Hai bí quyết để gặp gỡ Chúa trong Mùa Vọng này – Lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Chúa Nhật 6 tháng 12 là Chúa Nhật thứ Hai của năm Phụng vụ. Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Hai Mùa Vọng với bài Tin Mừng sau theo Thánh Máccô:
Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.
Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.
Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: “Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tụ tập trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này (Mc 1, 1-8) trình bày thân thế và công việc của Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài chỉ ra cho những người đương thời của mình một hành trình đức tin tương tự như hành trình mà Mùa Vọng đề xuất cho chúng ta, là những người đang chuẩn bị đón Chúa đến vào Lễ Giáng Sinh. Hành trình đức tin này là một hành trình hoán cải. Từ “hoán cải” có nghĩa là gì? Trong Kinh thánh, trên hết, hoán cải có nghĩa là thay đổi hướng đi và định hướng; và do đó, cũng thay đổi cách suy nghĩ. Trong đời sống luân lý và tâm linh, hoán cải có nghĩa là chuyển từ xấu thành tốt, từ đắm chìm trong tội lỗi sang yêu mến Thiên Chúa. Và đây là điều mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã rao giảng. Ngài đã xuất hiện trong hoang địa Giuđêa, đã “rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội” (câu 4). Nhận phép rửa là một dấu chỉ bên ngoài và hữu hình cho thấy sự hoán cải của những ai lắng nghe lời giảng của ngài và quyết định thống hối. Phép rửa đó diễn ra với việc ngâm mình trong dòng sông Giođan, trong nước, nhưng có thể ra vô ích, nó chỉ là một dấu chỉ và sẽ là vô ích nếu ta không có lòng sám hối và thay đổi cuộc sống của mình.
Hoán cải liên quan đến tâm tình đau đớn vì những tội lỗi đã phạm, mong muốn giải thoát bản thân khỏi những tội lỗi ấy, quyết tâm loại trừ chúng mãi mãi khỏi cuộc sống của ta. Để loại trừ tội lỗi, chúng ta cũng phải từ chối những thứ liên quan đến tội lỗi, mọi điều liên quan đến tội lỗi, nghĩa là chúng ta phải khước từ tinh thần thế gian, lòng ao ước quá mức tiện nghi, quá coi trọng khoái lạc, hạnh phúc, và của cải. Mẫu gương về sự từ bỏ này một lần nữa đến với chúng ta từ bài Tin Mừng hôm nay qua hình ảnh của Thánh Gioan Tẩy Giả: Ngài là một người đàn ông khắc kỷ, từ bỏ những gì không cần thiết và tìm kiếm những gì thiết yếu. Đây là khía cạnh đầu tiên của sự hoán cải: đó là tách biệt khỏi tội lỗi và tinh thần thế gian. Chúng ta hãy bắt đầu một con đường từ bỏ những điều này.
Khía cạnh thứ hai của sự hoán cải chính là đích điểm của cuộc hành trình, nói cách khác là cuộc tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Ngài. Từ bỏ những thứ trần tục và tìm kiếm Chúa và vương quốc của Ngài. Việc từ bỏ những tiện nghi và tinh thần thế gian tự nó không phải là cùng đích, hoán cải không phải là một chủ nghĩa khổ hạnh chỉ nhằm mục đích đền tội: Kitô hữu không hành động như một “thầy tu khổ hạnh”. Đó là một điều khác.
Từ bỏ tự nó không phải là cùng đích, mà là nhằm đạt được điều gì đó vĩ đại hơn, đó là Nước Trời, tình hiệp thông với Chúa, và tình bạn với Ngài. Nhưng điều này không dễ dàng, bởi vì có rất nhiều mối ràng buộc khiến chúng ta gắn bó với tội lỗi, và nó không phải là dễ dàng... Các cơn cám dỗ luôn lôi kéo chúng ta xuống, kéo xuống, và vì thế có những ràng buộc níu kéo chúng ta trong tội lỗi: đó là thiếu quyết tâm, chán nản, ác ý, những môi trường độc hại, và các gương mù. Đôi khi sức đẩy mà chúng ta cảm thấy muốn hướng về Chúa quá yếu và dường như Chúa im lặng; Những lời hứa an ủi của Người dường như xa vời và viển vông đối với chúng ta, giống như hình ảnh người mục tử ân cần và chu đáo, vang lên hôm nay trong trích sách Tiên tri Isaia (x. Is 40,1.11). Và sau đó lại có cám dỗ để nói rằng không thể thực sự hoán cải được. Đã bao lần chúng ta cảm thấy chán nản như thế! “Không, tôi không thể. Tôi chỉ bắt đầu được một chút rồi quay lại”. Và điều này thật tệ. Nhưng hoán cải là điều có thể, hoàn toàn có thể. Khi anh chị em có ý nghĩ nản chí như thế, đừng dừng lại ở đó, bởi vì đây là cát, nó là cát lún: anh chị em sẽ lún sâu trong sự tồn tại tầm thường. Sự tầm thường là thế này: Còn có thể làm gì trong trường hợp khi một người muốn cất bước nhưng cảm thấy rằng mình không thể? Trước hết, hãy nhớ rằng hoán cải là một ân sủng: không ai có thể hoán cải bằng chính sức lực của mình. Đó là một ân sủng mà Chúa ban cho anh chị em, và do đó chúng ta phải cầu xin Chúa một cách mạnh mẽ, hãy cầu xin Chúa hoán cải chúng ta, để chúng ta thực sự hoán cải, đến mức chúng ta có thể mở lòng mình ra đón nhận vẻ đẹp, sự tốt lành, và sự dịu dàng của Chúa.
Thiên Chúa không phải là một người cha xấu, một người cha khó khăn, không phải. Ngài dịu dàng, ngài yêu chúng ta rất nhiều, như người chăn chiên lành, người tìm kiếm con cuối cùng trong đàn chiên của mình. Đó là tình yêu, và hoán cải là ân sủng từ Thiên Chúa. Anh chị em hãy tiến bước vì chính Ngài là Đấng thúc đẩy anh chị em bước đi, và anh chị em sẽ thấy Ngài đến như thế nào. Hãy cầu nguyện, hãy bước đi và anh chị em sẽ luôn tiến về phía trước.
Xin Đức Maria Rất Thánh, Đấng mà chúng ta sẽ mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày mốt, giúp chúng ta ngày càng tách mình ra khỏi tội lỗi và tinh thần thế gian, để mở lòng mình với Thiên Chúa, với lời Người, với tình yêu tái sinh và cứu độ của Người.
Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.
Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.
Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: “Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tụ tập trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này (Mc 1, 1-8) trình bày thân thế và công việc của Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài chỉ ra cho những người đương thời của mình một hành trình đức tin tương tự như hành trình mà Mùa Vọng đề xuất cho chúng ta, là những người đang chuẩn bị đón Chúa đến vào Lễ Giáng Sinh. Hành trình đức tin này là một hành trình hoán cải. Từ “hoán cải” có nghĩa là gì? Trong Kinh thánh, trên hết, hoán cải có nghĩa là thay đổi hướng đi và định hướng; và do đó, cũng thay đổi cách suy nghĩ. Trong đời sống luân lý và tâm linh, hoán cải có nghĩa là chuyển từ xấu thành tốt, từ đắm chìm trong tội lỗi sang yêu mến Thiên Chúa. Và đây là điều mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã rao giảng. Ngài đã xuất hiện trong hoang địa Giuđêa, đã “rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội” (câu 4). Nhận phép rửa là một dấu chỉ bên ngoài và hữu hình cho thấy sự hoán cải của những ai lắng nghe lời giảng của ngài và quyết định thống hối. Phép rửa đó diễn ra với việc ngâm mình trong dòng sông Giođan, trong nước, nhưng có thể ra vô ích, nó chỉ là một dấu chỉ và sẽ là vô ích nếu ta không có lòng sám hối và thay đổi cuộc sống của mình.
Hoán cải liên quan đến tâm tình đau đớn vì những tội lỗi đã phạm, mong muốn giải thoát bản thân khỏi những tội lỗi ấy, quyết tâm loại trừ chúng mãi mãi khỏi cuộc sống của ta. Để loại trừ tội lỗi, chúng ta cũng phải từ chối những thứ liên quan đến tội lỗi, mọi điều liên quan đến tội lỗi, nghĩa là chúng ta phải khước từ tinh thần thế gian, lòng ao ước quá mức tiện nghi, quá coi trọng khoái lạc, hạnh phúc, và của cải. Mẫu gương về sự từ bỏ này một lần nữa đến với chúng ta từ bài Tin Mừng hôm nay qua hình ảnh của Thánh Gioan Tẩy Giả: Ngài là một người đàn ông khắc kỷ, từ bỏ những gì không cần thiết và tìm kiếm những gì thiết yếu. Đây là khía cạnh đầu tiên của sự hoán cải: đó là tách biệt khỏi tội lỗi và tinh thần thế gian. Chúng ta hãy bắt đầu một con đường từ bỏ những điều này.
Khía cạnh thứ hai của sự hoán cải chính là đích điểm của cuộc hành trình, nói cách khác là cuộc tìm kiếm Thiên Chúa và vương quốc của Ngài. Từ bỏ những thứ trần tục và tìm kiếm Chúa và vương quốc của Ngài. Việc từ bỏ những tiện nghi và tinh thần thế gian tự nó không phải là cùng đích, hoán cải không phải là một chủ nghĩa khổ hạnh chỉ nhằm mục đích đền tội: Kitô hữu không hành động như một “thầy tu khổ hạnh”. Đó là một điều khác.
Từ bỏ tự nó không phải là cùng đích, mà là nhằm đạt được điều gì đó vĩ đại hơn, đó là Nước Trời, tình hiệp thông với Chúa, và tình bạn với Ngài. Nhưng điều này không dễ dàng, bởi vì có rất nhiều mối ràng buộc khiến chúng ta gắn bó với tội lỗi, và nó không phải là dễ dàng... Các cơn cám dỗ luôn lôi kéo chúng ta xuống, kéo xuống, và vì thế có những ràng buộc níu kéo chúng ta trong tội lỗi: đó là thiếu quyết tâm, chán nản, ác ý, những môi trường độc hại, và các gương mù. Đôi khi sức đẩy mà chúng ta cảm thấy muốn hướng về Chúa quá yếu và dường như Chúa im lặng; Những lời hứa an ủi của Người dường như xa vời và viển vông đối với chúng ta, giống như hình ảnh người mục tử ân cần và chu đáo, vang lên hôm nay trong trích sách Tiên tri Isaia (x. Is 40,1.11). Và sau đó lại có cám dỗ để nói rằng không thể thực sự hoán cải được. Đã bao lần chúng ta cảm thấy chán nản như thế! “Không, tôi không thể. Tôi chỉ bắt đầu được một chút rồi quay lại”. Và điều này thật tệ. Nhưng hoán cải là điều có thể, hoàn toàn có thể. Khi anh chị em có ý nghĩ nản chí như thế, đừng dừng lại ở đó, bởi vì đây là cát, nó là cát lún: anh chị em sẽ lún sâu trong sự tồn tại tầm thường. Sự tầm thường là thế này: Còn có thể làm gì trong trường hợp khi một người muốn cất bước nhưng cảm thấy rằng mình không thể? Trước hết, hãy nhớ rằng hoán cải là một ân sủng: không ai có thể hoán cải bằng chính sức lực của mình. Đó là một ân sủng mà Chúa ban cho anh chị em, và do đó chúng ta phải cầu xin Chúa một cách mạnh mẽ, hãy cầu xin Chúa hoán cải chúng ta, để chúng ta thực sự hoán cải, đến mức chúng ta có thể mở lòng mình ra đón nhận vẻ đẹp, sự tốt lành, và sự dịu dàng của Chúa.
Thiên Chúa không phải là một người cha xấu, một người cha khó khăn, không phải. Ngài dịu dàng, ngài yêu chúng ta rất nhiều, như người chăn chiên lành, người tìm kiếm con cuối cùng trong đàn chiên của mình. Đó là tình yêu, và hoán cải là ân sủng từ Thiên Chúa. Anh chị em hãy tiến bước vì chính Ngài là Đấng thúc đẩy anh chị em bước đi, và anh chị em sẽ thấy Ngài đến như thế nào. Hãy cầu nguyện, hãy bước đi và anh chị em sẽ luôn tiến về phía trước.
Xin Đức Maria Rất Thánh, Đấng mà chúng ta sẽ mừng lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày mốt, giúp chúng ta ngày càng tách mình ra khỏi tội lỗi và tinh thần thế gian, để mở lòng mình với Thiên Chúa, với lời Người, với tình yêu tái sinh và cứu độ của Người.
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét