Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu thành Nazareth - 1 (trong vòng 24 tiếng đồng hồ)
Trước khi đi chịu chết, Đức Giêsu đã ăn tiệc Vượt Qua? Đây là giải đáp của cha Augustin Nguyễn Văn Trinh.
PASSIO CHRISTI - cuộc khổ nạn của Đức Kitô, được xem là trọng tâm phụng vụ Kitô giáo trong Tuần Thánh . Trong tuần này, chúng ta lần lượt đọc các bài Thương khó của Chúa Giêsu :
- Chúa nhật lễ lá : Năm A Thánh Matthêu (Mt 26,14 – 27,66)
Năm B Thánh Marcô ( Mc 14,1 – 15,47
Năm C Thánh Luca (Lc 22,14 – 23,56)
- Thứ sáu Tuần Thánh : Thánh Gioan (18,1 – 19,42)
Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu từ 18 giờ chiều ngày thứ Năm và kéo dài cho đến trước 18 giờ chiều ngày thứ Sáu : như thế chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Trong TUẦN THÁNH 2009 này, chúng ta cố gắng nhìn lại và cùng đi với Đức Giêsu trên con đường thương khó của Người.
1) Tiệc VƯỢT QUA ?
a) Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là : Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ?
“(17) Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: "Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" (18) Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: "Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy". (19) Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua” (Mt 26,17-19).
Đức Giêsu có ăn lễ Vượt Qua hay không ? Rõ ràng Mt 26,17 nói về lễ Vượt Qua ; nhưng nơi thánh Gioan, chúng ta chỉ đọc được “Trước lễ Vượt Qua” (Ga 13,1). Thánh Marcô viết : “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” (Mc 14,12). Thánh Luca cũng viết như thánh Marcô : “Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua”.
Chúng ta sẽ thấy có nhiều vấn đề :
1. Nếu lễ Vượt Qua là Đại lễ của người Do Thái : tuyệt đối không thể xử án và thi hành án, nhất là án tử, vì sẽ làm cho cả thành ra ô uế và sẽ không thể cử hành đại lễ.
2. Theo thông lệ vào ngày 14 NISAN, tức là RẰM THÁNG GIÊNG của người Do Thái, người ta sẽ giết chiên vào lúc 13 giờ trưa và 18 giờ sẽ khởi đầu ăn lễ Vượt Qua. Nếu Đức Giêsu thực sự ăn lễ Vượt Qua, thì sẽ không thể xảy ra cuộc hành hình được !
3. Như thế chúng ta sẽ thấy thánh Gioan có thể cho chúng ta giờ giấc chính xác nhất. Khi Philatô đưa Đức Giêsu cho dân chúng thấy ECCE HOMO ! NÀY LÀ NGƯỜI : “Hôm ấy là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa” (Ga 19, 14).
4. Nếu nói theo thánh Gioan, giờ Đức Giêsu bị ĐÓNG ĐINH là giờ giết chiên. Như thế khi Đức Giêsu “ăn lễ Vượt Qua”, thì chưa đến giờ giết chiên [Đương nhiên thánh Gioan muốn nhấn mạnh chính Đức Giêsu là CHIÊN ĐÍCH THỰC BỊ SÁT TẾ] như thế, tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu không thể có chiên Vượt Qua được ! Thực sự, cả 4 Phúc Âm đều nói về lễ Vượt Qua, nhưng đọc kỹ, chúng ta không thấy nói về con chiên nào cả.
5. Một vấn đề mới nẩy sinh : có được phép ăn lễ Vượt Qua MÀ KHÔNG CÓ CHIÊN hay không ? Chúng ta thấy :
- Không phải tất cả mọi người Do Thái đều có đủ tài chánh để lên Giêrusalem, tức là họ vẫn phải ở nhà. Theo sách Luật, cứ 10 đàn ông, phải giết một con chiên. Một người vị vọng trong làng hay là người gia trưởng trong gia đình sẽ giết chiên.
- Nhưng nếu có một thôn xóm quá nghèo, không có tiền mua chiên thì sao ? Họ vẫn có quyền ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Những người phải đi làm xa xôi, trên biển, trên rừng…không có chiên, vẫn phải ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên.
- Nhóm Qumran chống lại phụng vụ Đền Thờ Giêrusalem. Họ có thời biểu ăn lễ Vượt Qua không giống thời biểu của Đền Thờ. Theo Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Đức Giêsu và Gioan Tẩy giả thuộc về nhóm Qumran này.
- Chúng ta biết, sau phép lạ làm cho Lazarô sống lại, Đức Giêsu đã bị Công nghị kết án. Người không thể đi lại công khai giữa dân chúng được : “(53) Từ ngày đó, họ quyết định giết Ðức Giêsu. (54) Vậy Ðức Giêsu không đi lại công khai giữa người Dothái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Épraim. Người ở lại đó với các môn đệ. (55) Lễ Vượt Qua của người Do thái đã gần. Từ miền quê, nhiều người lên Giêrusalem trước lễ Vượt Qua để thanh tẩy mình. (56) Họ tìm Ðức Giêsu và đứng trong Ðền Thờ bàn tán với nhau: "Các ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ không lên dự lễ chăng?" (57) Còn các thượng tế và người Pharisêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.” (Ga 11,53-57).
- Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nói : Đức Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua mà không có chiên ! Người cùng các môn đệ ăn lễ thật lặng lẽ, “trong bí mật”, vì đang bị lùng bắt. Đó cũng là lý do không có chiên.
b) Diễn tiến một bữa tiệc Vượt Qua
Tiệc Vượt Qua phải bắt đầu vào lúc 18 giờ và kéo dài đến 24 giờ đêm. Người ta căn cứ vào 4 tuần rượu để chia tiệc này ra làm 4 phần :
1. Chén rượu thứ nhất : khai vị
Khi ngồi vào bàn tiệc, người ta uống chén đầu tiên ; ăn cuộn rau đắng, chấm vào chén giấm chua màu gạch đỏ, để nhớ đến những ngày khổ nạn bên Ai Cập. Mỗi thực khách đều có chén rượu riêng của mình, nhưng trước mặt người chủ tiệc, có một chén rượu to, sẽ được trao cho mọi người theo nghi thức và mọi người uống chung. Chúng ta căn cứ vào chén này để nói về tiệc Vượt Qua.
(14) Khi giờ đã đến, Ðức Giêsu vào bàn, và các Tông Ðồ cùng vào với Người. (15) Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. (16) Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa”.
(17) Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. (18) Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Nước Thiên Chúa đến”. (Lc 22,14-18)
2. Chén thứ hai : mở đầu buổi tiệc
Sau khi khai vị xong, người ta sẽ dọn các thức ăn trên bàn xuống và dọn các thức ăn chính cho tiệc Vượt Qua : chiên nướng, ngoài ra còn có nhiều món thịt khác nữa, thêm trứng rán, rau (người Do Thái ăn rất nhiều rau).
Sau khi khai vị xong, người ta sẽ dọn các thức ăn trên bàn xuống và dọn các thức ăn chính cho tiệc Vượt Qua : chiên nướng, ngoài ra còn có nhiều món thịt khác nữa, thêm trứng rán, rau (người Do Thái ăn rất nhiều rau).
Bắt đầu tiệc, người chủ tiệc long trọng cầm tấm bánh chúc lành cho bữa tiệc. ĐÂY LÀ LÚC ĐỨC GIÊSU TRUYỀN PHÉP BÁNH. Các môn đệ kinh ngạc vì Đức Giêsu không đọc công thức truyền thống, nhưng chủ ý nói đến :
: (19) Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Sau lời tạ ơn xong, người ta dùng tiệc cách thoải mái.
Sau lời tạ ơn xong, người ta dùng tiệc cách thoải mái.
3. Chén thứ ba : Chén chúc tụng
“(20) Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20).
Sau khi ăn xong, tất cả những gì dư thừa đều dọn xuống. Đây là lúc Đức Giêsu TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Chúng ta thấy có hai lần truyền phép, nhưng cách nhau bằng một bữa tiệc. Đầu tiệc truyền phép trên bánh, sau đó là bữa ăn : người ta ăn cả một con chiên và uống thoải mái. SAU BỮA TIỆC, ĐỨC GIÊSU MỚI TRUYỀN PHÉP TRÊN RƯỢU. Nên chúng ta không lấy làm lạ, khi trong Thánh lễ, chúng ta nghe đọc “SAU BỮA ĂN TỐI”.
Sau chén CHÚC TỤNG, người ta sẽ đọc phần đầu của những thánh vịnh HALLEL (Tv 105-107). Rồi tiếp tục trao đổi với nhau.
4. Chén thứ tư : chén kết thúc tiệc
Khi muốn kết thúc tiệc, tức khoảng 24 giờ. Người chủ tiệc cất tiếng đọc phần cuối các Thánh Vịnh Hallel (Tv 111-115), sau đó các thực khách đều uống chung chén rượu cuối cùng và rời bàn tiệc : lúc đó khoảng 24 giờ khuya.
(26) Hát thánh vịnh xong, Ðức Giêsu và các môn đệ ra đi lên núi Ôliu. (27) Ðức Giêsu nói với các ông: "Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. (28) Nhưng sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em”. (29) Ông Phêrô liền thưa: "Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không”. (30) Ðức Giêsu nói với ông: "Thầy bảo thật anh: hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần”. (31) Nhưng Phêrô lại nói quả quyết hơn: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”. Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy.
(32) Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani.
Ông Giuđa Iscariốt có dự tiệc Thánh Thể đầu tiên hay không ?
Ông Giuđa Iscariốt có dự tiệc Thánh Thể đầu tiên hay không ?
Đây là câu hỏi cứ gây thắc mắc mãi. Chúng ta chỉ cần đọc lại Phúc Âm thánh Gioan sẽ thấy rất rõ :
(21) Ðức Giêsu nói thế rồi, tâm thần xao xuyến. Người tuyên bố:
"Thật, Thầy bảo thật anh em:
có một người trong anh em sẽ nộp Thầy”.
"Thật, Thầy bảo thật anh em:
có một người trong anh em sẽ nộp Thầy”.
(22) Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. (23) Trong số các môn đệ, có một người được Ðức Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Ðức Giêsu. (24) Ông Simon Phêrô làm hiệu cho ông ấy và bảo: "Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?” (25) Ông này liền nghiêng mình vào ngực Ðức Giêsu và hỏi: "Lạy Thầy, ai vậy?” (26) Ðức Giêsu trả lời: "Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy”. Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simon Ítcariốt. (27) Y vừa ăn xong miếng bánh, Xatan liền nhập vào y. Ðức Giêsu bảo y: "Anh làm gì thì làm mau đi!” (28) Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Người nói với y như thế. (29) Vì Giuđa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Ðức Giêsu nói với y: "Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ”, hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. (30) Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối (Ga 13, 21-30).
Nếu chúng ta chú ý sẽ thấy, Đức Giêsu lấy cuộn rau đắng, chấm vào giấm và trao cho Giuđa, sau khi ăn xong, ông ta bước ra ngoài : tức là Giuđa chỉ dự chén rượu đầu tiên, trong lúc khai vị, vì chỉ trong phần này, người ta mới ăn cuộn rau đắng chấm vào giấm chua màu gạch đỏ. NHƯ THẾ GIUĐA KHÔNG CÓ MẶT TRONG LÚC ĐỨC GIÊSU THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ. Chúng ta thấy rõ nơi Phúc Âm thánh Gioan : “Sau khi Giuđa đi rồi” (Ga 13,31), Đức Giêsu mới tâm tình với các môn đệ, tức là Người nói lời trối. Có thể nói lời trối của Đức Giêsu trong Phúc Âm thánh Gioan là phần quan trọng kéo dài từ chương 13 đến hết chương 17.
Ghi Chú
(1) Chức thượng tế đã có từ thời xa xưa. Chúng ta có thể đọc trong St 14,18 và Xh 28,1 hay Tv 110. Cho đến thời đế quốc La mã, chức thượng tế kéo dài suốt đời, trừ trường hợp có lỗi và sẽ phải bị truất phế ; chức này cũng được cha truyền con nối. Nhưng đến thời La mã đô hộ xứ Do Thái, người La mã đặt và truất phế vị thượng tế, nếu ông không tích cực cộng tác với La mã. Chúng ta biết từ khi bị đô hộ, người La mã giữ áo choàng hành lễ của vị thượng tế, nên mỗi khi có Đại Lễ, thượng tế phải đến xin phép và nhận phẩm phục để sử dụng trong những ngày lễ, sau đó phải trả lại cho người La mã. Đó là một sự sỉ nhục lớn đối với người Do Thái. Quyền tự do tôn giáo cũng bị nô lệ.
Chúng ta nhìn qua các vị Thượng tế (Hohenpriester) từ thời Herôđê Cả tức năm 37 tcn cho đến khi Đền Thờ bị tàn phá, để thấy Nhà Hannas đã trung thành với đế quốc La mã như thế nào .
(Theo : www.de.yahoo.com)
(Theo : www.de.yahoo.com)
Do Herodes Cả đặt lên
37-36 tcn Ananel
35 tcn Aristobulos III
Từ năm 34 tcn Ananel (tái cử)
Đến 23 tcn Jesus ben Phiabi nhà Phiabi
23-5 tcn Simon ben Boethos nhà Boethos
5-4 tcn Matthias ben Theophilos nhà Boethos
4 tcn Joseph ben Ellem nhà Boethos
Từ năm 4 tcn Joasar ben Boethos nhà Boethos
37-36 tcn Ananel
35 tcn Aristobulos III
Từ năm 34 tcn Ananel (tái cử)
Đến 23 tcn Jesus ben Phiabi nhà Phiabi
23-5 tcn Simon ben Boethos nhà Boethos
5-4 tcn Matthias ben Theophilos nhà Boethos
4 tcn Joseph ben Ellem nhà Boethos
Từ năm 4 tcn Joasar ben Boethos nhà Boethos
Do quận vương Herodes Archelaos đặt lên
Từ năm 4 tcn Eleasar ben Boethos nhà Boethos
Từ năm 6 scn Jesus ben See nhà Boethos
Từ năm 4 tcn Eleasar ben Boethos nhà Boethos
Từ năm 6 scn Jesus ben See nhà Boethos
Do Tổng trấn Publius Sulpicius Quirinus đặt lên
6-15 scn Hannas nhà Hannas
6-15 scn Hannas nhà Hannas
Do tổng trấn Valerius Gratus đặt lên
15-16 Ismael ben Phiabi nhà Phiabi
16-17 Eleasar ben Hannas nhà Hannas
17-18 Simon ben Kamithos nhà Kamithos
18-36/37 Joseph Qajjafa (Kaiphas) nhà Hannas
15-16 Ismael ben Phiabi nhà Phiabi
16-17 Eleasar ben Hannas nhà Hannas
17-18 Simon ben Kamithos nhà Kamithos
18-36/37 Joseph Qajjafa (Kaiphas) nhà Hannas
Do tổng trấn Vitellius đặt lên
36 Jonathan ben Hannas nhà Hannas
37-41 Theophilos ben Hannas nhà Hannas
36 Jonathan ben Hannas nhà Hannas
37-41 Theophilos ben Hannas nhà Hannas
Do vua Herodes Agrippa I đặt lên
Từ năm 41 Simon Kantheras ben Boethos nhà Boethos
Matthias ben Hannas nhà Hannas
Từ năm 41 Simon Kantheras ben Boethos nhà Boethos
Matthias ben Hannas nhà Hannas
Do vua Herodes von Chalkis đặt lên
Joseph ben Kami nhà Kamithos
47-59 Ananias ben Nedebaios
Joseph ben Kami nhà Kamithos
47-59 Ananias ben Nedebaios
Do vua Herodes Agrippa II đặt lên
59-61 Ismael ben Phiabi nhà Phiabi
61-62 Joseph Kabi ben Simon nhà Kamithos
62 Hannas ben Hannas nhà Hannas
62-63 Jesus ben Damnaios
63-64 Jesus ben Gamaliel nhà Boethos
Từ năm 65 Matthias ben Theophilos nhà Hannas
59-61 Ismael ben Phiabi nhà Phiabi
61-62 Joseph Kabi ben Simon nhà Kamithos
62 Hannas ben Hannas nhà Hannas
62-63 Jesus ben Damnaios
63-64 Jesus ben Gamaliel nhà Boethos
Từ năm 65 Matthias ben Theophilos nhà Hannas
Do những người nổi dậy tại Giêrusalem đặt lên
66-70 Phannias ben Samuel
66-70 Phannias ben Samuel
Chúng ta thấy từ thời đế quốc Rôma đặt ách đô hộ tại xứ Do Thái, nhà Hannas đã giữ chức thượng tế rất lâu. Ngay Hannas đã giữ chức này 19 năm (6-15), tiếp đến là người con rể Kaiphas, sau đó còn 7 người trong nhà Hannas giữ ngôi này. Như thế chúng ta thấy rõ nhà Hannas đã trung thành với đế quốc La mã như thế nào.
Linh mục Aug. NGUYỄN VĂN TRINH
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét