TÌM HIỂU NGÔN SỨ GIÊRÊMIA
Giêrêmia là câu chuyện của một thanh niên rụt rè, nhạy cảm được gọi từ một vùng quê không tên tuổi để nhận một trọng trách nặng nề của một ngôn sứ vào giờ phút lịch sử quan trọng của đời sống quốc gia. Ông xuất thân từ làng Anathốt cách Giêrusalem khoảng ba dặm. Điều này tạo thuận lợi cho ông cho sứ mạng tại Thành Thánh. Cha của ông là Khinkigiahu, một thượng tế. (Một số người cho rằng đây cũng chính là Khinkigiahu vị thượng tế trong 2Vua 22:8 người đã tìm thấy sách Luật và báo cho vua Giôsigiahu, và biến cố này khởi đầu cho việc cải cách tôn giáo sâu rộng trong vương quốc). Ông được thừa hưởng truyền thống của một dòng tộc danh tiếng. Thời niên thiếu của ông không nghi ngờ gì đã được rập khuôn bởi ảnh hưởng của sự nhiệt thành tôn giáo. Thiên Chúa có việc tốt hơn là làm một tư tế phục vụ bàn thờ cho ông. Thiên Chúa chỉ định người thanh niên này trở thành ngôn sứ của Chúa trong giờ phút thử thách cam go nhất trong lịch sử của dân Chúa chọn.
Thiên Chúa thường chọn một dụng cụ mà không ai nghĩ đến để thực hiện công việc của Ngài. Ngài chọn một người nhạy cảm, sống co rút là Giêrêmia cho một sứ mạng có vẻ như vô vọng, với những lời này: “Đừng nói người còn trẻ; Ta sai ngươi đi đâu thì người cứ đi; Ta truyền cho người nói gì thì ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với người để giải thoát ngươi” (1:7-8). Đoạn này nói chính xác về vai trò của vị ngôn sứ tức là người “nói ra’ điều Thiên Chúa nói. Mặc dầu nhiều vị ngôn sứ nói về những biến cố tương lai, nhưng không nhất thiết những người nói về tương lai là làm ngôn sứ.
Giêrêmia, không giống các ngôn sứ khác, ông nói nhiều điều liên quan đến chính ông. Ông kề cho chúng ta biết ông là một tư tế bởi dòng dõi (1:1). Ông được Chúa kêu gọi làm ngôn sứ vào lúc còn trẻ (1:6). Ông đưa ra nhiều lý do để từ chối lời kêu gọi này, trước hết, còn trẻ (chỉ mới 21 tuổi), thứ hai, không có kinh nghiệm, và thứ ba không biết ăn nói (1:6). Có phải đây cũng là những lý do mà thanh niên ngày nay dùng để từ chối lời mời gọi của Đức Kitô?
Giêrêmia được bảo đảm rằng ông được Đức Chúa phong chức cho ông để làm ngôn sứ trước khi ông sinh ra (1:5). Thiên Chúa nói với chúng ta trong Êphêsô 2:10 rằng chúng ta được tạo dựng để thực hiện những công trình tốt đẹp trước khi Ngài thiết lập thế giới. Thiên Chúa có chương trình cho từng người trong chúng ta (1:1-8). Ông không được lấy vợ vì Thiên Chúa có một sứ mạng đặc biệt cho đời ông (16:1-2). Giêremia làm ngôn sứ trong thời điểm khi Israen bị mang đi lưu đày và Giuđa đang trong những ngày xuống dốc.
Chẳng bao lâu sau khi vua Giôsigiahu qua đời, vương quốc Giuđa mau chóng tới hồi kết thúc. Giuđa trở thành chư hầu cho Aicập tại chiến trường Carchemish. Khoảng mười hai năm sau Nabucôđônôxo, vua Babylon, chiếm Giêrusalem và bắt đầu cho phát lưu tất cả các vương tôn và các công hầu khi cuối cùng mười một năm sau đó Giuđa hoàn toàn thất thủ. Chỉ một số ít những người nghèo khổ được để cho sống trên đất nước đã thay chủ. Ngôn sứ Giêrêmia tiếp tục sứ mạng của mình giữa họ cho đến khi họ dời đi Aicập. Ông theo họ sang Aicập và lần cuối cùng chúng ta nghe ông nói thì ông vẫn còn khiển trách dân mình. Có những truyền thống trái ngược liên quan đến cái chết của ông. Sử gia Tertulian nói rằng dân Dothái ở Aicập ném đá ông cho đến chết. Còn theo người Dothái thì ông trốn sang Babylon và chết tại đó.
Ông được kêu gọi trở thành ngôn sứ vào năm thứ mười ba của triều đại vua Giôsigiahu (1:2). Không nghi ngờ gì vào thuở ban đầu sứ vụ của ông, và của ngôn sứ Xôphônia, là ở giữa những người có ảnh hưởng dẫn đến cuộc cải cách dưới triều vua Giôsigiahu trẻ. Giêrêmia làm ngôn sứ hơn bốn mươi năm. Ông bắt đầu sứ vụ sáu mươi năm sau cái chết của Isaia, một ngôn sứ vĩ đại.
Giêrêmia là người đồng thời với nữ ngôn sứ Hunsa, và với Khabacúc, Xôphônia, Êdêkien, và Đanien, và có thể với cả Nakhum.
Sứ điệp của Giêrêmia không bao giờ là sứ điệp được ưa chuộng. Có lần ông suýt chết vì sấm ngôn của mình (26:7-16). Lần khác kẻ thù đánh ông và tống ông vào ngục. Người ta luôn đối xử với những nhân chứng của Thiên Chúa như vậy.
Không thể phân chia cuốn sách này theo thứ tự thời gian. Một số sứ điệp đầu lại thấy ở sau và một số sứ điệp cuối thì lại ở trên đầu. Ông viết trên cuộn da lớn. Không nghi ngờ gì ông nói sấm ngôn nhiều lần cho dân chúng và lập đi lập lại thường xuyên trước khi chúng được viết xuống. Người ký lục trung thành của ông là Barúc viết chúng xuống. Sau khi viết một trong những bài diễn văn của mình, sứ điệp khác mà ông đã nói trước lâu rồi có thể nẩy ra trong đầu nên ông muốn ghi lại, mà có thể ông chẳng ghi ngày tháng. Ông muốn viết đầy cuộn da khi ông mở nó ra. Sau này, khi muốn ghi những biến cố khác, hay những sứ điệp khác, ông bắt đầu viết tiếp nơi phần còn để trống, không cần biết nó có theo thứ tự thời gian hay không. Đây là điểm quan trọng chúng ta cần nhớ.
http://vietcatholicperth.org/wp-content/uploads/2013/05/65-TIM-HIEU-GIEREMIA.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét