lavie.fr, Jean-Claude Guillebaud, nhà báo, nhà văn và nhà viết tiểu luận, 2020-09-23
Các vị lãnh đạo bảo đảm với chúng ta là ngày mai chúng ta sẽ phải sống chung “với” virus. Chúng ta hiểu họ đã phải thay đổi quan điểm của mình – không còn các lời tuyên bố chiến tranh, không còn khua chiêng đánh trống. Họ có lý: không còn gì là chắc chắn nữa. Tình trạng hỗn loạn tập thể có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí còn lâu hơn. Sự độc đáo của cuộc tấn công hoàn vũ là nguyên nhân. Đúng, đương nhiên rồi, chúng ta đã đương đầu với các dịch bệnh ghê gớm. Chúng ta nên nhớ lại cúm Á châu vào cuối những năm 1950, cúm Hồng Kông từ năm 1968 đến năm 1970, bệnh bò điên năm 1996, bệnh não thể xốp ở bò, mà sau này chúng ta biết nó có thể lây lan qua người, đó là chưa nhắc đến cúm Tây Ban Nha khủng khiếp xảy ra vào cuối Thế chiến thứ nhất và đã cướp đi gần 50 triệu sinh mạng.
Nhưng coronavirus ngày nay và căn bệnh Covid-19 gây ra thì các nhà khoa học chưa biết nhiều. Họ vừa đi vừa học, liên tục thay đổi chiến lược; các nhà hoạch định chính sách cũng vậy. Từ đó có hàng loạt các chẩn đoán và phương pháp khác nhau được thử nghiệm và sau đó bị bỏ rơi. Không thể đổ lỗi các chính trị gia về các vụ lộn xộn này. Nhưng các chính trị gia đã phạm phải các lỗi lầm không thể tha thứ. Trên hết là không dự trù đủ khẩu trang, thiếu hụt dụng cụ lấy mẫu và phân tích lúc đầu.
Một số thành viên của ban điều hành đã nói dối để che đậy các thiếu sót này. Vì kho dự trữ không đủ, họ tuyên bố khẩu trang không có tác dụng gì. Lỗi này cho thấy bàn chân thiết thực của Machiavelli. Phần còn lại, chúng ta hy vọng sau khi khen ngợi các nhân viên chăm sóc sức khỏe thì nhà nước không quá keo kiệt để xem lại mức lương của họ. Sau chương trình hỗ trợ sức khỏe, chúng ta vẫn chưa ở mức độ thích hợp.
Chưa bao giờ nước Pháp có nhiều nhà dịch tễ học, các trưởng phòng khám tiềm năng và các nhà nghiên cứu có giấy phép.
Trong bối cảnh tương phản này, tôi thấy có chiều hướng tích cực: “Quyền được không biết”. Bây giờ chúng ta dám nói: “Tôi không biết.” Những người cai trị, cũng như các chuyên gia, các nhà dịch tễ học hoặc các nhà báo chuyên ngành không còn cảm thấy có nghĩa vụ phải đóng vai Người biết hết. Mỗi tháng trôi qua giúp chúng ta biết rõ hơn một chút về các đặc tính của virus, nhưng chúng ta vẫn còn khám phá các đặc điểm mới mà chúng ta chưa biết. Về chủ đề này, cuộc họp báo cuối cùng (ngày 17 tháng 9) của Bộ trưởng Bộ Tương trợ và Y tế, Olivier Véran, khá minh bạch. Ông nói ông không biết tất cả. Ông đã nói vậy. Hoan hô!
Vậy là chấm dứt giai đoạn ban đầu khi trên các phương tiện truyền thông, 10 lần một ngày chúng tôi đã bị gieo bởi các công thức thần kỳ mà vô số những người tán gẫu đã tuyên bố biết và đề nghị. Chưa bao giờ nước Pháp có nhiều người được gọi là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, chuyên gia về dịch tễ học, trưởng phòng khám tiềm năng, nhà nghiên cứu được cấp giấy phép hay đơn giản là người dùng Wikipedia như bây giờ. Tất cả điều này có thể trở nên hài hước: với sự sống hay cái chết khi ở cuối đường lý luận thì thật quá phiền.
Thêm một chữ về hàng triệu người vô danh đã – và sẽ – có khả năng ngày mai cùng nhau cam kết gắn bó để đoàn kết, hỗ trợ và công nhận. Họ sẽ giúp nâng cao lòng tin (quá nhỏ) mà xã hội chúng ta đang khẩn cấp cần.
Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2020/09/27/quyen-khong-duoc-biet/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét