1-4). Mặc dù hình thức giống đực diaconos được sử dụng ở đây, nhưng không thể kết luận rằng từ này ám chỉ một chức năng đặc trưng của một “diaconos”; một đàng, bởi vì trong bối cảnh này, diaconos vẫn có nghĩa chung là người tôi tớ, và đàng khác bởi vì từ “tôi tớ” mặc dù không có hậu tố giống cái nhưng được đặt sau một mạo từ giống cái. Điều có vẻ rõ ràng là Phê-bê thực hiện một tác vụ trong cộng đoàn Kenkrê, được công nhận và tùy thuộc vào sứ vụ của thánh Tông Đồ. Ở những chỗ khác trong các văn phẩm Phaolô, những nhà cầm quyền dân sự cũng được là diaconos (Rm 13,4), và thư 2 Cr 11,14-15, thánh nhân đề cập đến các diaconoi của ma quỷ.
Các nhà chú giải chia rẽ nhau khi bàn về 1 Tm 3,11. Việc đề cập đến “ các phụ nữ” đi sau các diaconi có thể liên tưởng đến các nữ diaconi (được giới thiệu với cụm từ “tương tự như vậy”), hoặc đến các người vợ của diaconi đã được đề cập trước đó. Trong bức thư này, các chức năng của diaconus không được mô tả, mà chỉ có những điều kiện để được thâu nhận. Thư nói rằng các phụ nữ không được phép giảng dạy hay điều khiển người đàn ông (1 Tm 2,8-15 ). Dù sao các chức năng điều khiển và giảng dạy lúc nào cũng dành cho vị giám mục (1 Tm 3,5) và cho các linh mục (1 Tm 5,17), chứ không cho các diaconi. Các góa phụ họp thành một nhóm được công nhận trong cộng đồng này. Họ nhận được sự hỗ trợ của cộng đoàn để đổi lấy sự cam kết dấn thân sống khiết tịnh và cầu nguyện. Thư 1 Tm 5,3-16 nhấn mạnh những điều kiện để được ghi vào danh sách các góa phụ được cộng đoàn hỗ trợ, và không nói gì thêm về bất kỳ chức năng nào của họ. Về sau, họ sẽ được chính thức được “thiết lập” (instituiti) chứ “không truyền chức” (ordinati);[1] họ họp thành một “hàng ngũ” (ordo) trong Giáo hội[2]. và sẽ chẳng bao giờ có bất kỳ sứ vụ nào khác ngoài gương tốt và cầu nguyện.
Vào đầu thế kỷ II, một lá thư từ quan Pliniô Trẻ, tổng trấn Bithynia, đã đề cập đến hai phụ nữ được các Kitô hữu mô tả là ministrae, có thể tương đương với tiếng Hy Lạp diaconoi (10, 96-97). Mãi cho đến thế kỷ III mới có hạn từ Kitô giáo chuyên biệt xuất hiện diaconissa hay diacona.
Thật vậy, từ cuối thế kỷ III trở đi, tại một số vùng của Giáo hội[3] (chứ không phải tất cả), có chứng tích về một tác vụ giáo hội chuyên biệt được dành cho phụ nữ được gọi là các diaconissae.[4] Điều này diễn ra ở Đông Syria và Constantinopolis. Khoảng năm 240, xuất hiện một bộ sưu tập các tài liệu phụng vụ- giáo luật, đó là cuốn Didascalia Apostolorum (DA), nhưng không mang tính chính thức. Đức giám mục mang những nét của một tổ phụ Kinh Thánh toàn năng (xc. DA 2, 33-35, 3). Ông đứng đầu một cộng đoàn nhỏ mà ông điều khiển nhất là nhờ sự hỗ trợ của các diaconi và diaconissae. Đây là lần đầu tiên từ ngữ diaconissae xuất hiện trong một văn kiện Giáo hội. Dựa theo lối trình bày tiên trưng lấy từ thánh Inhaxiô Antiôkia, giám mục giữ vai trò của Thiên Chúa Cha, các diaconi giữ vai Đức Kitô, và các diaconissae giữ vai Thần Khí (từ “ruah” là giống cái trong ngôn ngữ Sêmit), trong khi các linh mục (những người ít khi được đề cập) tượng trưng các Tông Đồ, và các góa phụ tượng trưng bàn thờ (DA 2, 26, 4-7). Không thấy nói gì về việc truyền chức cho các tác viên này.
Didascalia nhấn mạnh đến vai trò bác ái của diaconus và diaconissa. Tác vụ của diaconus phải tỏ ra như “một linh hồn duy nhất trong hai thân xác”. Khuôn mẫu của nó là diaconia của Đức Kitô, Đấng rửa chân cho các môn đệ (DA 3,13,1-7). Tuy nhiên, không có sự tương đương chặt chẽ giữa hai nhánh của chức diaconatus liên quan đến những chức năng mà họ thực hiện. Các diaconus được các giám mục lựa chọn để “chăm lo nhiều chuyện cần thiết”, còn các diaconissa chỉ chuyên việc “phục vụ phái nữ”(DA 3,12,1). Ước mong rằng “số lượng các diaconus có thể tương ứng với số lượng các cộng đoàn của dân Thiên Chúa” ( DA 3,13, l).[5] Các diaconi quản lý tài sản của cộng đồng nhân danh của giám mục. Cũng giống như các giám mục, họ được cấp dưỡng bởi cộng đồng. Các diaconi được gọi là tai và miệng của giám mục (DA 2,44,3-4). Người tín hữu phải nhờ các diaconi để tiếp cận với giám mục; tương tự như vậy, các nữ tín hữu nên nhờ các nữ diaconus (DA 3,12,1-4). Một diaconus đứng canh ở lối ra vào trong phòng hội họp, trong khi một diaconus khác hầu cận giám mục trong việc hiệp dâng Thánh Thể (DA 2, 57, 6).
Diaconissa thực hiện việc xức dầu cho phụ nữ trong nghi thức rửa tội, hướng dẫn phụ nữ tân tòng, và viếng thăm các nữ tín hữu, đặc biệt là các bệnh nhân, trong nhà của những người này. Họ bị cấm không được ban phép rửa tội, hoặc giữ một vai trò trong việc dâng Thánh lễ (DA 3, 12, 1-4). Các diaconissa đứng trên các góa phụ. Các giám mục vẫn có thể thiết lập các góa phụ, nhưng họ không được phép dạy dỗ hoặc làm phép rửa tội (cho phụ nữ), nhưng chỉ cầu nguyện (DA 3, 5, 1-3, 6, 2).
Sách Constitutiones Apostolorum, xuất hiện ở Syria vào khoảng năm 380, đã sử dụng và chèn vào các bản văn Didascalia, Didache và Traditio Apostolica. Các quy định của Constitutiones đã có một ảnh hưởng lâu dài trên kỷ luật chi phối việc truyền chức ở Đông phương, mặc dù chúng chưa bao giờ được coi là một bộ sưu tập giáo luật chính thức. Người biên soạn đã dự trù việc đặt tay cùng với lời khẩn nài (epiclesis) Chúa Thánh Thần không những cho các giám mục, linh mục và diaconi, mà còn cho các diaconissae, subdiaconi và đọc sách (x. CA VIII,16-23).[6] Khái niệm kleros được mở rộng cho tất cả những người thi hành một thừa tác vụ phụng vụ, những người được Giáo hội chu cấp, và những người được hưởng lợi từ những đặc quyền dân sự mà luật hoàng triều cấp cho các giáo sĩ, vì vậy các diaconissae được kể vào hàng giáo sĩ, còn các góa phụ thì bị loại ra.
Các giám mục và linh mục thì được xem như tương ứng với thượng tế và các tư tế của Cựu Ước, còn tương ứng với thầy Lê-vi là tất cả các tác vụ và hàng ngũ khác: “diaconi, đọc sách, ca trưởng, giữ cửa, diaconissae, góa phụ, trinh nữ và trẻ mồ côi” (CA II, 26, 3 ; CA VIII, 1, 21). Diaconus được đặt lên “để phục vụ các giám mục và các linh mục” và không nên tiếm quyền của các vị ấy.[7] Diaconus có thể công bố Tin Mừng và hướng dẫn kinh nguyện cộng đoàn (CA II, 57, 18), nhưng chỉ giám mục và các linh mục khuyến dụ (CA II, 57, 7). Các diaconissae lãnh nhận chức vụ nhờ một epithesis cheirôn hay việc đặt tay để ban Chúa Thánh Thần,[8] cũng giống như các người đọc sách (CA VIII,20, 22). Giám mục đọc lời nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa, Đấng hằng hữu, Thân phụ của Đức Giêsu Kitô, Đấng dựng nên người nam và người nữ, Đấng đổ tràn thần khí Ngài trên các bà Myriam, Deborah, Anna và Hulda; Đấng không xét thấy là bất xứng việc để cho Con yêu dấu duy nhất của Ngài được sinh ra bởi một người nữ; Đấng trong lều chứng ước và trong đền thờ đã thiết lập những kẻ trông nom các cửa thánh thiêng của Ngài, giờ đây xin nhìn đến tôi tớ trước mặt Ngài đây, được đề cử lên lãnh chức diaconatus: xin ban Thánh Linh cho người này và thanh luyện khỏi mọi ô uế của xác thịt và tinh thần để người này xứng đáng thi hành phận vụ được ủy thác, để tôn vinh Ngài và để ca ngợi Đức Kitô, nhờ Người, vinh quang và tôn thờ quy về Ngài, trong Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen."[9]
Các diaconissa được nhắc đến trước subdiaconus, là người cũng nhận sự đặt tay truyền chức cheirotonia như diaconus (CA VIII, 21), trong khi các trinh nữ và góa phụ không thể được “truyền chức” (VIII, 24-25). Sách Constitutiones nhấn mạnh rằng các diaconissae không giữ chức năng phụng vụ nào (III, 9, 1-2), nhưng thực thi chức năng của cộng đồng trao cho họ là “phục vụ các phụ nữ” (CA III, 16, 1) và tựa như trung gian giữa các phụ nữ và vị giám mục. Người ta vẫn cho rằng họ tượng trưng cho Thánh Linh, nhưng họ “không được gì mà không có diaconus” (CA II, 26, 6). Họ phải đứng ở lối vào của các phụ nữ trong các công hội (2, 57, 10). Những chức năng của họ được tóm tắt như sau: “Diaconissa không ban phép lành, và không được làm bất cứ gì mà các linh mục và diaconus làm, nhưng diaconissa trông coi các cửa ra vào và phụ giúp các linh mục trong lễ rửa tội của phụ nữ, vì lý do đoan chính.” (CA VIII, 28, 6).
Sự nhận xét ấy được vọng lại trong tác phẩm hầu như đồng thời của Epiphanius Salamis trong cuốn Panarion, (khoảng năm 375): “Trong Giáo hội, có hàng ngũ diaconissa, không phải để thi hành các chức năng tư tế hoặc để trao phó một nhiệm vụ nào, nhưng do sự đoan chính của phái nữ, vào lúc lãnh bí tích rửa tội.”[10] Luật của Theodosius ngày 21 tháng sáu năm 390, bị thu hồi ngày 23 tháng tám cùng năm, ấn định tuổi để được nhận vào tác vụ diaconissa là 60. Công đồng Chalcedonia (can. 15) giảm tuổi xuống còn 40, cấm họ kết hôn sau đó.[11]
Ngay từ thế kỷ IV, lối sống các diaconissa gần giống với các nữ đan sĩ. Hồi ấy, người phụ trách một cộng đoàn nữ đan tu được gọi là diaconissa, theo như chứng từ của thánh Gregoriô Nyssa.[12] Được phong viện mẫu trong các đan viện, các diaconissa mang maforion, hay còn gọi là “khăn trùm” tượng trưng cho sự hoàn thiện. Cho đến thế kỷ VI, họ vẫn phụ giúp các phụ nữ tại giếng rửa tội và xức dầu cho họ. Mặc dù không phục vụ tại bàn thờ, họ có thể mang Thánh Thể cho những phụ nữ bị bệnh. Khi việc xức dầu toàn thân thể lúc rửa tội bị bãi bỏ, các diaconissa chỉ đơn thuần là các trinh nữ tận hiến đã khấn trinh khiết. Họ sống hoặc trong các đan viện hoặc ở nhà. Điều kiện cho việc thâu nhận là tình trạng trinh tiết hay góa bụa, và hoạt động của họ bao gồm hỗ trợ từ thiện và y tế cho các phụ nữ.
Ở Constantinopolis, một diaconissa nổi bật của thế kỷ IV là Olympias, đứng đầu một đan viện nữ, được thánh Gioan Kim Khẩu bảo vệ. Bà đã dâng hiến tài sản của mình cho công việc phục vụ của Giáo hội. Bà đã được thượng phụ Gioan Kim Khẩu “truyền chức” (cheirotonein) diaconissa cùng với ba người bạn. Điều khoản 15 của Công đồng Chalcedonia (451) dường như xác nhận sự kiện các diaconissa thực sự được “truyền chức” do việc đặt tay (cheirotonia). Tác vụ của họ được gọi là leitourgia (phụng vụ), và họ không được phép kết hôn sau khi được truyền chức.
Trong thế kỷ VIII, tại Byzantium, giám mục vẫn còn đặt tay trên diaconissa, và trao cho cô orarion hay dây stôla (hai đầu dây bắt chéo nhau ở phía trước ngực); ngài đưa cho cô chén thánh và cô mang lên bàn thờ nhưng không trao Mình Thánh cho bất cứ ai. Các diaconissae được truyền chức trong khi phụng vụ Thánh Thể, nơi cung thánh, giống như các diaconi.[13] Mặc dù có sự tương đồng giữa các nghi thức truyền chức, nhưng diaconissa không được tiến lại gần tại bàn thờ hoặc bất kỳ tác vụ phụng vụ nào. Những việc truyền chức này chủ yếu nhắm đến các bề trên của các đan viện nữ.
Cũng nên xác định rằng ở Tây phương, không có dấu vết của diaconissa trong năm thế kỷ đầu tiên. Cuốn Statuta Ecclesiae Antiqua dự trù rằng việc huấn luyện những phụ nữ dự tòng và việc chuẩn bị cho lễ rửa tội phải được giao phó cho các góa phụ và nữ tu “được chọn ad ministerium baptizandarum mulierum”.[14] Một vài Công đồng của thế kỷ IV và V bác bỏ mọi thứ ministerium feminae[15] và cấm mọi thứ truyền chức diaconissa.[16] Theo cuốn Ambrosiaster (Roma, cuối thế kỷ IV), chức nữ diaconatus là yêu sách những người theo dị giáo Montanist (“Cataphrygian”).[17] Vào thế kỷ VI, đôi khi tên gọi diaconissa được đặt cho các phụ nữ được kết nạp vào nhóm góa phụ. Để ngăn chặn sự nhầm lẫn, Công đồng Epaone cấm “việc thánh hiến các góa phụ tự xưng là diaconissa”.[18] Công đồng Orleans lần II (533) quyết định vạ tuyệt thông cho những phụ nữ nào “nhận lời chúc lành của diaconatus bất chấp các khoản luật ngăn cấm và những người tái hôn.”[19] Diaconissae cũng được dùng để gọi các đan viện mẫu, hoặc những phu nhân của diaconus, tương tự như presbyterissae hoặc thậm chí episcopissae.[20]
Việc rảo qua dòng lịch sử cho thấy rằng đã có một thừa tác vụ diaconissa, được phát triển không đồng đều trong những vùng khác nhau của Giáo hội. Xem ra hiển nhiên là tác vụ này không được nhìn nhận cách đơn thuần như là sự ngang bằng về nữ giới với chức diaconus dành cho nam giới. Ít nhất đó là một chức vụ của Giáo hội, được thực hiện bởi phụ nữ, đôi khi được nhắc đến trước các subdiaconus trong danh sách các thừa tác vụ của Giáo hội.[21] Tác vụ này trao được ban do sự đặt tay có thể so sánh được với việc đặt tay mà các giám mục, linh mục và các diaconus nam được trao ban hay không? Bản văn Constitutiones Apostolorum dường như cho phép nghĩ đến điều ấy, nhưng đó là một chứng cứ hầu như là độc nhất, và việc giải thích bản văn trở thành chủ đề của rất nhiều cuộc tranh luận.[22] Có nên xem việc đặt tay lên các diaconissa tương tự như việc đặt tay trên các diaconi, hay đúng hơn nên coi ngang với việc đặt tay lên các subdiaconi và đọc sách ? Rất khó để giải quyết câu hỏi dựa trên cơ sở dữ liệu lịch sử mà thôi. Trong các chương tiếp theo, một vài yếu tố sẽ được làm rõ, và một vài vấn nạn vẫn sẽ mở ra. Cách riêng chúng ta sẽ dành một chương để xem xét kỹ lưỡng hơn về cách thức Giáo hội, thông qua thần học và Huấn Quyền, ý thức hơn về thực tại bí tích của phép Truyền Chức Thánh và ba cấp bậc. Nhưng trước đó, nên nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các diaconi cố định trong đời sống Giáo hội.
[Chương Ba: Thời Trung cổ]
Sau thế kỷ X, các diaconissa chỉ được nhắc đến khi đề cập đến các tổ chức từ thiện. Một tác giả thuộc giáo hội Giacobita vào thời ấy ghi nhận rằng: “Trong cổ thời, người ta truyền chức cho các diaconissa, với công tác chăm sóc các phụ nữ để những người này không cần phải tự cởi đồ trước mặt vị giám mục. Nhưng đến khi tôn giáo ngày càng phát triển rộng lớn hơn và Giáo hội quyết định ban bí tích rửa tội cho trẻ sơ sinh, chức năng ấy bị bãi bỏ.”[23] Chúng ta tìm thấy nhận xét tương tự trong sách Nghi điển của Đức Thượng Phụ Michael ở Antiochia (1166-1199).[24] Khi bình luận về điều khoản số 15 của Công đồng Chalcedonia, Theodore Balsamon, vào cuối thế kỷ XII, thấy rằng “điều mà luật này đề cập thì nay đã trở nên lỗi thời. Vì lẽ cho đến hiện nay, không còn truyền chức các diaconissa nữa, mặc dù các phần tử các nhà khổ hạnh vẫn lạm dụng danh xưng diaconissa.”[25] Diaconissa trở thành nữ đan sĩ, sống trong đan viện mà không còn thực hiện các công tác phục vụ diaconia trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế, hay mục vụ giáo xứ.
Ở Rôma, có những chứng tích về sự hiện diện của các diaconissa cho đến cuối thế kỷ VIII. Trong khi các sách nghi thức Roma cổ thời không biết đến các diaconissa, thì cuốn sách Nghi thức bí tích Hadrianum, được Đức giáo hoàng gởi đến hoàng đế Charlemagne và được ông truyền bá khắp vùng nói tiếng Pháp (franco), chứa đựng một lời nguyện đặt một diacona (Oratio ad diaconam faciendum). Thật ra, đó là một lời chúc lành, được đặt vào phụ lục trong số những nghi thức khác vừa mới thiết lập. Các văn bản thời Charlemagne thường được đặt chung các diaconissa và viện mẫu. Công đồng Paris năm 829 có một lệnh chung cấm các phụ nữ không được thi hành bất kỳ chức năng phụng tự nào.[26] Các sắc lệnh của Pseudo-Isidorô không đề cập đến nữ diaconus, và cũng như thế với sách Nghi thức giáo chủ Bavaria hồi tiền bán thế kỷ IX.[27] Một thế kỷ sau, trong sách Nghi thức giáo chủ Romano-Germanique của Mainz, lời nguyện Ad diaconam faciendum được tìm thấy sau abbatissae ordinatio, giữa consecratio virginum và viduarum consecratio. Một lần nữa, đây chỉ là một lời chúc lành đi kèm với việc trao dây stola và khăn trùm bởi giám mục, cũng như nhẫn cưới và vương miện. Tương tự như góa phụ, các diaconissa cam kết giữ khiết tịnh. Đây là lần cuối cùng trong các sách nghi thức Latinh đề cập đến “diaconissa”. Thực vậy, sách nghi thức giáo chủ của Guillaume Durand vào cuối thế kỷ XIII chỉ nhắc đến các diaconissae khi quy chiếu về quá khứ.[28]
Vào thời Trung cổ, các nữ tu chăm sóc bệnh nhân và giảng dạy đã thực sự thì hành các chức năng diaconia mà chẳng cần được truyền chức. Tước hiệu diaconissa vẫn còn được trao cho các phụ nữ được thiết lập làm góa phụ hoặc viện mẫu, tuy không thi hành một tác vụ nào. Mãi đến thế kỷ XIII, vài viện mẫu thỉnh thoảng được gọi là diaconissae.
[1] Traditio Apostolica 10; SCh 11(2), 67.
Các nhà chú giải chia rẽ nhau khi bàn về 1 Tm 3,11. Việc đề cập đến “ các phụ nữ” đi sau các diaconi có thể liên tưởng đến các nữ diaconi (được giới thiệu với cụm từ “tương tự như vậy”), hoặc đến các người vợ của diaconi đã được đề cập trước đó. Trong bức thư này, các chức năng của diaconus không được mô tả, mà chỉ có những điều kiện để được thâu nhận. Thư nói rằng các phụ nữ không được phép giảng dạy hay điều khiển người đàn ông (1 Tm 2,8-15 ). Dù sao các chức năng điều khiển và giảng dạy lúc nào cũng dành cho vị giám mục (1 Tm 3,5) và cho các linh mục (1 Tm 5,17), chứ không cho các diaconi. Các góa phụ họp thành một nhóm được công nhận trong cộng đồng này. Họ nhận được sự hỗ trợ của cộng đoàn để đổi lấy sự cam kết dấn thân sống khiết tịnh và cầu nguyện. Thư 1 Tm 5,3-16 nhấn mạnh những điều kiện để được ghi vào danh sách các góa phụ được cộng đoàn hỗ trợ, và không nói gì thêm về bất kỳ chức năng nào của họ. Về sau, họ sẽ được chính thức được “thiết lập” (instituiti) chứ “không truyền chức” (ordinati);[1] họ họp thành một “hàng ngũ” (ordo) trong Giáo hội[2]. và sẽ chẳng bao giờ có bất kỳ sứ vụ nào khác ngoài gương tốt và cầu nguyện.
Vào đầu thế kỷ II, một lá thư từ quan Pliniô Trẻ, tổng trấn Bithynia, đã đề cập đến hai phụ nữ được các Kitô hữu mô tả là ministrae, có thể tương đương với tiếng Hy Lạp diaconoi (10, 96-97). Mãi cho đến thế kỷ III mới có hạn từ Kitô giáo chuyên biệt xuất hiện diaconissa hay diacona.
Thật vậy, từ cuối thế kỷ III trở đi, tại một số vùng của Giáo hội[3] (chứ không phải tất cả), có chứng tích về một tác vụ giáo hội chuyên biệt được dành cho phụ nữ được gọi là các diaconissae.[4] Điều này diễn ra ở Đông Syria và Constantinopolis. Khoảng năm 240, xuất hiện một bộ sưu tập các tài liệu phụng vụ- giáo luật, đó là cuốn Didascalia Apostolorum (DA), nhưng không mang tính chính thức. Đức giám mục mang những nét của một tổ phụ Kinh Thánh toàn năng (xc. DA 2, 33-35, 3). Ông đứng đầu một cộng đoàn nhỏ mà ông điều khiển nhất là nhờ sự hỗ trợ của các diaconi và diaconissae. Đây là lần đầu tiên từ ngữ diaconissae xuất hiện trong một văn kiện Giáo hội. Dựa theo lối trình bày tiên trưng lấy từ thánh Inhaxiô Antiôkia, giám mục giữ vai trò của Thiên Chúa Cha, các diaconi giữ vai Đức Kitô, và các diaconissae giữ vai Thần Khí (từ “ruah” là giống cái trong ngôn ngữ Sêmit), trong khi các linh mục (những người ít khi được đề cập) tượng trưng các Tông Đồ, và các góa phụ tượng trưng bàn thờ (DA 2, 26, 4-7). Không thấy nói gì về việc truyền chức cho các tác viên này.
Didascalia nhấn mạnh đến vai trò bác ái của diaconus và diaconissa. Tác vụ của diaconus phải tỏ ra như “một linh hồn duy nhất trong hai thân xác”. Khuôn mẫu của nó là diaconia của Đức Kitô, Đấng rửa chân cho các môn đệ (DA 3,13,1-7). Tuy nhiên, không có sự tương đương chặt chẽ giữa hai nhánh của chức diaconatus liên quan đến những chức năng mà họ thực hiện. Các diaconus được các giám mục lựa chọn để “chăm lo nhiều chuyện cần thiết”, còn các diaconissa chỉ chuyên việc “phục vụ phái nữ”(DA 3,12,1). Ước mong rằng “số lượng các diaconus có thể tương ứng với số lượng các cộng đoàn của dân Thiên Chúa” ( DA 3,13, l).[5] Các diaconi quản lý tài sản của cộng đồng nhân danh của giám mục. Cũng giống như các giám mục, họ được cấp dưỡng bởi cộng đồng. Các diaconi được gọi là tai và miệng của giám mục (DA 2,44,3-4). Người tín hữu phải nhờ các diaconi để tiếp cận với giám mục; tương tự như vậy, các nữ tín hữu nên nhờ các nữ diaconus (DA 3,12,1-4). Một diaconus đứng canh ở lối ra vào trong phòng hội họp, trong khi một diaconus khác hầu cận giám mục trong việc hiệp dâng Thánh Thể (DA 2, 57, 6).
Diaconissa thực hiện việc xức dầu cho phụ nữ trong nghi thức rửa tội, hướng dẫn phụ nữ tân tòng, và viếng thăm các nữ tín hữu, đặc biệt là các bệnh nhân, trong nhà của những người này. Họ bị cấm không được ban phép rửa tội, hoặc giữ một vai trò trong việc dâng Thánh lễ (DA 3, 12, 1-4). Các diaconissa đứng trên các góa phụ. Các giám mục vẫn có thể thiết lập các góa phụ, nhưng họ không được phép dạy dỗ hoặc làm phép rửa tội (cho phụ nữ), nhưng chỉ cầu nguyện (DA 3, 5, 1-3, 6, 2).
Sách Constitutiones Apostolorum, xuất hiện ở Syria vào khoảng năm 380, đã sử dụng và chèn vào các bản văn Didascalia, Didache và Traditio Apostolica. Các quy định của Constitutiones đã có một ảnh hưởng lâu dài trên kỷ luật chi phối việc truyền chức ở Đông phương, mặc dù chúng chưa bao giờ được coi là một bộ sưu tập giáo luật chính thức. Người biên soạn đã dự trù việc đặt tay cùng với lời khẩn nài (epiclesis) Chúa Thánh Thần không những cho các giám mục, linh mục và diaconi, mà còn cho các diaconissae, subdiaconi và đọc sách (x. CA VIII,16-23).[6] Khái niệm kleros được mở rộng cho tất cả những người thi hành một thừa tác vụ phụng vụ, những người được Giáo hội chu cấp, và những người được hưởng lợi từ những đặc quyền dân sự mà luật hoàng triều cấp cho các giáo sĩ, vì vậy các diaconissae được kể vào hàng giáo sĩ, còn các góa phụ thì bị loại ra.
Các giám mục và linh mục thì được xem như tương ứng với thượng tế và các tư tế của Cựu Ước, còn tương ứng với thầy Lê-vi là tất cả các tác vụ và hàng ngũ khác: “diaconi, đọc sách, ca trưởng, giữ cửa, diaconissae, góa phụ, trinh nữ và trẻ mồ côi” (CA II, 26, 3 ; CA VIII, 1, 21). Diaconus được đặt lên “để phục vụ các giám mục và các linh mục” và không nên tiếm quyền của các vị ấy.[7] Diaconus có thể công bố Tin Mừng và hướng dẫn kinh nguyện cộng đoàn (CA II, 57, 18), nhưng chỉ giám mục và các linh mục khuyến dụ (CA II, 57, 7). Các diaconissae lãnh nhận chức vụ nhờ một epithesis cheirôn hay việc đặt tay để ban Chúa Thánh Thần,[8] cũng giống như các người đọc sách (CA VIII,20, 22). Giám mục đọc lời nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa, Đấng hằng hữu, Thân phụ của Đức Giêsu Kitô, Đấng dựng nên người nam và người nữ, Đấng đổ tràn thần khí Ngài trên các bà Myriam, Deborah, Anna và Hulda; Đấng không xét thấy là bất xứng việc để cho Con yêu dấu duy nhất của Ngài được sinh ra bởi một người nữ; Đấng trong lều chứng ước và trong đền thờ đã thiết lập những kẻ trông nom các cửa thánh thiêng của Ngài, giờ đây xin nhìn đến tôi tớ trước mặt Ngài đây, được đề cử lên lãnh chức diaconatus: xin ban Thánh Linh cho người này và thanh luyện khỏi mọi ô uế của xác thịt và tinh thần để người này xứng đáng thi hành phận vụ được ủy thác, để tôn vinh Ngài và để ca ngợi Đức Kitô, nhờ Người, vinh quang và tôn thờ quy về Ngài, trong Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen."[9]
Các diaconissa được nhắc đến trước subdiaconus, là người cũng nhận sự đặt tay truyền chức cheirotonia như diaconus (CA VIII, 21), trong khi các trinh nữ và góa phụ không thể được “truyền chức” (VIII, 24-25). Sách Constitutiones nhấn mạnh rằng các diaconissae không giữ chức năng phụng vụ nào (III, 9, 1-2), nhưng thực thi chức năng của cộng đồng trao cho họ là “phục vụ các phụ nữ” (CA III, 16, 1) và tựa như trung gian giữa các phụ nữ và vị giám mục. Người ta vẫn cho rằng họ tượng trưng cho Thánh Linh, nhưng họ “không được gì mà không có diaconus” (CA II, 26, 6). Họ phải đứng ở lối vào của các phụ nữ trong các công hội (2, 57, 10). Những chức năng của họ được tóm tắt như sau: “Diaconissa không ban phép lành, và không được làm bất cứ gì mà các linh mục và diaconus làm, nhưng diaconissa trông coi các cửa ra vào và phụ giúp các linh mục trong lễ rửa tội của phụ nữ, vì lý do đoan chính.” (CA VIII, 28, 6).
Sự nhận xét ấy được vọng lại trong tác phẩm hầu như đồng thời của Epiphanius Salamis trong cuốn Panarion, (khoảng năm 375): “Trong Giáo hội, có hàng ngũ diaconissa, không phải để thi hành các chức năng tư tế hoặc để trao phó một nhiệm vụ nào, nhưng do sự đoan chính của phái nữ, vào lúc lãnh bí tích rửa tội.”[10] Luật của Theodosius ngày 21 tháng sáu năm 390, bị thu hồi ngày 23 tháng tám cùng năm, ấn định tuổi để được nhận vào tác vụ diaconissa là 60. Công đồng Chalcedonia (can. 15) giảm tuổi xuống còn 40, cấm họ kết hôn sau đó.[11]
Ngay từ thế kỷ IV, lối sống các diaconissa gần giống với các nữ đan sĩ. Hồi ấy, người phụ trách một cộng đoàn nữ đan tu được gọi là diaconissa, theo như chứng từ của thánh Gregoriô Nyssa.[12] Được phong viện mẫu trong các đan viện, các diaconissa mang maforion, hay còn gọi là “khăn trùm” tượng trưng cho sự hoàn thiện. Cho đến thế kỷ VI, họ vẫn phụ giúp các phụ nữ tại giếng rửa tội và xức dầu cho họ. Mặc dù không phục vụ tại bàn thờ, họ có thể mang Thánh Thể cho những phụ nữ bị bệnh. Khi việc xức dầu toàn thân thể lúc rửa tội bị bãi bỏ, các diaconissa chỉ đơn thuần là các trinh nữ tận hiến đã khấn trinh khiết. Họ sống hoặc trong các đan viện hoặc ở nhà. Điều kiện cho việc thâu nhận là tình trạng trinh tiết hay góa bụa, và hoạt động của họ bao gồm hỗ trợ từ thiện và y tế cho các phụ nữ.
Ở Constantinopolis, một diaconissa nổi bật của thế kỷ IV là Olympias, đứng đầu một đan viện nữ, được thánh Gioan Kim Khẩu bảo vệ. Bà đã dâng hiến tài sản của mình cho công việc phục vụ của Giáo hội. Bà đã được thượng phụ Gioan Kim Khẩu “truyền chức” (cheirotonein) diaconissa cùng với ba người bạn. Điều khoản 15 của Công đồng Chalcedonia (451) dường như xác nhận sự kiện các diaconissa thực sự được “truyền chức” do việc đặt tay (cheirotonia). Tác vụ của họ được gọi là leitourgia (phụng vụ), và họ không được phép kết hôn sau khi được truyền chức.
Trong thế kỷ VIII, tại Byzantium, giám mục vẫn còn đặt tay trên diaconissa, và trao cho cô orarion hay dây stôla (hai đầu dây bắt chéo nhau ở phía trước ngực); ngài đưa cho cô chén thánh và cô mang lên bàn thờ nhưng không trao Mình Thánh cho bất cứ ai. Các diaconissae được truyền chức trong khi phụng vụ Thánh Thể, nơi cung thánh, giống như các diaconi.[13] Mặc dù có sự tương đồng giữa các nghi thức truyền chức, nhưng diaconissa không được tiến lại gần tại bàn thờ hoặc bất kỳ tác vụ phụng vụ nào. Những việc truyền chức này chủ yếu nhắm đến các bề trên của các đan viện nữ.
Cũng nên xác định rằng ở Tây phương, không có dấu vết của diaconissa trong năm thế kỷ đầu tiên. Cuốn Statuta Ecclesiae Antiqua dự trù rằng việc huấn luyện những phụ nữ dự tòng và việc chuẩn bị cho lễ rửa tội phải được giao phó cho các góa phụ và nữ tu “được chọn ad ministerium baptizandarum mulierum”.[14] Một vài Công đồng của thế kỷ IV và V bác bỏ mọi thứ ministerium feminae[15] và cấm mọi thứ truyền chức diaconissa.[16] Theo cuốn Ambrosiaster (Roma, cuối thế kỷ IV), chức nữ diaconatus là yêu sách những người theo dị giáo Montanist (“Cataphrygian”).[17] Vào thế kỷ VI, đôi khi tên gọi diaconissa được đặt cho các phụ nữ được kết nạp vào nhóm góa phụ. Để ngăn chặn sự nhầm lẫn, Công đồng Epaone cấm “việc thánh hiến các góa phụ tự xưng là diaconissa”.[18] Công đồng Orleans lần II (533) quyết định vạ tuyệt thông cho những phụ nữ nào “nhận lời chúc lành của diaconatus bất chấp các khoản luật ngăn cấm và những người tái hôn.”[19] Diaconissae cũng được dùng để gọi các đan viện mẫu, hoặc những phu nhân của diaconus, tương tự như presbyterissae hoặc thậm chí episcopissae.[20]
Việc rảo qua dòng lịch sử cho thấy rằng đã có một thừa tác vụ diaconissa, được phát triển không đồng đều trong những vùng khác nhau của Giáo hội. Xem ra hiển nhiên là tác vụ này không được nhìn nhận cách đơn thuần như là sự ngang bằng về nữ giới với chức diaconus dành cho nam giới. Ít nhất đó là một chức vụ của Giáo hội, được thực hiện bởi phụ nữ, đôi khi được nhắc đến trước các subdiaconus trong danh sách các thừa tác vụ của Giáo hội.[21] Tác vụ này trao được ban do sự đặt tay có thể so sánh được với việc đặt tay mà các giám mục, linh mục và các diaconus nam được trao ban hay không? Bản văn Constitutiones Apostolorum dường như cho phép nghĩ đến điều ấy, nhưng đó là một chứng cứ hầu như là độc nhất, và việc giải thích bản văn trở thành chủ đề của rất nhiều cuộc tranh luận.[22] Có nên xem việc đặt tay lên các diaconissa tương tự như việc đặt tay trên các diaconi, hay đúng hơn nên coi ngang với việc đặt tay lên các subdiaconi và đọc sách ? Rất khó để giải quyết câu hỏi dựa trên cơ sở dữ liệu lịch sử mà thôi. Trong các chương tiếp theo, một vài yếu tố sẽ được làm rõ, và một vài vấn nạn vẫn sẽ mở ra. Cách riêng chúng ta sẽ dành một chương để xem xét kỹ lưỡng hơn về cách thức Giáo hội, thông qua thần học và Huấn Quyền, ý thức hơn về thực tại bí tích của phép Truyền Chức Thánh và ba cấp bậc. Nhưng trước đó, nên nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của các diaconi cố định trong đời sống Giáo hội.
[Chương Ba: Thời Trung cổ]
II. Các diaconissa dần dần biến đi
Sau thế kỷ X, các diaconissa chỉ được nhắc đến khi đề cập đến các tổ chức từ thiện. Một tác giả thuộc giáo hội Giacobita vào thời ấy ghi nhận rằng: “Trong cổ thời, người ta truyền chức cho các diaconissa, với công tác chăm sóc các phụ nữ để những người này không cần phải tự cởi đồ trước mặt vị giám mục. Nhưng đến khi tôn giáo ngày càng phát triển rộng lớn hơn và Giáo hội quyết định ban bí tích rửa tội cho trẻ sơ sinh, chức năng ấy bị bãi bỏ.”[23] Chúng ta tìm thấy nhận xét tương tự trong sách Nghi điển của Đức Thượng Phụ Michael ở Antiochia (1166-1199).[24] Khi bình luận về điều khoản số 15 của Công đồng Chalcedonia, Theodore Balsamon, vào cuối thế kỷ XII, thấy rằng “điều mà luật này đề cập thì nay đã trở nên lỗi thời. Vì lẽ cho đến hiện nay, không còn truyền chức các diaconissa nữa, mặc dù các phần tử các nhà khổ hạnh vẫn lạm dụng danh xưng diaconissa.”[25] Diaconissa trở thành nữ đan sĩ, sống trong đan viện mà không còn thực hiện các công tác phục vụ diaconia trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế, hay mục vụ giáo xứ.
Ở Rôma, có những chứng tích về sự hiện diện của các diaconissa cho đến cuối thế kỷ VIII. Trong khi các sách nghi thức Roma cổ thời không biết đến các diaconissa, thì cuốn sách Nghi thức bí tích Hadrianum, được Đức giáo hoàng gởi đến hoàng đế Charlemagne và được ông truyền bá khắp vùng nói tiếng Pháp (franco), chứa đựng một lời nguyện đặt một diacona (Oratio ad diaconam faciendum). Thật ra, đó là một lời chúc lành, được đặt vào phụ lục trong số những nghi thức khác vừa mới thiết lập. Các văn bản thời Charlemagne thường được đặt chung các diaconissa và viện mẫu. Công đồng Paris năm 829 có một lệnh chung cấm các phụ nữ không được thi hành bất kỳ chức năng phụng tự nào.[26] Các sắc lệnh của Pseudo-Isidorô không đề cập đến nữ diaconus, và cũng như thế với sách Nghi thức giáo chủ Bavaria hồi tiền bán thế kỷ IX.[27] Một thế kỷ sau, trong sách Nghi thức giáo chủ Romano-Germanique của Mainz, lời nguyện Ad diaconam faciendum được tìm thấy sau abbatissae ordinatio, giữa consecratio virginum và viduarum consecratio. Một lần nữa, đây chỉ là một lời chúc lành đi kèm với việc trao dây stola và khăn trùm bởi giám mục, cũng như nhẫn cưới và vương miện. Tương tự như góa phụ, các diaconissa cam kết giữ khiết tịnh. Đây là lần cuối cùng trong các sách nghi thức Latinh đề cập đến “diaconissa”. Thực vậy, sách nghi thức giáo chủ của Guillaume Durand vào cuối thế kỷ XIII chỉ nhắc đến các diaconissae khi quy chiếu về quá khứ.[28]
Vào thời Trung cổ, các nữ tu chăm sóc bệnh nhân và giảng dạy đã thực sự thì hành các chức năng diaconia mà chẳng cần được truyền chức. Tước hiệu diaconissa vẫn còn được trao cho các phụ nữ được thiết lập làm góa phụ hoặc viện mẫu, tuy không thi hành một tác vụ nào. Mãi đến thế kỷ XIII, vài viện mẫu thỉnh thoảng được gọi là diaconissae.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét