Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

 Thiên Chúa là Lời được chia ở mọi thì



Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Chúng ta cùng làm lại việc tổ phụ Áp-ra-ham đã làm, khi ông đứng dậy, rời nhà, ra đi; ông, rời bỏ nơi chốn yên tĩnh của mình để chọn con đường bấp bênh phiêu lưu. Tổ phụ bỏ niềm tin cũ, chết chóc, máy móc và lạnh lùng của mình để đến với đức tin.

Mọi tín ngưỡng nào bị đóng băng trong hòn đá lạnh lẽo chết người đều có nguy cơ trở thành tín ngưỡng chết chóc. Nó bị xơ cứng, khô héo và cuối cùng trở về với bụi đất không nước. Các niềm tin này không sống. Chúng không còn thở được nữa.

Chúng ta phải làm gì để tránh sự khô héo các niềm tin này? Trốn. Trốn sự “yên nghỉ hoàn toàn”, tin chắc “nắm” được Chúa, nghĩ rằng mình đã hiểu, giảm thiểu Chúa vào các điều răn, các bài về đức tin, các xác tín – và như thế là gỗ chết. Nhất là phải trốn các định nghĩa trong những gì gọi là chuyên nhất độc quyền.

Một định nghĩa không có hơi thở, chính xác, chặt chẽ, có xu hướng khép lại, tự khép lại. Tất nhiên, sự vạch ranh giới là cần thiết. Cần thiết là phải có phong cách suy nghĩ theo kiểu đo đạc của nhà đo vẽ địa hình, biết đo chi ly từng mẫu đất và phân biệt nó tốt hơn. Nhưng những gì cần thiết ở mọi nơi, trong công việc đo đạc của hoạt động thông minh khổng lồ này là đầy rủi ro khi phải mạo hiểm vào vùng đất của Chúa.

Định nghĩa là trở về với kết cục, là vạch giới hạn, là mang đến một giới hạn. Định nghĩa Chúa là ấn định phạm vi, hạn chế phạm vi, cho Ngài một giới hạn. Và Thầy Eckhart đã nói “Ngài không có danh”, “không danh” thì không có danh nào ở tầm mức với Ngài, Đấng không có tầm mức.

Vậy thì phải làm gì? Không nói gì về Ngài, hay nói, nhưng phải có ý thức, một nắm bắt về Ngài là chuyện không thể, một định nghĩa là phạm thượng? Đúng, chắc chắn, “Chúa là ở trên mọi danh” và thậm chí Thầy Eckhart còn đi xa đến mức, phải bỏ Chúa vì Chúa”, “từ bỏ Chúa cho chính Chúa.” Thầy là người được cho là thích nghịch lý, chuyện sở trường của Thầy.

Từ bỏ ý tưởng về Chúa,từ bỏ khái niệm về Ngài, từ bỏ cho sự tổn thương thông minh này, giống như cái bẫy sói, có thể làm chúng ta nghĩ sai rằng, các nắm bắt bằng chữ này có thể nắm được Chúa. Tất cả đều là ảo tưởng! Ảo tưởng hay phạm thượng?

Vì thế, đối với tín hữu Do Thái không thể nào định danh Chúa được.

Theo các giáo sĩ Do Thái, Giavê không phải là một danh từ, nhưng là động từ hay đúng hơn là một phương thức chia động từ “là”. Từ đó, không nói ra, Chúa sẽ tự nói trong “tôi là”, “cái đã có”, sự trở nên hiện hữu và do đó trong cái “có lẽ.” Ngài không ở đây, ở đó, cố định trong thời gian, nhưng Ngài chính là sự liên hợp của chính mình, liên hợp của bản thể.

Ngài không định nghĩa được, không kết thúc trong tĩnh lặng của hiện hữu, nhưng Ngài  được liên hợp, tự động liên hợp ở mọi thời điểm và trong mọi chế độ của động từ “là”. Ngài giữ sự liên hợp của mình mà không phải chịu đựng nó. Ngài không nói về sự chắc chắn của mình, với sự kiêu hãnh về sự hiện diện mạnh mẽ trong phương thức thời gian, nhưng trái lại, Ngài luôn khước từ trong mọi phương thức của thời đại. Vì thế Ngài ban cho chúng ta, nếu chúng ta chấp nhận kết hợp với Ngài – cụ thể là đặt âm thoa của phương thức thời gian.

Chúa không nói “tôi là người tôi là” nhưng “tôi là người tôi muốn được là.” Niềm vui của Ngài là được kết hợp. Như thế tùy chúng ta, không nói về Ngài, nhưng liên hợp với Ngài, không khẳng định Ngài nhưng để Ngài phù hợp với thời đại chúng ta – thời điểm ngày này, thời điểm ngày hôm nay, với Đấng trước hay vào thời điểm ngày mai.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Chúng ta không cần phải công nhận sự hiện hữu của Chúa. Ngài là (hoặc không là, đối với những người từ chối không có Ngài trong cuộc đời, đặt Ngài xa hơn ở trước mà không chắc chắn). Nhưng nếu Ngài là, Ngài “Đấng vốn là.” Duy nhất, thanh nhã tối cao: Ngài hiến mình cho chúng ta. Chúng ta không những chỉ mang đến sự hiện hữu cho Ngài nhưng còn kết hợp Ngài với thời gian nhân lên của sự hiện hữu của chúng ta.

Nói Chúa là một cách nói chính mình. Làm thế nào để mở ra với đa dạng? Làm thế nào để mở ra với Chúa, và từ đó là mở ra tốt hơn? Làm thế nào để lúc nào cũng nói đến liên hợp?

Đưa Chúa ra khỏi định nghĩa của mình

Những gì tôi nói về Chúa khóa Chúa lại. Khóa chặt Chúa thì cũng như tôi nhốt tôi. Bước đầu tiên trong bất kỳ liệu pháp tâm linh nào là Đưa Chúa ra khỏi định nghĩa của Ngài. Ý tưởng của tôi có về Chúa là ý tưởng nào? Các ý tưởng này quảng đại hay gò bó? Đó là nắm giữ hay mở ra?

Để giải phóng bản thân khỏi mọi cố gắng để định nghĩa

Sự giải thoát để không giam hãm Chúa trong một định nghĩa cũng là giải thoát cho chính mình. Tôi thường nhốt mình trong các định danh, các nguyên tắc, các bằng chứng, các lười biếng. Làm thế nào để giải thoát bản thân khỏi các ràng buộc – và tôi có hạnh phúc trong ràng buộc này không? Làm thế nào để tránh các giới hạn cho chính nó – khi các giới hạn này làm yên lòng?

Thoát ra khỏi hiện tại để kết hợp mọi lúc

Khép lại đầu tiên trong các khép lại là khép lại với hiện tại, như một lối kết hợp độc quyền. Và nếu chúng ta học cách liên hợp lại thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu chúng ta yêu thích cởi mở với tất cả các cách liên hợp có thể có? Mở ra với Chúa trong tất cả các ngữ pháp là một cách để tồn tại. Mở lòng với các thỏa thuận về ngữ pháp là một cách để trở thành Tôi là ai trong thì hiện tại? Tôi là ai trong thì tương lai? Tôi ở thì nào – thì quá khứ đơn hay thì quá khứ kép? Làm thế nào để giải phóng bản thân khỏi quá khứ kép bằng thì tương lai đơn?

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2020/12/03/thien-chua-la-loi-duoc-chia-o-moi-thi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét