3 THẰNG KHÙNG
3 THẰNG KHÙNG
Nguyễn Thái Hùng
Mùa hè năm 1972, trên dãi đất miền Nam xảy ra rất nhiều trận đánh, và nó được mệnh danh là “Mùa hè đỏ lửa”.
Năm mươi năm sau, trong ký ức tuổi thơ, tôi còn nhớ một vài điều.
Ngoài những tháng ngày đối diện với bom đạn và chạy loạn, mùa hè 1972, tôi được gởi lên Ban mê thuột, được tu học tại Chủng viện Lê Bảo Tịnh, tọa lạc tại ngã 3 km 5; một đường đi Lạc Thiện đến giáo phận Đà Lạt, một đường đi Phước An đến giáo phận Nha Trang.
50 thằng nhóc hội tụ trong một lớp học và được đặt tên là Lớp Têrêxa – Lê Bảo Tịnh, Banmêthuột.
Chiến tranh vẫn tiếp tục xảy ra, và có thể nói, cuộc chiến mùa Xuân năm 1975 đã thay đổi số phận của mọi người và mỗi người chúng ta, nhất là những chủng sinh nhỏ bé.
Khi bình yên trở lại, chủng viện kêu gọi các chủng sinh quay lại trường để tiếp tục ơn gọi của mình, nhưng Lớp Têrêxa, lớp thứ 3 nhỏ nhất trong 7 lớp, (hai lớp cuối là Don Bosco và Saviô) cho nên không được hân hạnh trở lại chủng viện sau những ngày tháng thống nhất đất nước.
Từ đó, cuộc đời của mỗi người, tùy theo vận mệnh của mỗi gia đình mà tồn tại. Mỗi người một tính cách. Mỗi người một hoàn cảnh. Tất cả đều cố gắng mới có được ngày hôm nay.
Năm mươi năm nhìn lại, khóc cười có đủ cả. Người còn, người mất. Người ở lại. Người bỏ quê hương ra đi.
Tôi có hai thằng bạn ‘khác thường’. Khác thường vì tính cách. Khác thường vì con người. Khác thường vì làm những điều không ai làm. Khác thường vì làm những việc người ta không thèm làm. Khác thường vì làm những việc người ta cho là vô ích. Và, nhiều lúc, người ta gọi đó là những thằng “khùng”. Đó là một thằng “ngọng”. Đó là một thằng “mù”. Đó là một thằng “bệnh”.
Cuộc đời, hoàn cảnh của mỗi người tạo ra những tính cách khác nhau, nhưng được kết nối bởi những chia sẻ, những đau khổ, những đồng cảm ... cho nhau. Chính trong những chia sẻ này đã nối kết chúng nó lại với nhau.
Khi cuốn sách Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ (2004) gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã buông lơi, chúng nó lại lao đầu vào để đứa con “đầu lòng” của Lớp Têrêxa – Lê Bảo Tịnh, và cũng là đứa con đầu lòng của chủng viện Lê Bảo Tịnh Banmêthuột, mà sau này mọi thành viên Gia Đình Banmê hưởng nhờ, được ra đời.
Năm năm sau, một tập sách nhỏ Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ 2 (2009) tiếp tục ra mắt anh em.
Như Lời Ngỏ, “Tuyển tập Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ 2 là nguyên văn những tâm tình, những chia sẻ, những buồn vui trong cuộc sống cho nhau như những gạch nối liền sự thân thiết của chúng ta cho dẫu đã được đăng đâu đó. Tuyển tập này cũng nói đến những mất mát buồn đau của nhau để tất cả để mọi người cùng chia sẻ, cảm thông và cầu nguyện cho nhau.
Tuyển tập Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ 2 cũng nói lên niềm tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa để Người dẫn dắt chúng ta theo ý định nhiệm mầu của Người.” (Trích Lời Ngỏ)
Trong tuyển tập này có những đoạn văn như sau:
“Chúng ta hôm nay, giữa cảnh đời xuôi ngược, bao hy sinh gian nan có thể xảy đến ... Lời Chúa có thấm vào hồn ta không? Lời Chúa đã được gieo vào lòng ta sẽ nảy nở như thế nào?” (Lời Chúa, Hướng Đi Cho Cuộc Đời, Nguyễn Thái Hùng)
Với người đã khuất, có một tâm sự:
“Cách đây hơn 3 tháng, khi mỗi người trong chúng ta cầm cuốn “Kỷ Yếu 40 Năm Chủng Viện Lê Bảo Tịnh” (2008), chắc chẳng ai biết rằng, cuốn sách ấy có thấm những giọt mồ hôi của một người phụ nữ. Bởi những tư liệu lớn về chủng viện Lê Bảo Tịnh trong cuốn sách này, đều được trích từ một tư liệu khác là cuốn “Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ”. Một tuyển tập của lớp Têrêxa – Lê Bảo Tịnh, Banmêthuột (2004).”
“Chị đã bị xe tông chết mất rồi!”
“Xin nghiêng mình trước vong linh chị.
Xin nghiêng mình trước một nhân cách, một lẽ sống.” (Lời Tạ Từ Dành Cho Những Bông Hoa, Lê Văn La Vâng).
Hay như:
“Người đi xa có nhớ !
Người ở lại đơn côi.
Người về nơi thiên giới
Xin làm hạt mưa rơi.
Giữa dòng đời cám dỗ
Hãy là nguồn hy vọng.
Giữa vạn đường lạc lối
Hãy là ngọn nến hồng.
Trăng khuya bao sương lạnh
Hãy là ánh rạng đông.” (Viết Cho Người Ở Lại, Nguyễn Thái Hùng).
Như bạn đã viết:
“Ánh mắt của Con Người bị treo trên thập tự vẫn theo dõi tôi.
Ánh mắt như xoáy vào tâm can nhìn thấy những điều tôi toan tính.
Tôi chợt hiểu được và tôi như ra khỏi u mê. Khi tôi đau khổ một thì Người ấy phải đau khổ gấp mười. Khi tôi lỗi lầm vấp phạm, thì Người ấy buồn đau ghê gớm. Giống như Mẹ Maria đã đau khổ gấp bội khi Con mình bị hành hình. Khi tôi oán hận thì Người ấy chỉ một niềm yêu thương. Nhưng tôi không nhìn ra yêu thương ấy, nên tôi đã là nỗi đau khổ lớn lao cho Người đến cuối đời”. (Dưới Bóng Thập Tự, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Để rồi, “Dù trong cô đơn, con đường hẹp của Người sẽ dẫn con qua vùng tăm tối đến miền tươi sáng. Con không thể bi lụy vì người đời, vì người thân. Con phải sống với yêu thương trong tim. Con phải rút ra khỏi thân xác trần trụi. Con phải bứt đi những trói buộc để lên đường với Người”. (Đấng Ấy Trong Đời, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Và trong cô đơn, dưới ánh nến huyền hoặc của đêm tối, con người nhìn sâu vào chính bản thân mình để tìm một lối thoát.
“Đời con người mau qua và chóng hết. Những gì đã qua ta nghĩ như giấc mơ. Những gì ta muốn luôn tan vỡ : Đời Tu – Đất Lạ - Tình Yêu.
Ta mãi cô đơn giữa kiếp người. Ta khép kín nỗi đau võ ốc câm nín.
Rồi có một ngày ta thầm lặng đi về một cõi u hoài buồn mênh mông để ta nhớ, để ta mơ.
Ôi ! Ta nhớ điều chi !
Ôi ! Ta mơ ước gì?” (Ánh Nến Trong Đêm, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Và:
“Duy chỉ có tình yêu thương còn giữ được, nếu trong tim luôn đầy tha thứ. Dù năm tháng. Dù thời gian. Sống có tha thứ sẽ tìm thấy còn mãi với niềm tin”. (Những Sự Thật, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Buồn vui có đủ. Đời người mấy ai hay. Bạn bè ai hiểu. Nên bạn “Thôi thì ... phen này ta không ‘quyết’ nữa, những ‘chỉ biết về mà ngẫm’. Ngẫm nghĩ những chuyện đời thường xung quanh ta xem thử có chút gì để nhớ chăng? Chắc là có đó!” (Câu Chuyện Thứ Ba, Lê Văn La Vâng).
Cuối cùng: “Cuộc sống đời thường vẫn diễn ra theo cái cách của nó và tôi, vẫn trầm ngâm tìm giữa đời thường ấy có một chút gì để nhớ chăng? ” (Câu Chuyện Thứ Tư, Lê Văn La Vâng).
Giữa đời thường có chút gì để nhớ?
Giữa đời thường có nhiều thứ để nhớ lắm chứ!!
Kỷ niệm ước mơ tuổi thơ:
“Mười hai tuổi ôm mộng đời linh mục
Rất tuyệt vời, ôi lý tưởng mê say.
Trong tim con men tình Chúa dư đầy
Nên đời con biết lấy gì đáp trả”. (Tận Hiến, Nguyễn Thái Hùng)
Dẫu đường đời muôn vạn nẻo. Bao cay đắng cuộc đời. Con vẫn hiên ngang cất bước theo Người.
“Con đã đến như cánh chim bạt gió
Góp nhặt về muôn đau khổ nhân sinh
Làm hành trang cho ngày tháng lên đường
Nuôi hy vọng Niềm Yêu Thương mãi lớn.” (Tâm Tình Hiến Dâng, Nguyễn Thái Hùng)
Cho dù “Đôi khi con muốn khóc, Chúa ôi!
Khóc cho đời, khóc cho người và khóc cho chính con.” (Đôi Khi, Nguyễn Thái Hùng)
Năm 2012, nhân kỷ niệm 40 năm gặp nhau, lại một tác phẩm mới ra đời của lớp Têrêxa - Lê Bảo Tịnh, Banmêthuột : 40 Năm Hiện Diện.
Tôi chuẩn bị hết mọi thứ, những hôm đó vắng mặt, không cùng anh chị em chia sẻ bao tâm tình nhớ thương. Ngày ấy tôi phải về để chăm sóc bố đang nằm viện.
“Ba thằng khùng” gặp nhau trong nỗi nhớ nhung của cuộc đời. Chia sẻ với nhau những đau thương gặp phải. Hiểu nhau và luôn cầu cho nhau vững bước trên đường đời. “Ba thằng khùng”. Ba cuộc đời. Ba tính cách. Ba địa lý. Sài gòn – Banmê – Phước Long.
“Thằng Bệnh” với những bài viết như ứng vào cuộc đời nó. “Thằng Mù” nhưng tâm nó vẫn sáng. Mù thể lý những vẫn có những ca khúc về tuổi thơ làm bao trẻ nhỏ yêu thích, cùng với những video về giáo phận Ban Mê Thuột mà bao người hưởng dùng. “Thằng Ngọng” với những tuyển tập Vui Học Thánh Kinh mà bao người yêu mến.
Khi đọc Tin mừng, chúng ta thấy các thánh sử trình bày Chúa Giê-su, với tấm lòng nhân hậu và thương xót con người, nhất là những người tội lỗi, bệnh tật, yếu đuối ... Ngài đã ra tay cứu chữa. “Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật” (Mc 1,34); “Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người” (Mc 3,10). Cụ thể, Chúa Giê-su chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha (Ga 4,1-47); Chúa Giê-su chữa người mù tại Giê-ri-khô (Lc 18,35-43); Chúa Giê-su chữa người vừa điếc vừa ngọng (Mc 7,31-37) ...
Người ta còn gọi tụi nó là những thằng “Điên”.
Đúng thật.
Amen. Amen.
“Chúng tôi điên vì Đức Ki-tô” (1 Cr 4,10).
Nguyễn Thái Hùng
Những ngày tháng 9. 2020
Nguyễn Thái Hùng
Mùa hè năm 1972, trên dãi đất miền Nam xảy ra rất nhiều trận đánh, và nó được mệnh danh là “Mùa hè đỏ lửa”.
Năm mươi năm sau, trong ký ức tuổi thơ, tôi còn nhớ một vài điều.
Ngoài những tháng ngày đối diện với bom đạn và chạy loạn, mùa hè 1972, tôi được gởi lên Ban mê thuột, được tu học tại Chủng viện Lê Bảo Tịnh, tọa lạc tại ngã 3 km 5; một đường đi Lạc Thiện đến giáo phận Đà Lạt, một đường đi Phước An đến giáo phận Nha Trang.
50 thằng nhóc hội tụ trong một lớp học và được đặt tên là Lớp Têrêxa – Lê Bảo Tịnh, Banmêthuột.
Chiến tranh vẫn tiếp tục xảy ra, và có thể nói, cuộc chiến mùa Xuân năm 1975 đã thay đổi số phận của mọi người và mỗi người chúng ta, nhất là những chủng sinh nhỏ bé.
Khi bình yên trở lại, chủng viện kêu gọi các chủng sinh quay lại trường để tiếp tục ơn gọi của mình, nhưng Lớp Têrêxa, lớp thứ 3 nhỏ nhất trong 7 lớp, (hai lớp cuối là Don Bosco và Saviô) cho nên không được hân hạnh trở lại chủng viện sau những ngày tháng thống nhất đất nước.
Từ đó, cuộc đời của mỗi người, tùy theo vận mệnh của mỗi gia đình mà tồn tại. Mỗi người một tính cách. Mỗi người một hoàn cảnh. Tất cả đều cố gắng mới có được ngày hôm nay.
Năm mươi năm nhìn lại, khóc cười có đủ cả. Người còn, người mất. Người ở lại. Người bỏ quê hương ra đi.
Tôi có hai thằng bạn ‘khác thường’. Khác thường vì tính cách. Khác thường vì con người. Khác thường vì làm những điều không ai làm. Khác thường vì làm những việc người ta không thèm làm. Khác thường vì làm những việc người ta cho là vô ích. Và, nhiều lúc, người ta gọi đó là những thằng “khùng”. Đó là một thằng “ngọng”. Đó là một thằng “mù”. Đó là một thằng “bệnh”.
Cuộc đời, hoàn cảnh của mỗi người tạo ra những tính cách khác nhau, nhưng được kết nối bởi những chia sẻ, những đau khổ, những đồng cảm ... cho nhau. Chính trong những chia sẻ này đã nối kết chúng nó lại với nhau.
Khi cuốn sách Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ (2004) gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã buông lơi, chúng nó lại lao đầu vào để đứa con “đầu lòng” của Lớp Têrêxa – Lê Bảo Tịnh, và cũng là đứa con đầu lòng của chủng viện Lê Bảo Tịnh Banmêthuột, mà sau này mọi thành viên Gia Đình Banmê hưởng nhờ, được ra đời.
Năm năm sau, một tập sách nhỏ Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ 2 (2009) tiếp tục ra mắt anh em.
Như Lời Ngỏ, “Tuyển tập Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ 2 là nguyên văn những tâm tình, những chia sẻ, những buồn vui trong cuộc sống cho nhau như những gạch nối liền sự thân thiết của chúng ta cho dẫu đã được đăng đâu đó. Tuyển tập này cũng nói đến những mất mát buồn đau của nhau để tất cả để mọi người cùng chia sẻ, cảm thông và cầu nguyện cho nhau.
Tuyển tập Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ 2 cũng nói lên niềm tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa để Người dẫn dắt chúng ta theo ý định nhiệm mầu của Người.” (Trích Lời Ngỏ)
Trong tuyển tập này có những đoạn văn như sau:
“Chúng ta hôm nay, giữa cảnh đời xuôi ngược, bao hy sinh gian nan có thể xảy đến ... Lời Chúa có thấm vào hồn ta không? Lời Chúa đã được gieo vào lòng ta sẽ nảy nở như thế nào?” (Lời Chúa, Hướng Đi Cho Cuộc Đời, Nguyễn Thái Hùng)
Với người đã khuất, có một tâm sự:
“Cách đây hơn 3 tháng, khi mỗi người trong chúng ta cầm cuốn “Kỷ Yếu 40 Năm Chủng Viện Lê Bảo Tịnh” (2008), chắc chẳng ai biết rằng, cuốn sách ấy có thấm những giọt mồ hôi của một người phụ nữ. Bởi những tư liệu lớn về chủng viện Lê Bảo Tịnh trong cuốn sách này, đều được trích từ một tư liệu khác là cuốn “Giữa Đời Thường Có Chút Gì Để Nhớ”. Một tuyển tập của lớp Têrêxa – Lê Bảo Tịnh, Banmêthuột (2004).”
“Chị đã bị xe tông chết mất rồi!”
“Xin nghiêng mình trước vong linh chị.
Xin nghiêng mình trước một nhân cách, một lẽ sống.” (Lời Tạ Từ Dành Cho Những Bông Hoa, Lê Văn La Vâng).
Hay như:
“Người đi xa có nhớ !
Người ở lại đơn côi.
Người về nơi thiên giới
Xin làm hạt mưa rơi.
Giữa dòng đời cám dỗ
Hãy là nguồn hy vọng.
Giữa vạn đường lạc lối
Hãy là ngọn nến hồng.
Trăng khuya bao sương lạnh
Hãy là ánh rạng đông.” (Viết Cho Người Ở Lại, Nguyễn Thái Hùng).
Như bạn đã viết:
“Ánh mắt của Con Người bị treo trên thập tự vẫn theo dõi tôi.
Ánh mắt như xoáy vào tâm can nhìn thấy những điều tôi toan tính.
Tôi chợt hiểu được và tôi như ra khỏi u mê. Khi tôi đau khổ một thì Người ấy phải đau khổ gấp mười. Khi tôi lỗi lầm vấp phạm, thì Người ấy buồn đau ghê gớm. Giống như Mẹ Maria đã đau khổ gấp bội khi Con mình bị hành hình. Khi tôi oán hận thì Người ấy chỉ một niềm yêu thương. Nhưng tôi không nhìn ra yêu thương ấy, nên tôi đã là nỗi đau khổ lớn lao cho Người đến cuối đời”. (Dưới Bóng Thập Tự, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Để rồi, “Dù trong cô đơn, con đường hẹp của Người sẽ dẫn con qua vùng tăm tối đến miền tươi sáng. Con không thể bi lụy vì người đời, vì người thân. Con phải sống với yêu thương trong tim. Con phải rút ra khỏi thân xác trần trụi. Con phải bứt đi những trói buộc để lên đường với Người”. (Đấng Ấy Trong Đời, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Và trong cô đơn, dưới ánh nến huyền hoặc của đêm tối, con người nhìn sâu vào chính bản thân mình để tìm một lối thoát.
“Đời con người mau qua và chóng hết. Những gì đã qua ta nghĩ như giấc mơ. Những gì ta muốn luôn tan vỡ : Đời Tu – Đất Lạ - Tình Yêu.
Ta mãi cô đơn giữa kiếp người. Ta khép kín nỗi đau võ ốc câm nín.
Rồi có một ngày ta thầm lặng đi về một cõi u hoài buồn mênh mông để ta nhớ, để ta mơ.
Ôi ! Ta nhớ điều chi !
Ôi ! Ta mơ ước gì?” (Ánh Nến Trong Đêm, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Và:
“Duy chỉ có tình yêu thương còn giữ được, nếu trong tim luôn đầy tha thứ. Dù năm tháng. Dù thời gian. Sống có tha thứ sẽ tìm thấy còn mãi với niềm tin”. (Những Sự Thật, Trùng Dương Saviô Nguyễn Quốc Minh Đạo).
Buồn vui có đủ. Đời người mấy ai hay. Bạn bè ai hiểu. Nên bạn “Thôi thì ... phen này ta không ‘quyết’ nữa, những ‘chỉ biết về mà ngẫm’. Ngẫm nghĩ những chuyện đời thường xung quanh ta xem thử có chút gì để nhớ chăng? Chắc là có đó!” (Câu Chuyện Thứ Ba, Lê Văn La Vâng).
Cuối cùng: “Cuộc sống đời thường vẫn diễn ra theo cái cách của nó và tôi, vẫn trầm ngâm tìm giữa đời thường ấy có một chút gì để nhớ chăng? ” (Câu Chuyện Thứ Tư, Lê Văn La Vâng).
Giữa đời thường có chút gì để nhớ?
Giữa đời thường có nhiều thứ để nhớ lắm chứ!!
Kỷ niệm ước mơ tuổi thơ:
“Mười hai tuổi ôm mộng đời linh mục
Rất tuyệt vời, ôi lý tưởng mê say.
Trong tim con men tình Chúa dư đầy
Nên đời con biết lấy gì đáp trả”. (Tận Hiến, Nguyễn Thái Hùng)
Dẫu đường đời muôn vạn nẻo. Bao cay đắng cuộc đời. Con vẫn hiên ngang cất bước theo Người.
“Con đã đến như cánh chim bạt gió
Góp nhặt về muôn đau khổ nhân sinh
Làm hành trang cho ngày tháng lên đường
Nuôi hy vọng Niềm Yêu Thương mãi lớn.” (Tâm Tình Hiến Dâng, Nguyễn Thái Hùng)
Cho dù “Đôi khi con muốn khóc, Chúa ôi!
Khóc cho đời, khóc cho người và khóc cho chính con.” (Đôi Khi, Nguyễn Thái Hùng)
Năm 2012, nhân kỷ niệm 40 năm gặp nhau, lại một tác phẩm mới ra đời của lớp Têrêxa - Lê Bảo Tịnh, Banmêthuột : 40 Năm Hiện Diện.
Tôi chuẩn bị hết mọi thứ, những hôm đó vắng mặt, không cùng anh chị em chia sẻ bao tâm tình nhớ thương. Ngày ấy tôi phải về để chăm sóc bố đang nằm viện.
“Ba thằng khùng” gặp nhau trong nỗi nhớ nhung của cuộc đời. Chia sẻ với nhau những đau thương gặp phải. Hiểu nhau và luôn cầu cho nhau vững bước trên đường đời. “Ba thằng khùng”. Ba cuộc đời. Ba tính cách. Ba địa lý. Sài gòn – Banmê – Phước Long.
“Thằng Bệnh” với những bài viết như ứng vào cuộc đời nó. “Thằng Mù” nhưng tâm nó vẫn sáng. Mù thể lý những vẫn có những ca khúc về tuổi thơ làm bao trẻ nhỏ yêu thích, cùng với những video về giáo phận Ban Mê Thuột mà bao người hưởng dùng. “Thằng Ngọng” với những tuyển tập Vui Học Thánh Kinh mà bao người yêu mến.
Khi đọc Tin mừng, chúng ta thấy các thánh sử trình bày Chúa Giê-su, với tấm lòng nhân hậu và thương xót con người, nhất là những người tội lỗi, bệnh tật, yếu đuối ... Ngài đã ra tay cứu chữa. “Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật” (Mc 1,34); “Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người” (Mc 3,10). Cụ thể, Chúa Giê-su chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha (Ga 4,1-47); Chúa Giê-su chữa người mù tại Giê-ri-khô (Lc 18,35-43); Chúa Giê-su chữa người vừa điếc vừa ngọng (Mc 7,31-37) ...
Người ta còn gọi tụi nó là những thằng “Điên”.
Đúng thật.
Amen. Amen.
“Chúng tôi điên vì Đức Ki-tô” (1 Cr 4,10).
Nguyễn Thái Hùng
Những ngày tháng 9. 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét