Suy NIệm Chúa Nhật IV Mùa Chay B (2012)
Cả ba bài đọc Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đều xoay quanh kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng, vì yêu thương, muốn cứu độ nhân loại, đưa nhân loại ra khỏi vòng tội lỗi và dẫn họ đến với Ngài.
Lm Inhaxiô Hồ Thông
Lm Inhaxiô Hồ Thông
2Sb 36: 14-16, 19-23
Bài đọc I cho chúng ta thấy Thiên Chúa dẫn dắt mọi biến cố và theo đuổi ý định của Ngài qua những thăng trầm của Lịch Sử.
Ep 2: 4-10
Đoạn trích thư của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô gợi lên rằng Thiên Chúa giàu lòng xót thương và rất mực yêu yêu thương chúng ta, nên đã hoạch định chương trình cứu độ chúng ta bởi và trong Đức Ki-tô.
Ga 3: 14-21
Trong đoạn trích Tin Mừng Gioan, Đức Giê-su khẳng định rằng: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”.
BÀI ĐỌC I (2Sb 36: 14-16, 19-23)
Hai sách Sử Biên vạch lại lịch sử của dân Ít-ra-en từ những giai đoạn ban đầu cho đến khi vương quốc Giu-đa sụp đổ (587 trước Công Nguyên). Bài đọc I là phần cuối của sách Sử Biên quyển hai. Đoạn trích nầy nhắc nhở cho chúng ta những nguyên nhân sâu xa của tai họa và tấn thảm kịch mà Giê-ru-sa-lem đã sống vào năm 587 khủng khiếp trước Công Nguyên: Đền Thờ và kinh thành bị phá hủy, dân thành bị thảm sát hay bị lưu đày, lãnh thổ bị tàn phá.
1. Tội của dân Ngài:
Tác giả ghi lại những biến cố nầy một thời gian rất lâu sau nầy vào cuối thế kỷ thứ tư hay vào thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, nhưng ông đọc lại Lịch Sử Thánh trong ánh sáng của những viễn cảnh thần học. Đối với ông, những thăng trầm mà dân Ít-ra-en kinh qua gặp thấy lời giải thích ở nơi sự trung thành hay bất trung của dân Chúa chọn đối với Thiên Chúa.
Vả lại, dưới triều vua Xê-đê-ki-a (598-587 trước Công Nguyên) những hành vi vô đạo và thờ ngẫu tượng tràn lan khắp xứ. Việc dân bị trừng phạt là điều không sao tránh khỏi. Nhưng tác giả cho thấy rằng trước khi trừng phạt họ, Thiên Chúa “đã kịp thời sai các sứ giả đến cảnh báo họ không ngừng” .
“Nhưng họ cứ nhạo báng các sứ giả của Thiên Chúa, khinh dể lời Người và chê cười các ngôn sứ”. Ở nơi những lời nầy, dù ngôn sứ Giê-rê-mi-a và ngôn sứ Ê-dê-ki-en không được nêu tên nhưng được ám chỉ rất rõ. Quả thật, vua Giơ-hô-gia-kim đã xé và bỏ vào lò sưởi cuốn sách ghi lại những sấm ngôn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a; trong khi các chức sắc tư tế đã nhục mạ ông, tống giam ông, vân vân. Còn ngôn sứ Ê-dê-ki-en, Thiên Chúa đã cảnh báo ông: “Chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta” (Ed 2: 3). Vì thế, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã giáng xuống trên dân.
2. Thiên Chúa tha thứ:
Nhưng cơn thịnh nộ nầy chỉ hạn định trong một thời gian: Thiên Chúa tha thứ cho dân Ngài sau bảy mươi năm thử thách, như ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã loan báo. Vì lịch sử ở trong tay Thiên Chúa, Ngài muốn cứu độ dân Ngài và không từ chối những lời hứa mà xưa kia Ngài đã hứa với vua Đa-vít. Đây là một trong những ý tưởng căn bản của tác giả hai sách Sử Biên nầy. Sách Sử Biên quyển hai kết thúc trên viễn cảnh của bảy mươi năm tang thương. Sách Ét-ra tiếp nối khi tường thuật cuộc tái thiết Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ. Quả thật, phần cuối của đoạn trích nầy là phần đầu của sách Ét-ra, được lập lại ở đây để đóng lại tác phẩm trên một điểm nhấn chứa chan hy vọng.
Chúng ta lưu ý rằng tác giả tập trung mọi chú ý của mình đến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Tội ác tột cùng của dân bất trung bất nghĩa “làm nhơ nhuốc Đền Thờ Chúa đã thánh hiến tại Giê-ru-sa-lem”. Nếu Thiên Chúa sai phái các sứ giả của Ngài, chính “vì Ngài thương đến nơi Ngài ngự”. Hành động đầu tiên của đạo quân Ba-by-lon xâm lăng là thiêu hủy Đền Thờ. Cuối cùng, khi sự thử thách chấm dứt, vua Ba-tư là Ki-rô tuyên bố “xây một đền thờ kính Người tại Giê-ru-sa-lem”.
Mầu nhiệm Đền Thờ là trọng tâm của hai sách Sử Biên. Vào thời đại của tác giả, Đền Thờ là nguồn nâng đỡ lớn lao của dân ông, dân đã đánh mất nền độc lập chính trị của mình. Dân Ít-ra-en đã được tổ chức theo thần quyền, chung quanh các tư tế của mình, bên cạnh Đền Thờ duy nhất của Thiên Chúa duy nhất. Trước tiên, dân là một cộng đồng tôn giáo, cộng đoàn ấy phải là một cộng đồng thánh thiện và trung tín. Đây là một bài học lớn lao mà tác giả hai sách Sử Biên, vừa sử gia vừa thần học gia, muốn nhắc nhở cho những người đương thời của ông.
BÀI ĐỌC II (Ep 2: 4-10)
Thánh Phao-lô viết bức thư nầy từ Rô-ma trong hoàn cảnh bị giam cầm vào những năm 61-63. Thật ra, thánh nhân viết bức thư nầy không chỉ cho Giáo Đoàn Ê-phê-sô nhưng nhất là muốn bức thư của mình được luân lưu đến các Giáo Đoàn miền Tiểu Á.
Bức thư nầy biểu thị một trong những đỉnh cao tư tưởng của vị sứ đồ. Bức thư là một tổng đề tích luỹ những vấn đề chính yếu mà thánh nhân đã gợi lên ở nơi những bức thư khác rồi, nhưng ở đây được bàn đến một cách sâu rộng.
Chủ đề chính yếu của đoạn trích hôm nay chính là: ý định của Thiên Chúa liên quan đến ơn cứu độ của nhân loại đã được thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô. Dù đoạn trích nầy rất ngắn, chúng ta gặp lại ở đây vài chủ đề lớn của thánh Phao-lô.
1- Quyền Tối Thượng của Chúa Cha.
Chính luôn luôn ở nơi Chúa Cha mà thánh Phao-lô quy chiếu công trình cứu độ và tâm tình cảm tạ tri ân. Đây là nét đặc trưng của đoạn trích thư nầy, trong đó Chúa Cha là chủ từ của một loạt động từ. Chính Chúa Cha “giàu lòng xót thương” và rất mực “yêu thương” chúng ta, Đấng đã “biểu lộ tình yêu” của Ngài đối với chúng ta trong Đức Ki tô, Đấng đã cho chúng ta được cùng “sống lại” và cùng “ngự trị” với Đức Ki-tô trên cõi trời, Đấng đã “tỏ cho chúng ta thấy” ân huệ dồi dào phong phú của Ngài…
2. Chúa Cha giàu lòng xót thương.
Diễn ngữ: “giàu lòng xót thương” đã trở thành chủ đề đồng thời cũng là nhan đề thông điệp của cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II: “Đức Chúa Cha giàu lòng xót thương”. Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng “lòng xót thương” muốn nói “quyền năng đặc thù của tình yêu, quyền năng này còn mạnh hơn tội lỗi”. Chính lòng thương xót này là từ then chốt ý định cứu độ của Ngài, bởi vì tội lỗi của con người là chướng ngại phải vượt thắng. Ân ban tuyệt vời của lòng xót thương chính là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Ngài con người đã “chết vì phạm tội” cũng được sống lại với Ngài. Với vài hàng, thánh Phao-lô diễn tả chính xác thành quả ơn Cứu Chuộc: con người có thể gặp lại cuộc sống siêu nhiên nhờ và trong Đức Ki tô.
3. Cuộc sống tương lai:
Còn hơn một bản văn, đoạn trích này là một bài suy niệm. Ở đây, cuộc sống tương lai được gợi lên rất rõ nét. Thánh nhân diễn tả niềm hy vọng tương lai của các Ki-tô hữu, thậm chí tương lai này được diễn tả ở thì hiện tại: Thiên Chúa đã cho chúng ta “cùng được sống lại và cùng ngự trị với Đức Giê-su trên cõi trời”. “Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Đức Giê-su Ki-tô, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người”, nghĩa là một sự liên tục, bất tận, không hề gián đoạn.
Phải chăng đây là tư tưởng suy niệm sâu xa nhất của thánh nhân trong những ngày tháng bị giam cầm? Phải chăng đây là kỷ niệm của người đã được chiêm ngưỡng trong một cuộc xuất thần “cho đến tầng trời thứ bảy”? Phải chăng kẻ tử tù nghĩ đến cái chết của mình sắp đến gần? Hay đơn giản hơn, phải chăng đây là niềm xác tín thần học của vị sứ đồ, niềm xác tín này đã đem lại cho thánh nhân những quả quyết dạn dĩ nầy? Đối với thánh Phao-lô, cuộc sống ân sủng, đó là bước khởi đầu của cõi đời đời rồi.
4. Đức tin, việc làm và ân sủng.
Chúng ta gặp lại giáo thuyết về ơn cứu độ nhờ đức tin mà thánh Phao-lô phác họa ở đây. Việc làm của chúng ta tự nó không thể nào tương xứng với ơn cứu độ nầy. Chúng ta được cứu độ là do ân huệ nhưng không của Thiên Chúa. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một cách tinh tế rằng việc làm của chúng ta có tác sinh hiệu quả chính là nhờ công nghiệp của Đức Ki-tô; chính qua trung gian của Đức Giê-su mà việc làm của chúng ta mới thực sự là tốt lành và phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa.
Như vậy, nhờ lòng nhận hậu vô lượng hải hà của Ngài, Thiên Chúa đã sắp đặt mọi sự để cứu độ chúng ta và nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Trung Gian duy nhất; nhờ đó, chúng ta mới có thể có giá trị và được sống đời đời. Nói tóm lại, đó là ý nghĩa của đoạn trích hôm nay.
TIN MỪNG (Ga 3: 14-21)
Đoạn Tin Mừng Gioan hôm nay được trích từ phần cuối cuộc trò chuyện giữa Đức Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh thuộc nhóm Biệt Phái đến gặp Ngài ban đêm. Với đoạn trích nầy, nhân vật Ni-cô-đê-mô biến mất khỏi câu chuyện: không còn cặp đối thọai giữa “tôi và ông” như trước, nhưng là “chúng tôi và các ông” (3: 11). Diễn từ của Đức Giê-su không còn ngỏ lời với người biệt phái thiện cảm nầy nhưng với tất cả những ai phải chọn lựa: “tin hay không tin”, đứng về phía ánh sáng hay bước đi trong bóng tối. Quả thật, hậu cảnh của “phiên tòa” lộ ra trong Tin Mừng thứ tư, không chỉ phiên tòa xét xử người Do thái nhưng còn xét xử thế gian.
Bài đọc I cho chúng ta thấy Thiên Chúa dẫn dắt mọi biến cố và theo đuổi ý định của Ngài qua những thăng trầm của Lịch Sử.
Ep 2: 4-10
Đoạn trích thư của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô gợi lên rằng Thiên Chúa giàu lòng xót thương và rất mực yêu yêu thương chúng ta, nên đã hoạch định chương trình cứu độ chúng ta bởi và trong Đức Ki-tô.
Ga 3: 14-21
Trong đoạn trích Tin Mừng Gioan, Đức Giê-su khẳng định rằng: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”.
BÀI ĐỌC I (2Sb 36: 14-16, 19-23)
Hai sách Sử Biên vạch lại lịch sử của dân Ít-ra-en từ những giai đoạn ban đầu cho đến khi vương quốc Giu-đa sụp đổ (587 trước Công Nguyên). Bài đọc I là phần cuối của sách Sử Biên quyển hai. Đoạn trích nầy nhắc nhở cho chúng ta những nguyên nhân sâu xa của tai họa và tấn thảm kịch mà Giê-ru-sa-lem đã sống vào năm 587 khủng khiếp trước Công Nguyên: Đền Thờ và kinh thành bị phá hủy, dân thành bị thảm sát hay bị lưu đày, lãnh thổ bị tàn phá.
1. Tội của dân Ngài:
Tác giả ghi lại những biến cố nầy một thời gian rất lâu sau nầy vào cuối thế kỷ thứ tư hay vào thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, nhưng ông đọc lại Lịch Sử Thánh trong ánh sáng của những viễn cảnh thần học. Đối với ông, những thăng trầm mà dân Ít-ra-en kinh qua gặp thấy lời giải thích ở nơi sự trung thành hay bất trung của dân Chúa chọn đối với Thiên Chúa.
Vả lại, dưới triều vua Xê-đê-ki-a (598-587 trước Công Nguyên) những hành vi vô đạo và thờ ngẫu tượng tràn lan khắp xứ. Việc dân bị trừng phạt là điều không sao tránh khỏi. Nhưng tác giả cho thấy rằng trước khi trừng phạt họ, Thiên Chúa “đã kịp thời sai các sứ giả đến cảnh báo họ không ngừng” .
“Nhưng họ cứ nhạo báng các sứ giả của Thiên Chúa, khinh dể lời Người và chê cười các ngôn sứ”. Ở nơi những lời nầy, dù ngôn sứ Giê-rê-mi-a và ngôn sứ Ê-dê-ki-en không được nêu tên nhưng được ám chỉ rất rõ. Quả thật, vua Giơ-hô-gia-kim đã xé và bỏ vào lò sưởi cuốn sách ghi lại những sấm ngôn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a; trong khi các chức sắc tư tế đã nhục mạ ông, tống giam ông, vân vân. Còn ngôn sứ Ê-dê-ki-en, Thiên Chúa đã cảnh báo ông: “Chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta” (Ed 2: 3). Vì thế, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã giáng xuống trên dân.
2. Thiên Chúa tha thứ:
Nhưng cơn thịnh nộ nầy chỉ hạn định trong một thời gian: Thiên Chúa tha thứ cho dân Ngài sau bảy mươi năm thử thách, như ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã loan báo. Vì lịch sử ở trong tay Thiên Chúa, Ngài muốn cứu độ dân Ngài và không từ chối những lời hứa mà xưa kia Ngài đã hứa với vua Đa-vít. Đây là một trong những ý tưởng căn bản của tác giả hai sách Sử Biên nầy. Sách Sử Biên quyển hai kết thúc trên viễn cảnh của bảy mươi năm tang thương. Sách Ét-ra tiếp nối khi tường thuật cuộc tái thiết Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ. Quả thật, phần cuối của đoạn trích nầy là phần đầu của sách Ét-ra, được lập lại ở đây để đóng lại tác phẩm trên một điểm nhấn chứa chan hy vọng.
Chúng ta lưu ý rằng tác giả tập trung mọi chú ý của mình đến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Tội ác tột cùng của dân bất trung bất nghĩa “làm nhơ nhuốc Đền Thờ Chúa đã thánh hiến tại Giê-ru-sa-lem”. Nếu Thiên Chúa sai phái các sứ giả của Ngài, chính “vì Ngài thương đến nơi Ngài ngự”. Hành động đầu tiên của đạo quân Ba-by-lon xâm lăng là thiêu hủy Đền Thờ. Cuối cùng, khi sự thử thách chấm dứt, vua Ba-tư là Ki-rô tuyên bố “xây một đền thờ kính Người tại Giê-ru-sa-lem”.
Mầu nhiệm Đền Thờ là trọng tâm của hai sách Sử Biên. Vào thời đại của tác giả, Đền Thờ là nguồn nâng đỡ lớn lao của dân ông, dân đã đánh mất nền độc lập chính trị của mình. Dân Ít-ra-en đã được tổ chức theo thần quyền, chung quanh các tư tế của mình, bên cạnh Đền Thờ duy nhất của Thiên Chúa duy nhất. Trước tiên, dân là một cộng đồng tôn giáo, cộng đoàn ấy phải là một cộng đồng thánh thiện và trung tín. Đây là một bài học lớn lao mà tác giả hai sách Sử Biên, vừa sử gia vừa thần học gia, muốn nhắc nhở cho những người đương thời của ông.
BÀI ĐỌC II (Ep 2: 4-10)
Thánh Phao-lô viết bức thư nầy từ Rô-ma trong hoàn cảnh bị giam cầm vào những năm 61-63. Thật ra, thánh nhân viết bức thư nầy không chỉ cho Giáo Đoàn Ê-phê-sô nhưng nhất là muốn bức thư của mình được luân lưu đến các Giáo Đoàn miền Tiểu Á.
Bức thư nầy biểu thị một trong những đỉnh cao tư tưởng của vị sứ đồ. Bức thư là một tổng đề tích luỹ những vấn đề chính yếu mà thánh nhân đã gợi lên ở nơi những bức thư khác rồi, nhưng ở đây được bàn đến một cách sâu rộng.
Chủ đề chính yếu của đoạn trích hôm nay chính là: ý định của Thiên Chúa liên quan đến ơn cứu độ của nhân loại đã được thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô. Dù đoạn trích nầy rất ngắn, chúng ta gặp lại ở đây vài chủ đề lớn của thánh Phao-lô.
1- Quyền Tối Thượng của Chúa Cha.
Chính luôn luôn ở nơi Chúa Cha mà thánh Phao-lô quy chiếu công trình cứu độ và tâm tình cảm tạ tri ân. Đây là nét đặc trưng của đoạn trích thư nầy, trong đó Chúa Cha là chủ từ của một loạt động từ. Chính Chúa Cha “giàu lòng xót thương” và rất mực “yêu thương” chúng ta, Đấng đã “biểu lộ tình yêu” của Ngài đối với chúng ta trong Đức Ki tô, Đấng đã cho chúng ta được cùng “sống lại” và cùng “ngự trị” với Đức Ki-tô trên cõi trời, Đấng đã “tỏ cho chúng ta thấy” ân huệ dồi dào phong phú của Ngài…
2. Chúa Cha giàu lòng xót thương.
Diễn ngữ: “giàu lòng xót thương” đã trở thành chủ đề đồng thời cũng là nhan đề thông điệp của cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II: “Đức Chúa Cha giàu lòng xót thương”. Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng “lòng xót thương” muốn nói “quyền năng đặc thù của tình yêu, quyền năng này còn mạnh hơn tội lỗi”. Chính lòng thương xót này là từ then chốt ý định cứu độ của Ngài, bởi vì tội lỗi của con người là chướng ngại phải vượt thắng. Ân ban tuyệt vời của lòng xót thương chính là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Ngài con người đã “chết vì phạm tội” cũng được sống lại với Ngài. Với vài hàng, thánh Phao-lô diễn tả chính xác thành quả ơn Cứu Chuộc: con người có thể gặp lại cuộc sống siêu nhiên nhờ và trong Đức Ki tô.
3. Cuộc sống tương lai:
Còn hơn một bản văn, đoạn trích này là một bài suy niệm. Ở đây, cuộc sống tương lai được gợi lên rất rõ nét. Thánh nhân diễn tả niềm hy vọng tương lai của các Ki-tô hữu, thậm chí tương lai này được diễn tả ở thì hiện tại: Thiên Chúa đã cho chúng ta “cùng được sống lại và cùng ngự trị với Đức Giê-su trên cõi trời”. “Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Đức Giê-su Ki-tô, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người”, nghĩa là một sự liên tục, bất tận, không hề gián đoạn.
Phải chăng đây là tư tưởng suy niệm sâu xa nhất của thánh nhân trong những ngày tháng bị giam cầm? Phải chăng đây là kỷ niệm của người đã được chiêm ngưỡng trong một cuộc xuất thần “cho đến tầng trời thứ bảy”? Phải chăng kẻ tử tù nghĩ đến cái chết của mình sắp đến gần? Hay đơn giản hơn, phải chăng đây là niềm xác tín thần học của vị sứ đồ, niềm xác tín này đã đem lại cho thánh nhân những quả quyết dạn dĩ nầy? Đối với thánh Phao-lô, cuộc sống ân sủng, đó là bước khởi đầu của cõi đời đời rồi.
4. Đức tin, việc làm và ân sủng.
Chúng ta gặp lại giáo thuyết về ơn cứu độ nhờ đức tin mà thánh Phao-lô phác họa ở đây. Việc làm của chúng ta tự nó không thể nào tương xứng với ơn cứu độ nầy. Chúng ta được cứu độ là do ân huệ nhưng không của Thiên Chúa. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một cách tinh tế rằng việc làm của chúng ta có tác sinh hiệu quả chính là nhờ công nghiệp của Đức Ki-tô; chính qua trung gian của Đức Giê-su mà việc làm của chúng ta mới thực sự là tốt lành và phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa.
Như vậy, nhờ lòng nhận hậu vô lượng hải hà của Ngài, Thiên Chúa đã sắp đặt mọi sự để cứu độ chúng ta và nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Trung Gian duy nhất; nhờ đó, chúng ta mới có thể có giá trị và được sống đời đời. Nói tóm lại, đó là ý nghĩa của đoạn trích hôm nay.
TIN MỪNG (Ga 3: 14-21)
Đoạn Tin Mừng Gioan hôm nay được trích từ phần cuối cuộc trò chuyện giữa Đức Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh thuộc nhóm Biệt Phái đến gặp Ngài ban đêm. Với đoạn trích nầy, nhân vật Ni-cô-đê-mô biến mất khỏi câu chuyện: không còn cặp đối thọai giữa “tôi và ông” như trước, nhưng là “chúng tôi và các ông” (3: 11). Diễn từ của Đức Giê-su không còn ngỏ lời với người biệt phái thiện cảm nầy nhưng với tất cả những ai phải chọn lựa: “tin hay không tin”, đứng về phía ánh sáng hay bước đi trong bóng tối. Quả thật, hậu cảnh của “phiên tòa” lộ ra trong Tin Mừng thứ tư, không chỉ phiên tòa xét xử người Do thái nhưng còn xét xử thế gian.
Đoạn văn này gồm ba phần: 1. Dấu chỉ của con rắn đồng; 2- Ơn cứu độ Chúa Con đem đến cho muôn người; 3. Tấm thảm kịch của sự chọn lựa.
1. Dấu chỉ của con rắn đồng (3: 14-15)
Đối với những người Biệt Phái chất vấn Ngài, Chúa Giê-su cho những câu trả lời thường bí ẩn. Đối với ông Ni-cô-đê-mô, Ngài ám chỉ đến một sự kiện sắp đến mà ông không thể nào hiểu được: việc Ngài bị treo lên trên thập giá được sánh ví với việc con rắn đồng được ông Mô-sê treo lên trên một cây sào trong hoang địa để mà những ai bị rắn cắn nhìn vào con rắn mà khỏi phải chết. Rõ ràng điều này muốn nói rằng những ai hiện ở trong thế gian như xưa kia trong hoang địa, bị sự Dữ tấn công, thì sẽ được cứu nếu đặt trọn niềm tin của mình vào Đấng chịu đóng đinh.
1. Dấu chỉ của con rắn đồng (3: 14-15)
Đối với những người Biệt Phái chất vấn Ngài, Chúa Giê-su cho những câu trả lời thường bí ẩn. Đối với ông Ni-cô-đê-mô, Ngài ám chỉ đến một sự kiện sắp đến mà ông không thể nào hiểu được: việc Ngài bị treo lên trên thập giá được sánh ví với việc con rắn đồng được ông Mô-sê treo lên trên một cây sào trong hoang địa để mà những ai bị rắn cắn nhìn vào con rắn mà khỏi phải chết. Rõ ràng điều này muốn nói rằng những ai hiện ở trong thế gian như xưa kia trong hoang địa, bị sự Dữ tấn công, thì sẽ được cứu nếu đặt trọn niềm tin của mình vào Đấng chịu đóng đinh.
Ba lần trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giê-su quy chiếu đến dấu chỉ của con rắn đồng (Ga 3: 14; 8: 28; 12: 32), loan báo hành vi cứu độ của Thập Giá. Trong Tin Mừng Gioan, có thần học về Thập Giá, tột đỉnh ý định của Thiên Chúa.
2. Ơn cứu độ Chúa Con đem đến cho muôn người (3: 16-18)
Thánh Gioan là thánh ký duy nhất gọi Chúa Giê-su bằng tước hiệu “Con Một” có thể để quy chiếu đến chuyện tổ phụ Áp-ra-ham dâng I-sa-ác, đứa con một yêu dấu của mình, làm lễ tế (St 22: 2); nhưng nhất là để nói rằng tất cả tình yêu của Chúa Cha đều gói trọn ở nơi quà tặng duy nhất này: chính ở nơi Người Con duy nhất này mà Thiên Chúa thực hiện ý định của mình là cứu độ hết tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng dân Ít-ra-en. “Mọi người” đều có được sự sống đời đời, nếu “tin vào Con Một của Thiên Chúa”.
Thánh Gioan là thánh ký duy nhất gọi Chúa Giê-su bằng tước hiệu “Con Một” có thể để quy chiếu đến chuyện tổ phụ Áp-ra-ham dâng I-sa-ác, đứa con một yêu dấu của mình, làm lễ tế (St 22: 2); nhưng nhất là để nói rằng tất cả tình yêu của Chúa Cha đều gói trọn ở nơi quà tặng duy nhất này: chính ở nơi Người Con duy nhất này mà Thiên Chúa thực hiện ý định của mình là cứu độ hết tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng dân Ít-ra-en. “Mọi người” đều có được sự sống đời đời, nếu “tin vào Con Một của Thiên Chúa”.
Thánh Gioan thường hằng khẳng định chiều kích phổ quát của ơn cứu độ. Đức Giê-su đã đến với tư cách là Đấng Cứu Độ chứ không là một quan tòa. Chính con người tự kết án mình nếu họ từ chối ánh sáng, nghĩa là nếu họ từ chối nhận biết Đức Giê-su là Con Một của Thiên Chúa.
Đoạn Tin Mừng này gợi lên rất rõ nét một tình yêu duy nhất của Chúa Cha và Chúa Con. Ở nơi tình yêu duy nhất này tràn ra cho hết mọi người, Giáo Hội đã nhận ra một cách thức diễn tả Chúa Thánh Thần, “Đấng nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con”, Đấng thông truyền và khuếch trương sự sống thần linh. Vì thế, bản văn này cũng được chọn để cử hành lễ “Chúa Ba Ngôi”.
3. Tấn thảm kịch của sự chọn lựa (3: 19-21)
Ơn cứu độ, tức là tha thứ tội lỗi và tái sinh nhân loại nhờ dự phần vào sự sống của chính Thiên Chúa. Sự sống này được dâng hiến cho hết mọi người, nhưng tùy thuộc vào lời đáp trả của mỗi người. Đó là tấn thảm kịch: tấn thảm kịch của sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đón nhận và từ chối “tin vào Con Một của Thiên Chúa”. Đoạn cuối nầy cô đọng Thần Học Gioan.
Trong hậu cảnh, ẩn hiện thái độ của Do thái giáo không nhận biết Đức Ki-tô: “Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng”. Nhưng sự chọn này cũng được đặt ra cho hết mọi người; ấy vậy, đức tin không phải là một điều dể dàng, việc ông Ni-cô-đê-mô ngần ngại là một bằng chứng.
3. Tấn thảm kịch của sự chọn lựa (3: 19-21)
Ơn cứu độ, tức là tha thứ tội lỗi và tái sinh nhân loại nhờ dự phần vào sự sống của chính Thiên Chúa. Sự sống này được dâng hiến cho hết mọi người, nhưng tùy thuộc vào lời đáp trả của mỗi người. Đó là tấn thảm kịch: tấn thảm kịch của sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đón nhận và từ chối “tin vào Con Một của Thiên Chúa”. Đoạn cuối nầy cô đọng Thần Học Gioan.
Trong hậu cảnh, ẩn hiện thái độ của Do thái giáo không nhận biết Đức Ki-tô: “Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng”. Nhưng sự chọn này cũng được đặt ra cho hết mọi người; ấy vậy, đức tin không phải là một điều dể dàng, việc ông Ni-cô-đê-mô ngần ngại là một bằng chứng.
Trong những viễn cảnh phổ quát Tin Mừng Gioan, có một khía cạnh lạc quan đầy khích lệ: lối ngõ đến cùng ánh sáng qua việc chọn sống theo sự thật: “Những ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng”.
Nguồn: kinhthanhvn.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét